intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐIỀU TRỊ TIA XẠ UNG THƯ

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

143
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều trị tia xạ là phương pháp sử dụng các tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao. Đó là các sóng điện từ ( tia X, tia gamma,...) hoặc các hạt nguyên tử ( electron, neutron,...) để điều trị bệnh ung thư . Từ năm 1986, khi Berquenelle tìm ra tính chất phóng xạ Uranium thì việc ứng dụng tính phóng xạ của các chất phóng xạ để phục vụ cho các nhu cầu của con người ngày càng nhiều. Phương pháp này đã được áp dụng từ 100 năm nay nhưng nó vẫn là một trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐIỀU TRỊ TIA XẠ UNG THƯ

  1. ĐIỀU TRỊ TIA XẠ UNG THƯ Mục tiêu học tập 1. Nắm được nguyên lý và các nguyên tắc điều trị tia xạ. 2. Hiểu rõ chỉ định điều trị tia xạ trong ung thư. 3. Nắm được các tai biến trong xạ trị và biện pháp xử trí. I. ĐẠI CƯƠNG Điều trị tia xạ là phương pháp sử dụng các tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao. Đó là các sóng điện từ ( tia X, tia gamma,...) hoặc các hạt nguyên tử ( electron, neutron,...) để điều trị bệnh ung thư . Từ năm 1986, khi Berquenelle tìm ra tính chất phóng xạ Uranium thì việc ứng dụng tính phóng xạ của các chất phóng xạ để phục vụ cho các nhu cầu của con người ngày càng nhiều. Phương pháp này đã được áp dụng từ 100 năm nay nhưng nó vẫn là một trong những phương pháp chủ yếu để điều trị ung thư.
  2. II. NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG ĐIỀU TRỊ TIA XẠ. - Chỉ điều trị tia xạ khi có chỉ định và chẩn đoán xác định, song chắc chắn nhất là chẩn đoán mô bệnh học. - Có phân loại lâm sàng TNM. - Xác định tổng thể phương án điều trị, vai trò và vị trí của tia xạ. - Chọn mức năng lượng, chùm tia thích hợp cho từng vị trí, xác định tổng liều, phương thức trải liều. - Xác định thể tích tia chính xác và mối quan hệ với các cơ quan phụ cận qua chụp X.Quang, CT-Scan, MRI và qua máy mô phỏng. - Nghiên cứu cho liều xạ tối ưu giữa tổ chức lành và tổ chức bệnh. - Kiểm tra trường chiếu trên máy điều trị. - Đánh dấu các điểm, góc chiếu quan trọng so với mặt phẳng bàn điều trị. - Cố định bệnh nhân tốt, theo dõi bệnh nhân trong quá trình tia xạ thông qua hệ thống camera. - Chăm sóc da và niêm mạc vùng chiếu và toàn trạng bệnh nhân. III. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA TIA XẠ
  3. 3.1. Đối với tế bào Tác dụng trực tiếp: Tia xạ tác động ngay trên các chuổi ADN gây ra các tổn thương như gãy đoạn, đứt đoạn...gây đột biến tế bào và tế bào dể bị chết. Tác dụng gián tiếp: Tia xạ gây ra hiện tượng ion hóa tạo ra các gốc tự do ( trong đó chủ yếu là gốc tự do của phân tử n ước). Các gốc tự do này sẽ tác động trực tiếp lên chuổi ADN và làm tổn thương tế bào. 3.2. Đối với tổ chức - Tổ chức ung thư là một tập hợp nhiều tế bào ung thư ở các giai đoạn phân chia khác nhau. Tia xạ làm cho tế bào ung thư bị chết, tổ chức ung thư teo nhỏ. Những tổ chức ung thư càng nhạy cảm với tia xạ thì teo nhỏ càng nhanh. - Việc cung cấp oxy tốt làm tăng độ nhạy cảm của tế bào với tia xạ. Những ung thư có nhiều mạch máu, nhiều oxy thì càng nhạy cảm với tia xạ. - Mức độ biệt hóa cũng có vai trò trong việc đáp ứng với tia xạ. Các tế bào càng kém biệt hóa thì càng nhạy cảm với tia xạ. IV. PHÂN LOẠI CÁC NGUỒN TIA XẠ
  4. Nguồn tia xạ có 2 dạng 4.1. Sóng điện từ - Tia X: Được tạo ra khi các điện tử âm được gia tốc trong các máy phát tia X hoặc máy gia tốc Betatron... - Tia Gamma: Được tạo ra do sự phân rã của các nguyên tử phóng xạ hoặc đồng vị phóng xạ. Tia Gamma đ ược tạo ra do sự phân rã của các chất phóng xạ sau: Radium (Ra), Cobalt 60 (Co60), Cesium 137 (Ce137), Iode 125 và Iridium 192 (Ir192) - Tia Beta: Là nguồn phóng xạ có năng lượng yếu hơn nên chủ yếu để chẩn đoán và điều trị tại chổ: Iode 131 (I131) 4.2. Các tia phóng xạ dạng hạt Là các tia có năng lượng cao, khả năng đâm xuyên lớn và được tạo ra bởi các máy gia tốc. Đây là một thành tựu mới của nền khoa học kỹ thuật. Tùy theo máy phát mà ta có các loại tia: - Chùm photon: Có năng lượng từ 5 - 18 MeV - Chùm electron: Có năng lượng 4 - 22 MeV V. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ Có 2 phương pháp chiếu xạ:
  5. 5.1. Chiếu xạ từ ngoài vào Nguồn chiếu đặt ngoài cơ thể, máy sẽ hướng chùm tia vào vùng cần tia. Hiện nay đang sử dụng máy Co60 và máy gia tốc. Ưu điểm: - Kỹ thuật thực hiện nhanh, gọn. - Có thể điều trị ở diện tương đối rộng và ở nhiều vùng tổn thương khác nhau. 5.2. Chiếu xạ áp sát (Brachytherapy) Nguồn xạ được đặt áp sát vào vùng tổn thương. Hiện nay đang sử dụng các loại nguồn như Radium, Cesium, Iridium... Ngoài ra còn dùng một số đồng vị phóng xạ dạng lỏng như I131, P32 bơm trực tiếp vào cơ thể để chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư. Ưu điểm: - Giúp nâng liều tại chỗ lên cao trong khi các tổ chức lành xung quanh ít bị ảnh hưởng hơn là chiếu xạ từ ngoài vào. VI. CÁC CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ TIA XẠ
  6. 6.1. Điều trị triệt để Chỉ định trong các tr ường hợp ung thư vòm khu trú... Điều trị triệt để phải đảm bảo 2 yêu cầu. - Vùng chiếu: Phải bao trùm toàn bộ khối u và những nơi mà tế bào ung thư có thể xâm lấn tới. - Tia xạ toàn bộ hệ thống hạch khu vực. Ví dụ trong ung th ư vú, vùng tia phải bao trùm vùng vú, hạch vú trong và hạch nách. Các phương pháp: + Có thể điều trị đơn độc: Ung thư vùng đầu mặt cổ. + Có thể phối hợp với phẫu thuật: Có thể tia xạ trước mổ, sau mổ hay xen kẻ. + Tia xạ phối hợp với hóa chất: Mục đích làm giảm thể tích khối u để tăng nhạy cảm với hóa chất bổ sung, tia xạ sau điều trị hóa chất mục đích ti êu diệt các khối u còn sót lại sau hóa trị. 6.2. Tia xạ tạm thời Áp dụng trong các trường hợp đến muộn. Mục đích có thể: - Chống chèn ép.
  7. - Chống đau. - Chống chảy máu. - Tia xạ để phòng các biến chứng có thể xảy ra. VII. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA TIA XẠ Tia xạ cũng có nhiều tác dụng không mong muốn. 7.1. Các phản ứng sớm - Mệt mỏi, chán ăn, có khi choáng váng, ngây ngất trong những ngày đầu tia xạ. - Phản ứng da và niêm mạc: Có thể có hiện tượng viêm đỏ, khô và bong da hoặc nặng hơn có thể loét. Có thể hạn chế các tác dụng phụ này bằng các loại kem dưỡng da và làm mềm da đặc biệt. - Ỉa chảy: Có thể xảy ra nếu tia vào vùng bụng chậu. - Các phản ứng viêm đường tiết niệu, sinh dục nếu tia vào vùng chậu. - Hệ thống máu và cơ quan tạo máu: Có thể làm giảm bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu. Khi lượng hồng cầu và bạch cầu giảm nặng thì phải ngừng tia, nâng cao thể trạng và dùng thuốc kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu.
  8. 7.2. Các phản ứng và biến chứng muộn - Về lâu dài, phần mềm vùng chiếu tia có thể bị xơ teo. - Liều cao có thể làm tổn thương hệ thống mạch máu. - Tia liều cao có thể gây hoại tử tổ chức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1