Điều trị bệnh phong thấp bằng Y Học Á Châu ( Trần Đại Sỹ ) - Phần 3
lượt xem 5
download
CHÂM CỨU TRỊ 1. KHÁI THUYẾT Theo quan niệm cổ của y học Việt Nam và Trung Hoa, châm cứu trị bao gồm : 1.1. CHÂM Thường người ta chỉ biết có châm thân, tức dùng các huyệt của 12 đường kinh và Kỳ kinh bát mạch. Nhưng vào đầu thế kỷ thứ 20, căn cứ theo khoa Anatomy của Tây y, các châm cứu gia tìm ra trên loa tai, bàn tay, bàn chân, mũi, đầu có những điểm phản xạ tương ứng với các bộ phận của cơ thể. Châm vào những điểm đó, cũng các kết quả như châm thân. Hiện...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều trị bệnh phong thấp bằng Y Học Á Châu ( Trần Đại Sỹ ) - Phần 3
- TheGioiEbook.com 34 PHẦN THỨ BA CHÂM CỨU TRỊ MỤC LỤC 1. KHÁI THUYẾT 1.1. CHÂM 1.2. CỨU 2. HUYỆT TỔNG TRỊ : Trấn thống, hay Thông lạc, Xả cân 2.1. HUYỆT ÁP THỐNG 2.2. HUYỆT CHUYỂN KINH 2.3. HUYỆT THÔNG KINH 3. HUYỆT CHUYÊN KHOA 3.1. PHONG MẠNH 3.1.1. NGUYÊN TẮC THI TRỊ 3.1.2. HUYỆT TỔNG TRỊ 3.2. HÀN MẠNH 3.2.1. NGUYÊN TẮC THI TRỊ 3.2.2. HUYỆT CHUYÊN KHOA 3.3. THẤP MẠNH 3.3.1. NGUYÊN TẮC THI TRỊ 3.3.2. HUYỆT CHUYÊN KHOA 3.4. NHIỆT MẠNH 3.4.1. NGUYÊN TẮC THI TRỊ 3.4.2. HUYỆT CHUYÊN KHOA 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC 4.1. ĐIỆN CHÂM 4.1.1. DÙNG ĐỂ TRẤN TĨNH CƠN ĐAU 4.1.2. DÙNG ĐỂ KÍCH THÍCH KIM 4.2. NHĨ CHÂM PHÁP 4.2.1. HUYỆT TỔNG TRỊ, 4.2.2. HUYỆT CHUYÊN KHOA 5. CỨU TRỊ 6. THỦY CHÂM PHÁP 7. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU KHÁC 8. SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU 8.1. CHÂM THÂN 8.2. ĐIỆN CHÂM 8.3. NHĨ CHÂM 8.4. CỨU TRỊ thuocdongduoc.vn
- TheGioiEbook.com 35 8.5. THỦY CHÂM 9. LƯU KIM 10. PHƯƠNG PHÁP THAO TÁC 11. ĐIỀU TRỊ 11.1. CÁC BỆNH CẤP TÍNH, và PHONG THẤP NHIỆT 11.2. CÁC BỆNH KINH NIÊN (MÃN TÍNH ) thuocdongduoc.vn
- TheGioiEbook.com 36 CHÂM CỨU TRỊ 1. KHÁI THUYẾT Theo quan niệm cổ của y học Việt Nam và Trung Hoa, châm cứu trị bao gồm : 1.1. CHÂM Thường người ta chỉ biết có châm thân, tức dùng các huyệt của 12 đường kinh và Kỳ kinh bát mạch. Nhưng vào đầu thế kỷ thứ 20, căn cứ theo khoa Anatomy của Tây y, các châm cứu gia tìm ra trên loa tai, bàn tay, bàn chân, mũi, đầu có những điểm phản xạ tương ứng với các bộ phận của cơ thể. Châm vào những điểm đó, cũng các kết quả như châm thân. Hiện có các loại châm sau : Châm thân, châm các huyệt đạo của 12 đường kinh và Kỳ kinh bát mạch. Nhĩ châm, châm trên loa tai. Trên loa tai có hình một người nằm ngược. Thủ châm, châm trên bàn tay. Trên bàn tay cũng có hình một người nằm co chân. Dùng kim châm vào các huyệt đặc biệt trên bàn tay,cũng có kết quả. Túc châm, cũng như nhĩ châm, thủ châm, túc châm là châm trên bàn chân. Khoa này dùng những huyệt đặc biệt trên bàn chân, chứ không phải những kinh huyệt tại bàn chân. 1.2. CỨU : Ôn cứu, nhiệt cứu, giác hơi, xông hơi Bởi vậy trong phần này bao gồm tất cả phương pháp châm, cứu trên. Trái với những trình độ trước, khi học điều trị về chứng đau nhức, chỉ học cách châm sao cho cơn đau nhức giảm, không đi vào những biện chứng sâu xa. Ở đây châm cứu trị được sử dụng vào việc điều trị tận căn nguyên của bệnh. Biện chứng và