Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH NGƯỢC DỰA TRÊN MẠNG<br />
NƠ-RON KẾT HỢP MRAS CHO HỆ TRUYỀN ĐỘNG<br />
<br />
Nguyễn Văn Chí*, Phạm Văn Thiêm<br />
Tóm tắt: Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một đề xuất cấu trúc điều khiển<br />
cho các hệ thống truyền động dựa trên mô hình ngược và điều khiển thích nghi theo<br />
mô hình mẫu (MRAS). Ý tưởng chính là sử dụng mạng neuron để nhận dạng mô<br />
hình ngược của đối tượng sử dụng với cấu trúc điều khiển thuận và điều khiển mô<br />
hình nội dựa trên mạng neuron để đảm bảo hệ thống vô sai ở trạng thái xác lập với<br />
tín hiệu vào dạng hàm nấc giảm thiểu nhiễu đo lường ở đầu ra của đối tượng. Cấu<br />
trúc đề xuất này được áp dụng trong ví dụ hệ thống truyền động con trượt trên<br />
thanh ray để minh chứng cho kết quả điều khiển. Các kết quả mô phỏng chỉ ra rằng<br />
hệ thống điều khiển chuyển động có thể đạt được chất lượng bám như mong muốn.<br />
Keywords: MRAS, Mô hình ngược, Mô hình thuận, Mạng neuron, Điều khiển mô hình nội.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việc điều khiển hệ thống truyền động khá phức tạp bởi vì có nhiều yếu tố cần quan tâm<br />
khi thiết kế bộ điều khiển đó là: giảm ảnh hưởng của nhiễu quá trình, và của nhiễu đo<br />
lường cũng như các bất định trong mô tả hệ thống lên quyết định của bộ điều khiển<br />
[1,3,4]. Do đó, rất khó khăn khi xác định bộ điều khiển để thỏa mãn tất cả các yếu tố trên.<br />
Để kiểm chứng các thuật toán điều khiển chuyển động, cho thấy được chất lượng cũng<br />
như các hạn chế, các tác giả trong [5] đã xây dựng mô hình chuyển động thử nghiệm như<br />
mô tả trên hình 1. Hệ thống này bao gồm một thanh trượt có thể di chuyển tiến lùi trên một<br />
thanh ray, động cơ một chiều và con trượt được cố định trên một mặt phẳng. Các tham số<br />
của hệ thống được cho ở bảng 1.<br />
<br />
<br />
Bảng 1. Tham số của hệ thống.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô hình thử nghiệm các thuật<br />
toán điều khiển chuyển động.<br />
<br />
Theo [2], mô hình toán của hệ thống được biểu diễn trong không gian trạng thái có kể<br />
đến thành phần lực ma sát được cho bởi công thức (1):<br />
<br />
v d 0 v dc sgn(v ) km <br />
L <br />
L <br />
m F<br />
x m x m<br />
L<br />
(1)<br />
L 1 0 <br />
L <br />
9 <br />
0 <br />
<br />
<br />
36 N.V.Chí, P.V.Thiêm, “Điều khiển mô hình… cho hệ truyền động.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Trong bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày hai cấu trúc điều khiển dựa vào mạng neuron và<br />
MRAS cho hệ thống truyền động trên đó là cấu trúc điều khiển thuận dùng mạng nơron và<br />
MRAS (FF_MRAS) và cấu trúc điều khiển nội dùng mạng nơron và MRAS (IM-MRAS).<br />
<br />
2. CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN ĐỀ XUẤT<br />
2.1. Điều khiển ngược trực tiếp<br />
Phương pháp đơn giản nhất để thiết kế bộ điều khiển là dùng phương pháp điều khiển<br />
vòng hở, trong đó bộ điều khiển là mô hình ngược của đối tượng. Giả sử đối tượng phi<br />
tuyến được mô tả bởi phương trình sai phân:<br />
y(t ) f (y(t 1),..., y(t n), u(t 1),..., u(t m))<br />
(2)<br />
