Điều khoản giá cả quyết định hành vi tiêu dùng đối với ngành bán lẻ
lượt xem 2
download
Trên cơ sở quy định pháp luật, thông qua phương pháp thu thập thông tin và quan sát gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, bài viết phản ánh thực trạng liên quan đến giá cả hàng hóa giữa các loại hình bán lẻ. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp tương thích hướng đến hành vi tiêu dùng trong bối cảnh thời đại số. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều khoản giá cả quyết định hành vi tiêu dùng đối với ngành bán lẻ
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI ĐIỀU KHOẢN GIÁ CẢ QUYẾT ĐỊNH HÀNH VI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ Nguyễn Minh Diễm Quỳnh1 Tóm tắt Giá cả là điều khoản chủ yếu của hợp đồng dân sự mang tính quyết định đối với bên mua. Đây là mục tiêu quan trọng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. Trên cơ sở quy định pháp luật, thông qua phương pháp thu thập thông tin và quan sát gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, bài viết phản ánh thực trạng liên quan đến giá cả hàng hóa giữa các loại hình bán lẻ. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp tương thích hướng đến hành vi tiêu dùng trong bối cảnh thời đại số. Từ khóa: giá cả hàng hóa; khách hàng; ngành bán lẻ GIỚI THIỆU Đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên. Trước bối cảnh cạnh tranh giữa các đơn vị kinh doanh trong ngành bán lẻ thì sự lựa chọn của bên mua vẫn lệ thuộc vào giá cả. Bên cạnh các điều khoản cơ bản và tùy nghi của hợp đồng mua bán hàng hóa thì giá cả luôn được sự quan tâm của bên mua dựa vào thói quen, khả năng, sự phù hợp về điều kiện kinh tế cùng tâm lý chấp nhận của khách hàng. Trong giai đoạn bình thường mới, trước biến đổi nhiều mặt của nền kinh tế- xã hội sau đại dịch Covid-19 thì giá cả là yếu tố then chốt mang tính quyết định đối với bên mua trong giao lưu dân sự. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1.Quy định của pháp luật về giao dịch dân sự trong ngành bán lẻ Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 quy định tại Điều 430 về “địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên.Theo đó, bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.” Điều 433 BLDS cũng ghi nhận: “Giá cả và phương thức thanh toán. Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của bên bán.Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường. Phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng”. Ngoài ra, theo Điều 398 của BLDS thì “Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phuơng thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp”. (Quốc hội, 2015) Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng quy định “Người tiêu dùng là người 1 Giảng viên. Trường Đại học An Giang - ĐHQG. HCM. ĐT: 091.3978420, Email: nmdquynh@agu.edu.vn 120
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Quyền lợi của người tiêu dùng phải được thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật. Người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.” (Quốc hội, 2010) Nghị định số 09/2018/NĐ- CP quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: “Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ. Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam. Cửa hàng tiện lợi là cơ sở bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm: thực phẩm, đồ uống, dược phẩm không kê đơn, thực phẩm chức năng và các sản phẩm bổ sung sức khỏe, hóa mỹ phẩm và các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày. Siêu thị mini là cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2 và thuộc loại hình siêu thị tổng hợp theo quy định pháp luật. Trung tâm thương mại là địa điểm bao gồm nhiều cơ sở bán lẻ và cung cấp dịch vụ được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề”. Trong khi đó, giá cả với tư cách là “một phạm trù kinh tế khách quan, là một chỉ tiêu kinh tế hiện hữu trong đời sống kinh tế xã hội, biểu hiện giá trị sử dụng của hàng hóa. Dưới giác độ của người mua thì giá cả là tổng số tiền phải chi ra để có được quyền sở hữu và quyền sử dụng một lượng hàng hóa nhất định. Đối với người bán, giá cả là tổng số tiền thu được khi tiêu thụ một lượng hàng hóa nhất định. Đặc trưng của giá cả là phản ánh mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người mua và người bán; biểu hiện sự thừa nhận của thị trường về hàng hóa thông qua quyết định của người mua”. (Học viện Tài chính, 2016). 2.1.2. Mục tiêu bán lẻ trong chương trình phát triển thương mại Quyết định số 1163/ QĐ- TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, “giai đoạn 2021- 2030 thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (chưa loại trừ yếu tố giá) đạt tốc độ tăng bình quân 13.0- 13.5%/ năm. Đến năm 2030, tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của các khu vực kinh tế trong nước khoảng 85%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ hiện đại (như siêu thị, trung tâm thương mại, của hàng tiện lợi, của hàng hội viên dạng nhà kho) chiếm khoảng 38-42% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nền kinh tế”. Như vậy, ngành hàng bán lẻ không chỉ theo cách hiểu thông thường là hành vi mua bán diễn ra tại tiệm tạp hóa, các cửa hàng mà có thể hiểu là kiểu kinh doanh thương mại tập trung hướng đến đối tượng người tiêu dùng là cá nhân. Dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, thị trường bán lẻ có thể được phân chia thành cơ sở bán lẻ lớn, nhỏ, vừa, doanh nghiệp, hợp tác xã hay hộ gia đình, tại cửa hàng, không qua cửa hàng hay dịch vụ bán lẻ. Cửa hàng bán lẻ độc lập có thể là tiệm tạp hóa của cá nhân hoặc hộ gia đình. Nổi bật nhất của địa điểm bản lẻ là chợ. Ở đó, nhiều người bán lẻ giao dịch với người tiêu 121
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI dùng theo hình thức truyền thống. Chợ diễn ra định kỳ hoặc một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Siêu thị là loại hình bán lẻ hiện đại không chỉ ở khu vực thành thị mà nông thôn với nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng. Trong khi đó, không gian mua sắm hiện đại của siêu thị tạo sự thoải mái cho người tiêu dùng chọn lựa giá cả đã được bên bán niêm yết sẵn. Giá cả chủ yếu do bên bán ấn định. Người tiêu dùng đồng ý mua có nghĩa là thỏa mãn phương thức điều chỉnh của luật dân sự. Dẫu không linh hoạt về giá cả như các chợ truyền thống nhưng sức hấp dẫn của siêu thị vẫn thu hút được khách hàng vào các dịp cuối tuần. Dẫu tồn tại dưới hình thức nào thì mối quan hệ giữa người tiêu dùng với ngành hàng bán lẻ vẫn được bảo vệ bởi hành lang pháp lý. Bên cạnh mục tiêu phát triển thương mại trong xu thế hội nhập, bình thường mới sau đại dịch Covid-19 thì vấn đề thiết thực đặt ra là đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng theo phương pháp bình đẳng, thỏa thuận giữa các bên về giá cả. Đó là thước đo mức độ bền vững trong quan hệ các bên. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Điều khoản giá cả quyết định hành vi tiêu dùng của ngành bán lẻ được thể hiện ở bài viết dựa trên phương pháp thu thập thông tin, đối chiếu quy định của pháp luật từ các văn bản hợp đồng mua bán của các trung tâm mua sắm; hóa đơn, chứng từ của siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, phương pháp quan sát lời nói và hành vi của khách hàng diễn ra tại các chợ truyền thống, các kênh bán lẻ trực tuyến cũng được vận dụng trong quá trình tổng hợp và lồng ghép khi nghiên cứu. 3. THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KHOẢN GIÁ CẢ TRONG QUAN HỆ HÀNH VI TIÊU DÙNG ĐÔI VỚI NGÀNH BÁN LẺ 3.1. Đặc điểm tình hình Theo số liệu thống kê “9 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.170,2 nghìn tỉ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Dưới áp lực tăng giá chi phí nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới, các doanh nghiệp không tự chủ được nguồn nguyên liệu sẽ chịu áp lực điều chỉnh lớn lên biên lợi nhuận. Một số doanh nghiệp có thể chủ động tăng giá bán để chuyển một phần áp lực chi phí sang phí khách hàng, giúp doanh thu tăng lên nhưng sẽ khiến biên lợi nhuận phần nào giảm thấp. Lạm phát tăng và duy trì ở mức cao trong nửa đầu năm 2022 gây sức ép lên sức mua của người tiêu dùng. Hiện nay, người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu đối với hầu hết các mặt hàng không thiết yếu”. (Lưu Thủy, 2022) Tình hình trên cho thấy giá cả không chỉ là vấn đề khó khăn đối với người mua mà người bán cũng gặp phải những vướng mắc nhất định. Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao nên phương án chia sẻ rủi ro lệch hướng đối với bên mua đã được vận dụng. Vấn đề này xuất phát từ thực trạng doanh nghiệp sản xuất đang chịu nhiều áp lực bên cạnh lãi suất ngân hàng tác động đến nguồn vốn. 3.2. Kết quả đạt được 3.2.1.Tính ưu việt của chợ truyền thống liên quan đến giá cả hàng hóa Dù ở thời đại nào, chợ truyền thống vẫn luôn “là mạch nguồn chính, đóng vai trò mạng lưới chợ phân phối hàng hóa chủ yếu của người sản xuất và người tiêu dùng. Đây là mô hình đã có từ thời xa xưa và vẫn tồn tại đáp ứng nhu cầu của tất cả người dân. Hiện nay, sự xuất hiện những mô hình bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện tích, các kênh thương mại điện tử đang dần chiếm ưu thế, trở thành thói quen trong hoạt động mua bán, thương mại của người dân bởi sự tiện ích cũng như những ưu điểm nổi trội hơn so với mô hình truyền thống đang dần hình thành thói quen đối với người tiêu dùng”. (Ngô Ngọc Diễm, Ngô Ngọc Trà, 2021). Tuy nhiên, trên thực tế, giá cả hàng hóa ở chợ truyền thống lại thường có giá thành thấp hơn như một xu thế tất yếu của thị trường. 122
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ 3.2.2. Bước chuyển biến tích cực của hành vi tiêu dùng đối với ngành bán lẻ Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quan hệ hành vi tiêu dùng với ngành hàng bán lẻ đã được các bên khai thác nhằm giảm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian và dịch vụ giao hàng tận nhà. Giá cả hàng hóa tại nhiều cửa hàng bán lẻ; hàng hóa có công dụng và tính năng tương tự của nhiều nhà cung cấp khác nhau cũng được người tiêu dùng cân nhắc trong khi chọn lựa dựa trên nhu cầu, thị hiếu, sự tin cậy của bên mua và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi giữa các bên khi giao kết hợp đồng. Mặt khác, hình thức mua sắm trực tuyến ngày nay phù hợp với khách hàng trẻ tuổi và trung niên nhưng chưa thu hút được đối tượng là người cao tuổi, nhất là phương thức thanh toán và tìm hiểu thông tin qua mạng hay tra cứu mã vạch một cách thuần thục. Người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên mặt hàng thiết yếu; chú trọng dịch vụ giao nhận tại nhà; sản phẩm thân thiện với môi trường. Qua đó, giá cả hàng hóa không được xem xét một cách độc lập đối với bên mua mà còn gắn trách nhiệm của bên bán với những điều khoản trên cơ sở bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 3.2.3. Sự chênh lệch về giá cả ở các điểm bán lẻ đảm bảo quyền lợi của bên mua Với thói quen và sức sống ở các chợ truyền thống, người tiêu dùng dễ dàng có điều kiện chọn lựa hàng hóa vì sự đa dạng của các mặt hàng, không có sự chênh lệch nhiều về giá giữa các gian hàng trong khuôn viên tương đối. Thế nhưng, cũng là sản phẩm ấy nhưng khi được trưng bày ở các điểm bán lẻ theo mô hình hiện đại thì giá cả lúc bấy giờ lại gia tăng. Sự tác động phần lớn phụ thuộc các yếu tố chủ quan của bên bán trong khi người tiêu dùng lại ưa chuộng giá thành thấp khi mua. Đây cũng là cơ sở để phân biệt với các mặt hàng cùng loại ở nhiều đơn vị bán lẻ. Chi phí phát sinh của mô hình hiện đại như thuê nhân viên, mặt bằng, máy lạnh, điện, nước cùng nhiều hoạt động xúc tiến thương mại khác đã ảnh hưởng đến giá thành. Cùng với đó, không gian mua sắm thoải mái, nhân viên phục vụ tận tâm là yếu tố xúc tác khách hàng chọn mô hình mua sắm này là hoàn toàn phù hợp ở tình hình mới. Dẫu rằng thực trạng thu nhập giảm sút của cư dân đang là vấn đề trăn trở không chỉ đối với cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế mà còn là gánh nặng của mỗi cá nhân và hộ gia đình khi tham gia giao lưu dân sự với ngành bán lẻ. 3.3. Bất cập về giá cả hàng hóa liên quan đến người tiên dùng và ngành bán lẻ 3.3.1.Cạnh tranh về giá cả ở từng đơn vị bán lẻ Trong giai đoạn kinh tế đang chịu nhiều tác động kể từ sau đại dịch Covid-19 thì sự chọn lựa mang tính tiên quyết của người tiêu dùng vẫn ưu tiên về giá cả một lần nữa lại tiếp tục được khẳng định. Điều khoản cơ bản về giá của hợp đồng đối với bên bán hàm chứa ý nghĩa thước đo mức độ tiêu thụ của khách hàng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn xem xét yếu tố chất lượng, thời hạn sử dụng, nhà cung cấp, thương hiệu, điều kiện gửi, giữ xe; tính văn hóa, văn minh của đơn vị bán lẻ. Việc tiếp tục tham gia giao dịch từ bên mua cũng xuất phát từ thái độ tâm tâm phục vụ của cửa hàng bán lẻ.Tuy nhiên, hành lang pháp lý của luật cạnh tranh liên quan đến giá cả đôi khi chưa được ngành bán lẻ chú trọng khi xây dựng chiến lược kinh doanh của đơn vị mình. 3.3.2. Giá cả được áp dụng khác nhau giữa các đối tượng khách hàng Đối với hình thức hợp đồng bằng văn bản, bên cạnh giá bán đối với hàng hóa thì chính sách về chiết khấu được áp dụng đối với bên mua vì mục đích tiêu dùng trong trường hợp cơ quan, doanh nghiệp cần mua hàng hóa với số lượng lớn để phân phối cho nhân viên. Khách hàng là pháp nhân thuộc trường hợp này tuy ít và không thường xuyên nhưng cũng chiếm thị phần tiêu thụ của ngành bán lẻ. Sự chênh lệch về giá cả thể hiện rõ nét đối với khách hàng là cá nhân và khách hàng là pháp nhân trong khi phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là bình đẳng. 123