nguyên tắc thi trị cũng giống như phần dược trị. Bệnh Phong thấp thấp do bốn tà : Dương tà : Phong, nhiệt, Âm tà : Hàn, thấp, 2. HUYỆT TỔNG TRỊ : Trấn thống, hay Thông lạc, Xả cân Phong thấp làm cho sưng đau. Vì vậy trị pháp đầu tiên là sao tuyệt sưng đau. Tuyệt sưng đau phải dùng huyệt tổng trị. Huyệt tổng trị là những huyệt áp dụng chung cho tất cả các loại Phong thấp, dù là Hành tý, Thống tý, Trứ tý hay Nhiệt tý. Huyệt tổng trị dùng để chống sưng (viêm), triệt tiêu đau nhức. Hay nói theo chuyên môn : Thông lạc, Xả cân.Y kinh định rõ : Bất thông tắc thống. Nghĩa là không thông thì đau. Ngược lại, thông tắc bất thống. Nghĩa là thông thì hết đau. Lâm sàn, có ba loại huyệt tổng trị : Áp thống, Thông kinh, Chuyển kinh. – Huyệt Áp thống đánh tan các tà khí Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt tại khu đau. thuocdongduoc.vn
- TheGioiEbook.com 37 – Huyệt Chuyển kinh, giúp tà khí tản ra khắp kinh. – Huyệt Thông kinh làm tà khí thoát ra khỏi cơ thể. Ba huyệt này dùng để trấn thống hay trong khoa Phong thấp còn gọi là Thông lạc, Xả cân. 2.1. ÁP THỐNG Huyệt Áp thống, cổ y học gọi là dĩ thống vi du, tức lấy chỗ đau làm huyệt. Bệnh Phong thấp gây ra đau là do kinh lạc huyết mạch bế tắc, gây sưng nhức và đau nhất định. Muốn thông lạc phải châm huyệt áp thống. Nguyên tắc định huyệt Áp thống như sau : Trong khu đau nhất định đó, có : – Một, hai hay ba kinh chạy qua. Trên các kinh ấy, đoạn nằm trong khu đau có những huyệt nào thì gọi là huyệt Áp thống có tên. Tỷ dụ : Đầu gối sưng, thì huyệt áp thống là : Độc tỷ(E35), Tất nhãn (Kỳ huyệt), Dương lăng tuyền (VB34), Âm lăng tuyền (RP9), Khúc tuyền (F8), Tất dương quan (VB33), Huyết hải (RP10), Lương khâu (E34). Như cả bàn tay sưng thì dùng huyệt : Hiệp cốc (GI4) hướng bàn tay, Thủ bát phong, Dương khê (GI5), Dương trì (TR4), Dương cốc (IG5). Cần cổ sưng đau thì dùng Hoa Đà giáp tích huyệt tương ứng với khu đau nhức. Gót chân sưng đau thì dùng huyệt Giải khê (E41), Khâu hư (VB40), Thương khâu (RP5), Trung phong (4), Thủy tuyền R5), Thân mạch (V62) – Nhưng khu đau nhức nhiều khi không có kinh chạy qua, hoặc khu này quá lớn, nằm xa huyệt Áp thống có tên, trường hợp này y sĩ tự định lấy những huyệt, gọi là huyệt Áp thống không tên. Cách định huyệt Áp thống không tên gọi là dĩ thống vi du tức lấy chỗ đau làm huyệt. Khi lâm sàn, thầy thuốc lấy mỗi cm2 là một huyệt. Tùy theo khu, dù huyệt Áp thống có tên hay không đều dùng kim lớn, nhập kim nhanh, mạnh. 2.2. HUYỆT CHUYỂN KINH Huyệt chuyển kinh là huyệt nằm trên kinh chạy qua khu đau nhức. Trên đoạn kinh chạy qua khu đau nhức, hai huyệt tiếp giáp với khu đau gọi là huyệt chuyển kinh. Tỷ dụ : Khu đau là phần giữa xương sống từ D2 đến D5. Khu này có Túc thái dương bàng quang kinh và Đốc mạch. Huyệt Áp thống có tên : – Trên Bàng quang kinh gồm : Phong môn (V12), Phế du (V13), Khuyết âm du (V14) Tâm du (V15). – Trên Đốc mạch gồm : Đào đạo (VG13), Thân trụ (VG12), Thần đạo (VG11). Huyệt Áp thống không tên : thuocdongduoc.vn
- TheGioiEbook.com 38 – Trên Bàng quang kinh : Không cần, vì huyệt Áp thống có tên đã đầy đủ. – Trên Đốc mạch : Vưu danh (Nằm giữa Đào đạo (VG13) và Thân trụ (VG12)), Cự khuyết du (Nằm giữa Thân trụ (VG12) và Thần đạo (VG11)). Huyệt chuyển kinh : : – Trên Đốc mạch gồm : Đào đạo (VG13), Linh đài (VG10). – Trên Bàng quang kinh gồm : Đại trữ (V11), Cách du (V17). Hầu như tất cả các châm cứu gia dù trình độ thấp hay cao đều biết xử dụng hai loại huyệt này. Tuy nhiên nếu không biết xử dụng huyệt Thông kinh nói dưới đây thì : – Không trấn áp cơn đau tại chỗ được, – Bệnh lâu khỏi hay không khỏi. 2.3. HUYỆT THÔNG KINH Huyệt Thông kinh, phải châm sau huyệt Áp thống và Chuyển kinh. Huyệt Thông kinh, không có nguyên tắc nào cả. Dưới đây là những huyệt Thông kinh dùng cho từng khu : – HẬU KHÊ (IG3) : Khu phía ngoài lưng bàn tay, cánh tay, sau vai sau, cần cổ, sau đầu, đỉnh đầu, trán. – HIỆP CỐC (GI4) : Khu phía trong lưng bàn tay, cánh tay, vai trước, phía trước cổ, toàn bộ khu mặt từ mắt trở xuống. – NỘI QUAN (MC6), CÔNG TÔN (RP4) : Toàn bộ mặt trong bàn tay, cánh tay, lồng ngực. Mặt trong bàn chân, ống chân, đùi. Tâm, Phế, Vị, Tỳ, Can. – TAM ÂM GIAO (RP6) : Mặt trong ống chân, đùi, bộ phận sinh dục, tiểu trường, đại trường. Bụng dưới. – TRƯỜNG CƯỜNG (VG1), NHÂN TRUNG (VG25) : Thông Đốc mạch bao gồm khu mặt, đầu, cổ, sống lưng, ngang lưng, mông. – TÚC TAM LÝ (E36) : Hiệp huyệt của Túc dương minh vị kinh. Dùng cho toàn bộ bụng trên, bụng dưới. Ngoài ra còn có thể dùng Kinh huyệt của các kinh. Vì Y kinh nói : Sở hành vi Kinh. Nghĩa là khí có thể chạy khắp kinh kể từ Kinh huyệt. 3. HUYỆT CHUYÊN KHOA Huyệt chuyên khoa là huyệt đặc trị dành cho bốn loại Phong thấp khác nhau : Hành tý, Thống tý, Trứ tý, Nhiệt tý. Nếu chỉ châm các huyệt Áp thống, Thông kinh, Chuyển kinh thì : – Bệnh lâu khỏi hay đôi khi không thuyên giảm, thuocdongduoc.vn
- TheGioiEbook.com 39 – Bệnh tuy bớt, nhưng mau tái phát. 3.1. PHONG MẠNH (Phong phong thấp chạy, Tê thấp chạy, Hành tý) 3.1.1. NGUYÊN TẮC THI TRỊ Sơ phong làm chính, Thông lạc, lợi thấp, xả cân làm phụ. 3.1.2. HUYỆT TỔNG TRỊ : Trấn thống để Thông lạc, Xả cân. Đã trình bày ở trên, mục đích thông lạc, xả cân, gồm Áp thống, Chuyển kinh, Thông kinh. 3.1.3. HUYỆT CHUYÊN KHOA Huyệt sơ phong : Phong, Hàn, Thấp cùng xâm nhập mà phong mạnh. Phong là Dương tà, tính của phong là Thiện hành, đa biến. Nên thường nay sưng chỗ này mai sưng chỗ khác. Nếu cứ châm huyệt áp thống, chuyển kinh, thông kinh thì khó trị được. Sau khi châm huyệt tổng trị, thêm một số huyệt chuyên khoa sơ phong và lợi thấp nữa. Phong là Dương tà, nên khi nhập vào cơ thể thường theo các Dương kinh, nhất là Thái dương kinh và Đốc mạch. Bởi vậy dùng một số huyệt trên dương kinh, để giải biểu thì Phong sẽ nhạt đi. TAM PHONG HUYỆT, tức ba huyệt có tính năng khu phong : PHONG TRÌ (VB20), Giao hội huyệt của Túc thiếu dương và Dương duy, hiệu năng để Sơ phong, và giải nhiệt. PHONG PHỦ (VG16), PHONG MÔN (V12) ĐẠI TRÙY (VG14), BÁCH HỘI (VG20), Giao hội huyệt của Lục dương kinh (sáu kinh dương) và Đốc mạch hiệu năng là Giaỉ biểu, thông dương bởi ngoại phong là biểu chứng. HIỆP CỐC (GI4), Nguyên huyệt của thủ dương minh kinh, hiệu năng Sơ phong, giải biểu, thông lạc. HẬU KHÊ (IG3), Du huyệt của Thủ thái dương; một trong Bát mạch giao hội huyệt thông với Đốc mạch, hiệu năng để xả cân mạch KHÚC TRÌ (GI11), Hiệp huyệt của Thủ dương minh kinh. Hiệu năng Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt lợi thấp. KIÊN NGUNG (GI15), Giao hội của Thủ dương minh và Dương kiêu mạch. Hiệu năng để thông dương khí giữa Thủ dương minh kinh và Duơng duy. thuocdongduoc.vn
- TheGioiEbook.com 40 DƯƠNG LĂNG TUYỀN (VB34), Hiệp huyệt của Thủ thiếu dương kinh, hội huyệt của cân. Hiệu năng để thanh thấp nhiệt, cường cân cốt. HUYỀN CHUNG (VB39) còn có tên là Tuyệt cốt, Thuộc Túc thiếu dương kinh, cũng là Lạc huyệt của ba kinh dương chân. Đây là huyệt tổng hội tủy trong cơ thể. Y kinh nói Tủy hội tuyệt cốt. Hiệu năng thông ba kinh dương chân, làm mạnh gân, tủy. Sau khi trị một vài lần như vậy, thì Phong dương tà đã bị sơ tán đi, ba tà Phong, Hán, Thấp còn lại bằng nhau, trên thân chỉ ứ đọng lại một vài chỗ đau. Bây giờ còn phải châm huyệt áp thống, chuyển kinh, thông kinh để Thông lạc, Xả cân mà thôi. Lợi thấp : Tỳ chủ vận hóa thấp, vì vậy phải thêm huyệt kích thích tỳ. Nhưng tỳ và vị tương thông biểu lý. Tỳ thuộc lý, vị thuộc biểu, nên dùng huyệt Túc tam lý (E36) là Hiệp huyệt của Túc dương minh vị kinh hầu kích thích vị. Thêm huyệt Trung uyển (VC12) là mộ huyệt của vị. Tóm lược trị Hành tý Huyệt khu phong, giải biểu : Tam phong (Phong phủ VG16, Phong trì VB20, Phong môn V12), Đại chùy (VG14), Hiệp cốc (GI4), Hậu khê (IG3), Khúc trì (GI11), Kiên ngung (GI15), Dương lăng tuyền (VB34), Huyền chung (VB39), Huyệt thông lạc xả cân : Huyệt Áp thống, chuyển kinh, thông kinh. Huyệt lợi thấp, Túc tam lý (E36), Trung uyển (VC12) 3.2. HÀN MẠNH, Phong thấp lạnh,Tê thấp lạnh, Thống-tý 3.2.1. NGUYÊN TẮC THI TRỊ Ôn kinh, thông lạc, tán hàn, trừ thấp, 3.2.2. HUYỆT CHUYÊN KHOA Phong, Hàn, Thấp cùng xâm nhập, mà Hàn mạnh thì sinh ra Thống-tý. Hàn là Âm tà. Khi Âm tà nhập được vào thì tức là Khí bị hư. Bởi nguyên do mắc bệnh là trong người khí, huyết hư. Khi khí hư, thì dương biểu không đủ để bảo vệ cơ thể. Khí đây là Nguyên khí. Gốc của Nguyên khí là thận. Khi thận dương hư thì Nguyên dương hư, sinh ra Phong-thấp-lạnh. Huyệt sơ phong Phong thấp lạnh, tuy Hàn mạnh, Phong và Thấp nhẹ, nhưng Phong tà là thủ phạm đầu tiên gây ra, nên vẫn phải dùng huyệt sơ phong : Tam phong huyệt (Phong trì (VB20), Phong phủ (VG16), Phong môn (V12). Phong là dương tà, sễ làm biến đi, nên khi trị ba, bốn lần, thì không cần nữa. thuocdongduoc.vn
- TheGioiEbook.com 41 Huyệt trừ thấp Thêm các huyệt trừ thấp : Trung-uyển (VC12), Túc tam lý (E36). Ôn kinh tán hàn, thông lạc Dùng huyệt Thận du (V23), để thông Thận khí, thêm Quan nguyên (VC4) là gốc của Nguyên khí, thêm Khí Hải (VC6) là bể của khí. Châm xong thì dùng cứu cách gừng, cách tỏi hay ôn cứu. Cứu càng lâu càng tốt. Như vậy Nguyên khí sẽ mạnh, làm tan hàn. Phong-thấp-lạnh thì chân tay lạnh, bởi thiếu Dương khí. Vậy tùy theo nặng nhẹ mà thêm một số huyệt làm cho chân tay khí huyết lưu thông, làm ấm lên. Nếu bàn tay lạnh thêm : Ngoại quan (TR5), Dương trì (TR4), Dương khê (GI5), Dương cốc (IG5). Nếu lạnh cả cánh tay thì thêm Khúc Trì (GI11), Hiệp cốc (GI4) hướng Lao cung (MC8). Nếu lạnh tới cùi chỏ thì thêm Kiên ngung (GI15). Nếu chân lạnh thì thêm Huyền chung (VB39), Thân mạch (V62), Túc bát phong. Nếu lạnh tới ống quyển thì thêm Dương lăng tuyền (VB34), Thừa sơn (V57). Bảng tóm lược trị Thống tý Sơ phong, Tam phong huyệt (Phong trì VB20, Phong phủ VG16, Phong môn V12). Chỉ dùng từ 3 đến 4 lần đầu. Ôn kinh, Châm rồi cứu các huyệt Thận du (V23), Quan nguyên (VC4), Khí hải (VC6) Thông lạc, tán hàn, Huyệt Áp thống, huyệt chuyển kinh, huyệt thông kinh. Tùy theo khu vực chân, tay, vai lạnh, thêm ít huyệt tại chỗ đau Huyệt trừ thấp, Thêm Trung uyển (VC12), Túc tam lý (E36) 3.3. THẤP MẠNH, Phong-thấp-ướt, Tê-thấp, Trứ-tý 3.3.1. NGUYÊN TẮC THI TRỊ Trừ thấp, xả cân, Sơ phong, Tán hàn thông lạc, 3.3.2. HUYỆT CHUYÊN KHOA Khi Khí huyết hư, mà bịPhong thấp-ướt thì có nghĩa là bị Thấp mạnh. Thấp là Âm tà. Khi âm tà xâm nhập tức là Dương khí hư. Chứng thấp mạnh thì trong người nhiều thuocdongduoc.vn
- TheGioiEbook.com 42 nước, chân tay tê, đi đứng nặng nề. Thấp mạnh tức là Tỳ vị khí hư hao. vận hóa không được. Phải dùng các huyệt : Trừ thấp : Trung uyển (VC 12) mộ huyệt của vị, Túc tam lý (E36) hiệp huyệt của vị để kiên tỳ vị. Công tôn (RP4), Nội quan (MC6) để tổng trị vị, tâm, lồng ngực. Giải khê (E41), là Kinh huyệt của Túc dương minh vị kinh để thông kinh. Y kinh nói : Sở hành vi kinh. Kinh nghiệm cho biết những người bị Phong-thấp-nước thường ở trạng thái giống như phù thủng. Sau khi châm cứu, nước thoát ra ngoài, người gầy đi. Điều mà phụ nữ rất ưa thích. Muốn nước thoát ra mau thì thêm huyệt Trung cực (VC2), mộ huyệt của Bàng quang như, Thủy đạo (E28), Thái khê (R3), Phục lưu (R4) để nước ra ngoài mau. Sơ phong Dùng Tam phong huyệt (Phong trì VB20, Phong phủ VC16, Phong môn V12). Tán hàn thông lạc, xả cân, Thêm một số huyệt tại những khu vực bị tê trên chân tay như Khúc trì (GI11), Hiệp Cốc (GI4), Phong long (E40), Tam âm giao (RP6). Huyệt Áp thống, chuyển kinh, thông kinh. Bảng tóm lươc trị Trứ tý Huyệt trừ thấp : Trung uyển (VC12), Túc tam lý (E36), Công tôn (RP4), Giải khê (E41), Trung cực (VC2), Thủy đạo (E28), Thái khê (R3) Phục lưu (R4). Huyệt sơ phong : Tam phong huyệt (Phong trì VB20, Phong phủ VC16, Phong môn V12). Huyệt tán hàn thông lạc xả cân : Áp thống, Chuyển kinh, Thông kinh. 3.4. NHIỆT MẠNH, Phong-thấp-nhiệt, Tê-thấp-nhiệt, Nhiệt-tý, Y thư Trung Hoa thường dùng chữ Nhiệt-thắng 3.4.1. NGUYÊN TẮC THI TRỊ Thanh nhiệt, Trừ thấp, Sơ phong, thông lạc, 3.4.2. HUYỆT CHUYÊN KHOA Phong thấp nhiệt là do khí huyết hư suy, bị Phong, Thấp, Nhiệt xâm nhập gây ra, mà trong đó Nhiệt thịnh hoặc là Nhiệt uất ở trong, rồi gặp Phong thấp ngoại nhập, hoặc là do Thấp nhiệt bên trong mà Nhiệt mạnh. Sơ phong thanh nhiệt : Tam phong (Phong trì VB20, Phong phủ VG16, Phong môn V12), – Nhiệt là dương tà, khi nhiệt nhập được vào thân thể là do Khí huyết hư. Nhưng khi huyết âm hư thì dương nhiệt mới nhập được. Vậy Phong-thấp-nhiệt là do huyết hư. thuocdongduoc.vn
- TheGioiEbook.com 43 – Để bổ huyêt dùng các huyệt Cách du (V17) là hội huyệt của huyết. Huyết hải (RP10) là bể của huyết, Thái xung (F3) là Nguyên huyệt của can, vì Y kinh nói Can tàng huyết. – Dùng các huyệt thanh nhiệt, sơ phong : Đại trùy (VG14), Bách hội (VG20), Khúc trì (GI11), Hiệp cốc (GI4), Hậu khê (IG3), Kiên ngung (GI15), Dương lăng tuyền (VB34) và Huyền chung (VB39). Nếu sốt thêmThiếu trạch (IG1), Thiếu thương (P11) Thông lạc, Huyệt Áp thống, chuyển kinh, thông kinh, Trừ thấp, Túc tam lý (E36), Trung uyển (VC12). Bảng tóm lược trị Nhiệt tý Huyệt sơ phong thanh nhiệt : Tam phong (Phong trì VB20, Phong phủ (VC16), Phong môn (V12)), Đại trùy (VG14), Bách hội (VG20), Khúc trì (GI11), Hiệp cốc (GI4), Hậu khê (IG3), Kiên ngung (GI15), Dương lăng tuyền (VB34) và Huyền chung (VB39). Sốt thêm Thiếu trạch (IG1), Thiếu thương (P11). Huyệt thông lạc : Áp thống, chuyển kinh, thông kinh. Trừ thấp : Túc tam lý (E36), Trung uyển (VC12) Bổ huyết : Cách du (V17), Huyết hải (RP10). 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC 4.1. ĐIỆN CHÂM, Trong tất cả các loại bệnh điều trị bằng châm cứu, thì Tê- thấp là loại trị bằng điện châm kết quả mau nhất. Những huyệt dùng để châm trị, đều dùng điện châm được cả. Điện châm có tác dụng : - Dùng để trấn tĩnh cơn đau tức thời. - Dùng để thay y sĩ xoay kim. 4.1.1. DÙNG ĐỂ TRẤN TĨNH CƠN ĐAU Bệnh nhân đang lên cơn đau nhức, dùng kim châm ngay các áp thống, xoay kim cho đến khi bệnh nhân cảm thấy chỗ châm tê rần mới thôi. Bấy giờ gắn diện châm. - Cường độ để thấp hoặc trung bình (Không ghi vào đây, vì còn tùy máy). - Tần số thực cao, cao bằng cách làm tê để giải phẫu. Khi bệnh nhân cảm thấy tê rần, không biết đau, không còn cảm giác đau, thì tăng dần cường độ lên, và hạ tần số xuống. 4.1.2. DÙNG ĐỂ KÍCH THÍCH KIM Thông thường khi châm rồi, thì cứ 5 hay 10 phút y sĩ phải kích thích kim một lần. Như vậy thì mất nhiều thời giờ, dùng điện châm thay thế. Sau khi châm, xoay kim cho đến khi bệnh nhân cảm thấy tê rần, thì gắn điện châm, tần số thấp, cường độ trung bình hoặc cao. - Những huyệt sau đây không nên dùng điện châm : Phong trì (VB20), Phong phủ (VG16), Á môn (VG15). Đã có một vài tai nạn xảy ra khi dùng điện châm với cường độ cao tại các huyệt này. thuocdongduoc.vn
- TheGioiEbook.com 44 - Những huyệt sau đây không nên dùng điện châm lâu : Đại lăng (MC7), Thần môn (C7), Nội quan (MC6), Khuyết âm du (V14), Tâm du (V15), Thận du (V23). Điện châm không phải là một phương pháp độc lập, chỉ dùng để phụ trợ với các loại châm khác, để đạt kết quả mau mà thôi. 4.2. NHĨ CHÂM PHÁP Nhiều châm cứu gia dùng Nhĩ châm để trị bệnh, cũng đạt được kết quả, nhưng không nhiều bằng châm thân. Đối với những loại : - Bệnh trẻ em, bệnh mới phát thì dùng Nhĩ châm trị kết quả mau, tức khắc, công hiệu hơn châm thân.. - Bệnh kinh niên, bệnh nặng trị cũng kết quả nhưng chậm chạp. 4.2.1. HUYỆT TỔNG TRỊ Bất cứ trường hợp Phong-thấp nào, dù chạy, lạnh, tê hay nhiệt, cũng dùng những huyệt sau : – Huyệt áp thống, tức đau phần nào trên cơ thể thì châm phần tương ứng. Tỷ dụ bàn tay viêm, thì châm huyệt bàn tay. Chữa bệnh bao tử (dạ dầy) thì châm huyệt vị. – BÌ CHẤT HẠ, dùng để điều tiết đại não. Thường dùng để trị mất ngủ, lừ đừ, các chứng bệnh thần kinh, ngưng ra mồ hôi. Ngoài ra có tính cách trị tổng quát các loại sưng. – THẦN MÔN, điều tiết não bộ, trấn tĩnh các cơn đau, chống lại quá mẫn. Chủ trị tất cả các bệnh thần kinh như điên khùng, lo sợ, hay cáu. Trị cao huyết, ho, quá mẫn. Đây là huyệt chủ yếu để châm tê. – THẬN THƯỢNG TUYẾN, dùng để chống lại các chứng sưng nhức, quá mẫn, chống hôn mê, chống các chứng phong thấp, trị các bệnh về huyết quản như cao huyết, thấp huyết. Chống lại hô hấp khó khăn vì bất cứ lý do gì. 4.2.2. HUYỆT CHUYÊN KHOA PHONG MẠNH Phong thường xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, và ngoại biểu. Bởi Phế chủ bì mao, cho nên thêm huyệt Phế và Khí quản. Ngoài ra Phong là dương tà, khi Phong nhập vào cơ thể thì Huyết hư, bởi vậy phải thêm huyệt Can. Bởi can tàng huyết. Thêm huyệt Tỳ bởi Tỳ chủ thống huyết. HÀN MẠNH Hàn là Âm tà, khi hàn nhập được vào người thì Khí bị hư. Khí đây là thận khí hay thận dương. Vì vậy phải thêm huyệt Thận để tăng dương khí lên. THẤP MẠNH Thấp là Âm tà, thấp thường làm trở ngại tuần lưu của Tỳ Vị, bởi vậy nhải thêm huyệt Tỳ, Vị, để kiên Tỳ Vị. NHIỆT MẠNH Nhiệt là Dương tà, do nhiệt uất ở trong hoặc ngoài nhập phải thêm huyệt Giáng áp câu và Nhĩ đỉnh ra máu, để hạ nhiệt. 5. CỨU TRỊ thuocdongduoc.vn
- TheGioiEbook.com 45 Ngoài trừ trường hợp Phong-thấp-chạy và Phong-thấp-nhiệt do dương tà thì cấm cứu, còn các bệnh Phong-thấp-lạnh, Phong-thấp-tê đều cứu tại các khu vực đau và các huyệt chuyên khoa được cả. 6. THỦY CHÂM PHÁP Là phương pháp trị bệnh tổng hợp Đông-Tây-Y. tức là dùng kim thật nhỏ chích thuốc vào những huyệt tại khu vực đau nhất trong phép châm thân và những huyệt tương ứng trong phép Nhĩ châm. Dược liệu gồm có : – Cortisone, Xylocaine, Cocaine. – Các loại vitamine B1, B6, B12 hoặc hỗn hợp. – Dùng tất cả các loại thuốc trấn tĩnh đau nhức. Thông thường mỗi huyệt chích khoảng 0,5 – 1 cc. Mỗi huyệt trên tai chích khoảng 0,3 – 0,5 cc. 7. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU KHÁC Ngoài ra các phương pháp châm cứu khác như Bì châm, Giác hơi, Túc châm, Thủ châm, Đầu châm, Xích châm cũng có kết quả. Nhưng dùng một mình thì không có kết quả tốt, cần hợp với châm thâm, nhĩ châm, thủy châm hay cứu trị. Các phương pháp đó thường dùng để trị chỗ đau nhất mà thôi. 8. SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU, Qua kinh nghiệm điều trị, nhận thấy : 8.1. CHÂM THÂN Kết quả chắc chắn, dù gặp trường hợp bệnh quá kinh niên, nhưng hầu hết cũng thu được kết quả. Đây là phương pháp toàn hảo nhất. 8.2. ĐIỆN CHÂM Chỉ dùng để phụ trợ cho các phương pháp khác. Điện châm kết quả thường tức khắc, nhưng y sĩ phải kiên nhẫn ngồi điều khiển máy thì bệnh nhân mới thấy dễ chịu, nếu mở máy với cường độ giòng điện chạy mau quá, cảm giác đột ngột khiến bệnh nhân đau đớn. 8.3. NHĨ CHÂM Kết quả mau, nhưng không bền, bệnh thường tái phát ở mức độ 40%. Đối với bệnh mới phát, hoặc bệnh trẻ em thì kết quả rất mau. 8.4. CỨU TRỊ Chỉ dùng được trong chứng Phong-thấp-tê, Phong-thấp-lạnh. Phụ trợ cho châm thân và nhĩ châm, kết quả mau hơn. 8.5. THỦY CHÂM Dùng những dược vật trấn tĩnh cơn đau, bệnh nhân khỏi đau ngay, nhưng thường tái phát. Tuy nhiên dùng vitamine là thứ thuốc bổ, rất lợi trong việc bồi bổ "Khí" và "Huyết". Qua kinh nghiệm, khi cần bổ Khí thì dùng vitamine B1-B6, khi cần bổ Huyết thì dùng vitamine B12. Vitamine C được coi là dược vật bổ khí rất tốt bất cứ trường hợp Phong thấp nào dùng cũng được, nhưng trường hợp Phong-thấp-tê thì kết quả mau nhất. thuocdongduoc.vn
- TheGioiEbook.com 46 9. LƯU KIM Sau khi châm xong, đắc khí rồi, thì lưu kim. Kim nên để càng lâu càng tốt bởi đây là chứng "Thấp", tuy nhiên chỉ nên lưu kim từ 15 đến 50 phút. Phong-thấp-nhiệt thì không nên để lâu quá. Trung bình từ 15 tới 20 phút là đủ. 10. PHƯƠNG PHÁP THAO TÁC Dù Phong-thấp-nhiệt, Phong-thấp-tà, Phong-thấp-chạy, Phong-thấp-lạnh thì cũng có "Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt" tà xâm nhập. Muốn trục tà ra khỏi cơ thể thì phải áp dụng "Tả pháp" tức là : – Xử dụng kim lớn, – Xử dụng phép kích thích mạnh, – Nhập kim mạnh, mau, – Rút kim ra ra cũng mạnh. Kinh nghiệm thì thấy dùng kim số 26-28 là đủ, không nên dùng kim số 24 hay 26 ở khu mặt, dễ làm bệnh nhân bị sẹo. 11. ĐIỀU TRỊ 11.1 CÁC BỆNH CẤP TÍNH, và PHONG THẤP NHIỆT Mỗi ngày một hoặc hai lần, cho đến khi cơn đau không còn hành hạ bệnh nhân nữa, thì có thể trị cách ba ngày một lần cho đến khi khỏi hẳn. 11.2. CÁC BỆNH KINH NIÊN (MÃN TÍNH) Cách ba ngày trị một lần. thuocdongduoc.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐIỀU TRỊ BỆNH PHONG THẤP BẰNG Y HỌC Á CHÂU - Bác Sĩ Trần Đại Sỹ
106 p | 171 | 42
-
Hướng mới điều trị bệnh đái tháo đường type 1
6 p | 203 | 24
-
Điều trị phong thấp bằng y học Á châu
106 p | 136 | 24
-
Điều Trị Nội Khoa - Bài 37: BỆNH PHONG THẤP VÀ VIÊM ĐA KHỚP DO PHONG THẤP
15 p | 103 | 10
-
Điều trị bệnh phong thấp bằng Y Học Á Châu ( Trần Đại Sỹ ) - Phần 5
8 p | 116 | 10
-
Điều trị bệnh phong thấp bằng Y Học Á Châu ( Trần Đại Sỹ ) - Phần 1
7 p | 103 | 9
-
Điều trị bệnh phong thấp bằng Y Học Á Châu ( Trần Đại Sỹ ) - Phần 2
26 p | 94 | 8
-
Điều trị bệnh phong thấp bằng Y Học Á Châu ( Trần Đại Sỹ ) - Phần 6
23 p | 104 | 8
-
Điều trị bệnh phong thấp bằng Y Học Á Châu ( Trần Đại Sỹ ) - Phần 4
4 p | 122 | 7
-
Điều trị bệnh phong thấp bằng Y Học Á Châu ( Trần Đại Sỹ ) - Phần 7
25 p | 66 | 5
-
Điều trị các trường hợp bệnh van tim
2 p | 77 | 5
-
Hiệu quả dự phòng và điều trị sâu răng bằng véc-ni fluor (5%) và kem đánh răng có fluor trên trẻ em 7-8 tuổi
6 p | 38 | 4
-
Đánh giá hiệu quả điều trị viêm khớp dạng thấp thể phong hàn thấp tý bằng điện châm kết hợp bài thuốc tam tý thang
7 p | 89 | 4
-
Bệnh phong thấp chữa thế nào?
3 p | 66 | 3
-
Kết quả điều trị tiêm phong bế thần kinh V bằng cồn tuyệt đối liều thấp trên bệnh nhân đau dây thần kinh V nguyên phát tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
5 p | 16 | 3
-
nh giá khả năng giải phóng hoạt chất và ước tính khả năng thẩm thấu qua da của chế phẩm Omegaka
6 p | 29 | 2
-
Hiệu quả điều trị và biến chứng tiêm phong bế thần kinh V bằng cồn tuyệt đối liều thấp trên bệnh nhân đau dây thần kinh V nguyên phát
7 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn