YOMEDIA
ADSENSE
Điện ảnh Đài Loan
200
lượt xem 30
download
lượt xem 30
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Điện ảnh Đài Loan là một trong ba nền điện ảnh nói tiếng Hoa lớn nhất ngoài điện ảnh Trung Quốc đại lục và điện ảnh Hồng Kông. Tuy nhiên, khán giả châu Á nói chung và khán giả Việt Nam nói riêng vẫn bị ấn tượng bởi những bộ phim diễm tình xưa kia hay hàng loạt những tác phẩm truyền hình thần tượng của vùng lãnh thổ này. Thực ra có một nền điện ảnh Đài Loan khác, tồn tại độc lập với ngành thương mại giải trí phục vụ số đông khán giả trẻ, một nền điện...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điện ảnh Đài Loan
- Điện ảnh Đài Loan Điện ảnh Đài Loan là một trong ba nền điện ảnh nói tiếng Hoa lớn nhất ngoài điện ảnh Trung Quốc đại lục và điện ảnh Hồng Kông. Tuy nhiên, khán giả châu Á nói chung và khán giả Việt Nam nói riêng vẫn bị ấn tượng bởi những bộ phim diễm tình xưa kia hay hàng loạt những tác phẩm truyền hình thần tượng của vùng lãnh thổ này. Thực ra có một nền điện ảnh Đài Loan khác, tồn tại độc lập với ngành thương mại giải trí phục vụ số đông khán giả trẻ, một nền điện ảnh của những cách tân táo bạo biến nơi đây dần trở thành một trong những khu vực sôi động nhất thế giới của dòng điện ảnh tác giả. Poster phim Sắc giới
- Ảnh hưởng từ những yếu tố lịch sử Trước năm 80, điện ảnh Đài Loan hầu như không có thành tựu nào đáng kể. Từ năm 1901 đến năm 1937, Đài Loan là thuộc địa của Nhật Bản. Những bộ phim thời kỳ đầu của điện ảnh Đài Loan chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa sân khấu của Nhật. Tất cả các phim đều có người dẫn chuyện để đọc thoại, thêm thắt những lời giải thích theo ý nghĩ chủ quan. Chính vì thế, mỗi bộ phim đều mang dấu ấn cá nhân của người dẫn chuyện nên nhiều người dẫn chuyện đã nổi tiếng và được ưa chuộng như bất kỳ ngôi sao điện ảnh nào. Nhưng cũng chính vì thế mà các tác phẩm điện ảnh thời kỳ này được nhận xét là sơ khai, giải trí rẻ tiền và bị quên lãng thời gian sau đó. Năm 1949, quân đội Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đã chạy sang Đài Loan kéo theo rất nhiều nhà điện ảnh ủng hộ chế độ này đã đặt nền móng ban đầu cho một nền điện ảnh có tính cách tân mạnh mẽ. Ban đầu, việc sản xuất phim bị các nhà cầm quyền chi phối nhiều, hầu như chỉ tập trung vào những đề tài tuyên truyền ngớ ngẩn. Tuy nhiên sau đó, sự phản ứng mạnh mẽ và nhu cầu giải trí cấp thiết của đông đảo người xem đã khiến những người đứng đầu vùng lãnh thổ này nới tay với quản lý phim ảnh. Xuất hiện một số công ty thương mại sao chép các vở kịch cổ trang, phim hài và phim tình cảm lãng mạn của Hồng Kông đã mang đến cho khán giả những lựa chọn dễ chịu hơn hẳn. Trong những năm 60, những bộ phim võ thuật Hồng Kông đã làm mưa làm gió trên màn ảnh Đài Loan khiến nhiều nhà sản xuất phim đã chuyển hướng: tập trung sản xuất các bộ phimm võ thuật nhái theo hay mời các đạo diễn nổi tiếng của Hồng Kông sang làm việc. Nhiều công ty phim của Hồng Kông cũng đua nhau mở trường quay ở đây. Những công ty điện ảnh do những nhà cầm quyền cũng phải tìm cách duy trì hoạt động của mình bằng cách chuyển hướng sản xuất những bộ phim hư cấu. Tuy nhiên, đó vẫn là nhữn bộ phim mang đậm tính giáo huấn, mô
