Điều cần biết về thủ tục mua nhà - Hướng dẫn về giấy tờ và trình tự thủ tục mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất
lượt xem 27
download
Tài liệu hướng dẫn các bạn chuẩn bị giấy tờ và trình tự thủ tục mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng như nắm vững và hiểu rõ các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng mua bán khi tiến hành mua bán nhà - đất. Cùng tham khảo tài liệu các bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều cần biết về thủ tục mua nhà - Hướng dẫn về giấy tờ và trình tự thủ tục mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Điều cần biết về thủ tục mua nhà Hướng dẫn về giấy tờ và trình tự thủ tục mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Điều cần biết về thủ tục mua nhà Giấy tờ pháp lý, các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng mua bán) cũng như các bước khi tiến hành mua nhà 1. Về điều kiện giao dịch Căn cứ điều 91 và điều 92 Luật nhà ở: - Đối với nhà ở đưa vào giao dịch mua bán phải đáp ứng điều kiện có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật; không có tranh chấp về quyền sở hữu; không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Đối với bên bán: phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc là người đại diện của chủ sở hữu theo văn bản ủy quyền của chủ sở hữu nhà ở và phải có năng luật hành vi dân sự. 2. Về nội dung hợp đồng mua bán nhà Theo quy định tại điều 93 Luật nhà ở, hợp đồng mua bán nhà phải thể hiện các nội dung sau đây: a) Tên và địa chỉ của các bên b) Mô tả đặc điểm của nhà ở
- c) Giá và phương thức thanh toán d) Thời gian giao nhận nhà ở đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên e) Cam kết của các bên g) Các thỏa thuận khác h) Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng i) Chữ ký của các bên Trên cơ sở đó, bạn có thể lưu ý một số nội dung cần thiết sau: - Nếu nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng hoặc của nhiều người thì phần bên bán nhà phải ghi đủ thông tin và có chữ ký của cả hai vợ chồng hoặc của các đồng sở hữu. Trường hợp nhà thuộc sở hữu chung mà chỉ ghi tên, chữ ký của một người đại diện thì phải có giấy ủy quyền hợp pháp của những chủ sở hữu chung còn lại cho người đại diện đứng ra thực hiện giao dịch với bên mua nhà. - Trong phần mô tả nhà nên nêu rõ tình trạng pháp lý của căn nhà như có giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu và/hoặc quyền sử dụng đất hay không; nhà có
- đang thế chấp hay không; cách giải quyết (nếu có) và cam kết chịu trách nhiệm về tình trạng pháp lý đối với nhà của bên bán… - Hình thức và phương thức thanh toán cần được quy định cụ thể là thanh toán bằng đồng Việt Nam hay bằng vàng (có sự quy đổi theo hiện giá); tiến độ thanh toán là bao nhiêu đợt với số tiền và thời gian của từng đợt; việc giải quyết số tiền đặt cọc (nếu có)… - Cần có cam kết của bên bán về quyền sở hữu của bên bán đối với căn nhà mua bán. - Nếu không có thỏa thuận về nghĩa vụ thuế thì theo nguyên tắc luật định, bên bán sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân và bên mua sẽ nộp lệ phí trước bạ khi mua bán nhà ở. Hợp đồng mua bán nhà ở có thể do hai bên thỏa thuận soạn sẵn, hoặc liên hệ phòng công chứng để nhờ công chứng viên soạn giúp hợp đồng. 3. Về thủ tục mua bán nhà Căn cứ điều 93 Luật nhà ở, hợp đồng mua bán nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của UBND xã đối với nhà ở tại nông thôn. Giấy tờ pháp lý cần có bao gồm:
- - Giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Trường hợp bán một phần nhà, đất thì cần có thêm hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ hiện trạng ngôi nhà có thẩm tra của cơ quan quản lý nhà ở nếu tại đô thị, hoặc có xác nhận của UBND cấp xã nếu tại nông thôn. - Bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu của bên bán, bên mua. Trường hợp bên bán là vợ chồng thì cần chuẩn bị thêm giấy đăng ký kết hôn. Nếu chỉ có một người đứng ra giao dịch thì cần chuẩn bị thêm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (độc thân) hoặc giấy tờ chứng minh nhà, đất mua bán là tài sản riêng. - Văn bản ủy quyền (nếu có). Khi nộp hồ sơ tại công chứng sẽ cần có thêm phiếu yêu cầu công chứng và tờ khai do phòng công chứng cấp. Trình tự mua bán được tiến hành qua các bước sau: - Bước 1: các bên mua bán nộp hợp đồng mua bán nhà và các giấy tờ pháp lý tại phòng công chứng (không phân biệt địa bàn) để công chứng hợp đồng nếu lựa chọn công chứng, hoặc tại UBND cấp huyện (nếu nhà ở tại đô thị) hoặc UBND xã (nếu nhà ở tại nông thôn) để chứng thực hợp đồng. Đối với giấy tờ bản sao cần đem theo bản chính để đối chiếu.
- - Bước 2: sau khi công chứng hoặc chứng thực, hồ sơ mua bán sẽ được nộp tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. - Bước 3: căn cứ vào hồ sơ, cơ quan nhận hồ sơ sẽ liên hệ với các cơ quan hữu quan để kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có). - Bước 4: sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế. - Bước 5: sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan đã nhận hồ sơ để nhận giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Bạn cần lưu ý trình tự, thủ tục trên chỉ mang tính chất hướng dẫn chung. Tùy từng địa phương, cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành quy định cụ thể hơn cho phù hợp với tình hình quản lý tại địa phương.
- Hướng dẫn về giấy tờ và trình tự thủ tục mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất CÁC GIẤY TỜ CẦN NỘP A. GIẤY TỜ BÊN BÁN 1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Trường hợp bán một phần nhà đất thì cần có thêm các giấy tờ sau: Công văn của Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà hoặc Phòng Tài nguyên - Môi trường; Hồ sơ kĩ thuật thửa đất, hồ sơ hiện trạng nhà. 2. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên bán ( cả vợ và chồng ) Chứng minh nhân dân phải rõ ràng không rách nát tẩy xoá 3. Sổ Hộ khẩu của bên bán ( cả vợ và chồng) 4. Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên bán ( Đăng ký kết hôn ) 5. Trong trường hợp bên bán gồm một người cần có các giấy tờ sau : Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( nếu từ trước tới nay sống độc thân );
- Bản án ly hôn + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( nếu đã ly hôn ); Giấy chứng tử của vợ hoặc chồng + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu vợ hoặc chồng đã chết trước khi có tài sản); Giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản ( Hợp đồng tặng cho, văn bản khai nhận thừa kế, thoả thuận phân chia, bản án phân chia tài sản ). 6. Hợp đồng uỷ quyền bán ( Nếu có ). B. GIẤY TỜ BÊN MUA 1. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên mua ( cả vợ và chồng ) 2. Sổ hộ khẩu của bên mua (cả vợ và chồng) ( Ít nhất 1 người phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội ) 3. Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên mua ( Đăng ký kết hôn ) 4. Phiếu yêu cầu công chứng + tờ khai 5. Hợp đồng uỷ quyền mua ( Nếu có ) 6. Trường hợp không có hộ khẩu tại Hà Nội thì phải có loại giấy tờ sau (Theo quyết định số 214/2005/QĐ - UB ngày 09/12/2005 của UBND TP Hà Nội ):
- Giấy xác nhận của tổ chức, đơn vị quản lý và sử dụng lao động về việc người mua hiện đang công tác hoặc lao động, có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, liên tục tại Hà Nội từ 03 năm trở lên; Bản sao sổ bảo hiểm xã hội của người mua; Sổ đăng ký tạm trú có thời hạn (còn thời hạn) hoặc giấy xác nhận của Công an phường, xã nơi tạm trú về việc không thuộc diện bị cấm cư trú tại Hà Nội theo quy định của bán án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Toà án. Công chứng viên sẽ trực tiếp hướng dẫn giấy tờ, trình tự thủ tục trong các trường hợp sau: Đất thuộc hộ gia đình; Đất không thuộc dạng đất ở có thời hạn sử dụng lâu dài; Có người dưới 18 tuổi; Có yếu tố nước ngoài; Có liên quan đến thừa kế; Bên bán bên mua là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
- II. TRÌNH TỰ THỦ TỤC Bước 1 : Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ trên rồi nộp cho công chứng viên; Bước 2: Công chứng viên kiểm tra hồ sơ đã nhận và hồ sơ lưu trữ, nếu thấy đủ điều kiện nhận thì công chứng viên sẽ hẹn ngày, giờ bên bán và bên mua đến ký hợp đồng mua bán ; Bước 3: Công chứng viên soạn thảo hợp đồng mua bán; Bước 4: Bên bán và bên mua mang bản chính các giấy tờ đã nộp đến phòng công chứng ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng; Bước 5: Bên bán hoặc bên mua nộp lệ phí, làm thủ tục đóng dấu vào hợp đồng rồi mang hồ sơ sang cơ quan thuế nộp thuế và văn phòng đăng ký Nhà đất để làm thủ tục nộp thuế và đăng ký sang tên cho bên mua./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hợp đồng ủy quyền thực hiện thủ tục pháp lý
6 p | 1598 | 309
-
Quy trình thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp năm 2018
14 p | 592 | 162
-
Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ dành cho sinh viên đầy đủ nhất
3 p | 678 | 83
-
Những cảnh giác khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
7 p | 566 | 52
-
Những điều cần biết về thủ tục mua đất nông nghiệp
6 p | 277 | 17
-
Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi trong trường hợp đương sự đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, về nước cư trú tại địa phương
5 p | 171 | 7
-
Thủ tục đăng ký kết hôn với chiến sĩ quân đội và những điều cần biết
2 p | 109 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn