intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐIỀU TRỊ U NANG ỐNG MẬT CHỦ HOÀN TOÀN BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG

Chia sẻ: Nguyen Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

111
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nang ống mật chủ là bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp của đường mật. Một số tác giả trong nước và trên thế giới đã báo cáo một số kinh nghiệm và kết quả cắt nang ống mật chủ nội soi. Tại Bệnh Viện Trung Ương Huế đã triển khai cắt nang ống mật chủ nội soi từ năm 2006. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm "Đánh giá kết quả điều trị bệnh u nang ống mật chủ hoàn toàn bằng phẫu thuật nội soi"....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐIỀU TRỊ U NANG ỐNG MẬT CHỦ HOÀN TOÀN BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG

  1. ĐIỀU TRỊ U NANG ỐNG MẬT CHỦ HOÀN TOÀN BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG Nguyễn Thanh Xuân, Phạm Như Hiệp, Hồ Hữu Thiện, Phạm Anh Vũ, Phan Hải Thanh, Lê Đình Khánh, Văn tiến Nhân, Trần Nghiêm Trung,Phạm Trung vỹ, Phạm Xuân Đông, Phạm Minh Đức, Mai Trung Hiếu, Đào Lê Minh Châu. TÓM TẮT: Đặt vấn đề: Nang ống mật chủ là bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp của đường mật. Một số tác giả trong nước và trên thế giới đã báo cáo một số kinh nghiệm và kết quả cắt nang ống mật chủ nội soi. Tại Bệnh Viện Trung Ương Huế đã triển khai cắt nang ống mật chủ nội soi từ năm 2006. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm "Đánh giá kết quả điều trị bệnh u nang ống mật chủ hoàn toàn bằng phẫu thuật nội soi". Đối tương và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2013 có 27 trường hợp được phẫu thuật hoàn toàn bằng nội soi cắt nang ống mật chủ tại Bệnh Viện Trung Ương Huế. Nghiên cứu tiến cứu theo dõi dọc có tái khám. Kết quả: 27 trường hợp chúng tôi thực hiện việc tái lập lưu thông mật ruột hoàn toàn bằng nội soi ổ bụng với thời gian mổ trung bình 189,2 ± 8,23 phút, 3 bệnh nhân là người lớn và 24 bệnh nhân trẻ em, lớn nhất là 45 tuổi và nhỏ nhất là 4 tháng. Tỷ lệ nữ/nam là 3,5/1.Tuổi trung bình của bệnh nhân là 5,48 ± 4,02 tuổi, Không có trường hợp cần mổ lại hay tử vong, Thời gian hậu phẫu 7 ± 2,5 ngày. Kết luận: Phẫu thuật nội soi bóc nang ống mật chủ là phương pháp an toàn, hiệu quả và khả thi ở các trung tâm y tế lớn. TREATMENT OF CHOLEDOCHAL CYST BY TOTALY LAPAROSCOPY Nguyen Thanh Xuan, Pham Nhu Hiep, Ho Huu Thien, Pham Anh Vu, Phan Hai Thanh, Le Dinh Khanh, Van Tien Nhan, Tran Nghiem Trung, Pham Trung Vy, Pham Xuan Dong,Pham Minh Duc, Mai Trung Hieu, Dao Le Minh Chau. ABSTRACT:
  2. Introdution: Evaluating the results in applying laparoscopic treatment of choledochal cyst in Hue Central Hospital Materials and methods: 27 patients with choledochal cyst were treated by totaly laparoscopy from 1/2010 to 4/2013 in Hue Central Hospital. Results: male/female was 3,5/1. Age: 5,48 ± 4,02 years. The range operating time was 189,2 ± 8,23M. There was no mortality and reoperation. The hospital stay was 7 ± 2,5 day. Conclusion: Laparoscopic treatment of choledochal cyst is safe, feasible and efficient in medical high-tech center. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Nang ống mật chủ là một bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp của đ ường mật, được biểu hiện bởi tình trạng giãn thành dạng túi hay dạng nang bẩm sinh của đường mật ngoài gan và/hoặc đường mật trong gan. Là một trong những nguyên nhân gây vàng da ngoại khoa phổ biến [1][2]. Vấn đề chẩn đoán sớm, chính xác và can thiệp ngoại khoa sớm nhất là rất cần thiết để tránh nguy cơ ung thư hóa đường mật [9]. Trong những năm gần đây với sự phát triển vượt bậc của phẫu thuật nội soi cùng với những ưu việt của nó thì phẫu thuật điều trị nang ống mật chủ bằng phương pháp nội soi đã trở thành một lựa chọn của các phẫu thuật viên [5]. Một số tác giả trong nước và trên thế giới đã báo cáo một số kinh nghiệm và kết quả cắt nang ống mật chủ nội soi. Tại Bệnh Viện Trung Ương Huế đã triển khai cắt nang ống mật chủ nội soi từ năm 2006. Do đó chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu “Đánh giá kết quả điều trị bệnh u nang ống mật chủ hoàn toàn bằng phẫu thuật nội soi”. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng: Bao gồm 27 bệnh nhân được phẫu thuật cắt nang ống mật chủ hoàn toàn bằng phẫu thuật nội soi từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 4 năm 2013 t ại B ệnh Viện Trung Ương Huế. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu theo dõi dọc có tái khám. Kỹ thuật mổ:Tư thế bệnh nhân và vị trí phẫu thuật viên.
