intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Diễn giải di sản và phát triển du lịch bền vững

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Diễn giải di sản và phát triển du lịch bền vững" nhằm mục đích chứng minh việc sử dụng diễn giải di sản là phù hợp góp phần quan trọng trong phát triển du lịch bền vững. Việc diễn giải di sản trở thành một công cụ quan trọng góp phần trong phát triển du lịch bền vững tại khu vực di sản. Các phương pháp của nghiên cứu này bao gồm thu thập tài liệu, kế thừa các nghiên cứu, các dự án, đề án về bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Diễn giải di sản và phát triển du lịch bền vững

  1. DIỄN GIẢI DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ngô Việt Anh1, Bùi Nhật Quỳnh2 Tóm tắt: Mục đích chính của diễn giải di sản là truyền tải những thông tin, giá trị của di sản đến khách du lịch nhằm giáo dục nâng cao sự hiểu biết và thúc đẩy thay đổi hành vi của khách du lịch. Bài viết này, nhằm mục đích chứng minh việc sử dụng diễn giải di sản là phù hợp góp phần quan trọng trong phát triển du lịch bền vững. Việc diễn giải di sản trở thành một công cụ quan trọng góp phần trong phát triển du lịch bền vững tại khu vực di sản. Các phương pháp của nghiên cứu này bao gồm thu thập tài liệu, kế thừa các nghiên cứu, các dự án, đề án về bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Các kết luận chính được rút ra từ quá trình đánh giá, phân tích về diễn giải di sản và phát triển du lịch bền vững từ đó đưa ra hàm ý, kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch bền vững ở các khu vực di sản tại Việt Nam. Từ khoá: Diễn giải di sản, phát triển, du lịch bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hoá tại chỗ, tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan (Hà Phương, 2021). Việc tham quan các điểm đến du lịch mang lại trải nghiệm, cảm xúc, sự hiểu biết, kiến thức và các lợi ích khác, tuỳ thuộc vào nhu cầu và mong đợi của khách du lịch. Nghiên cứu về diễn giải di sản và phát triển du lịch bền vững thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu, các nghiên cứu về diễn giải di sản đều phổ quát, đề cập đến vai trò, cách thức tổ chức, các hạn chế, các nguyên tắc trong diễn giải di sản tại một khu vực, một điểm đến. Một trong những vấn đề quan trọng trong phát triển du lịch bền vững chính là diễn giải di sản. Diễn giải là một quá trình đơn giải hoá những ý tưởng phức tạp và chia sẻ chúng với công chúng. Một trong những mục tiêu chính là diễn giải môi trường là giúp con người hiểu được thế giới tự nhiên, giúp con người hình thành những mối quan hệ tích cực, bền vững hơn với môi trường (Youngentob & Hostetler, 2003). Diễn giải di sản là một hoạt động giáo dục nhằm biểu đạt các ý nghĩa về di sản thiên nhiên và văn hóa. Thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau, việc diễn giải nâng cao sự hiểu biết, nhận thức về bảo vệ các địa điểm tự nhiên và văn hóa (Beck & Cable, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển. 1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2
  2. 490 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 1998). Để đạt được mục tiêu bảo tồn các giá trị di sản, việc phát triển du lịch bền vững, diễn giải di sản được xem là cách thức vận hành hiệu quả, và mang lại nhiều giá trị tích cực. Diễn giải di sản và phát triển du lịch bền vững có mối liên hệ chặt chẽ và cần được nghiên cứu và thực hiện trong quá trình phát triển du lịch tại các khu vực di sản. 2. KHÁI QUÁT VỀ DIỄN GIẢI DI SẢN Diễn giải di sản là một hoạt động giáo dục bao gồm việc cung cấp thông tin về di sản cho khách du lịch đến thăm các di sản. Việc diễn giải được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau: nói chuyện, tham quan có hướng dẫn, bảng điều khiển (cảm ứng), hướng dẫn bằng âm thanh và các kỹ thuật khác. Diễn giải nhằm mục đích mang đến cảm xúc và trải nghiệm cũng như thu hút du khách trong tiếp nhận các thông tin về di sản. Nhiệm vụ của diễn giải là cung cấp những trải nghiệm tối ưu cho du khách, quản lý giao thông của du khách và hình thành thái độ có lợi cho việc bảo vệ và bảo tồn tài nguyên di sản (Nowacki, 2012; Moscardo & Balllantyne, 2008; Beck & Cable, 1998). Ham (1992) đã đưa ra quan điểm cho rằng, diễn giải chỉ đơn giản là một cách tiếp cận để giao tiếp. Ở một góc độ nào đó thì diễn giải được coi như là phiên dịch (translating). Diễn giải liên quan đến việc diễn dịch các giá trị của tự nhiên, văn hoá và các yếu tố liên quan cung cấp cho người không phải là nhà khoa học có thể dễ dàng hiểu được. Ham đã ủng hộ quan điểm về diễn giải của Tilden, tuy nhiên Ham cũng nhận định rằng quan điểm của Tilden coi diễn giải là một cách tiếp cận để giao tiếp, nhấn mạnh đến việc chuyển giao các ý tưởng và các mối quan