Dịch vụ vận tải đa phương thức trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
lượt xem 4
download
Trong nội dung bài viết này, tác giả đã phân tích, luận giải về vận tải đa phương thức, dịch vụ vận tải đa phương thức khái niệm, phân loại, vai trò, nội dung tổ chức thực hiện dịch vụ vận tải đa phương thức có minh chứng thực tiễn Việt Nam. Từ đó tạo cơ sở lý luận vững chắc để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức ở Việt Nam vận dụng, đề xuất một số ý kiến nhằm triển khai tốt dịch vụ này tại Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dịch vụ vận tải đa phương thức trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA PGS.TS Hà Minh Sơn Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính ThS Hoàng Duy Mạnh - BIDV Tóm tắt: Trong nội dung bài viết này, tác giả đã phân tích, luận giải về vận tải đa phương thức, dịch vụ vận tải đa phương thức khái niệm, phân loại, vai trò, nội dung tổ chức thực hiện dịch vụ vận tải đa phương thức có minh chứng thực tiễn Việt Nam. Từ đó tạo cơ sở lý luận vững chắc để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức ở Việt Nam vận dụng, đề xuất một số ý kiến nhằm triển khai tốt dịch vụ này tại Việt Nam trong thời gian tới Từ khóa: Dịch vụ vận tải, nhân tố ảnh hưởng, vận tải đa phương thức 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Với vai trò là cầu nối hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, vận tải hiện đại cần phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng phức tạp hơn của thị trường vận tải nội địa và quốc tế. Vận tải ngày nay không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch hàng hóa mà còn phải thực hiện sự kết nối quá trình vận chuyển thành một chuỗi vận tải không gián đoạn nhằm làm cho quá trình vận chuyển hàng hóa an toàn hơn, nhanh chóng hơn, mức độ tin cậy cao hơn và đơn giản hơn. Vận tải đa phương thức đang trở thành một phương thức vận tải phổ biến bên cạnh các phương thức vận tải truyền thống vì có thể đáp ứng được những đòi hỏi nói trên của thị trường vận tải hàng hóa. Cần thiết có những nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Đã có một số nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của bài viết này ở nhiều góc độ và cấp độ khác nhau. Từ các văn bản, quy định, từ giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo… của nhiều tác giả khác nhau. Bài báo này chắt lọc, kế thừa kiến thức về khung lý thuyết từ các công trình nghiên cứu trước đó, với không gian và thời gian nghiên cứu cụ thể bài báo này chỉ đi sâu phân tích những nhân tố cơ bản tác động đến dịch vụ vận tải đa phương thức nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. 479
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Dịch vụ vận tải đa phương thức hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức. Vận tải đa phương thức sẽ vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận chuyển, theo một hợp đồng, một chứng từ vận tải và một người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hàng hoá từ khi nhận của người gửi đến khi giao tận tay người nhận. Vận tải đa phương thức có các đặc điểm: (i) có ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau tham gia vào vận chuyển hàng hóa. (ii) quá trình vận chuyển hàng hóa chỉ dựa trên một hợp đồng đơn nhất. (iii) người chịu trách nhiệm về hàng hóa trước người gửi hàng là người kinh doanh vận tải đa phương thức. (iv) người kinh doanh vận tải đa phương thức hành động như một người chủ ủy thác chứ không phải như đại lý của người gửi hàng hay đại lý của người vận chuyển tham gia vào quá trình vận chuyển. (v) người gửi hàng phải trả cho người kinh doanh vận tải đa phương thức tiền cước phí cho tất cả các phương thức vận tải mà hàng hóa đi quá theo một giá đơn nhất được các bên thỏa thuận. (vi) trong vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng hóa để chở và nơi giao thường ở những nước khác nhau, hàng hóa thường được vận chuyển bằng những công cụ vận tải như container, pallet, trailer... (vii) hàng hóa được di chuyển liên tục và thường là container hàng hóa. Các hình thức vận tải đa phương thức sẽ tùy thuộc vào việc vận dụng các mô hình vận tải đa phương thức. Để phát huy được hiệu quả các phương thức vận tải đa phương thức cần nắm được đặc điểm của các mô hình vận tải đa phương thức để áp dụng. (i) vận tải đường biển - vận tải hàng không (Sea/air), (ii) vận tải ô tô - vận tải hàng không (Road - Air), (iii) vận tải đường sắt - vận tải ô tô (Rail- Road), (iv) vận tải đường sắt- đường bộ - vận tải nội thủy- vận tải đường biển (Rail/ Road/ Inland waterway/ Sea), (v) cầu lục địa (Land Bridge) Vận tải ngày nay không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch hàng hóa, mà còn phải thực hiện được sự kết nối quá trình vận chuyển thành một chuỗi vận tải không gian đoạn, nhằm làm cho quá trình vận chuyển hàng hóa an toàn hơn, nhanh chóng hơn, mức độ tin cậy cao hơn và đơn giản nhất. Với mục tiêu này, có thể thấy vận tải đa phương thức là phương pháp vận chuyển phù hợp nhất được thể hiện thông qua vai trò: (i) hình thành một đầu mối trong việc vận chuyển hàng từ cửa đến cửa, người gửi hàng chỉ cần liên hệ với một người duy nhất là người kinh doanh vận tải đa phương thức để ký hợp đồng chuyên chở. (ii) giảm nhanh thời gian giao hàng do giảm được thời gian chuyển tải và thời gian hàng hóa lưu kho tại các nơi chuyển tải, (iii) giảm chi phí nhờ sự kết hợp hai hay nhiều phương thức vận tải và hàng hóa được vận chuyển liên tục, (iv) đơn giản hóa thủ tục, (v) 480
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” đơn giản hóa chứng từ, (vi) tạo ra những dịch vụ vận tải mới, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. 2.2. Tổ chức thực hiện dịch vụ vận tải đa phương thức hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Tổ chức, thực hiện dịch vụ vận tải đa phương thức là việc người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operation- MTO) dựa trên các cơ sở pháp lý quốc tế và Việt Nam từ đó lên quy trình, cung cấp đến khách hàng dịch vụ vận tải đa phương thức tốt nhất, tối ưu hóa về thời gian và chi phí... Thực hiện chuyên chở hàng hóa bằng phương thức vận tải đa phương thức luôn phải chịu sự điều chỉnh bởi các quy phạm phá luật, quy phạm pháp luật quốc tế, các văn bản pháp lý quy định những vấn đề cơ bản trong vận tải đa phương thức như: định nghĩa về vận tải đa phương thức, người kinh doanh vận tải đa phương thức, người chuyên chở, người gửi hàng, người nhận hàng, việc giao, nhận hàng, chứng từ vận tải đa phương thức, trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với hàng hóa, trách nhiệm của người gửi hàng, khiếu nại và kiện tụng... Với vai trò là cầu nối hỗ trợ hoạt động thương mại, vận tải hiện đại cần phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng phức tạp hơn của thị trường vận tải nội địa và quốc tế. Dịch vụ vận tải đa phương thức đang trở thành một phương thức vận tải phổ biến bên cạnh các phương thức vận tải truyền thống (đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không và vận tải biển) vì có thể đáp ứng được những đòi hỏi nói trên của thị trường vận tải hàng hóa. Do đó, cần tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận để mang đến cho khách hàng những giải pháp logistics tốt nhất: (i) xây dựng quy trình thưc hiện dịch vụ vận tải đa phương thức, bao gồm các bước cơ bản như: Tiếp nhận thông tin về lô hàng từ chủ hàng; Đàm phán với chủ hàng về các yêu cầu cụ thể; Lựa chọn kết hợp giữa các phương thức vận tải; Lựa chọn người vận tải; Lựa chọn tuyến đường, việc lựa chọn tuyến đường phù hợp với yêu cầu cần vận chuyển của khách hàng; Xác định chi phí và giá thành; Lựa chọn phương án thực hiện; Lập kế hoạch/ lộ trình vận chuyển; Tổ chức thực hiện; Kiểm tra, kết toán và xử lý khiếu nại phát sinh… (ii) xác định chi phí và giá cước vận chuyển: Xác định chi phí sơ bộ và dự toán giá cước vận tải quốc tế để chào giá cho khách hàng là một bước quan trọng, để xác định được chi phí và cước vận tải cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và giá cước vận tải, (iii) xử lý chứng từ trong dịch vụ vận tải đa phương thức: Theo quy tắc của UNCTAD/ICC hoặc Công ước của Liên hợp quốc chứng từ vận tải đa phương thức là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã kỹ kết… 481