y(t 1) f (y(t ),..., y(t n 1), u(t ),..., u(t m 1))<br />
nếu ta chọn luật điều khiển là:<br />
<br />
u(t ) f 1(r(t 1), r(t )..., r(t n 1), u(t 1),..., u(t m 1)) (3)<br />
dễ thấy rằng tín hiệu ra y(t ) của đối tượng đồng nhất bằng tín hiệu r (t ) .<br />
Mặc dù nguyên tắc điều khiển ngược trực tiếp rất đơn giản nhưng chiến lược này hầu<br />
như không thể thực hiện được trong các ứng dụng thực tế, đặc biệt là trong trường hợp đối<br />
tượng điều khiển là phi tuyến, do không thể rút được mô hình ngược giải tích của đối<br />
tượng. Một giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề trên sử dụng mô hình mờ hoặc mạng<br />
neron để nhận dạng mô hình ngược của đối tượng:<br />
<br />
u(t, ) f 1(r(t 1), r(t )..., r(t n 1), u(t 1),..., u(t m 1)) (4)<br />
Có hai cách ước lượng thông số của mô hình ngược đó là:<br />
Ước lượng off-line: thông số mô hình ngược được ước lượng dựa vào tập dữ liệu vào ra<br />
của đối tượng (đã được thu thập trước) sao cho sai lệch giữa tín hiệu u(t ) kích thích ở đầu<br />
<br />
vào của đối tượng và tín hiệu ra u (t, ) của mô hình ngược là nhỏ nhất:<br />
N<br />
2<br />
J () u(t ) u(t, ) min (5)<br />
i 1<br />
<br />
Thuật toán ước lượng thông số off-line khá đơn giản, có thể sử dụng các phiên bản của<br />
thuật toán Newton [7]. Nếu mô hình ngược là mạng neural thì có thể sử dụng các thuật<br />
toán huấn luyện mạng off-line, như thuật toán lan truyền ngược.<br />
Ước lượng on-line: thông số mô hình ngược được cập nhật on-line sao cho sai lệch<br />
giữa tín hiệu ra của đối tượng và tín hiệu đặt là bé nhất:<br />
N 2<br />
J () r (t ) y(t ) min (6)<br />
i 1<br />
<br />
Nếu mô hình ngược được ước lượng on-line ta có sơ đồ điều khiển ngược thích nghi<br />
trực tiếp. Tuy nhiên, phương pháp điều khiển mô hình ngược có một số nhược điểm chính<br />
như sau:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 37<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
- Phương pháp điều khiển dùng mô hình ngược chỉ có thể áp dụng khi đối tượng cần<br />
điều khiển là ổn định với pha cực tiểu.<br />
- Việc lấy mẫu đầu vào ra của đối tượng là rất quan trọng, nó quyết định việc nhận<br />
dạng mô hình ngược đúng hay sai. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào chỉ ra<br />
cách thu thập dữ liệu để đảm bảo thu thập được toàn bộ đặc tính của đối tượng,<br />
điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thiết kế.<br />
- Nếu mô hình ngược không nhận dạng đúng đặc tính động học ngược của đối<br />
tượng thì kết quả điều khiển sẽ có sai số. Giải pháp để loại trừ ảnh hưởng của sai<br />
số mô hình là sử dụng thêm điều khiển thuận (feedforward control) hoặc điều<br />
khiển mô hình nội. Trong bào báo này chúng tôi đề xuất sử dụng bộ điều khiển<br />
MRAS đóng vai trò là khâu điều khiển thuận.<br />
2.2. Cấu trúc điều khiển thuận kết hợp MRAS<br />
Như đã trình bày ở trên, để bù được sai số do mô hình nhận dạng, chúng tôi sử dụng<br />
thêm bộ điều khiển MRAS[2], thu được luật thích nghi cho các tham số của bộ điều khiển<br />
theo như công thức (7) sau:<br />
1<br />
Kp p e p22e2 dt K p (0)<br />
a 21 1<br />
1<br />
Kd p e p22e2 x 2pdt Kd (0)<br />
b 21 1<br />
(7)<br />
<br />
K i p21e1 p22e2 dt K i (0)<br />
<br />
trong đó: e1 x 1m x 1; e2 x 2m x 2 ; R x 1 , a, b và là các hệ số dương, các<br />
<br />
hệ số p21, p22 dương tùy chọn. Mô hình mẫu được chọn là:<br />
<br />
x 1m wn2<br />
Gm (s ) (8)<br />
R s 2 2zwns wn2<br />
Mạng nơron được chọn trong bài báo này là MPL (Multi Perceptron Layer) có cấu trúc<br />
gồm 3 lớp: lớp vào, lớp ẩn và lớp ra như sau:<br />
<br />
- Lớp vào có m neuron, với trọng số kết nối với lớp ẩn vqj ; q 1, l ; j 1, m<br />
<br />
- Lớp ẩn có l neuron, với trọng số kết nối với lớp ra 1q ; q 1, l<br />
<br />
- Lớp ra có 1 neuron.<br />
Thuật toán học lan truyền ngược sai số được tóm tắt như sau:<br />
Bước 1: Chọn tốc độ học 0 , chọn sai số cực đại E max .<br />
Bước 2: Khởi động: gán sai số E 0 , gán biến chạy k 1 , gán<br />
1q ; vqj ; q 1, l ; j 1, m bằng các giá trị ngẫu nhiên nhỏ bất kỳ.<br />
<br />
Bước 3: Tính đầu ra của mạng với tín hiệu vào x (k ) :<br />
<br />
<br />
38 N.V.Chí, P.V.Thiêm, “Điều khiển mô hình… cho hệ truyền động.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
m<br />
Lớp ẩn: netq (k ) v qj<br />
(k )x j , zq ah (netq (k )) (9)<br />
j 1<br />
<br />
l<br />
Lớp ra: net(k ) iq<br />
(k )zq (k ), y(k ) a 0 (net(k )) (10)<br />
q 1<br />
<br />
Bước 4: Cập nhật trọng số của mạng neuron:<br />
oi (k ) [d (k ) y(k )][a 0' (neti (k ))]<br />
Lớp ra: (11)<br />
1q (k 1) 1q (k ) oi (k )zq (k )<br />
<br />
hq (k ) [oi (k )1q (k )][ah' (netq (k ))]<br />
Lớp ẩn: (12)<br />
vqj (k 1) vqj (k ) hq (k )x j (k )<br />
<br />
Bước 5: Tính sai số tích lũy E E 0.5[d (k ) y(k )]2<br />
Bước 6: Nếu k < K thì gán k = k + 1 và quay lại bước 3. Nếu k = K thì tiếp tục bước 7.<br />
Bước 7: Kết thúc một chu kỳ huấn luyện, nếu E E max thì kết thúc quá trình huấn<br />
luyện còn nếu E E max thì gán E 0, k 1 và quay lại bước 3 bắt đầu một chu kỳ huấn<br />
luyện mới.<br />
Cấu trúc điều khiển đề xuất được mô tả như trên hình 2 sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. a) Hình bên trái, điều khiển thuận dùng mạng nơron và MRAS (FF_MRAS),<br />
b) Hình bên phải, điều khiển nội dùng mạng nơron và MRAS (IM-MRAS).<br />
Kết quả điều khiển dùng mạng neuron phụ thuộc rất nhiều vào kết quả huấn luyện<br />
mạng neuron. Do các thuật toán huấn luyện mạng là thuật toán tìm cực trị cục bộ nên có<br />
thể phải huấn luyện mạng nhiều lần mới được mô hình ngược như yêu cầu.<br />
2.3. Điều khiển mô hình nội dựa trên mạng neuron kết hợp với MRAS<br />
Trong các tài liệu [6], điều khiển nội cho hệ tuyến tính luôn luôn đảm bảo sai số xác lập<br />
của hệ thống đối với tín hiệu vào hàm bước nhảy và có nhiễu (t ) tác động bằng 0. Cấu<br />
trúc của sơ đồ điều khiển đề xuất đối hệ truyền động được đưa ra dựa trên sơ đồ điều khiển<br />
mô hình nội tuyến tính, rõ ràng khi mô hình mô tả chính xác đặc tính động của hệ thống và<br />
không có nhiễu thì tín hiệu đầu ra bằng 0, khi đó hệ thống trở thành điều khiển vòng hở.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 39<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
Nếu có nhiễu (t ) ảnh hưởng đến quá trình điều khiển thì tín hiệu phản hồi sẽ bằng (t )<br />
và không gây ra ảnh hưởng tác động điều khiển, nhiễu (t ) bị loại trừ khỏi tín hiệu chuẩn.<br />
Do đó, ảnh hưởng của nhiễu của nhiễu đo lường ở đầu ra của quá trình điều khiển hoàn<br />
toàn bị triệt tiêu. Bộ lọc được sử dụng để tăng độ bền vững của hệ thống đối với sai số mô<br />
hình ở tần số cao và nhiễu đo lường. Bộ điều khiển bù MRAS được thêm vào để bù phần<br />
sai số của phương pháp điều khiển mô hình nội phi tuyến, đảm bảo rằng hệ vô sai khi có<br />
ảnh hưởng của nhiễu đo lường ở đầu ra của quá trình. Các tham số được chọn như trong<br />
phần 2, cấu trúc điều khiển được minh họa như hình 2b. Một điều cần lưu ý, đó là dữ liệu<br />
huấn luyện mạng neuron rất quan trọng, nếu dữ liệu không tổng quát thì dù có huấn luyện<br />
bao nhiêu lần đi nữa thì kết quả điều khiển cũng không thể tốt được. Hơn nữa, nếu dữ liệu<br />
đã tổng quát, đã huấn luyện mạng nhiều lần mà kết quả điều khiển vẫn không tốt thì phải<br />
xem lại cấu trúc mạng neuron bằng cách chọn lại các tín hiệu vào phù hợp và tăng số nút ở<br />
lớp ẩn.<br />
3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
Việc nhận dạng mô hình động học ngược của hệ thống truyền động sử dụng mạng<br />
neuron. Dữ liệu vào ra để dùng nhận dạng mô hình ngược được trình bày như hình 3 với 2<br />
<br />
đầu vào là x L (t 1), x L (t ) , 1 đầu ra là u (t ) , số neuron lớp ẩn là 6, hàm kích hoạt lớp ẩn là<br />
sigmoid, lớp ra là hàm tuyến tính.<br />
Sau khi nhận dạng mô hình ngược, ta có sai lệch huấn luyện của mạng neural có dạng ở<br />
hình 4b, với gradient = 0.11685 tại epoch 19. Kết quả điều khiển hệ truyền động bám theo<br />
tín hiệu đặt có dạng hàm xung với chu kỳ 6s như thể hiện trong hình 4a với cấu trúc điều<br />
khiển FF-MRAS, khi mạng neural nhận dạng càng chính xác mô hình ngược thì đáp ứng<br />
đầu ra của hệ càng trùng với đường tín hiệu đặt mong muốn, so sánh với bộ điều khiển chỉ<br />
dùng mạng neural cho thấy sai số bám tín hiệu đặt của FF-MRAS nhỏ hơn rất nhều như<br />
thể hiện trên hình 4b.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Dữ liệu vào – ra hệ thống truyền động để nhận dạng mô hình ngược<br />
(hình bên trái) và sai lệch huấn luyện theo gradient (hình bên phải).<br />
<br />
<br />
40 N.V.Chí, P.V.Thiêm, “Điều khiển mô hình… cho hệ truyền động.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. a) Kết quả điều khiển sử dụng FF_MRAS và sai lệch đầu ra với FF-MRAS<br />
(hình bên trái) và bộ điều khiển ngược dùng mạng neural (hình bên phải).<br />
<br />
Tiếp theo, cấu trúc điều khiển IM-MRAS sẽ được kiểm chứng bằng cách sử dụng mô<br />
hình ngược như trên và mô hình thuận có cấu trúc mạng neuron với 1 đầu ra là x L (t ) , 2<br />
đầu vào là u(t 1), x L (t 1) và số neuron lớp ẩn là 6, hàm kích hoạt lớp ẩn là sigmoid, lớp<br />
ra là hàm tuyến tính.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Kết quả điều khiển sử dụng IM_MRAS.<br />
Kết quả điều khiển như hình 5, khi có sai lệch mô hình và nhiễu, MRAS không duy trì<br />
được khả năng bám tín hiệu đặt, trong khi đó cấu trúc điều khiển IM-MRAS vẫn duy trì<br />
được khả năng này.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo trình bày hai cấu trúc điều khiển sử dụng mạng neuron để nhận dạng mô hình<br />
ngược và mô hình thuận của đối tượng, kết hợp với bộ điều khiển thích nghi theo mô hình<br />
mẫu. Các kết quả mô phỏng cho thấy hai cấu trúc điều khiển cho phép duy trì được khả<br />
năng bám quỹ đạo trong điều kiện có tồn tại sai lệch mô hình và nhiễu, qua nghiên cứu<br />
cho thấy đây là hai cấu có khả năng sử dụng cho các hệ thống điều khiển truyền động<br />
nhằm đạt được yêu cầu cao về tính chính xác. Phân tích tính ổn định và minh chứng bằng<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 41<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
kết quả áp dụng thực tiễn là những công việc nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi đối với<br />
hai cấu trúc điều khiển này.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Asif Sˇabanovic, Kouhei Ohnishi Keio, “Motion control systems”, John Wiley & Sons<br />
(Asia) Pte Ltd, 2011.<br />
[2]. Nguyen Duy Cuong, “Advanced controllers for electromechanical Motion systems,<br />
theory, design, and applications”, Science and Technics Publishing House, 2014.<br />
[3]. Astrom, K. J., Wittenmark, B., “Computer-Controlled Systems-Theory and Design”,<br />
Third Edition, Prentice Hall Information and System sciences Series, Prentice Hall,<br />
Upper Saddle River, 1997.<br />
[4]. Landau, Y. D., Control and Systems Theory- “Adaptive Control-The Model Reference<br />
Approach”, Marcel Dekker, 1979.<br />
[5]. Van Amerongen, J., “Intelligent Control (part IJ-MRAS, Lecture notes”, University of<br />
Twente, The Netherlands, March 2004.<br />
[6]. Nguyễn Doãn Phước, “Lý thuyết điều khiển tuyến tính”, Nhà xuất bản khoa học Kỹ<br />
thuật, 2010.<br />
[7]. Peter Dyer & Stephen R. McReynolds, “The computation and theory optimal<br />
control”, vol 65, Academic Press, Inc.<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
A MOTION CONTROL USING THE INVERSE MODEL BASED ON<br />
THE NEURAL NETWORK COMBINING WITH MRAS<br />
In this article, the control method for the motion systems using the inverse<br />
model based on the neural network combining with MRAS is presented. Two kinds<br />
of control structure that are feed forward and internal model controls are used with<br />
the inverse model estimated by neural network to keep the outputs of the controlled<br />
motion control system tracking to the desired step strategies with none tracking<br />
errors in the static states. This method is applied for the motion control test system,<br />
it consists of a slider which can move back and forth over a rail and shows the<br />
obtained results. The desired performance of the motion control can be done by this<br />
simulation method.<br />
Keywords: MRAS, Inverse model, Feedforward model, Neural network, Internal model control.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 12 tháng 05 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 23 tháng 06 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 07 năm 2016<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên<br />
*<br />
Email: ngchi@tnut.edu.vn<br />
<br />
<br />
42 N.V.Chí, P.V.Thiêm, “Điều khiển mô hình… cho hệ truyền động.”<br />