intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị ngoại khoa các bệnh tim (Kỳ 5)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

149
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhóm bệnh cản trở tuần hoàn Nhóm này gồm các bệnh : · Hẹp lỗ van động mạch chủ đơn thuàn Hẹp động mạch chủ (hẹp lỗ van hoặc hẹp dưới van) · · Hẹp eo động mạch chủ. Rối loạn sinh lý bệnh của nhóm này là cơ tim phía trên chỗ hẹp phải làm việc nhiều sẽ giãn dần và dẫn đến suy tim. Chẩn đoán xác định dựa vào siêu âm doppler hoặc thông tim, cho biết chênh lệch áp lực phía tim và phía dưới chỗ hẹp; chụp buồng tim bơm thuốc cản quang. Điều trị ngoại khoa là làm rộng chỗ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị ngoại khoa các bệnh tim (Kỳ 5)

  1. Điều trị ngoại khoa các bệnh tim (Kỳ 5) 3.1.3 Nhóm bệnh cản trở tuần hoàn Nhóm này gồm các bệnh : · Hẹp lỗ van động mạch chủ đơn thuàn · Hẹp động mạch chủ (hẹp lỗ van hoặc hẹp dưới van) · Hẹp eo động mạch chủ. Rối loạn sinh lý bệnh của nhóm này là cơ tim phía trên chỗ hẹp phải làm việc nhiều sẽ giãn dần và dẫn đến suy tim. Chẩn đoán xác định dựa vào siêu âm doppler hoặc thông tim, cho biết chênh lệch áp lực phía tim và phía dưới chỗ hẹp; chụp buồng tim bơm thuốc cản quang. Điều trị ngoại khoa là làm rộng chỗ bị hẹp. Hiện nay do bệnh được chẩn đoán rất sớm ở giai đoạn sơ sinh và nhũ nhi nên một số tác giả dùng kỹ thuật thông tim để nong rộng những chổ bị hẹp bằng cách bơm áp lực vào bóngở đầu
  2. ống thông (áp lực từ 7-8 atm trong30 giây ) đã mang lại nhiều kết quả khả quan bước đầu. 3.1.3 Bất thương giải phẫu của lỗ động mạch vành Bất thương giải phẫu của động mạch vành hiếm gặp, chiếm khoảng o,23% các bệnh tim bẩm sinh. Thương tổn thường gặp là lỗ động mạch vành phải sinh từ thân động mạch phổi. Như vậy, động mạch vàng bên phải giãn to và cấp máu sang cho động mạch vành trái qua các vòng nối. Lâm sàng thường gặp là những biểu hiện nhồi máu cơ tim ở trẻ nhỏ hoặc chết đột tử trẻ lớn. Chẩn đoán xác định dựa vào chụp động mạch vành cản quang. Điều trị ngoại khoa ghép lại động mạch chủ dưới tuần hoàn ngoài cơ thể 3.2 Các bệnh tim bẩm sinh có tím Bệnh tim bẩm sinh có tím là những bệnh tim có sự pha trộn máu mất bão hoà ôxy (máu đen) của buồng tim phải qua các lỗ thông sang buồng tim trái .Thương tổn giải phẫu của nhóm bệnh này rất phức tạp .Bệnh dung nạp kém và bệnh nhân thường chết sớm trong lứa tuổi nhỏ nếu như không được điều trị. Bệnh tim bẩm sinh có tím được chia làm 2 nhóm chính: nhóm bệnh tim bẩm sinh có tím ít máu lên phổi ( do bị cản trở về giải phẫu của động mạchphổi) và bệnh tim bẩm sinh có tím qúa nhiều máu lên phổi. Sự khác nhau giữa 2 nhóm này có thể phân biệt trên phim chụp ngực không chuẩn bị , cho nên còn gọi là
  3. nhóm bệnh tim bẩm sinh có tím phổi sáng ( ít máu lên phổi) và nhóm bệnh tim bẩm sinh có tím phổi đậm( nhiều máu lên phổi). Chẩn đoán xác định dựa vào siêu âm doppler và chụp buồng tim cản quang trong một số dị tật phức tạp. 3.2.1 Các bệnh tim bẩm sinh có tím phổi sáng Nhóm này gồm các bệnh : · Teo van ba lá ( bao giờ cũng kèm theo thông liên nhĩ) · Tam chứng Fallot ( hẹp động mạch phổi + thông liên nhĩ ) · Tứ chứng Fallot ( hẹp động mạch phổi + thông liên thất + động mạch chủ cưỡi ngựa và phì đại thất phải ) · Teo động mạch phổi . · Các dị tật phức tạp khác kèm theo hẹp động mạch phổi Rối loan sinh lý bệnh của nhóm bệnh này là thiếu ôxy trường diễn do ít máu lên phổi và máu ở động mạch là máu bị trộn lẫn máu tĩnh mạch ở buồng bên phải sang .
  4. Có hai phương pháp điều trị nhóm bệnh này: Điều trị tạm thời nhằm đưa nhiều máu lên phổi để tăng Ôxy hoá và điều trị triệt để tức là khắc phục về giải phẫu. 3.2.1.1 Điều trị tạm thời : Chỉ định của phương pháp này dành cho những trẻ quá nhỏ, thiếu ôxy nặng , bất lợi giải phẫu của đông mạch phổi mà chưa thể tiến hành triệt để được . Phương pháp mổ và gây mê đơn giản ít tốn kém vì kgông phải dùng tuần hoàn ngoài cơ thể. + Đối với tam chứng Fallot: dùng thủ thuật Brock để mở rộng van động mạch phổi vì trong bệnh này thương chỉ hẹp lỗ van động mạch phổi( hình 5) + Đối với các bệnh còn lại dùng các phẫu thuật để đưa nhiều máu qua phổi như : phẫu thuật Blalock ( hình 6)( nối động mạch dưới đòn vào động mạch phổi kiểu tận – bên), phẫu thuật Pott ( nối động mạch chủ xuống với động mạch phổi trái kiểu bên- bên), phẫu thuật Gleen ( nối tĩnh mạch chủ trên với động mạch phổi phải( hình 7), phẫu thuật wateston ( nối quai động mạch chủ với động mạch phổi phải kiểu bên – bên). 3.2.1.2 Phẫu thuật triệt để Dùng tuần hoàn ngoài cở thể làm tim ngừng đập để sửa chữa những dị tật về giải phẫu.
  5. +Teo van 3 lá: đóng lỗ thông liên nhĩ, dùng một ống dacron có van nhân tạo nối từ tiểu nhĩ phải lên động mạch phổi ( phẫu thuật fontan) .So với phẫu thuật tạm thời là nối Tm chủ trên với Đm phổi , kết quả lâu dài gần như tương đương. + Tam chứng Fallot: đóng lỗ thông liên nhĩ và mở van động mạch phổi. Hiện nay nhiều tác giả quay lại phẫu thuật mở van động mạch phổi với ngừng tuần hoàn, không xử trí lỗ thông liên nhĩ để điều trị tam chứng Fallot tại các nơi không có điều kiện mổ tim hở cũng mang lại kết quả khả quan + Tứ chúng Fallot : vá lỗ thông liên thất , cắt phần cơ phì đại ở dưới van Đm phổi( vùng phễu thất phải) và mở rộng động mạch phổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2