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ vận tải đa phương thức hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Thứ nhất, yếu tố điều kiện khai thác: Có thể nói điều kiện khai thác bao gồm điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông cho tất cả các phương thức vận tải có ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian các phương tiện vận hành trên tuyến vận tải, nó cũng ảnh hương đến tính an toàn của các lô hàng trong quá trình vận chuyển. Điều kiện khai thác không thuận lợi sẽ dẫn đến làm tăng thời gian vận chuyển, làm tăng chi phí phát sinh. Đường bộ, theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cả nước đến nay đã có hơn 1.000km đường cao tốc được đưa vào khai thác; gần 600.000 km đường quốc lộ, đường giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng; hàng nghìn cây cầu từ thô sơ đến hiện đại đã hiện diện dọc ngang khắp mọi miền đất nước. Đường biển, hệ thống cảng biển Việt Nam với 45 cảng biển được chia thành 6 nhóm. Quy mô chiều dài cầu, bến cảng khaongr 82,6 km, tổng công suất thông qua đạt khoảng 600-650 triệu tấn, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vận tải biển trong nước và quốc tế. Đường hàng không, tính đến năm 2022, tại Việt Nam có tổng cộng khoảng 22 cảng hàng không có hoạt động bay dân sự, trong đó có 11 cảng hàng không quốc tế và 11 cảng hàng không nội địa. Việt Nam hiện có các hãng hàng không tỏng nước khai thác thương mại như VietNam Airline, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco, Bamboo Airways... và khoảng 70 hãng hàng không quốc tế đang khai thác thương mai đi và đến Việt Nam. Đường thủy nội địa, Việt Nam là nước có mật độ sông ngòi, kênh rạch vào loại lớn trên thế giới, hiện có khoảng 2.360 con sông. Kênh lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 41.900km mật độ bình quân 0,72kmd/1km2 và 124 cửa sông. Tổng chiều dài đường thủy nội địa toàn quốc đang khai thác là 17.253km, Trung ương quản lý các quyến đường thủy nội địa quốc gia với tổng chiều dài khoảng 7.071,8km (chiếm 41% tổng chiều dài đường thủy nội địa đang khai thác, quản lý cả nước). Đây là những tuyến vận tải huyến mạch kết nối các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp lớn của khu vực và cả nước. Đường sắt, mạng lưới đường sắt quốc gia Việt Nam được xây dựng và khai thác đã hơn 1 thế kỷ. Toàn mạng lưới đường sắt quốc gia bao gồm 7 tuyến chính và 12 tuyến nhánh với tổng chiều dài 3.143km (trong đó đường chính tuyến 2.703km và 612 km đường ga và đường nhánh), trải dài trên địa bàn của 34 tỉnh, thành phố (Bộ Giao thông vận tải, 2020). Hệ thống đường sắt quốc gia có 277 ga, bao gồm 03 loại khổ đường: khổ đường 1.000mm (chiếm 85%), khổ đường 1.436 mm (chiếm 6%), khổ đường lồng 1.000mm và 1.435mm (chiếm 9%). Mật độ đường sắt đạt khoảng 7,9 km/1000km2. Hiện nay, có 02 tuyến kết nối với đường sắt Trung Quốc: tại Đồng Đăng và tại Lào Cai. Về cơ bản, ngành đường sắt định hướng tập trung khai thác các phân khúc ngắn từ 800-1200km và những nơi có lợi thế hơn so với đường biển. Thứ hai, môi trường pháp lý và sự phối hợp của các tổ chức liên quan: Một trường pháp lý trong nước và quốc tế là một trong những nhân tố ảnh hưởng và chi phối trực tiếp 482
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” đến hoạt động vận tải đa phương thức của doanh nghiệp. Hoạt động logistics có mang lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào môi trường pháp lý có đầy đủ và đảm bảo sự thông thoáng hay không. Ngày nay hoạt động của các doanh nghiệp hiện đại đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đầu đủ và chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho họ trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động vận tải hiện nay, dây chuyền logistics liên quan đến nhiều tổ chức vận tải khác nhau, liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước, đến các tổ chức xếp dỡ lô hàng. Sự hợp tác không chặt chẽ giữa các bên sẽ gây hiện tượng chờ đợi, làm tăng thời gian giao hàng, tăng thêm chi phí phát sinh và ảnh hưởng đến chất lượng lô hàng. Thứ ba, xu hướng phát triển của dịch vụ vận tải đa phương thức: Nền kinh tế ngày một phát triển mạnh mẽ, các tiêu chuẩn của dịch vụ vận tải hàng hóa trở nên khắt khe và cao hơn trong quá trình vận chuyển. Việc tối ưu các phương thức vận tải giúp tiết kiệm chi phí cho khâu vận chuyển, linh hoạt về thời gian cũng như tần suất vận chuyển, đồng thời đơn giản hóa việc quản lý. Vận tải đa phương thức còn giảm bớt sự quá tải ở một số phương thức vận chuyển truyền thống hiện nay, hạn chế được một số phương tiện gây ô nhiễm đến môi trường bằng những phương tiện thân thiện hơn. Xu hương sử dụng dịch vụ vận tải đa phương thức trong việc chuyên chở hàng hóa quốc tế là một xu thế đang thịnh hành trên thế giới. Thêm vào đó sự hội nhập giao lưu hàng hóa quốc tế mạnh mẽ đặt ra yêu cầu cao đối với dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế sao cho quá trình hoạt động diễn ra đơn giản và hiệu quả nhất Thứ tư, tính chất lô hàng: Liên quan đến lô hàng bao gồm chủng loại, khối lượng, tính chất, yêu cầu bảo quản trong vận chuyển và xếp dỡ. Các lô hàng khác nhau sẽ có lựa chọn phương thức vận tải, địa điểm thu gom hoặc giao trả khác nhau, lựa chọn thiết bị xếp dỡ khác nhau. Nếu sự lựa chọn thiếu khoa học và thực tiễn thì có thể làm tăng thời gian giao hàng và chất lượng lô hàng không được đảm bảo. Ngoài ra, tính chất lô hàng còn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hàng hóa xuất, nhập khẩu. Tại các điểm thu gom hoặc giao trả (hoặc tại các đâu mối ga cảng), hàng hóa phải thực hiện các kiểm tra kiểm soát về tính hợp pháp hợp lệ của xuất, nhập khẩu, kiểm tra dịch tễ, môi trường, kiểm tra văn hóa... Các hoạt động kiểm tra càng nhiều càng làm tăng thời gian giao hàng và có thể làm tổn hại đến phẩm chất của hàng hóa.. Thứ năm, yếu tố về khách hàng: Trong nhiều trường hợp, mặc dù đã có sự thống nhất về các yêu cầu vận chuyển, tuy nhiên do những lý do khác nhau, khách hàng có thể thay đổi một số điều khoản của hợp đồng, do đó làm cho nhà vận tải phải thay đổi theo khác với kế hoạch ban đầu. Điều này không những làm tăng thêm thời gian giao hàng mà còn làm tăng thêm chi phí, gây khó khăn cho nhà vận tải tổ chức hoạt động vận tải. Thứ sáu, mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp 483
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Có thể nói sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã được ứng dụng mạnh mẽ vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó bao gồm hoạt động vận tải, Công nghệ thông tin, truyền thông đã được các nhà vận tải ứng dụng khá mạnh mẽ, đặc biệt là công nghệ truyền thông dữ liệu điện tử (EDI- Electronic Data Interchange). Điều đó không chỉ tăng tính thuận tiện và dễ dàng, nhanh chóng kết nối thông tin giữa các tổ chức liên quan đến vận tải lô hàng, mà còn đảm bảo sự chính xác các thông tin của lô hàng, giúp giảm thiểu các lãng phí thời gian và tổn thất liên quan đến hàng hóa, góp phần tăng nhanh thời gian giao hàng, đảm bảo an toàn hàng hóa và nâng cao hiệu quả của dịch vụ vận tải đa phương thức. Thứ bảy, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp: Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vận tải chủ yếu là đội ngũ cán bộ nhân viên vận hành phương tiện vận chuyển, các trang thiết bị xếp dỡ, nhân viên giao nhận hàng hóa. Ngày nay, do ứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực vận tải và sự chuẩn mực các thông tin về hàng hóa giữa các nước nhập khẩu, nước xuất khẩu cũng như các tổ chức liên quan lô hàng thương mại, đòi hỏi các nhân viên này phải có nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời cũng phải có kỹ năng tin học và ngoại ngữ, chuyên môn sâu về vận tải container trong dây chuyền logistics. Các kiến thức và kỹ năng đó sẽ giúp cho họ thực hiện thành thạo chuyên nghiệp các nhiệm vụ được giao, làm giảm các thao tác công việc, góp phần giảm thời gian vận chuyển, tăng khả năng xử lý tình huống bất thường xảy ra. Thứ tám, tính nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt và đảm bảo an toàn lô hàng trong quá trình vận chuyển: Thời gian vận chuyển là tổng thời gian vận chuyển trọn gói từ khi chủ hàng gửi từ điểm