QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC<br />
<br />
TỔNG CỤC THỐNG KÊ<br />
<br />
ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở GIỮA KỲ 2014<br />
<br />
ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở GIỮA KỲ 2014<br />
<br />
DI CƯ VÀ<br />
ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM<br />
<br />
DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM<br />
<br />
SÁCH KHÔNG BÁN<br />
<br />
NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN<br />
<br />
HÀ NỘI, 2016<br />
<br />
©UN Viet Nam/ Aidan Dockery<br />
<br />
DANH SÁCH CÁC XUẤT BẢN PHẨM<br />
CỦA ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở GIỮA KỲ NĂM 2014<br />
1.<br />
<br />
Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014: Các kết quả chủ yếu<br />
<br />
2.<br />
<br />
Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014: Một số chỉ tiêu chủ yếu<br />
<br />
3.<br />
<br />
Dự báo dân số Việt Nam, 2014-2049<br />
<br />
4.<br />
<br />
Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014: Cơ cấu tuổi, giới tính và một số vấn đề kinh<br />
tế xã hội ở Việt Nam<br />
<br />
5.<br />
<br />
Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014: Mức sinh ở Việt Nam: Những khác biệt,<br />
xu hướng và yếu tố tác động<br />
<br />
6.<br />
<br />
Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014: Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam<br />
<br />
7.<br />
<br />
Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014: Mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh tại<br />
Việt Nam: Khuynh hướng hiện nay, những nhân tố ảnh hưởng và sự khác biệt<br />
<br />
8.<br />
<br />
Tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam: Những bằng chứng mới từ Cuộc điều tra dân<br />
số và nhà ở giữa kỳ năm 2014 (Sách nhỏ)<br />
<br />
TỔNG CỤC THỐNG KÊ<br />
<br />
Quỹ dân số Liên Hợp quốc<br />
<br />
ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở GIỮA KỲ 2014<br />
<br />
di cư và đô thỊ hóa<br />
<br />
Nhà xuất bản Thông tấn<br />
<br />
HÀ NỘI, 2016<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014 được thực hiện theo<br />
Quyết định số 1253/QĐ-TCTK ngày 22/11/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục<br />
Thống kê. Được thực hiện lần đầu tiên tại thời điểm giữa hai kỳ Tổng điều tra dân<br />
số và nhà ở 2009 và 2019, đây là cuộc điều tra mẫu quy mô lớn trên phạm vi cả<br />
nước nhằm mục đích thu thập một cách cơ bản, có hệ thống các thông tin về dân<br />
số và nhà ở, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá và hoạch định các chính<br />
sách, chương trình, mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước<br />
nói chung cũng như lĩnh vực dân số và nhà ở nói riêng.<br />
Bên cạnh báo cáo “Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014:<br />
Các kết quả chủ yếu” được công bố vào tháng 10 năm 2015, một số chủ đề quan<br />
trọng như sinh và chết, di cư và đô thị hóa, cấu trúc tuổi - giới tính của dân số,<br />
tỷ số giới tính khi sinh tiếp tục được khai thác phân tích sâu nhằm cung cấp<br />
những thông tin quan trọng về thực trạng và những khuyến nghị về chính sách<br />
phù hợp cho các cơ quan Đảng, Quốc hội và Chính phủ, các nhà lập chính sách<br />
và người dùng tin.<br />
Chuyên khảo “Di cư và đô thị hóa” đã được xây dựng, sử dụng số liệu Điều<br />
tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014 nhằm cung cấp thông tin cập nhật<br />
tới độc giả về chủ đề di cư và đô thị hóa ở Việt Nam.<br />
Kết quả phân tích cho thấy xu hướng di cư trong 5 năm gần đây đã giảm<br />
so với hơn hai thập kỷ trước đây. Tuy nhiên, các kết quả phân tích cũng tiếp tục<br />
khẳng định các bằng chứng từ các nghiên cứu trước đây là có sự đóng góp mạnh<br />
mẽ của di cư vào khu vực thành thị, đặc biệt là các thành phố lớn. Di cư có đóng<br />
góp tích cực cho bản thân người di cư và sự phát triển của nơi đến, nhưng di cư<br />
cũng góp phần làm gia tăng khoảng cách kinh tế - xã hội giữa nơi đi và nơi đến,<br />
giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng kinh tế - xã hội. Cùng với quá trình<br />
công nghiệp hóa và đô thị hóa, dân cư ở các khu vực thành thị đang tăng trưởng<br />
mạnh mẽ. Dân cư thành thị có nhiều lợi thế hơn so với dân cư nông thôn trong quá<br />
trình phát triển. Chuyên khảo cũng đưa ra những gợi ý cho các chính sách phát<br />
triển ở Việt Nam, cần chú trọng hơn đến vấn đề di cư và đô thị hóa hiện nay để<br />
bảo đảm di cư và đô thị hóa sẽ đóng góp tốt nhất cho sự tăng trưởng và phát triển<br />
kinh tế - xã hội ở Việt Nam.<br />
Chuyên khảo được hoàn thành với sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính của Quỹ<br />
Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), trong khuôn khổ hỗ trợ của UNFPA cho cuộc<br />
iii<br />
<br />