intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Địa lý 7 bài 3: Quần cư. Đô thị hóa

Chia sẻ: Phan Đình Lộc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

308
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bao gồm các giáo án Quần cư - Đô thị hóa được thiết kế chi tiết trong bộ sưu tập dành cho thầy cô giáo và học sinh tham khảo trong giảng dạy và học tập. Bài học cung cấp kiến thức giúp học sinh hiểu biết căn bản về những đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn & quần cư đô thị. Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị. Nhận biết được quần cư đô thị hay quần cư nông thôn qua ảnh chụp hoặc trên thực tế. Nhận biết được sự phân bố của các siêu đô thị đông dân nhất thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Địa lý 7 bài 3: Quần cư. Đô thị hóa

BÀI 3: QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HOÁ

I. Mục tiêu bài học:

  • Sau bài học, học sinh cần

  1. Kiến thức:

  • Nắm được những đặc điểm của quần cư nông thôn và quần cư đô thị, sự khác nhau về lối sống, sinh hoạt của hai loại hình quần cư này.
  • Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêuđô thị.

  2. Kĩ năng:

  • HS nhận biết được quần cư nông thôn và quần cư đô thị qua ảnh chụp, qua tramh vẽ hoặc qua thực tế.
  • Nhận biết được sự phân bố của 23 siêu đô thị đông dân nhất trên thế giới.

  3. Thái độ;

Tinh thần đoàn kết

 II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

  • Lược đồ phân bố dân cư và đô thị trên thế giới.
  • Ảnh đô thị Việt Nam và một số thành phố lố trên thế giới.

 III. Tiến trình tổ chức bài mới.

  1. Ổn định tổ chức:

  2.Kiểm tra bài cũ:

  ? Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới? tại sao dân cư trên thế giới lại có sự phân bố như vậy?

  • Dân cư thế giới phân bố không đồng đều ( có nơi tập trung đông dân cư, có nơi thưa thớt).
  • Dân cư tập trung đông ở những vùng đồng bằng châu thổ ven biển, trong những đo thị, nơi có khí hậu tốt, điều kiện sinh sống, giao thôg thuận tiện.
  • Ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng cực,hoáng mạc dân cư thưa thớt, do điều kiện giao thông khó khăn trắc trở.

  3. Bài mới:

   - Từ xa xưa con người đã biết sống quây quần bên nhau để có đủ sức mạnh khai thác và cải tạo tự nhiên, từ đó các làng mạc, đô thị dần dần được hình thành theo sự phát triển của xã hội loài người. Vậy quá trình hình thành và phát triển này như thế nào? Bài mới.

                    Hoạt động của GV và HS

 

                 Ghi bảng

- GV: hướng dẫn hs đọc thuật ngữ quần cư SGK trang 188.

- Ngày nay xã hội loàingười ngày một phát triển, quần cư không còn tồn tại dưới một hình thức nhất định.

? Bằng hiểu biết của mình hãy cho biết có mấy hình thức quần cư, đó là những hình thức quần cư nào?

- HS: Quần cư nông thôn và quần cư thành thị.

 

 

 

GV: Hướng dẫn HS quan sát H 3.1 SGK.

? Miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?

- HS: Nhà cửa, làng mạc nằm xen kẽ với đồng ruộng.

? Hoạt động kinh tế chủ yếu của người nông dân là gì?

- HS: Làm ruộng, chăn nuôi, làm nghề thủ công, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

? Rút ra nhận xét về mật độ dân số của hình thức quần cư nông thôn?

- HS: Mật độ dân số thấp.

? Vậy hình thức quần cư nông thôn có những đặc điểm gì?

 

 

- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 3.2 SGK.

? Miêu tả quang cảnh đô thị?

- HS: Nhà cửa san sát, cao tường, người đi lại đông đúc.

? Hoạt động kinh tế chủ yếu?

- HS: Sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

? Hình thức quần cư đô thị có những đặc điểm nào?

 

 

? Với hai hình thức quần cư như vậy, cách sống và lối sống của họ có gì giống và khác nhau?

- HS: Giống: Họ đều sống quây quần, tập trung.

         Khác: Nghề nghiệp, cách sinh hoạt.

- GV: Trên thế giới tỷ lệ người sống trong các đô thị ngày càng tăng, tỷ lệ người sống ở nông thôn ngày càng giảm.

? Tại sao có đặc điểm đó?

- HS: Các đô thị ngày càng phát triển.

 

- GV: Các đô thị xuất hiện rất sớm, từ thời kỳ cổ đại và liên tục phát triển.

- GV: Hướng dẫn hs đọc thuật ngữ đô thị hoá.

? Dựa vào kiến thức đã học và SGK chứng minh sự phát triển của các đô thị trong các thời kỳ? Tại sao có những đặc điểm đó?

- HS: Thế kỷ XVIII, có gần 5% dân số sống trong các đô thị, năm 2001 có 46%  dân số sống trong các đô thị.

 

 

 

- GV: Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị, dự kiến đến năm 2025 dân số đô thị là 5 tỷ người.

- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 3.3 SGK.

? Đọc tên các siêu đô thị trên thế giới?  Xác định vị trí các siêu đô thị trên bản đồ?

- HS: Xác định trên bản đồ treo tường.

? Xác định trên bản đồ các châu lục có nhiều và ít siêu đô thị nhất?

- GV: Đô thị hoá là xu thế của thế giới hiện nay, nhưng cũng gây ra rất nhiều hậu quả.

? Vậy hậu quả của sự phát triển đô thị là gì?

 

 

 

 

 

 

 

1. Quần cư nông thôn và quần cư thành thị.

* Quần cư nông thôn:

+M ĐDS thấp

+H ĐKTCY: Trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiẹp, nghề rừng

+Nhà ở thư thớt, chủ yếu là nhà mái ngói

* Quần cư đô thị.

+M ĐDS cao

+H ĐKTCY:CN,DV

+Nhà ở san sát, chủ yếu nhà cao tầng

 

 

-

 

 

 

 

 

 

2. Đô thị hoá, các siêu đô thị.

 

 

 

 

 

 

 

- Đô thị xuất hiện từ rất sớm và phát triển mạnh nhất ở thế kỷ XIX. Ngày nay có 46% dân số thế giới sống trong các đô thị.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các đô thị và siêu đô thị phát triển tự phát để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

--- xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là một phần trích dẫn trong giáo án Quần cư. Đô thị hóa​. Để xem toàn bộ đầy đủ giáo án quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang web Tailieu.vn xem online hoặc tải về máy

Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây: 

  • Quần cư. Đô thị hóa gồm nội dung lý thuyết được tóm tắt một cách chi tiết giúp các em học sinh dễ nắm bài. Bài giảng còn có các hình ảnh bản đồ, các bảng số liệu cụ thể hay các biểu đồ được diễn đạt rõ ràng không chỉ giúp các em học sinh dễ hiểu nội dung bài học mà còn giúp cho thầy cô trong quá trình soạn giáo án và giảng dạy. 
  • Hướng dẫn trả lời bài tập trong SGK trang 12 môn Địa lý lớp 7 giúp các em học sinh trong quá trình học tập.
  • Trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Quần cư. Đô thị hóa giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn. 

⇒ Bài giảng tiếp theo tại đây: Bài 4: Thực hành Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2