hệ hơn là các sự kiện và số liệu. Do vậy, Ham tập trung vào trình bày diễn giải sự kiện nhằm mục đích để khán giả hiểu (Ham, 1992). Ham đã phát triển một mô hình gọi là mô hình EROT tập trung vào phong cách diễn giải và nội dung của nó, trong đó nói rằng, để có hiệu quả, việc giải thích cần phải giải quyết bốn thành phần. Thứ nhất, nó cần phải thú vị để mọi người cần có động lực tham gia vào việc giải thích. Thứ hai, nó cần phải phù hợp với du khách; đó là cung cấp những câu chuyện và khái niệm để mọi người có thể kết nối với công viên thông qua trải nghiệm của chính họ. Ở đây, vai trò của các câu chuyện và phép ẩn dụ là rất quan trọng. Thứ ba, nó cần được tổ chức và cung cấp một cấu trúc rõ ràng để hướng dẫn du khách thông qua chương trình. Cuối cùng, việc diễn giải cần phải có chủ đề và cung cấp một thông điệp mà du khách sẽ nhớ sau chuyến thăm của họ. Mục đích chính của việc diễn giải là giúp du khách hiểu được địa điểm, nâng cao nhận thức của họ về môi trường xung quanh và thúc đẩy sự quan tâm về tầm quan trọng của cảnh quan, thiên nhiên và di sản của khu vực đã đến thăm. Diễn giải di sản làm phong phú thêm trải nghiệm của du khách bằng cách cung cấp các hoạt động nhằm thúc đẩy sự hiểu trong thời gian rảnh rỗi của họ. Mục tiêu thiết thực là nâng cao nhận thức của du khách và thay đổi hành vi và ứng xử thân thiện với môi trường và văn hóa (Nowacki, 2012; Beck & Cable, 1998). Diễn giải mang tính bền vững về mặt kinh tế đối với khu vực di sản về lâu dài vì nó thiết lập uy tín, tạo ra sự truyền miệng tích cực. Diễn giải chất lượng cao “cũng có thể cải thiện hoạt động kinh doanh bằng cách tăng chất lượng trải
  3. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 491 nghiệm của khách, tăng tỷ lệ lưu trú và khách lặp lại, cung cấp các cơ hội tiếp thị độc đáo và cho phép các khách sạn tính phí cao hơn” (Ham & Weiler, 2002). Freeman Tilden (1957) đưa ra khái niệm lần đầu tiên về diễn giải: “Một hoạt động giáo dục diễn giải rõ các ý nghĩa và mối quan hệ trong môi trường thông qua sử dụng các đối tượng có thật, sự tiếp xúc trực tiếp và các phương tiện minh hoạ, hơn là chỉ đơn giản cung cấp thông tin sát thực”. Diễn giải đơn giản là một cách tiếp cận truyền thông. Theo Svartor (2017), diễn giải có thể được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, cụ thể như các hoạt động giải thích, sắp xếp hoặc thể hiện sự hiểu biết về một vấn đề nào đó. Mặc dù, có nhiều định nghĩa về diễn giải nhưng tất cả chúng đều được xây dựng trên cùng một ý tưởng về việc truyền tải thông tin. Vì vậy, diễn giải liên quan đến du lịch có thể tìm thấy trong sách, tài liệu quảng cáo, bảng hiệu, triển lãm hoặc được thực hiện bởi một hướng dẫn viên. Bảng 1. Tổng hợp các định nghĩa về diễn giải và diễn giải di sản Tác giả/Năm Định nghĩa xuất bản Tilden (1957) “Một hoạt động giáo dục diễn giải rõ các ý nghĩa và mối quan hệ trong môi trường thông qua sử dụng các đối tượng có thật, sự tiếp xúc trực tiếp và các phương tiện minh hoạ, hơn là chỉ đơn giản cung cấp thông tin sát thực” Moscardo (1999) “....một loại hình giao tiếp đặc biệt có liên quan đặc biệt đ ến du lịch” Moscardo (2014) “Diễn giải di sản được định nghĩa là các hoạt động truyền thông có sức thuyết phục, chẳng hạn như các chuyến tham quan có hướng dẫn viên, tài liệu quảng cáo và thông tin được cung cấp trên các bảng hiệu và trong triển lãm nhằm trình bày và giải thích các khía cạnh của di sản thiên nhiên và văn hóa của một điểm đến du lịch cho du khách” Beck and Cable “Diễn giải là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích tiết lộ ý nghĩa về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa (1998) của chúng ta. Thông qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhaun bao gồm các buổi nói chuyện, các chuyến tham quan có hướng dẫn viên và triển lãm việc diễn giải sẽ nâng cao sự hiểu biết, đánh giá cao của chúng ta và do đó bảo vệ các di tích lịch sử và kỳ quan thiên nhiên” Hiệp hội diễn giải “...là một phương tiện truyền đạt ý tưởng và cảm xúc giúp mọi người làm phong phú thêm sự hiểu biết Australia (2005) và đánh giá cao môi trường cũng như vai trò của họ đối với môi trường” (Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, 2024) 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập tài liệu và điền dã. Nhóm tác giả tập trung thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan đến lý luận, thực tiễn diễn giải di sản và phát triển du lịch bền vững. Cụ thể các tài liệu là các bài viết, bài nghiên cứu, công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về diễn giải di sản và phát triển du lịch bền vững. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các cuộc điền dã tại các khu vực di sản nhằm thu thập các tài liệu, hình ảnh về hoạt động diễn giải di sản trong hoạt động du lịch như Di sản Hoàng Thành Thăng Long, các di tích lịch sử văn
  4. 492 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... hoá như Di tích Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Vườn quốc gia Cúc Phương,... nhằm đánh giá về các hoạt động diễn giải di sản trong du lịch tại các khu vực di sản ở Việt Nam. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mối liên hệ giữa diễn giải di sản và phát triển du lịch bền vững Freeman Tilden được coi là người đầu tiên viết về diễn giải trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Năm 1957, Tilden đã đề cập đến các nguyên tắc trong thực hiện diễn giải di sản. Quan điểm của Tilden đã trở thành một nguồn tài liệu cần thiết và được nhiều nhà nghiên cứu phát triển và đưa ra các nguyên tắc trong thực hiện diễn giải di sản (Hall và McArthur, 1998). Thứ nhất, các nguyên tắc diễn giải là phù hợp với mục tiêu trong việc phát triển du lịch bền vững và mục tiêu trong bảo tồn bền vững các giá trị của di sản. Các nguyên tắc của Tilden được đưa vào nhưng đã được diễn đạt lại để phản ánh tốt hơn và phù hợp với bối cảnh hiện đại (Beck & Cable, 2011). Tuy nhiên, 9 nguyên tắc bổ sung đưa diễn giải vào một bối cảnh lớn hơn. Họ nhấn mạnh, ngoài những điều khác, tầm quan trọng của việc truyền tải lịch sử, cũng như việc sử dụng công nghệ mới để thu hút khán giả. Hơn nữa, các nguyên tắc mô tả cách diễn giải có thể dẫn đến trải nghiệm tuyệt vời hơn ở một địa điểm nhất định hoặc tại một điểm đến. Bảng 2. Các nguyên tắc trong diễn giải di sản Tilden (1957) 1. Bất kỳ diễn giải di sản cần được trình bày hoặc mô tả về các thuộc tính, trải nghiệm không liên quan sẽ là vô nghĩa với khách du lịch 2. Thông tin là yếu tố cốt lõi trong diễn giải di sản, tất cả các diễn giải đều phải chứa đựng các thông tin. 3. Diễn giải là một nghệ thuật kết hợp nhiều nghệ thuật, cho dù các tài liệu được trình bày là khoa học, lịch sử hay kiến trúc. Bất kỳ nghệ thuật nào cũng có thể dạy được ở một mức độ nào đó. 4. Mục đích chính của việc diễn giải di sản không phải là hướng dẫn, mà là kích thích. 5. Việc diễn giải di sản nên nhằm trình bày một tổng thể hơn là một bộ phận. 6. Việc diễn giải cho trẻ em phải được thiết kế riêng chứ không chỉ đơn thuần như các chương trình dành cho người lớn. Beck và Cable (2011) 1. Để thu hút sự chú ý, người làm diễn giải phải liên hệ, kết nối giữa chủ đề diễn giải với cuộc sống của những du khách/ khán giả. 2. Mục đích của việc diễn giải không chỉ là cung cấp thông tin mà phải để thể hiện ý nghĩa và làm sâu sắc các thông tin truyền tải. 3. Phần trình bày diễn giải được xem như một tác phẩm nghệ thuật nên phải được thiết kế như một câu chuyện có thông tin phong phú, có tính giải trí và thu hút du khách. 4. Mục đích của diễn giải là truyền cảm hứng và kích thích sự quan tâm của mọi người. 5. Diễn giải cần trình bày một cách trọn vẹn chủ đề hoặc vấn đề đến tất cả du khách/ khán giả. 6. Diễn giải cho trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi là những nhóm đối tượng khác nhau cần tuân theo các cách tiếp cận khác nhau.
  5. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 493 7. Mỗi điểm đến đều có một lịch sử, người làm diễn giải cần phải kể các câu chuyện lịch sử một cách sống động, ý nghĩa hơn. 8. Công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng để sử dụng trong quá trình diễn giải, tuy nhiên cần được thực hiện một cách hiệu quả và hợp lý. 9. Người làm diễn giải phải quan tâm đến số lượng và chất lượng (chọn lọc và chính xác) của các thông tin được trình bày. Diễn giải tập trung được nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ hiệu quả hơn một bài thuyết trình dài dòng. 10. Trước khi áp dụng nghệ thuật diễn giải, người làm diễn giải phải nắm vững các kỹ thuật giao tiếp cơ bản. Chất lượng diễn giải phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng của người làm diễn giải, những kiến thức và kỹ năng này phải được trau dồi liên tục theo thời gian. 11. Văn phong của diễn giải nên được sử dụng một cách phù hợp với đối tượng truyền tải, thu hút sự quan tâm của họ đến chủ đề diễn giải. 12. Chương trình diễn giải phải có sự hỗ trợ về tài chính, tình nguyện viên, các chính sách hay bất kỳ sự hỗ trợ nào cần thiết để phát triển chương trình diễn giải. 13. Diễn giải phải truyền tải thông điệp cho mọi người thấy mong muốn cảm nhận vẻ đẹp xung quanh họ để nâng cao tinh thần và khuyến khích bảo tồn tài nguyên. 14. Người làm diễn giải có thể thúc đẩy trải nghiệm tối ưu thông qua thiết kế cơ sở và chương trình có chủ đích và chu đáo. 15. Niềm đam mê là thành phần thiết yếu để diễn giải mạnh mẽ và hiệu quả - niềm đam mê đối với nguồn tài nguyên và đối với những người được truyền cảm hứng từ nguồn đó. (Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, 2024) Thứ hai, các hiệu quả của diễn giải di sản cũng được đề cập trong mục tiêu hướng tới của phát triển du lịch bền vững và góp phần thực hiện các mục tiêu về bảo tồn các giá trị của di sản. Moscardo (1996) đã nhấn mạnh về hiệu quả của diễn giải là chìa khoá để đảm bảo chất lượng trải nghiệm của khách du lịch, và quan trọng trong việc đánh giá một chương trình du lịch, góp phần quan trọng trong quản lý hiệu quả hơn tại một điểm đến. Langer (2000) đã đề cập diễn giải trong bối cảnh du lịch rằng diễn giải có thể mang lại hiệu quả trong việc khuyến khích và hỗ trợ khách du lịch trong quá trình nhận thức và thay đổi hành vi. Tubb (2003) lập luận rằng diễn giải di sản đóng góp vào các mục tiêu phát triển du lịch bền vững thông qua việc nâng cao nhận thức dẫn đến ý định hành vi của du khách. Luận điểm này được Healy và cộng sự (2016) đồng tình trong nghiên cứu về diễn giải trong du lịch. Hiệu quả của các hình thức giải thích khác nhau phụ thuộc vào bối cảnh văn hoá. Điều này được chứng minh qua nghiên cứu của Xu và cộng sự (2013), nghiên cứu về hiệu quả của diễn giải môi trường tại các điểm tham quan thiên nhiên của Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hình thức diễn giải như biển báo, trung tâm thông tin, bảo tàng địa chất,… bằng các cách thức trình bày theo lối khoa học phương Tây không hiệu quả đối với khách du lịch Trung Quốc. Trong bối cảnh tại Trung Quốc, các chuyến tham quan có hướng dẫn viên sẽ phù hợp hơn, các hình thức diễn giải cần phù hợp với thẩm mỹ của khách du lịch, sử dụng các nội dung,
  6. 494 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... câu chuyện, nghệ thuật phù hợp nhằm thu hút về mặt cảm xúc, cảnh quan, văn hoá tại điểm đến. Walker & Moscardo (2014) đã phát triển mô hình diễn giải giá trị (VMI) trong đó xác định các yếu tố cơ bản cần thiết để trải nghiệm du lịch sinh thái có hiệu quả trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức của khách du lịch. Mô hình xác định các yếu tố trải nghiệm và diễn giải phổ biến nhất tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham gia xác định các giá trị nhận thức và ý định thay đổi hành vi sau khi sử dụng diễn giải. Mô hình VMI cung cấp một nền tằng và cách thức để cung cấp các điều kiện thuận lợi cho sự đóng góp của du lịch sinh thái vào tính bền vững. Mối liên kết có chủ ý của hành vi đảm nhận vai trò diễn giải khái niệm và vận hành trong trải nghiệm du lịch sinh thái nhằm góp phần phát triển bền vững trong du lịch. Thứ ba, kế hoạch về diễn giải di sản là một bộ phận quan trọng trong các chiến lược, quy hoạch trong phát triển du lịch bền vững tại các khu vực di sản. Điều này được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng. Helmy và Cooper (2002) đã khẳng định rằng du lịch phải là một yếu tố quan tọng trong kế hoạch phát triển bền vững của một khu vực. Cùng với các hoạt động kinh tế, xã hội khác được thực hiện trên một địa bàn nhất định, du lịch mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hoá. Điều này đặc biệt quan trọng ở những khu vực mà việc thực hiện các mục tiêu kinh tế ngắn hạn chiếm ưu thế hơn so với việc lập kế hoạch dài hạn. Trong quy hoạch phát triển bền vững của khu vực, cần duy trì sự cân bằng giữa tính xác thực của điểm đến và sự phát triển của các hình thức diễn giải di sản khác nhau ( Loulanski & Loulanski, 2011). Các kế hoạch phát triển diễn giải di sản cần tính đến nhu cầu bảo tồn di sản, quan điểm đa nguyên về di sản và phải tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương xây dựng ý thức về quyền sở hữu chung đối với di sản (Caffyn & Lutz, 1999; Wait, 2000). Kế hoạch diễn giải phải mang đến cho khách du lịch sự hiểu biết về các giá trị lịch sử, bản chất của di sản đồng thời phù hợp với yêu cầu của khách du lịch bằng cách kết hợp giáo dục và giải trí để đảm bảo nhiều trải nghiệm và sự hài lòng (Henderson, 2003; Carr, 2004). Việc quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại các khu vực di sản thực sự rất quan trọng. McGrath (2005) cũng cho rằng việc diễn giải di sản nên đóng vai trò đệm trong mối quan hệ giữa du lịch và di sản. Diễn giải di sản còn giúp xây dựng mối liên kết giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương trong việc định hình chiến lược diễn giải và tạo ra các thông điệp diễn giải có thể giúp ích đáng kể trong việc hình thành ý thức về bản sắc địa phương. Các nhà nghiên cứu cho rằng quá trình lựa chọn chủ đề, nội dung, thông điệp diễn giải là một cách quan trọng để thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc quy hoạch phát triển du lịch tại khu vực di sản văn hoá (Helmy & Cooper, 2002). Việc quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại các khu vực di sản thực sự rất quan trọng. Hall và McArthur (1998) chỉ ra khả năng xảy ra xung đột giữa các bên liên quan trong quá trình phát triển của khu vực di sản. Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng dù có
  7. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 495 sự đồng thuận việc quản lý các khu di sản nên tối đa hoá chất lượng trải nghiệm của khách du lịch đồng thời giảm thiểu tác động đến các giá trị của di sản, nhưng trong nhiều trường hợp xảy ra xung đột trực tiếp giữa những người quản lý muốn hạn chế số lượng khách du lịch để giảm những ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng địa phương. Trong quá trình quy hoạch du lịch tại các khu di sản, điều quan trọng là phải thiết lập các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của khu vực. Helmy và Cooper (2002) cho rằng để đánh giá một cách đáng tin cây tình hình thực hiện kế hoạch phát triển du lịch bền vững cần phải thực hiện trên ba cấp độ: chính sách và chiến lược, kế hoạch và chương trình, kỹ thuật. Bộ chỉ tiêu đánh giá về phát triển du lịch bền vững tại các khu vực di sản cũng được Ahyeiwaah và cộng sự (2017) phát triển. Nhóm tác giả này đã đưa ra bộ chỉ tiêu bao gồm bốn nhóm chỉ tiêu chính: kinh tế, xã hội, môi trường và văn hoá. 4.2. Cơ hội và thách thức trong thực hiện diễn giải di sản trong phát triển du lịch bền vững Hệ thống các nghiên cứu đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong thực hiện các chương trình diễn giải di sản trong các hoạt động phát triển bền vững trong đó có hoạt động du lịch. Cơ hội Bramwell & Lane (1993) và Tubb (2003) chỉ ra rằng một chương trình diễn giải di sản tốt, trên hết phải là một công cụ hiệu quả để quản lý việc di chuyển của khách du lịch đến khu vực di sản. Điều này đạt được bằng cách xây dựng các trung tâm điều hành, phân phối khách du lịch tới từng địa điểm tham quan khác nhau nằm trong khu vực di sản. Những hoạt động này nhằm mục đích kiểm soát, giảm áp lực từ lượng khách du lịch tập trung quá đông vào điểm đến, tuyến tham quan trong khu vực di sản. Diễn giải di sản bằng cách truyền đạt các giá trị lịch sử, văn hoá, thẩm mỹ, khoa học, khảo cổ,… của các di sản tới khách du lịch cũng như những quy tắc, tiêu chuẩn, quy định trong ứng xử trong khu vực di sản một cách phù hợp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của khách du lịch đến di sản (Enseñat-Soberanis và cộng sự, 2018). Moscardo (2009) nhấn mạnh rằng để có thể diễn giải di sản một cách đúng đắn thì khách du lịch được ở trong trạng thái thoải mái, an toàn, khu vực di sản cần được thiết lập bảng thông tin, cung cấp đa dạng các hình thức diễn giải, hấp dẫn ở nhiều giác quan, đồng thời diễn giải các chủ đề, câu chuyện cần kết hợp kiến thức bản địa nhằm gia tăng sự chú ý và thu hút sự quan tâm từ khách du lịch. Việc diễn giải di sản mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế địa phương. Diễn giải di sản thu hút khách du lịch đến những địa điểm di sản, níu giữ khách du lịch ở lại lâu hơn và sử dụng các dịch vụ địa phương (Bramwell & Lane (1993). Việc diễn giải cũng mang lại lợi ích cho môi trường địa phương, xây dựng sự hiểu biết về di sản cho cộng đồng và khách du lịch, từ đó cộng đồng nhận thức được các giá trị của di sản, có thái độ, hành vi trong bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của di sản địa phương (Ham, 1992). Silberman (2012) tin rằng việc khách du lịch và cộng đồng địa phương tham gia vào các chương trình diễn giải di sản mang lại nhiều lợi ích. Việc nhận thức và tôn trọng các giá trị di sản của khách du lịch góp phần giảm thiểu việc khai thác quá mức và tăng cường sự tương tác cùng có lợi giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương.
  8. 496 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Thách thức Việc thực hiện các chương trình diễn giải di sản cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, trong đó bao gồm sự chi phối bởi lợi ích kinh tế sẽ tác động và ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương, môi trường,… (Luke, 2005). Các thách thức, nguy cơ khác như việc lựa chọn các nội dung diễn giải và đơn giải hoá cách thức diễn giải chẳng hạn như việc lượng khách du lịch quá đông nên thời gian diễn giải được rút ngắn xuống, từ đó khu vực di sản tiếp nhận nhiều đoàn khách hơn, thu được nhiều lợi ích kinh tế hơn,… Mặt khác, việc diễn giải di sản quá mức cũng là thách thức, tức là hoạt động diễn giải được thực hiện một cách quá mức, xâm phạm đến các giá trị của di sản, hoặc chứa quá nhiều nội dung diễn giải về di sản, thiếu các nội dung sáng tạo, không hấp dẫn đối với khách du lịch. Một trong những vấn đề của diễn giải di sản có thể làm xáo trộn hoạt động tham quan của khách du lịch và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng địa phương như thực hiện các hoạt động diễn giải tại các nơi thờ cúng, khu vực sinh hoạt riêng của cộng đồng,… Các yếu tố về mặt chính trị và hệ tư tưởng cũng có thể chi phối hoạt động diễn giải di sản, mang đến những thông điệp, nội dung sai lệch với những mục đích chính trị gây nên những ảnh hưởng đến sự nhận thức của khách du lịch. Cuối cùng, thách thức trong thực hiện các chương trình diễn giải di sản xuất phát chính từ khách du lịch. Sự nhận thức, vốn sống của khách du lịch là khác nhau, trong khi việc thực hiện diễn giải di sản đối với các đối tượng khách có học thức cao, vốn hiểu biết rộng trở nên dễ dàng, thì việc thực hiện diễn giải di sản và thu hút sự quan tâm của đối tượng khách du lịch đại chúng, khách có trải nghiệm và trình độ học vấn thấp là rất khó khăn. 4.3. Điểm mạnh và điểm yếu trong thực hiện diễn giải di sản trong phát triển du lịch bền vững Bên cạnh các cơ hội và thách thức trong thực hiện diễn giải di sản trong phát triển du lịch bền vững, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các điểm mạnh, lợi thế và các điểm yếu hay hạn chế trong thực hiện các chương trình diễn giải di sản trong du lịch tại các khu vực di sản. Điểm mạnh Các giá trị của di sản là điểm mạnh, lợi thế trong phát triển các hoạt động du lịch. Di sản là yếu tố nền tảng và quan trọng đối với du lịch. Di sản của một quốc gia có thể thu hút nhiều khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới và có thể giúp phát triển du lịch của quốc gia đó (Meha và cộng sự, 2020). UNWTO từng khẳng định rằng các di sản văn hoá là những địa điểm có giá trị to lớn cả vật thể và phi vật thể đối với nhân loại. Một địa điểm di sản văn hoá có thể tạo nên mối quan hệ chặt chẽ với các khu vực lân cận, khu vực và quốc gia khi nó được xây dựng các chiến lược và thương hiệu du lịch thành công (Arumugam và cộng sự, 2023). Dựa trên các yếu tố về giá trị, tính hấp dẫn mà di sản mang lại cho khách du lịch những trải nghiệm, sự hài lòng, nhận thức về bảo vệ, bảo tồn di sản thông qua quá trình nhận thức và thay đổi hành vi. Việc thực hiện các chương trình diễn giải di sản dựa trên các nền tảng của di sản, phát huy chúng thông qua quá trình giao tiếp, truyền tải thông tin và tương tác với khách du lịch. Ngoài ra, các quy hoạch phát triển du lịch hay các chính sách quản lý tại các khu vực di sản thường đề cập các công tác diễn giải, cung cấp thông tin, quản lý khách du lịch,… là những yếu tố lợi thế để thực hiện các chương trình diễn giải di sản. Các chính sách diễn giải tốt sẽ tạo điều kiện để cung cấp cho khách du lịch các chương trình diễn giải di sản phù hợp và có chất lượng cao.
  9. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 497 Điểm yếu Việc hạn chế vì những lý do bảo tồn tại các khu di sản là những điểm yếu trong thực hiện diễn giải di sản. Điều này đã được Prados-Peña và Sáez-Pérez (2021) chỉ ra rằng các chiến lược trong quản lý và bảo tồn các giá trị của di sản được thiết kế phù hợp nhằm giảm thiểu sự tham gia của khách du lịch vào các khu vực bảo tồn quan trọng của di sản. Do vậy, các chương diễn giải di sản thường sẽ không được thực hiện trong các khu vực này, khách du lịch thường chỉ nắm bắt được các thông tin một cách không rõ ràng tại các khu vực này. Diễn giải di sản đòi hỏi các kỹ thuật, đa dạng về phương tiện truyền tải thông tin. Tuy nhiên, ở các khu vực di sản thì cơ sở hạ tầng yếu kém và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn hạn chế (Mondal, 2017). Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu di sản phục vụ diễn giải di sản yếu kém gây nên sự hạn chế trong việc thực hiện các chương trình diễn giải di sản. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch đến các di sản tăng đột biến sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của các chương trình diễn giải di sản. Trong nhiều trường hợp, khi lượng khách du lịch quá đông, các chương trình diễn giải sẽ được giảm bớt thời gian hoặc thậm chí sẽ không được diễn ra. Điều này cũng là một điểm yếu trong thực hiện các chương trình diễn giải di sản trong du lịch ở các di sản. Một số vấn đề khác được cho là điểm yếu trong thực hiện các chương trình diễn giải di sản như nguồn nhân lực hạn chế. Vai trò của hướng dẫn viên, diễn giải viên là rất quan trọng trong một chương trình tham quan. Tuy nhiên ở nhiều điểm đến di sản, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế về các kỹ năng, kiến thức về diễn giải di sản. Yếu tố về an ninh, an toàn, sự tham gia của người dân địa phương trong diễn giải di sản cũng là một trong những điểm yếu trong phát triển du lịch bền vững ở các khu di sản hiện nay. 5. HÀM Ý NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN Diễn giải di sản được cho là một trong những chiến lược hiệu quả và nằm trong các chiến lược phát triển du lịch bền vững