intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỊA CỐT BÌ (Kỳ 2)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

107
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TÌM HIỂU THÊM VỀ ĐỊA CỐT BÌ Tên khoa học: Cortex lycci Sinensis. Họ Solanaceae. Mô tả: Địa cốt bì là vỏ rễ của cây Câu kỷ (Lycium sinense Mill) thuộc họ Solanaceae. (Xem: Câu kỷ tử). Phân biệt: Ở một số nơi trong nước ta, cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ rễ của cây Đại thanh (Isatis tinctoria L.,) hoặc vỏ của cây rễ Bọ mẩy (Clerodendron Cyrtophyllum Turcz) (Xem: Bản lam căn) để làm thay thế cho vị Địa cốt bì. Cần phân biệt chú ý để khỏi nhầm lẫn. Mô tả dược liệu: Địa cốt bì có vỏ cuộn hình lòng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỊA CỐT BÌ (Kỳ 2)

  1. ĐỊA CỐT BÌ (Kỳ 2) TÌM HIỂU THÊM VỀ ĐỊA CỐT BÌ Tên khoa học: Cortex lycci Sinensis. Họ Solanaceae. Mô tả:
  2. Địa cốt bì là vỏ rễ của cây Câu kỷ (Lycium sinense Mill) thuộc họ Solanaceae. (Xem: Câu kỷ tử). Phân biệt: Ở một số nơi trong nước ta, cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ rễ của cây Đại thanh (Isatis tinctoria L.,) hoặc vỏ của cây rễ Bọ mẩy (Clerodendron Cyrtophyllum Turcz) (Xem: B ản lam căn) để làm thay thế cho vị Địa cốt bì. Cần phân biệt chú ý để khỏi nhầm lẫn. Mô tả dược liệu: Địa cốt bì có vỏ cuộn hình lòng máng hay hình ống, hoặc hai lần hình ống. Mặt ngoài màu vàng đất hay vàng nâu, có những đường nứt dọc ngang, có lớp bần dễ bong. Mặt trong màu trắng hay vàng xám có nhiều đường vân dọc, đôi khi còn sót một ít gỗ. Chất nhẹ, giòn, dễ bẻ. Mặt bẻ lởm chởm. Mặt cắt ngang, có lớp bần phía ngoài, libe phía trong màu trắng xám. Mùi thơm hơi hắc, vị lúc đầu hơi ngọt, sau hơi đắng. Loại phiến lớn không có lõi là tốt. Vỏ to dầy, sắc vàng lại có đốm trắng nhiều lõi là loại xấu. Trong khi đó vỏ rễ của cây Bọ mẩy có vỏ cuộn tròn hình lòng máng hay cuộn hình ống. Mặt ngoài màu vàng nâu đến lục xám, sần sùi, mặt trong màu vàng nâu, có nhiều đường vân dọc, hơi sần sùi. Chất giòn; dễ bẻ. Mặt bẻ thô.
  3. Mặt cắt ngang có lớp bầm mỏng, mô mềm vỏ lổn nhổn nh ư có sạn. Không mùi, vị hơi chát, khi nhấm như có sạn. Thu hái, sơ chế: Đào được rễ, rửa sạch, rút bỏ lõi. Thu hái vào trước đầu mùa xuân hoặc cuối mùa thu. Phần dùng làm thuốc: Vỏ rễ. Bào chế: 1- Sau khi cắt thành từng đoạn ngắn bằng nhau, sắc nước Cam thảo ngâm một đêm rồi vớt ra sấy khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). 2- Chọn vỏ không còn lỏi, rửa sạch, xắc nhỏ phơi khô dùng sống, có khi tẩm rượu sấy qua (Trung Dược Học). Tính vị: Vị ngọt, Tính lạnh. Quy kinh: Vào kinh Phế, Can Thận, Tam tiêu.
  4. Tham khảo: 1- Vị Đơn bì cùng với Địa cốt bì đều có tác dụng thanh âm và thanh nhiệt ẩn núp trong âm phận, có thể trị lao nhiệt nóng bức rức trong xương. Nhưng, vị Đơn bì lạnh mà vị cay, thích hợp trong chứng không ra mồ hôi, còn vị Địa cốt bì lạnh mà vị ngọt, thích hợp trong trường hợp chứng có mồ hôi (Trung dược giảng nghĩa). 2- Địa cốt bì tán nhỏ hòa bột mì nấu chín ăn, khử được phong ở thận, ích tinh khí (Chân quyền-Dược tính bản thảo Đường). 3- Địa cốt bì khử nóng âm ỉ trong xương, tiêu khát (Mạnh Sằn - Thực liệu bản thảo, Đường). 4- Địa cốt bì chữa được các vết thương do dao búa rất tốt và thần hiệu (Trần Thừa - Bản thảo biệt thuyết, Tống). 5- Địa cốt bì giải nóng âm ỉ trong xương và da dẻ nóng, tiêu khát, phong thấp tê, cứng mạch gân xương, mát huyết (Trương nguyên Tố - Trân châu nang, Kim). 6- Địa cốt bì chữa phong tà vô địch ở biểu và chứng lao phổi, nóng trong xương có mồ hôi (Lý Đông Viên - Dụng dược pháp tượng, Nguyên).
  5. 7- Địa cốt bì tả thận hỏa, giáng phục hỏa trong phế, khử hỏa trong bào thai, giảm sốt, bổ chính khí (Vương hiếu Cổ - Thang dịch bản thảo, Nguyên). 8- Địa cốt bì chữa thổ huyết vùng thượng cách, sắc nước súc miệng cầm chảy máu răng chữa cốt tào phong (chứng sưng hàm gò má rất khó chữa) (Ngô thoại - Nhật dụng bản thảo, Nguyên). 9- Địa cốt bì khử hư nhiệt ở hạ tiêu can thận (Lý Thời Trân - Bản thảo cương mục, Minh). 10- Địa cốt bì tức là vỏ rễ của cây Câu kỷ, vị ngọt khí hàn. Tuy với Đơn bì cũng là thuốc chữa cốt chưng, nhưng Đơn bì vị cay, chữa được nóng âm ỉ trong xương không ra mồ hôi, còn Địa cốt bì có vị ngọt chữa được chứng âm ỉ trong xương có mồ hôi. Đơn bì lại vốn thuộc loại vào huyết phận, tán ứ, mồ hôi là huyết, không có mồ hôi mà thấy huyết ứ thì mùi cay hàn là thích hợp nhất. Nếu nóng âm ỉ trong xương mà có mồ hôi, dùng Đơn bì cay phát tán, thì quả thật làm cho mồ hôi bị cướp đoạt và mát máu chăng. Nội kinh nói, nhiệt tà ở bên trong, tả bằng vị ngọt tính mát, nó là Địa cốt bì. Theo Địa cốt bì vào phế giảng hỏa, vào thận, mát huyết, mát xương, hễ nội nhiệt mà thấy sốt tiểu nhiệt ở cơ da, bí đại tiểu tiện, ngực sườn đau nhói, hễ ở đầu đau do phong, ở biểu thấy sốt cơn vô định, ở phế thấy tiêu khát, ho không ngừng đều dùng thuốc này để giải. Người đời nay chỉ biết Cầm, Liên để chữa hỏa ở thượng tiêu, biết Bá để chữa hỏa ở hạ tiêu, mà không biết ý nghĩa ngọt nhạt hơi lạnh của Địa cốt bì,
  6. cực kỳ bổ âm thoái nhiệt vậy, thường có công hiệu đặc biệt. Lý Đông Viên ghi rằng Địa là âm, Cốt là lý, là bí tiểu, dùng thuốc này vừa chữa nối nhiệt không sinh, lại chữa tà phù du (di động) ở biểu lý, đều khỏi cả, đây là thuốc biểu lý, trên dưới đều chữa, mà ở phần dưới lại càng cần thiết hơn, nhưng tỳ vị hư hàn thì cấm dùng. Khi dùng ngâm nước Cam thảo đề dùng (Hoàng cung Tú - Bản thảo cầu chân, Thanh). 11- Địa cốt bì làm thuốc bổ, giải sốt rét, phát hãn. Dùng địa cốt bì 1 cân xắt mỏng, rượu nhẹ 4 cân, trước tiên dùng 2 cân rượu ngâm 1 ngày, cho vào rổ tre cho khô, còn ph ần rượu còn lại rưới rửa tiếp, xong đem vào nồi đất nấu cho rượu còn phần nửa, chưng cách thủy cho tan khí thanh cao là được, cứ mỗi lần dùng 2-3 phân. Nếu dùng để chữa sốt rét mỗi lần dùng 3,5 - 5 phân. Hoặc có phương pháp khác dùng Địa cốt bì nửa lượng, nước chín 10 lượng, cho vào đồ đựng có nắp, ngâm 1 giờ đồng hồ lọc bỏ bã là được, mỗi lần dùng 3chỉ - 1 lượng. 12- Địa cốt bì có vị ngọt tính chìm, mà rất lạnh, chuyên để lui mồ hôi, lao nhiệt nóng trong xương, hỏa phục ở thận và phế, bổ ích khí của can, mát huyết, mát xương, trừ tà khí trong ngũ tạng, tiêu khát, nhiệt ở trung tiêu, cùng trừ nhiệt ở cơ thịt, lợi đại tiểu tiện. Trị nóng trong x ương, công ngang với Đơn bì, nhưng Đơn bì giải chứng không ra mồ hôi, so với Tri, Bá đắng và hàn sao bằng Cốt bì ngọt mà hàn, hạ khí của dạ dầy. Sách nói rằng: Ruột trơn thì cấm
  7. dùng Câu kỷ tử, hàn lành ở trong thì cấm dùng Địa cốt bì (Hải Thượng Lãn Ông - Dược phẩm vậng yếu, tập Thủy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2