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI 3.3.3. Chương trình giảm giá tạo sự nhầm lẫn từ phía bên mua Poster quảng cáo thể hiện yếu tố mơ hồ về các chương trình khuyến mãi “giá sốc”, “giờ vàng”, “mua nhiều ưu đãi lớn”, “siêu khuyến mãi”. Hiện tượng này nhằm thu hút khách hàng mặc dù chương trình áp dụng chưa rõ ràng. Tình trạng nâng giá sản phẩm để thực hiện chính sách giảm giá nhiều về thực chất chỉ mang tính chiến thuật nhằm tạo sự hấp dẫn cho bên. Với các ưu đãi giảm giá từ 10% - 80% áp dụng cho một số sản phẩm (sắp hết hạn sử dụng hay hàng hóa bị khuyết tật) đã gây sự nhầm lẫn cho bên mua. Điều này tạo nên sự bất cập giữa giá trị thực tế, giá trị chênh lệnh và giá sản phẩm. Phân khúc thị trường thường tập trung vào khách hàng bình dân hoặc đối tượng có thu nhập thấp nhưng muốn mua hàng giá rẻ đã không đạt được theo chiêu thức này, đặc biệt là niềm tin của người tiêu dùng. 3.3.4. Chí phí bao bì, đóng gói chưa tương xứng với giá trị thực của sản phẩm Giá cả hàng hóa của sản phẩm còn chịu sự chi phối bởi bao bì, đóng gói và hình thức đẹp. Trong khi giá trị thực của sản phẩm tiêu dùng chưa tỷ lệ thuận với giá của bao bì hàng hóa, đặc biệt là đối với một số thực phẩm thiết yếu dành cho trẻ em. Sự bất hợp lý còn được thể hiện từ nhà cung cấp thường xuyên thay đổi mẫu, kiểu dáng và công thức. Mỗi lần thay đổi là mỗi dịp giá cả lại chính thức tăng. Người tiêu dùng không thể biết công thức mới ấy theo tư vấn của nhà bán lẻ sẽ có tác dụng gì ngoài các thuật ngữ mơ hồ như: tốt hơn, đẹp hơn, đa năng hơn, ý nghĩa hơn một cách chung chung để phải chấp nhận thuận mua theo giá mới. 3.3.5. Số tiền lẻ ở giá niêm yết không thiết thực với mệnh giá tiền đang lưu thông Số tiền thể hiện ở giá niêm yết hàng hóa nếu là số lẻ thì đòi hỏi phải đúng mệnh giá tiền đang lưu thông để đảm bảo trách nhiệm giữa các chủ thể. Trên thực tế, bên mua không có tiền lẻ để trả đúng và đủ theo mức giá niêm yết. Bên bán cũng không có được tiền lẻ để trả lại phần tiền thừa cho bên mua. Bất cập phát sinh dẫn đến bên mua phải nhận phần chịu thiệt. Hơn nữa, tình trạng sử dụng giá có số “9” sau cùng kèm theo đã tạo nên cơn sốt ảo về giá hay hiệu ứng đơn vị tính là “K” như một trào lưu cũng cần được xem xét lại. Bởi lẽ, khách hàng lớn tuổi thường khó có thể chấp nhận hiện tượng này dù rằng đã trải qua khoảng thời gian dần thích ứng. Nhìn chung, với các kết quả đạt được nêu trên từ chuyển biến tận dụng công nghệ số khi tham gia vào quan hệ giữa hành vi tiêu dùng với ngành bán lẻ đã tác động tích cực đến sự thỏa thuận giữa các bên. Những vướng mắc phát sinh cần được khắc phục nhằm tạo môi trường minh bạch và thông thoáng trong kinh doanh vì mục đích tiêu dùng. 3.4. Giải pháp đảm bảo giá cả phù hợp trong quan hệ giữa hành vi tiêu dùng với ngành bán lẻ 3.4.1.Giá cả hàng hóa cần đảm bảo tính hợp lý giữa thu nhập và điều kiện kinh tế của khách hàng ở phân khúc bình dân Sự tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo thuận lợi cho bên bán và bên mua trong quan hệ giữa hành vi tiêu dùng và ngành hàng bán lẻ. Tuy nhiên, giá cả giữ vai trò quyết định đến việc giao kết hợp đồng giữa các chủ thể. Trong quan hệ dân sự thì hàng hóa cần đảm bảo giá cả hợp lý dựa trên mục đích đầu tư của doanh nghiệp sản xuất, thu nhập bình quân của người mua và sự cạnh tranh của từng đơn vị bán lẻ. Bởi lẽ, mục đích của giao lưu dân sự để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Mối quan hệ giữa bên bán và bên mua diễn ra một cách thường xuyên thông qua ngành bán lẻ đang giữ vai trò chi phối trong đời sống của mỗi con người. 3.4.2. Điều chỉnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hạ giá thành sản phẩm 124
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ Hiện nay, các kênh quảng cáo qua sóng truyền hình đã không còn thu hút khách hàng. Thay vào đó, nhà cung cấp, đơn vị bán lẻ có thể xây dựng hình ảnh, sản phẩm hàng hóa dưới hình thức tặng quà, sản phẩm dùng thử ở các đầu chợ, khu công nghiệp, khu dân cư và các đơn vị trường học… để giới thiệu sản phẩm. Đó là phương cách hạn chế chi phí nhằm mục tiêu lan tỏa hướng tới lợi ích khách hàng qua việc giảm giá thành trực tiếp vào sản phẩm. Khi thực hiện hoạt động này, đơn vị bán lẻ cần chú ý tránh làm phiền khách hàng từ việc nhắn tin, gọi điện để giới thiệu và làm quen bằng chương trình tri ân khách hàng hay thông báo khách hàng đã trúng thưởng. Đồng thời, tuyệt đối làm ảnh hưởng đến quyền nhân thân của khách hàng khi nhận sản phẩm dùng thử trực tiếp. Việc quay phim, chụp ảnh và đăng tải thông tin cá nhân lên trang mạng xã hội tạo nên tác động tiêu cực cho phía khách hàng là bên mua hàng hóa. 3.4.3. Bao bì, đóng gói cần gắn xu hướng tiêu dùng xanh để phù hợp giá thành Bao bì, đóng gói cần trở lại yếu tố truyền thống nhằm đảm bảo tiêu dùng xanh để tránh hiện tượng lãng phí không cần thiết. Mục tiêu của biện pháp này vì lợi ích của khách hàng một cách thiết thực.Trong giai đoạn kinh tế đang gặp nhiều khó khăn liên quan đến lao động và việc làm như hiện nay, người tiêu dùng tiết kiệm và thắt chặt chi tiêu càng trở nên phổ biến. Vì thế, sự đơn giản hóa bao bì, đóng gói vừa hạ giá thành sản phẩm vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững. Đồng thời, biên độ chênh lệch giá giữa các cửa hàng bán lẻ cần thu hẹp. Việc làm này vừa tiết kiệm thời gian của khách hàng do khoảng cách địa lý vừa tạo nên sự hài hòa của các loại hình bán lẻ. Đây cũng là thành quả minh chứng rõ ràng nhất cho sự thành công của nhà sản xuất thông qua kênh phân phối này. 4. KẾT LUẬN Tóm lại, kinh tế đang có nhiều thay đổi đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người tiêu dùng. Vì thế, giá cả là điều khoản chủ yếu thể hiện tính quyết định đối với bên mua thông qua mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng và ngành bán lẻ. Đây vừa là nhu cầu vừa là quyền lợi của khách hàng. Vì lẽ đó, khắc phục những vấn đề bất cập của thực trạng về giá đối với ngành bán lẻ sẽ góp phần duy trì tốt quan hệ giữa các bên nhằm tạo biến chuyển tích cực khi giao lưu dân sự. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chính phủ (2018), Nghị định số 09/2018/ NĐ- CP quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngô Ngọc Diễm, Ngô Ngọc Trà (2021), “Đầu tư, phát triển chợ truyền thống: những vấn đề pháp lý cần đặt ra”, Tạp chí Luật sư Việt Nam. Học viện Tài chính (2016), Giáo trình cơ sở hình thành giá cả, Tài liệu lưu hành nội bộ. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Quốc hội (2015), Bộ Luật Dân sự. Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 1163/ QĐ- TTg phê duyệt chiến lược“Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Lưu Thủy (2022), Ngành bán lẻ thay “áo mới” sau đại dịch Covid-19. Nguồn: http://saigondautu.com.vn, truy cập ngày 3/10/2022. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 125
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quiz7 1.Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm thương mại điện tử
7 p | 360 | 160
-
Mời chào khách hàng
7 p | 176 | 33
-
Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển
100 p | 121 | 32
-
Sáu giá trị của giải trình hoạt động Marketing
7 p | 100 | 24
-
Giáo trình hình thành tư duy thế giới phẳng như thế nào trong quan niệm tư duy của cộng đồng p9
10 p | 74 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn