intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị và phòng ngừa đau thắt lưng

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

119
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đau thắt lưng là một bệnh thường gặp. Chúng ta hầu hết có kinh nghiệm ít nhất một lần đau thắt lưng trong đời. Chi phí dành cho việc điều trị và thiệt hại đối với xã hội cũng như cá nhân khá lớn. Di chứng để lại cho bệnh nhân vẫn còn là vấn đề phải quan tâm. Vì thế các biện pháp phòng ngừa cần được phổ biến rộng rãi cho mọi người biết để tránh hoặc để điều trị sớm. Đau thắt lưng là gì? Đau ngang lưng quần, đau có thể khu trú một nơi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị và phòng ngừa đau thắt lưng

  1. Điều trị và phòng ngừa đau thắt lưng Đau thắt lưng là một bệnh thường gặp. Chúng ta hầu hết có kinh nghiệm ít nhất một lần đau thắt lưng trong đời. Chi phí dành cho việc điều trị và thiệt hại đối với xã hội cũng như cá nhân khá lớn. Di chứng để lại cho bệnh nhân vẫn còn là vấn đề phải quan tâm. Vì thế các biện pháp phòng ngừa cần được phổ biến rộng rãi cho mọi người biết để tránh hoặc để điều trị sớm. Đau thắt lưng là gì? Đau ngang lưng quần, đau có thể khu trú một nơi ở giữa cột sống hoặc đau ở các điểm cạnh cột sống thắt lưng, hai bên đường giữa. Đau nhiều khi lan tỏa sang hai bên làm cho nhiều người lầm tưởng là đau thận. Có mấy dạng đau thắt lưng? - Đau thắt lưng cấp tính: Xảy ra thình lình, dần dần hoặc dữ dội sau khi khiêng, nhấc vật nặng trong tư thế cúi lưng hay trong các tư thế sai khác khiến ngay sau khi khiêng người bệnh không đứng thẳng người lên được, phải đi đứng lom khom. Người dân thường gọi là cúp xương sống, cụp xương sống hoặc trẹo xương sống.
  2. - Đau thắt lưng mạn tính: Sau giai đoạn cấp tính bệnh nhân hoặc khỏi đau hoặc diễn biến thành đau mạn tính trong 10% đến 50% các trường hợp. Bệnh nhân đau dai dẳng nhất là khi ngồi lâu, làm nặng hoặc làm những việc thường hay phải cúi lưng. - Đau thắt lưng - Đau thần kinh tọa: Diễn biến nặng hoặc ngay tức thì của đau thắt lưng cấp tính hoặc sau một thời gian đau thắt lưng mạn tính là đau thắt lưng - đau thần kinh tọa. * Điều trị đau thắt lưng cấp tính Mục tiêu điều trị được đặt ra ngay từ cơn đau thắt lưng cấp tính đầu tiên nhằm: tránh cho bệnh nhân bị tái phát, tránh trở thành đau thắt lưng mạn tính và tránh biến chứng đau thắt lưng thần kinh tọa. Do vậy, việc điều trị mang tính chủ động hơn là thụ động. Hơn 90% các trường hợp đau thắt lưng cấp tính chỉ cần được điều trị bảo tồn đúng đắn là sớm phục hồi, bệnh nhân khỏi đau và sớm trở lại công việc hằng ngày. Các biện pháp bao gồm: - Nằm nghỉ: Nằm nghỉ từ 1 đến 3 ngày đối với các trường hợp đau ít. Nằm nghỉ từ 3 đến 7 ngày đối với các trường hợp đau nhiều. - Thuốc men: Thuốc giảm đau thông thường; thuốc chống viêm không phải corticosteroid; thuốc giãn cơ. Thuốc chống viêm có corticosteroid: KHÔNG NÊN sử dụng.
  3. - Áo nẹp thân bằng nhựa: Là một phương tiện bất động tạm thời, khi đã đỡ đau thì nên bỏ áo nẹp và tiến hành tập luyện. Không nên lệ thuộc vào áo nẹp. Mang áo nẹp mà không tập luyện thì sẽ dễ đưa đến teo cơ cạnh cột sống và vòng lẩn quẩn lại tiếp tục. - Kéo tạ khung chậu: Là một phương pháp vật lý cần được áp dụng đúng cách. Hiệu quả của phương pháp này có giới hạn, không phải lúc nào cũng có kết quả tốt. Đôi khi sau kéo tạ, bệnh nhân lại đau nặng thêm. Kéo tạ cũng là phương pháp thụ động. Phẫu thuật là phương pháp chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong điều trị đau thắt lưng. Tuy nhiên đây là phương pháp không thể tránh nếu thất bại sau điều trị bảo tồn. Việc tập luyện phục hồi chức năng cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Việc tập luyện chủ động này rất quan trọng và là điểm mấu chốt đối với điều trị đau thắt lưng cấp tính, phòng ngừa đau thắt lưng mạn tính và các biến chứng đau thắt lưng-đau thần kinh tọa, hội chứng chùm đuôi ngựa. Ngay sau khi bớt đau, bệnh nhân phải tích cực tập các bài tập phục hồi chức năng để lấy lại sự cử động, sức mạnh cơ bảo vệ thắt lưng, sự dẻo dai của cột sống, nhờ thế mà cột sống sẽ tránh được tổn thương lần nữa và bệnh nhân sẽ tránh được những cơn đau tái đi tái lại. Sau đó bệnh nhân cần được hướng dẫn các bài tập năng động hơn để tăng tính dẻo dai và kết hợp các công việc nặng hơn. Các bài tập tăng sức mạnh cơ và
  4. cố định vững cột sống thắt lưng chủ yếu là tập 2 nhóm cơ đối kháng nhau: nhóm cơ bụng và nhóm cơ cạnh cột sống, nhóm cơ mông và nhóm cơ đầu đùi. Sự tích cực tập luyện sẽ mang lại kết quả nhiều hơn trong việc phòng ngừa bệnh tái đi tái lại so với việc thụ động, không tập luyện. Bệnh nhân nhờ thế mà trở lại với công việc thường ngày sớm hơn và tránh được khả năng tái phát. * Điều trị đau thắt lưng mạn tính Áp dụng các phương pháp tương tự như trên và tập luyện phục hồi tích cực, chủ động. Phòng ngừa đau thắt lưng như thế nào? Chúng ta phải luôn luôn chú ý giữ tư thế sinh hoạt và lao động đúng. Đây chính là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất. Những tư thế tuy đơn giản nhưng rất cần được quan tâm giữ cho đúng là: nằm, ngồi, đứng, đi, nhìn quanh, mặc quần áo, mang giày, làm vệ sinh, làm việc nhà, lên xuống thang lầu, lên xuống xe, nhấc vật nặng, mang xách vật nặng, tư thế tốt trong khi làm việc, tư thế và trọng lượng cơ thể, tư thế và động tác chơi thể thao… Việc phòng ngừa quan trọng hơn nhiều so với điều trị. Ý thức giữ cột sống trong tư thế tốt nên được quan tâm và thực hiện hằng ngày. Tư thế tốt khi làm việc, sinh hoạt, lao động dù nhẹ hay nặng là rất quan trọng. Càng lớn tuổi, càng phải chú ý giữ tư thế tốt vì cột sống của người có tuổi không còn mềm dẻo như khi
  5. còn trẻ. Nên tránh các động tác cầu kỳ mang tính kỹ thuật không phục vụ cho sức khỏe, mà ngược lại có thể gây tai biến nguy hiểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2