- phạm. Hơn 200 bộ phim mỗi năm chỉ đáp ứng được một phần khán giả. Nhiều người vẫn bị những bộ phim nhiều ngôi sao với cốt truyện li kỳ của Đài Loan mê hoặc. Sản lượng phim từ 200 phim mỗi năm vào những năm 70 giảm đi ở mức 100 phim vào những năm 80 rồi chỉ còn 30 phim những năm90. Kinh tế Đài Loan ngày càng phát triển với thế mạnh là về khoa học công nghệ hiện đại. Những trí thức trẻ tuổi, những công chức cổ cồn …khao khát tìm kiếm một nét văn hóa đặc trưng. Họ dần coi rẻ những bộ phim hành động và tình cảm vốn là những sản phẩm giải trí một thời làm mưa làm gió. Poster phim I don't want to sleep alone
- Sẵn sàng cho một nền điện ảnh mới Từ nhu cầu làm mới chính mình, những người làm điện ảnh của Đài Loan đã sẵn sàng cho những cuộc thử nghiệm và những đấu tranh quyết liệt cho một nền điện ảnh đích thực. Năm 1979, cơ quan lưu trữ phim Đài Loan thành lập, đã tập hợp những tác phẩm điện ảnh xuất sắc của châu Âu, Bắc Mỹ cũng như các nền điện ảnh lớn trong khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ…Hàng loạt những tác phẩm kinh điển được trình chiếu rộng rãi, một số tạp chí chuyên về điện ảnh xuất hiện đã định hướng cho một lớp khán giả mới sẵn sành hi sinh tiền bạc và dành nhiều thời gian cho những tác phẩm điện ảnh giàu tính nghệ thuật. Những năm 80, lượng phim công chiếu sụt giảm nghiêm trọng khiến ngay cả các công ty điện ảnh do nhà cầm quyền sáng lập cũng phải tuyển thêm những đạo diễn trẻ, đa phần được đào tạo ở các nước phương Tây. Thành công rực rỡ của loạt tác phẩm điện ảnh do hai đạo diễn Vương Đức Xương và Hầu Hiếu Hiền và nhiều bộ phim tác giả khác của Đài Loan trên thị trường quốc tế đã chứng tỏ chi phí bỏ ra thực hiện mỗi bộ phim không phải là yếu tố quyết định chất lượng mỗi tác phẩm điện ảnh. Phim chi phí thấp vẫn mang lại nhiều xúc cảm mới mẻ cho nhóm khán giả có nền tảng học vấn tốt và giành giải tại các liên hoan phim danh giá, mang lại vị thế vinh quang cho điện ảnh Đài Loan. Làn sóng mới của Đài Loan do Dương Đức Xương, Hầu Hiếu Hiền khởi xướng đã tận dụng được thời điểm của cuộc khủng hoảng trong ngành để thực hiện những bộ phim ít tiền, gọn nhẹ với những điểm cách tân đi ngược lại cách làm phim truyền thống cứng nhắc của điện ảnh Đài Loan. Nếu như trước đây, phim Đài Loan thường bó hẹp với những cảnh quay tại trường quay nhỏ, sắp đặt sơ sài với nét diễn xuất ảnh hưởng mạnh từ lối diễn sân khâu thì ở thời điểm này, điện ảnh Đài Loan lại đi đầu trong những cách tân tự do, phóng khoáng. Những đạo diễn của làn sóng mới Đài Loan thường tiến hành quay phim tại những bối cảnh có sẵn ngoài cuộc sống, vừa tận dụng vẻ tự nhiên lại tiết kiệm nhiều kinh phí.
- Chuyện phim là những câu chuyện ngẫu nhiên, tự do, thường xuất hiện các diễn viên không chuyên, được khuyến khích diễn xuất theo cách mà họ tự cảm nhận và ứng tác. Vì những nhà cầm quyền cấm bình luận công khai về chính trị, các nhà làm phim đều thể hiện ngầm những bình luận xã hội thậm chỉ là những phản kháng chính trị của mình. Các đạo diễn chọn cách tiếp cận gián tiếp vời nhiều cảnh quay phục hiện, những trường đoạn tưởng tượng và các tình huống bi kịch hóa. Phổ biến nhất thời kỳ này là các bộ phim mang tính tự truyện hoặc các bộ phim tâm lý. Đạo diễn Lý An Những tác phẩm của Dương Đức Xương (Edward Yang) hướng tới giới trí thức trẻ thành thị đang sống chán chường và không có lý tưởng. Các nhân vật của
- ông thường ăn mặt đẹp, sống xa hoa nhưng là nạn nhân của những bí bách công nghiệp. Trong Kẻ khủng bố là sự pha trộn của những đường nét kiến trúc công nghiệp cứng nhắc với những ngoại tình công sở, là sự ghép nối của nhiều câu chuyện riêng rẽ. Một kiệt tác khác Khoảnh khắc rực rỡ kể về một băng nhóm thiếu niên những năm 60. Bộ phim bốn tiếng đồng hồ ngập tràn những hình ảnh mờ ảo qua điểm nhìn của môt cậu thiếu niên. Những cảnh quay về các cuộc trạm chán băng đảng được quay kỹ lưỡng với những cảnh quay dà, có chiều sâu. Đặc trưng của phong cách Dương Đức Xương còn là những cảnh quay cắt dựng có trọng điểm, hạn chế tối da những đoạn đối thoại, dành được nhiều khen ngợi của các nhà phê bình. Những nỗ lực đầu tiên của Hầu Hiếu Hiền là thu hút tình cảm của giới trẻ yêu nhạc rồi sau đó mới là những bộ phim tràn ngập những suy tư. Phim ông là những câu chuyện được bi kịch hóa một cách sáng tạo khi không chú trọng xây dựng các điểm nút kịch tính mà tập trung vào những chi tiết được quan sát với một nhịp điệu cần mẫn, chậm chạp. Hầu Hiếu Hiền đã quay những cảnh rất dài, khuôn hình tĩnh, cỡ viễn cảnh. Ông đặt nhân vật phụ thuộc vào bối cảnh tầm nhìn quy mô rộng lớn. Người xem vì thế mà bị hướng vào chiều sâu khuôn hình, tự do quan sát và cảm nhận. Danh sách những bộ phim ấn tượng của Hầu Hiếu Hiền rất đáng nể: Ba lần; Đàn ông tốt – Phụ nữ tốt; Hoa Thượng Hải…
- Đạo diễn Hầu Hiếu Hiền Làn sóng thứ hai, thứ ba và triển vọng của điện ảnh xứ Đài… Những bộ phim ở thời kỳ làn sóng thứ nhất gây ấn tượng mạnh mẽ cho thế giới nhưng ngay tại quê nhà, các tác phẩm của Hầu Hiếu Hiền hay Dương Đức Xương không được mấy khán giả đón nhận. Vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Làn sóng mới của Đài Loan đi đến thoái trào và dần chấm dứt vào năm 1990. Những sản phẩm giải trí được in bằng băng video đã lấn lướt những tác phẩm điện ảnh thực sự, những bộ phim giải trí của Hồng Kông tiếp tục lũng đoạn thị trường khiến điện ảnh Đài Loan có xu hướng chững lại. Nhưng có một điều may mắn là ở thời kỳ này, những quy định cứng nhắc về kiểm duyệt phim đã được những nhà cầm quyền Đài Loan gỡ bỏ. Nhiều đạo diễn vẫn tiếp tục những ý tưởng đã ấp ủ từ lâu với những đề tài nhạy cảm của lịch