  3. Bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm ngữa, đầu cao và nghiêng trái (T). Phẫu thuật viên và người phụ mổ một cầm camera đứng bên trái bệnh nhân, phụ mổ hai đứng bên phải. Máy nội soi được đặt ở bên phải (P) bệnh nhân. Chúng tôi sử dụng 4 trocar. Một trocar 10mm ngay dưới rốn dùng cho optique. Một trocar 10mm hoặc 5mm dưới mũi ức và hơi lệch trái, hai trocar 5mm dưới sườn phải. Phẫu tích và giải phóng nang: Đầu tiên phẫu tích và cắt túi mật nhưng cổ túi mật vẫn còn dính liền với nang. Sau đó, phẫu tích nang ra kh ỏi tĩnh mạch c ửa và động mạch gan. Sau khi phẫu tích tới đoạn cuối của nang th ực hi ện đóng l ại đ ầu dưới của nang đã thu nhỏ lại trong trường hợp đầu dưới thông còn không x ử trí gì nếu đầu dưới tắc hoàn toàn. Tiếp theo, phẫu tích lên vùng rốn gan chỗ chia đôi của nhánh gan P và T. Ở vùng này có động mạch gan P chạy ở mặt sau c ủa ống gan chung tại rốn gan. Sau khi phẫu tích toàn bộ nang ra khỏi cuống gan, c ắt b ỏ nang, lấy dịch thử amylase. Nối ống gan chung với hỗng tràng theo phương pháp Roux –en-Y. Miệng nối hỗng – hỗng tràng thực hiện hoàn toàn trong ổ bụng với các dụng cụ khâu nối ruột tự động hoặc qua một đường rạch nhỏ khoảng 1.5cm-2cm vòng quanh rốn. Miệng nối ống gan chung với hỗng tràng được thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp nội soi. Đặt ống dẫn lưu dưới gan, đóng lại thành bụng . 100% nang và túi mật đ ược g ởi gi ải phẫu bệnh [3][4][8]. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Nhóm nghiên cứu bao gồm 21 nữ và 6 nam, tỷ lệ nữ/nam là 3,5/1. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 5,48 ± 4,02 tuổi, bao gồm 3 bệnh nhân là người lớn và 24 bệnh nhân trẻ em, lớn nhất là 45 tuổi và nhỏ nhất là 4 tháng. Các đặc điểm lâm sàng được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nang ống mật chủ Biểu hiện Số lượng Tỷ lệ % Đau bụng HSP 24 88,88% Khối gờ ở HSP 5 18,51% Sốt 8 29,62% Vàng da 4 14,81%
  4. Phân bạc màu 3 11,11% Nôn 9 33,33% Đầy đủ tam chứng 5 18,51% Triệu chứng lâm sàng đau bụng HSP chiếm đa số, bệnh nhân có đầy đủ tam chứng cổ điển chỉ có 5 trường hợp chiếm 18,51%. Có 1 trường hợp bệnh nhân đ ược phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe. Bảng 2. Các thể lâm sàng của nang ống mật chủ Thể lâm sàng Số lượng Tỷ lệ % IA 11 40,74% IC 14 51,85% IVA 2 7,41% Thể IA và IC chiến đa số với 92,59%. Bảng 3. Các biểu hiện cận lâm sàng Biểu hiện Số lượng Tỷ lệ% Tăng Bilirubin trực tiếp 4 14,81% Tăng Amylase máu 3 11,11% Thời gian mổ trung bình: 189,2 ± 8,23 phút. Không có trường hợp nào chuyển mổ mở. Không có chảy máu và tử vong trong mổ. Thời gian hậu phẫu 7 ± 2,5 ngày, một số biến chứng sau mổ biểu hiện ở bảng 4. Bảng 4. Biến chứng sau mổ Biến chứng Số lượng Tỷ lệ % Chảy máu sau mổ 0 0% Dò mật 3 11,11% Dò tụy 1 3,7% Viêm tụy sau mổ 5 7,4% Nhiễm trùng vết mổ 2 3,12% Áp xe tồn lưu sau mồ 1 3,7% Bảng 5. Kết quả tái khám Kết quả Số lượng Tỷ lệ % Tốt 23 85,19% Trung bình 4 14,81% Xấu 0 0%
  5. Có 27 bệnh nhân quay trở lại tái khám, trong đó 23 bệnh nhân hoàn toàn hài lòng về kết quả phẫu thuật, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng được cải thiện, chúng tôi xép vào nhóm có kết quả tốt. Bốn bệnh nhân tái khám có tình tr ạng viêm đường mật, nhiễm trùng đường mật, tuy nhiên sau đợt điều trị nội khoa bệnh nhân hoàn toàn được hồi phục. Không có trường hợp nào bị mổ lại. 4. BÀN LUẬN: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thể hiện phương pháp cắt nang ống mật chủ nội soi là một phương pháp mang lại cho bệnh nhân kết quả điều trị tốt nhất. Ưu điểm của phương pháp mổ nội soi là phẫu thuật ít gây sang chấn, bệnh nhân đỡ đau sau mổ, thời gian hồi phục nhanh (ăn đường miệng, đi lại, n ằm vi ện) ngắn hơn so với mổ mở. Ưu điểm tiếp theo đó là tính thẩm mĩ, Nếu như mổ mở trẻ phải chịu một sạo mổ dài ở dưới sườn phải hoặc đường giữa trên rốn thì mổ nội soi hầu như không có sẹo mổ. Hơn thế nữa nang OMC phần lớn gặp ở trẻ nữ, ở hầu hết các nghiên cứu tỉ lệ trẻ nữ cao gấp 3,5-4 lần trẻ nam [6]. Do vậy tính thẩm mĩ cho n ữ giới càng trở nên quí giá. Thời gian phẫu thuật luôn là một thách thức lớn với tất cả các PTV đặc biệt là ở trẻ nhỏ khi mà phẫu trường thao tác chật hẹp. Nếu thời gian phẫu thuật quá dài s ẽ ảnh hưởng đến vấn đề hồi sức trong cũng như sau mổ. Để rút ngắn thời gian mổ c ần đến nhiều yếu tố, quan trọng nhất là trình độ của phẫu thuật viên, bác sĩ ph ụ m ổ, y tá dụng cụ và phối hợp ăn ý với nhóm gây mê. Ngoài ra đòi hỏi phương tiện dụng cụ phải đồng bộ, phù hợp, tuổi bệnh nhân được phẫu thuật, kích thước cũng như mức độ viêm dính của nang. Vì vậy thời gian phẫu thuật ở giai đoạn đầu lúc mới ti ến hành phẫu thuật nội soi dài hơn nhiều so với những trường hợp phẫu thuật sau này. Thời gian mổ trung bình của chúng tôi là 189,2 ± 8,23 phút. Thời gian này tương đương với thời gian mổ của các tác giả khác ở trong nước và thế giới [10], [11], [12]. Khi phẫu thuật viên có kinh nghiệm mổ nội soi, việc thực hiện cắt nang, miệng nối mật ruột chính xác hơn so với mổ mở. Trong mổ mở việc thực hiện các thao tác phẫu thuật đôi khi rất khó khăn do trẻ nhỏ, phẫu trường ở sâu, hẹp thì với phẫu
  6. thuật nội soi do gan được treo lên thành bụng một cách khoa học (như kỹ thuật mô tả ở trên), cùng với độ phóng đại của camera, việc thao tác phẫu thuật trở nên rất thuận lợi. Điều này giải thích tại sao tỉ lệ biến chứng trong mổ (chảy máu, thủng đường tiêu hoá), hoặc tỉ lệ bục, xì, rò hoặc hẹp miệng nối mật ruột trong mổ nội soi đều thấp, không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở, tỉ lệ nhiễm trùng đường mật ngược dòng ở nghiên cứu của chúng tôi là 14,81% và không có tử vong sau mổ. Bảng 6. Tỷ lệ chuyển mổ mở trên thế giới [10] N Chuyển mổ mở % Lee KH(2009) 37 3 8,1 Chokshi (2009) 9 3 33,3 Tanaka (2001) 8 3 37,5 Palanivelu(2008) 35 3 8,5 Tang ST (2011) 62 1 1,6 Hong (2008) 31 4 12,9 Diao (2010) 218 0 0 Ramadwar 49 1 2,04% Chúng tôi 27 0 0% Trong nghiên cứu của chúng tôi có đến 92,85% đạt kết quả tốt sau mổ. Chỉ có 4 trường hợp bị viêm đường mật chiếm 14,81% và được điều trị nội khoa ổn đ ịnh. Kết quả này cũng tương đương với kết quả tại Viện Nhi trung Ương [2]. 5. KẾT LUẬN: Phẫu thuật nội soi điều trị u nang ống mật chủ là một phương pháp an toàn, kh ả thi cho kết quả tốt với độ chính xác và thẩm mỹ cao. Không có tai bi ến trong mổ, bi ến chứng sau mổ ít và có thể điều trị bằng nội khoa. Tuy nhiên, đây là m ột k ỹ thu ật phức tạp với nhiều nguy cơ có thể xảy ra trong mổ do đó kỹ thu ật c ần ph ải đ ược thực hiện ở các trung tâm y tế lớn.
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Cao Cương, Lê Quang Nghĩa, Văn Tần (2004), “Ung thư nang đường mật ở người lớn”, Y học TP Hồ Chí Minh, 8(1), tr. 26-29. 2. Nguyễn Thanh Liêm (2000), “Giãn đường mật bẩm sinh”, Phẫu thuật tiêu hóa trẻ em, tr. 320-337. 3. Trương Nguyễn Uy Linh, Nguyễn Kinh Bang, Đào Trung Hiếu (2008), “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt nang triệt để và nối cao mật ruột trong điều trị nang ống mật chủ ở trẻ em”, Y học TP Hồ Chí Minh, 12(4), tr. 411-419. 4. Hồ Hữu Thiện, Phạm Như Hiệp, Phạm Anh Vũ, Phan Hải Thanh, Nguyễn Thanh Xuân, Văn Tiến Nhân, Trần Nghiêm Trung (2009), “ Phẫu thuật nội soi điều trị nang ống mật chủ ở trẻ em: Kết quả bước đầu tại bệnh viện Trung ương Huế” tạp chí Y Học Thực Hành số 690+691 tr 64-68. 5. Trần Thiện Trung, Nguyễn Hoàng Bắc, Lê Châu Hoàng Quốc Chương, Đỗ Trọng Hải, Đỗ Trọng Khanh, Nguyễn Tấn Cường (2007), “Kết quả sớm của phẫu thuật điều trị nang đường mật ở người lớn”, Y học TP Hồ Chí Minh, 11(1), tr. 146-153. 6. Phạm Anh Vũ (2002), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh giãn đường mật bẩm sinh ở tr ẻ em t ại Bệnh vi ện Trung ương Huế, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế, Huế. TIẾNG ANH 7. Abramson L.P., Superina R., Radhakrishnan J. (2009), “Choledochal cyst”, Pediatric surgery, 2nd edition, pp. 306-310. 8. Brunicardi F.C. (2002), “Gallbladder and the Extrahepatic biliary system”, Schwartz’s principles of surgery, 8th edition, pp. 2556-2573. 9. Karrer F.M. (2009), “Complications of hepatobiliary surgery”, Compli53. Tiao G.M. (2007), “Operative treatment of Choledochal cysts”, Mastery of surgery, 5th edition, pp. 2788-2799.
  8. 10. Ure B M, Schier F, Schmidt A I, Nustede R, Peterson C, Jesch NK (2005), “Laparoscopic resection of congenital choledochal cyst, Choledocojejunostomy, and extraabdominal Roux-en-Y anastomosis”, Surg endosc, 19(8), pp. 1055 -1057. 11. Visser B C, Suh I, Way LW, Kang S M (2004), “Congenital choledochal cysts in adults”, Arch Surg, (139), pp. 855-862. 12. Vries JS, Vries S, et al (2002), “Choledochal cysts: Age of presentation, symptoms, and late complication related to Todani,s classification”, J Pediatr Surg, (37), pp. 1568-1573.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
91=>1