xuất phát tới tận địa điểm khách hàng yêu cầu (transit time door to door). Người vận chuyển phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về thời gian giao hàng để đảm bảo đúng tiến độ đã được đề ra. Mỗi lô hàng có một tinh chất riêng nên trong quá trình vận chuyển, cẩn có các phương án bảo đảm mức độ an toàn của hàng hóa, tránh tình trạng rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển. Trên thực tế, trong chuỗi các dịch vụ vận tải liên quan đến vận chuyển và xếp dỡ cũng thường xuyên xuất hiện sự thay đổi các phương thức vận tải cho phù hợp với tình hình thực tế hoặc thậm chí thay đổi cảng xếp dỡ lô hàng. Nguyên nhân thay đổi có thể từ các yếu tố khách quan hoặc từ chủ quan của nhà vận tải, khi đó đòi hỏi các nhà vận tải phải hết sức linh hoạt lên phương án chuyển đổi đáp ứng nhanh những thay đổi của thực tế nhằm đạt mục đích không ảnh hưởng đến thời gian giao hàng cũng như an toàn cho các lô hàng vận chuyển. 3. KẾT LUẬN Vận tải đa phương thức đang trở thành nghành dịch vụ vận tải phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. 484
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Bên cạnh cơ hội phát triển và tạo lập vị thế của ngành trên thị trường, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức cần nhìn nhận rõ các nhân tố tác động để tích cực đổi mới phương thức kinh doanh, mua sắm trang thiết bị, phương tiện vận tải, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kinh doanh nhằm phát huy thế mạnh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến quá trình xuất, nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trong tương lai. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công thương (2023), Báo cáo Logistics Việt Nam 2022, NXB Công thương. 2. TS. Trần Huy Bình (2019), Giải pháp phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ hậu cần ở Việt Nam. Tạp chí tài chính 7/2019 3. Chính phủ (2009), Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2019 về vận tải đa phương thức. https://vanban.chinhphu.vn/ 4. PGS. TS Nguyễn Thị Thương Huyền (2017), Giáo trình Hải quan cơ bản, NXB Tài chính 5. TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, TS. Thái Bùi Hải An (2018), Bài giảng gốc Giao nhận và vận tải quốc tế, NXB Tài chính. 6. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1517/QĐ-TTg về quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, https://vanban.chinhphu.vn/ 485
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CẤU TRÚC VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
24 p | 2145 | 569
-
BÀI TẬP KẾ TOÁN THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ
12 p | 2880 | 442
-
Ôn thi CPA 2009 môn Tiền tệ, tín dụng
68 p | 406 | 264
-
TÀI KHOẢN SỐ 511 DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
16 p | 883 | 186
-
BÀI GIẢNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
42 p | 264 | 42
-
Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương - 7
18 p | 132 | 35
-
Phát triển thanh tóan thẻ tại Vietcombank Hà Nội - 1
13 p | 97 | 33
-
Thanh tóan Xuất nhập khẩu tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội - 8
9 p | 90 | 11
-
Thúc đẩy phát triển cho doanh nghiệp phần 2
5 p | 88 | 10
-
Quá trình hình thành giáo trình mô hình hóa hoạt động xuất nhập kho p1
5 p | 71 | 8
-
Tài chính vi mô tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế đói nghèo tại Việt Nam
6 p | 90 | 8
-
Nghề môi giới ck
271 p | 79 | 7
-
Tác động của chuyển đổi số và các bước chuyển đổi đối với ngành ngân hàng tại Việt Nam
8 p | 54 | 7
-
Quá trình hình thành giáo trình mô hình hóa hoạt động xuất nhập kho p5
5 p | 47 | 5
-
Kế toán, Kiểm toán và Tài chính Việt Nam - xu hướng và triển vọng - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia năm 2020
124 p | 26 | 5
-
Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn từ nguồn tín dụng cho xây dựng và phát triển nông thôn mới hướng tới tài chính toàn diện
6 p | 29 | 2
-
Nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng sử dụng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Bình Tây
5 p | 36 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn