Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐIỀU TRỊ ĐẶT STENT KIM LOẠI THỰC QUẢN <br />
Lê Quang Quốc Ánh* <br />
<br />
TÓM TẮT ĐỀ TÀI <br />
Mục tiêu: Ung thư thực quản, nằm trong 10 loại ung thư hàng đầu ở người Việt Nam(・). Mặc dầu y học <br />
ngày càng tiến bộ, nhất là ngành phẫu thuật(2) nhưng riêng về bệnh ung thư thực quản phần lớn các bệnh nhân <br />
khi đến viện đều ở giai đoạn muộn(7) không còn chỉ định phẫu thuật triệt để. Triệu chứng chính là nuốt nghẹn vì <br />
vậy mục đích điều trị ung thư thực quản không mổ: giảm nuốt nghẹn và cải thiện chất lượng sống. Có nhiều <br />
phương pháp điều trị không phẫu thuật, trong đó đặt stent vào thực quản cho kết quả khả quan. Mục tiêu chính <br />
của đề tài là đánh giá kết quả điều trị 52 trường hợp đặt stent kim loại thực quản tại bệnh viện Nguyễn Tri <br />
Phương và Trung Tâm Y Khoa Medic trong thời gian 05 năm từ tháng 06/2007 đến 06/2012. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả từng trường hợp bệnh ở 52 bệnh nhân bị <br />
ung thư thực quản quá chỉ định phẫu thuật và đồng ý đặt stent kim loại thực quản. Bên cạnh đó chúng tôi dựa <br />
vào thang điểm nuốt nghẹn và thời gian sống còn của bệnh nhân để đánh giá kết quả điều trị. <br />
Kết quả: Với 52 trường hợp đặt stent kim loại thực quản phần lớn là nam giới chỉ có 02 bệnh nhân nữ. <br />
Bướu phân bố đều ở cả 3 vị trí: 04 ca 1/3 trên, 36 ca 1/3 giữa và 12 ca 1/3 dưới. Kết quả nghiên cứu, cả 52 <br />
trường hợp đều giảm triệu chứng nuốt nghẹn từ thang điểm 3 hoặc 4 xuống còn 1; có 01 trường hợp tắc nghẽn <br />
lại sau 3 tháng, nhưng bệnh nhân từ chối đặt stent lần 2, còn lại vẫn nuốt tốt. <br />
Kết luận: Chúng tôi nhận thấy kết quả đặt stent kim loại thực quản tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho <br />
kết quả rất tốt giúp cải thiện được chất lượng sống và làm giảm tỉ suất bệnh – tỉ suất tử vong liên quan đến thủ <br />
thuật. <br />
Từ khóa: stent kim loại thực quản, nôi soi mật tụy ngược dòng <br />
<br />
ABSTRACT <br />
ENDOSCOPIC ESOPHAGEAL STENTING <br />
Le Quang Quoc Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2012: 91 ‐ 98 <br />
Aim: Esophageal cancer, one of the top ten cancers in Vietnamese. The aims of esophageal cancer treatment: <br />
palliate dysphagia and improve survival. There are many non‐surgical therapies, esophageal stent give favourable <br />
results. The main objective of our study was assess of efficacy esophageal stent in Public Nguyen Tri Phuong <br />
Hospital and Medic Center in 05 years from 06/2007 to 06/2012. <br />
Method: A descriptive case study of 52 patients who have inoperable esophageal cancer and accepted to stent <br />
insertion. Besides, we used dysphagia score and survival time of patients to assess result of treatment. <br />
Results: There are 52 insertion of esophageal stents cases who are man and tumor were distributed regular <br />
locations: 04 cases 1/3 upper, almost cases in middle esophagus and 12 case in 1/3 distal. As a results, 52 cases <br />
improve dysphagia from 3‐4 score to 1 score. In there, a recurrent dysphagia case by stent overgrowth have <br />
indicate re‐stenting but he refused. Other cases are well. <br />
Conclusion: We recognize that the result of metallic stent in esophageal at Public Nguyen Tri Phuong <br />
Hospital and Medic Center are favourable to help improve survival and reduce morbidity and mortality by <br />
<br />
* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương <br />
Tác giả liên lạc: PGS TS BS Lê Quang Quốc Ánh <br />
<br />
ĐT: 0903.826.535 Email: bsanhsdr@yahoo.com <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
91<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
therapy. <br />
Keywords: ERCP, metallic stent <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Theo khảo sát của Trung tâm Ung bướu Tp. <br />
Hồ Chí Minh, ung thư thực quản nằm trong 10 <br />
loại ung thư hàng đầu ở người Việt Nam, ước <br />
tính chiếm khoảng 7% trong ung thư ống tiêu <br />
hoá. Năm 1993, có khoảng 11.300 trường hợp <br />
ung thư thực quản được chẩn đoán ở Hoa Kỳ và <br />
10.200 trường hợp tử vong(10). Trong đó, nam <br />
chiếm tỉ lệ cao hơn ‐ Nam/Nữ: 3/1, Mỹ da đen <br />
cao hơn Mỹ da trắng gấp 3 lần(13). <br />
Thường thì bệnh nhân ung thư thực quản <br />
không thể nhận ra hay không có triệu chứng cho <br />
đến khi đường kính thực quản bị giảm đi 50‐<br />
75%(4) mới có triệu chứng nuốt nghẹn, đau, do <br />
đó tiên lượng kém. Tuy nhiên, tiên lượng sống <br />
đang cải thiện, cách đây khoảng 35 năm, chỉ có <br />
1% bệnh nhân Mỹ da đen và 4% Mỹ da trắng <br />
sống sau 5 năm, so với 9% Mỹ da đen và 13% <br />
Mỹ da trắng ngày nay(11). <br />
Mục đích điều trị giảm nhẹ ung thư thực <br />
quản: giảm nuốt nghẹn và cải thiện cuộc sống(9,8). <br />
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư thực <br />
quản không còn chỉ định phẫu thuật triệt để: đốt <br />
nhiệt, quang trị liệu, hoá trị, xạ trị, cho ăn bên <br />
trong (ống mũi‐dạ dày, phẫu thuật dạ dày qua <br />
da nuôi ăn bằng Nội soi), đặt stent kim loại <br />
(Stent kim loại tự bung) với tỉ lệ thành công và <br />
biến chứng khác nhau(13). <br />
Đưa stent vào thực quản cho việc làm giảm <br />
nhẹ dấu hiệu nuốt nghẹn trong bệnh lý thực <br />
quản ác tính đã được làm trên 100 năm nay. <br />
Năm 1959, Celestin(9) miêu tả việc đặt ống trong <br />
bệnh ác tính thực quản với ống nhựa nhân tạo <br />
qua nội soi được giới thiệu trong thủ thuật mổ <br />
bụng. Thập niên 1970, Atkinson(4) đã giới thiệu <br />
ống nhựa nhân tạo qua nội soi, với giảm tỉ lệ <br />
biến chứng, đường kính trong của ống stent nhỏ <br />
(10‐12 mm), kết quả nhiều bệnh nhân vẫn còn <br />
khó khăn trong việc hồi phục chế độ ăn bình <br />
thường. Chúng có tỉ lệ biến chứng cao tương đối <br />
(>36%), chủ yếu do thủng thực quản. Tỉ lệ chết <br />
<br />
92<br />
<br />
liên quan đến thủ thuật 2‐16 %. Sau đó stent <br />
nhựa đã được thay thế bởi stent kim loại tự <br />
bung có độ an toàn cao, dễ đặt. Tuy nhiên, một <br />
vài ghi nhận có sự khác biệt ở độ giảm chứng <br />
khó nuốt giữa stent nhựa và stent kim loại, dù <br />
rằng tỉ lệ biến chứng stent kim loại thấp hơn <br />
nhiều. <br />
Miêu tả đầu tiên của việc đặt stent kim loại <br />
xoắn ốc tự bung qua nội soi được làm bởi <br />
Frimberger năm 1983(3). Hiện tại có ít nhất 8 loại <br />
stent kim loại khác nhau trên thị trường, có <br />
màng bao phủ hay không. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Nghiên cứu mô tả trường hợp bệnh, tiền <br />
cứu. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Bệnh nhân có chỉ định đặt stent kim loại tự <br />
bung thực quản vào bệnh viện Nguyễn Tri <br />
Phương và TT y khoa Medic đồng ý đặt trong <br />
thời gian từ 06/2007 đến 06/2012. <br />
<br />
Kỹ thuật chọn mẫu <br />
Tiêu chuẩn chọn vào mẫu nghiên cứu <br />
Bệnh nhân có chỉ định đặt stent kim loại tự <br />
bung thực quản(11): <br />
1. Ung thư thực quản quá chỉ định phẫu <br />
thuật triệt căn. <br />
Rò khí quản‐thực quản. <br />
Khối u nguyên phát hay thứ phát trong <br />
trung thất chèn ép thực quản từ bên ngoài. <br />
Thủng Thực quản từ tổn thương trực tiếp từ <br />
Nội soi hay sau nong giãn chỗ chít hẹp. <br />
Điều trị lỗ rò chỗ nối thực quản‐khí quản bởi <br />
bệnh ác tính. <br />
Tái phát khối u tại chỗ nối sau phẫu thuật. <br />
Co thắt dai dẵng thực quản lành tính để <br />
nong nhiều lần bằng Balloon và không thích hợp <br />
cho phẫu thuật. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br />
Bệnh nhân đồng ý cho việc đặt stent kim loại <br />
thực quản: <br />
Sẳn sàng tham gia và hợp tác tích cực với <br />
nhân viên y tế trong việc điều trị và theo dõi <br />
diễn tiến bệnh. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu <br />
Chống chỉ định đặt stent(11): <br />
(Không có chống chỉ định tuyệt đối cho Stent <br />
Thực quản) <br />
Chống chỉ định tương đối <br />
INR > 15 và Tiểu cầu