intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Diễn đàn chân dung đẹp

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

70
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NSNA Tam Thái: Phải giữ được diện mạo chân thật của cuộc sống từ salon cổ điển đên studio hiện đại, giới nhiếp ảnh luôn luôn lấy kỹ thuật, kỹ xảo, kinh nghiệm, sáng tạo để người trong ảnh lúc nào cũng mượt mà hơn, trẻ hơn, thời trang hơn. Nhưng với người được chụp, thường cũng không muốn ảnh “đẹp hơn mình” một cách quá đáng. Vậy mà một số nhà nhiếp ảnh hôm nay đã sáng tác một bức ảnh chân dung vượt quá xa thực tế cuộc sống. Thôn nữ trên đồng ruộng với môi hồng má...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Diễn đàn chân dung đẹp

  1. Diễn đàn chân dung đẹp NSNA Tam Thái: Phải giữ được diện mạo chân thật của cuộc sống từ salon cổ điển đên studio hiện đại, giới nhiếp ảnh luôn luôn lấy kỹ thuật, kỹ xảo, kinh nghiệm, sáng tạo để người trong ảnh lúc nào cũng mượt mà hơn, trẻ hơn, thời trang hơn. Nhưng với người được chụp, thường cũng không muốn ảnh “đẹp hơn mình” một cách quá đáng. Vậy mà một số nhà nhiếp ảnh hôm nay đã sáng tác một bức ảnh chân dung vượt quá xa thực tế cuộc sống. Thôn nữ trên đồng ruộng với môi hồng má phấn, ông cụ chín mươi chống gậy vuốt râu trên đồi cát, công nhân điện làm việc trong ánh sáng phòng chụp, da mặt người dân tộc phải giữ lại diện mạo chân thật của thế hệ và cuộc sống.
  2. NSNA Trần Hồng: Không nên sử dụng kỹ xảo trong ảnh đặc tả Mỗi bức ảnh là một câu chuyện, một cuộc đời. Vì vậ, chụp ảnh chân dung là rất khác nhau. Chính vì lẽ đó, để chụp được ảnh chân dung đẹp người nghệ sĩ phải tìm hiểu rõ về đối tượng để từ đó chụp được cái điển hình nhất, riêng nhất và thật nhất. Không nên sử dụng kỹ xảo trong ảnh đặc tả vì ảnh đặc tả phải nói lên được nội tâm nhân vật, chụp làm sao người ta nhìn vào biết đó là ai. Thông qua đôi mắt, đúng hơn là ánh mắt, ở đó ta sẽ có tất cả. Tôi đã từng ghi lại nhiều ánh mắt của nhiều nhân vật. Có nhân vật như các bà mẹ Việt Nam, sự hy sinh cao cả, chịu đựng khổ đâu hiện lên rất rõ trong ánh mắt. Nhưng cũng có những nhân vật khác chụp xong tôi không muốn xem nữa vì bản chất lưu manh, sảo trá cứ lồ lộ. Người nghệ sĩ phải có vốn sống, tìm đúng khoảnh khắc, bằng cảm nhận, khả năng giao cảm với đối tượng để có bức ảnh giá trị. Đại tá, nhà báo, NSNA Hồng Lân: Bố cục tốt sẽ tăng cái động trong cái tính Tôi rất thích chụp ảnh chân dung. Tôi chụp nhiều nhưng thành công thực sự chỉ đếm trên ngón tay. Có những tấm ảnh đảm bảo tốt về kỹ thuật, ánh sáng nhưng xem đi xem lại, tôi vẫn không hài lòng vì dường
  3. như ảnh vẫn thiếu “cái hồn”. Ảnh chân dung là loại ảnh không động (theo nghĩa tương đối), thường chụp rất gần. Tôi nghiệm thấy cái khó nhất là chớp được nét sống động từ đôi mắt và khoé miệng, đôi mắt hoặc vui hoặc buồn, khoé miệng hoặc cười hoặc không tuỳ theo tính cách và tâm trạng của nhân vật, làm sao chớp được cái thần, sẽ tránh được sự gượng gạo. Đương nhiên, còn phải coi trọng bố cục khi chụp chân dung, tránh kiểu ảnh thẻ công thức cứng nhắc, nếu bố cục tốt sẽ tăng được cái động trong cái tĩnh của ảnh chân dung. Tuỳ đối tượng mà bố cục cho thích hợp. Tôi cũng nghiệm thấy trước khi chụp, nên dành một thời gian thích đáng trò chuyện chân tình để tạo cảm giác yên tâm, thoải mái, tự nhiên cho nhân vật khi chụp. Đôi lời mạo muội, tôi rất mong muốn được học hỏi các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm chụp ảnh chân dung - một thể loại ảnh tuyệt diệu và không phải dễ chụp. NSNA Trần Quốc Dũng: Khoảnh khắc xuất thần
  4. Khi nói đến ảnh chân dung nghệ thuật, chắc chắn những người cầm máy và cả người xem đều dành một sự nể trọng đặc biệt đối với loại ảnh này. Ảnh chân dung khi được thực hiện thành công sẽ thể hiện được cái “thần”, cái “hồn” hay tính cách, biểu cảm đặc trưng nhất của nhân vật. Đây là điều khó nhất, là đỉnh điểm nghệ thuật, không dễ đạt tới. Thế giới nội tâm sâu thẳm hay những biểu cảm xuất thần thực sự là những thách đố với những ai muốn thực hiện một tấm ảnh chân dung đúng nghĩa. Nếu có điều kiện, trước khi chụp, người cầm máy nên trao đổi tìm hiểu về nhân vật để tìm ra nét điển hình – “những điều muốn nói” qua ống kính. Quan sát kỹ càng, trò chuyện, tạo tâm lý thoải mái cho nhân vật trước khi chụp sẽ chẳng bao giờ thừa. Tuy nhiên, không phải những may mắn đó lúc nào cũng có mà nhiều khi người cầm máy phải ghi lại chân dung nhân trong khoảnh khắc bất ngờ “chợt đến, chợt đi”. Chính những khoảnh khắc xuất thần đó, lại mang tới sự thành công ngoài sức tưởng tượng và vinh quang nếu người cầm máy “chộp” được. Khi chụp chân dung, người chụp và ng-ay cả người được chụp cũng đừng “tham lam” mà chỉ nên chọn lựa, tập trung thể hiện một số chi tiết điển hình “đắt gía” nhất mà thôi. Ảnh chân dung nên được thể hiện bằng thủ pháp nghệ thuật đơn giản nhưng tinh tế, làm nổi các chi tiết thông qua việc sử dụng các nguồn sáng có cường độ và góc chiếu khác nhau.
  5. NSNA Mai Nam: Đôi mắt quyết định một nửa sự thành công Ảnh chân dung nghệ thuật là thể loại chụp khó nhất. Ở Việt Nam ta,số người chụp ảnh chân dung nghệ thuật còn rất ít. Cũng cần phân biệt ảnh chân dung nghệ thuật khác với ảnh chân dung studio. Để có chân dung đẹp đòi hỏi người nghệ sĩ phải có vốn sống, kinh nghiệm chụp, và tìm được thời điểm hay khoảnh khắc chụp thích hợp nhất. Người nghệ sĩ phải hiểu được đối tượng mình muốn chụp để lột tả được cái bản chất của nhân vật. Một bức ảnh chân dung đẹp phải thể hiện được nội tâm nhân vật với tính cách riêng của nhân vật đó. Ngoài ra cần phải đạt được ánh sáng tốt, thông số kỹ thuật, độ nét, bố cục hợp lý và bối cảnh phù hợp. Trong ảnh chân dung nghệ thuật thì đôi mắt của đối tượng quyết định 50% sự thành công của bức ảnh. Mỗi người chụp chân dung nghệ thuật nên tìm cho mình một phong cách chụp phù hợp. Bức ảnh có giá trị là bức ảnh có sức thuyết phục đối với người xem.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2