tại khu vực di sản, hay một điểm đến du lịch. Việc thực hiện diễn giải di sản thông qua các hình thức và phương tiện khác nhau như cung cấp thông tin trên bảng biển, các chuyến tham quan có hướng dẫn viên, các tài liệu, tờ rơi thông tin,… Các chương trình diễn giải mang đến những trải nghiệm và hiểu biết một cách rõ ràng hơn về khu vực di sản, từ đó nâng cao, thúc đẩy nhận thức của khách du lịch về bảo tồn các giá trị của di sản thiên nhiên, văn hoá, hay các di tích lịch sử. Moscardo (1996) xác định ba cách thức chính mà việc diễn giải góp phần nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách du lịch, đó là: (1) Cung cấp thông tin về các lựa chọn có sẵn để khách du lịch có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất họ sẽ làm gì và đi đâu, (2) Cung cấp thông tin khuyến khích sự an toàn, thoải mái để du khách biết cách ứng phó và quản lý tốt hơn những khó khăn và hiểu rõ về những cảnh báo, (3) Tạo ra trải nghiệm thực tế để khách du lịch có thể tham gia vào các hoạt động như đi bộ có hướng dẫn viên, du lịch sinh thái, tham quan phòng trưng bày nghệ thuật, khu bảo tồn động vật hoang dã, vườn thú, tìm hiểu về các lĩnh vực giáo dục được quan tâm. Nghiên cứu về diễn giải di sản trong du lịch còn cho thấy được vai trò và những đóng góp của hướng dẫn viên, diễn giải viên vào mục tiêu phát triển bền vững tại các khu vực di sản. Hướng dẫn viên du lịch cũng là người có khả năng điều chỉnh hành vi của khách du lịch đảm bảo rằng hành vi có trách nhiệm với môi trường và góp phần bảo
  10. 498 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... tồn môi trường (Armstrong & Weiler, 2002). Hướng dẫn viên đóng vai trò như một diễn giải viên di sản, một cá nhân tương tác với những người tham gia để mang lại sự quan tâm, thúc đẩy sự hiểu biết và khuyến khích trải nghiệm tích cực về chủ để tự nhiên, lịch sử hoặc văn hoá. Diễn giải viên truyền tải thông tin bằng các cách thức khác nhau như truyền tải các chủ đề, thông điệp phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. Diễn giải viên có thể làm việc trong các công viên, bảo tàng, thuỷ cung, di tích lịch sử, phòng trưng bày nghệ thuật, vườn thú, khu công nghiệp, trung tâm trình diễn, vườn bách thảo, trung tâm văn hoá, địa điểm du lịch mạo hiểm, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Mặt khác, Reisinger & Steiner (2006) lập luận rằng các chuyến du lịch có hướng dẫn viên là công cụ hiệu quả được nhà quản lý sử dụng để kiểm soát khách du lịch. Hướng dẫn viên du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục khách du lịch về tầm quan trọng của di sản. Các cách thức diễn giải của hướng dẫn thông qua các chủ đề, câu chuyện, thông điệp chính là để thúc đẩy sự quan tâm của khách du lịch và giáo dục, nâng cao nhận thức của họ về các giá trị của di sản, từ đó có những hành vi phù hợp, bảo tồn các di sản. Vì vậy, việc nghiên cứu về vai trò và sự tham gia tích cực của hướng dẫn viên, diễn giải viên trong diễn giải di sản góp phần vào mục tiêu phát triển du lịch bền vững là rất quan trọng và cần được phát triển trong tương lai. Dựa trên các nghiên cứu lý luận trên, việc xem xét và nghiên cứu về diễn giải di sản tại Việt Nam, có thể thấy cần có những chiến lược và giải pháp cụ thể trong thực hiện các chương trình diễn giải di sản tại các khu di sản ở Việt Nam. Các vấn đề nhận thức mối liên hệ giữa diễn giải di sản và phát triển du lịch bền vững, cơ hội, thách thức trong thực hiễn diễn giải di sản, điểm mạnh, điểm yếu trong thực hiện diễn giải di sản, hiệu quả của diễn giải di sản, vai trò của hướng dẫn viên, diễn giải viên và sự phối hợp giữa các bên liên quan như Ban quản lý di sản, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương làm bài học kinh nghiệm trong thực hiện diễn giải di sản ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện diễn giải di sản cần quan tâm đến các cơ hội và thách thức, các vấn đề về hiệu quả, vai trò của diễn giải di sản, các giải pháp trong đào tạo, nâng cao kỹ năng diễn giải cho lực lượng hướng dẫn viên, và cộng đồng địa phương. Các đóng góp tích cực của diễn giải di sản là một trong những lợi ích góp phần phát triển du lịch bền vững tại các khu vực di sản, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agyeiwaah, E., McKercher, B., & Suntikul, W. (2017), Identifying core indicators of sustainable tourism: A path forward?, Tourism Management Perspectives, 24, 26-33. 2. Armstrong, K. E., & Weiler, B. (2011), Getting the Message Across: An Analysis of Messages Delivered by Tour Operators in Protected Areas, Journal of Ecotourism, 1(2-3), 104-121. 3. Arumugam, A., Nakkeeran, S., & Subramaniam, R. (2023), Exploring theFactors Influencing Heritage Tourism Development: A Model Development, Sustainability,15(15), 1-18.
  11. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 499 4. Beck, L., & Cable, T. (1998), Interpretation for 21th Century. Fifteen Guiding Principles for Interpreting Nature and Culture, Sagamore Publishing: Champaign, IL, USA. 5. Beck, L., & Cable, T. (2011), The Gifts of Interpretation - Fifteen Guiding Principles for Interpreting Nature and Culture 3rd, Sagamore Publishing: Champaign, IL, USA. 6. Bramwell, B., & Lane, B. (1993), Interpretation and Sustainable Tourism: The Potential and the Pitfalls, Journal Sustainable Tourism, 1(1), 71-80. 7. Caffyn, A., & Lutz, J. (1999), Developing the heritage tourism product in multiethnic cities, Tourism Management, 20(2), 213-221. 8. Carr, A. (2004), Mountain places, cultural spaces: The interpretation of culturally significant landscapes. Journal of Sustainable Tourism, 12(5), 432-459. 9. Enseñat-Soberanis, F., Frausto-Martínez, O., & Gándara-Vázquez, M. (2018), A visitor flow management process for touristified archaeological sites. Journal of Heritage Tourism, 14(4), 340-357. 10. Hà Phương (2021), “Vai trò của du lịch trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội”, Tạp chí Cộng sản, truy cập ngày 20/2/2024, đường dẫn: https://www. tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/824579/vai-tro-cua-du- lich-trong-chien-luoc-phat-trien-kinh-te---xa-hoi--cua-thu-do-ha-noi.aspx 11. Hall, C. M., & McArthur, S. (1998), Integrated Heritage Management. Principles and Practice, Stationery Office: London, UK. 12. Ham, S. H. (1992), Environmental Interpretation: A Practical Guide for People with Big Ideas and Small Budgets, Fulcrum Publishing: Golden, CO, USA. 13. Ham, S. H., & Weiler, B. (2002), Interpretation as the centrepiece of sustainable wildlife tourism. In Harris, R., Griffin, T. & Williams, P (eds.): Sustainable Tourism: A Global Perspective, London: Butterworth-Heinneman, 35-44. 14. Healy, N., Van Riper, C. J., & Boyd, S. W. (2016), Low versus high intensity approaches to interpretive tourism planning: The case of the Cliffs of Moher, Ireland, Tourism Management, 52(2016), 574-583. 15. Helmy, E., & Cooper, C. (2002), An Assessment of Sustainable Tourism Planning for the Archaeological Heritage: The Case of Egypt, Journal of Sustainable Tourism, 10(6), 514-535. 16. Henderson, J. (2003), Ethnic heritage as a tourist attraction: The Peranakans of Singapore. International Journal of Heritage Studies, 9(1), 27-44. 17. Hiệp hội diễn giải Australia (2005), Interpretation Australia Association, truy cập ngày 10/10/2023, đường dẫn: http://www.interpretationaustralia.asn.au/. 18. Langer, E. J. (2000), Mindful learning, Current Directions in Psychological Science, 9(6), 220-223. 19. Loulanski, T., & Loulanski, V. (2011), The sustainable integration of cultural heritage and tourism: A meta-study, Journal of Sustainable Tourism, 19(7), 837-862. 20. Luke, T. W. (2005), Neither sustainable nor development: Reconsidering sustainability in development, Sustainable Development, 13(4), 228-238. 21. McGrath, G. (2005), Tour Guides as Interpreters of Archaeological Sites: Heritage Tourism in Cusco, Peru, Ph.D. Dissertation, School of Management Studies, University of Surrey, Guildford, UK.
  12. 500 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 22. Meha. A., Tahiri. A., & Zhubi. M. (2020), Importance of Cultural Heritage in Tourism Development: The Case of Kosovo, Acta Universitatis Danubius, 16(6), 224-236. 23. Mondal, Md., & Haque, M. (2017), SWOT analysis and strategies to develop sustainable tourism in Bangladesh, UTMS Journal of Economics, 8(2), 159-167. 24. Moscardo, G. (1996), Mindful visitors: Heritage and tourism, Annals of Tourism Research, 23(2), 376-397. 25. Moscardo, G. (1999), Making visitors mindful: principles for creating sustainable visitor experiences through effective communication, Sagamore Publishing: Champaign, IL, USA. 26. Moscardo, G. (2009), Understanding tourist experience through mindfulness theory. In Kozak, M., & Decrop, A. (Eds): Handbook of Tourist Behaviour: Theory and Practice, Routledge: New York, 99-115. 27. Moscardo, G. (2014), Interpretation. In Jafari, J., & Xiao, H. (Eds): Encyclopedia of Tourism, Springer: London, UK, 776-779. 28. Moscardo, G., & Ballantyne, R. (2008), Interpretation and Attractions. In Garrod, B., & Wanhill, S. (Eds): Managing Visitor Attractions, Routledge: Oxford, UK, 237-252. 29. Nowacki, M (2012), Heritage Interpretation, Wydawnic two AWFw Poznaniu: Poznan, Poland. 30. Prados-Peña, M. B., Sáez-Pérez, M. P., & Piernikowska, A. (2021), Heritage Destination: Weaknesses and Strengths Based on the Opinions of Its Visitors-Case Study: The Alhambra and Generalife, Journal of Tourism and Hospitality Management, 9(6), 327-342. 31. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch Việt Nam. 32. Reisinger, Y., & Steiner, C. (2006), Reconceptualising Interpretation: The Role of Tour Guides in Authentic Tourism, Current Issues in Tourism, 9(6), 481-498. 33. Silberman, N. A. (2012), Heritage interpretation and human rights: Documenting diversity, expressing identity, or establishing universal principles?, International Journal of Heritage Studies, 18(3), 245-256. 34. Svartor, J. E. (2017), Interpretation and environmental education associated with national park visitor centres: framework, development and design, Master’s thesis, Norwegian University of Life Sciences. 35. Tilden, F. (1957), Interpreting Our Heritage (3rd), North Carolina Press, Chapel Hill. 36. Tubb, K. N. (2003), An Evaluation of the Effectiveness of Interpretation within Dartmoor National Park in Reaching the Goals of Sustainable Tourism Development, Journal of Sustainable Tourism, 11(6), 476-498. 37. Waitt, G. (2000), Consuming heritage: Perceived historical authenticity, Annals of Tourism Research, 27(4), 835-862. 38. Walker, K., & Moscardo, G. (2014), Encouraging sustainability beyond the tourist experience: Ecotourism, interpretation and values, Journal of Sustainable Tourism, 22(8), 1175-1196. 39. Xu, H., Cui, Q., Ballantyne, R., & Packer, J. (2013), Effective environmental interpretation at Chinese natural attractions: The need for an aesthetic approach, Journal of Sustainable Tourism, 21(1), 117-133. 40. Youngentob, K., & Hostetler, M. (2003), Environmental interpretation: How to communicate persua sively, WEC 169, Department of Wildlife Ecologyand Conservation, Institute of Foodand Agricultural Services, University of Florida. Gainesville.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2