- sử. Sự kiện đáng chú ý nhất thời kỳ này chính là bộ phim Thành phố u buồn của Hầu Hiếu Hiền đã dành được giải chính tại liên hoan phim Venice. Bộ phim là một bản ballad không lời về hàng loạt những biến cố chính trị từ năm 1945 – 1949 làm các gia đình ly tán, một đề tài mà trước đó, không nhà làm phim nào có đủ điều kiện để tiếp cận. Đây cũng là bộ phim nói tiếng Hoa đầu tiên dành giải Sư tử vàng đồng thời cũng đươc xếp vào những bộ phim hay nhất của điện ảnh Hoa ngữ. Một số những đạo diễn trẻ xuất hiện tiếp tục khai thác sâu hơn những những nét đặc trưng văn hóa của vùng đất này. Ở thế hệ sau Dương Đức Xương và Hầu Hiếu Hiền, Thái Minh Lượng là tên tuổi nổi bật nhất. Ông cũng tận dụng hợp lý những cảnh quay dài, những câu chuyện dàn trải, khó hiểu nhưng được đan xen vào đó những nét hài hước đầy châm biếm và âu lo về những ẩn ức về tình dục. Và cũng giống những bậc tiền bối, Thái Minh Lượng không được đón nhận tại Đài Loan nhưng lại là một tên tuổi lớn của điện ảnh thế giới. Bộ phim Tạm biệt, quán rượu Rồng của ông đoạt giải năm 2003 nói về một chàng thanh niên gay Nhật Bản tìm đến rạp chiếu bóng bỏ hoang để tìm kiếm "bạn tình" đã nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt của các nhà phê bình. Bộ phim Vive L’Amour của ông đã giành được giải Sư tử vàng tại liên hoan phim Venezia, trở thành bộ phim thứ hai của Đài Loan dành được giải thưởng danh giá này. Lớp đạo diễn thứ hai này có cách tiếp cận các đề tài nhẹ nhàng và gần gũi hơn với khán giả nhưng vẫn là những phản ánh chân thực về xã hội Đài Loan. Lý An là đạo diễn đặc biệt thành công cả ở lĩnh vực điện ảnh nghệ thuật và thương mại. Những bộ phim trước đây của ông như Tiệc cưới, Ẩm thực nam nữ…đều có những đề cử quan trọng của liên hoan phim Berlin, BAFTA… và được đông đảo khán giả yêu thích. Ngọa hổ tàng long, tác phẩm hợp tác Trung Quốc – Hồng Kông – Đài Loan là bộ phim nói tiếng Hoa đầu tiên đạt giải Oscar cho phim nước ngoài xuất sắc nhất và thu về 150 triệu USC. Lý An cũng là người gốc Hoa đầu
- tiên đạt giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất với phim BrokebackMountain đồng thời giành hai giải Sư tử vàng với Brokeback Mountain và Sắc Giới. Tiếp nối người thầy lớn Vương Đức Xương, Ngụy Đức Thánh – đạo diễn được coi là đại diện đầu tiên của thế hệ thứ ba đang từng bước khẳng định mình. Bộ phim dài đầu tay mang tên Đất mũi số 7 của Ngụy Đức Thánh được chọn là đại diện của điện ảnh Hoa ngữ tham dự giải Oscar năm 2008. Trước đó, bộ phim này cũng đã phá vỡ kỷ lục phòng vé của Đài Loan khi vượt qua bom tấn Xích Bích của đạo diễn Ngô Vũ Sâm. Bộ phim tiếp tục được chọn đi dự những liên hoan điện ảnh nổi tiếng khác của châu Á như Liên hoan phim Pusan, Hàn Quốc; Liên hoan phim Hawaii, Liên hoan Phim Hong Kong Asia…, gây được thiện cảm với cả giới phê bình và đông đảo khán giả. Những thành công đều đặn và xứng đáng khiến Điện ảnh Đài Loan vẫn tiếp tục khẳng định vị thế đặc biệt của mình trong nền điện ảnh khu vực và thế giới.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn