intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Digital Marketing: các phương thức tăng độ nhận diện thương hiệu (Phần 2)

Chia sẻ: Binh Binhmap | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

104
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

PR (Public Relations: quan hệ công chúng) là việc điều phối nguồn thông tin giữa tổ chức/doanh nghiệp với cộng đồng. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng các hình thức PR như họp báo, hội nghị khách hàng, các hoạt động tài trợ cộng đồng, tổ chức các sự kiện như khai trương, động thổ, kỷ niệm… Phần lớn hoạt động PR theo chúng ta hiểu đến nay chỉ là các hoạt động offline (ngoại tuyến), tuy nhiên gần đây có một khái niệm mới xuất hiện tại Việt Nam: PR Online. PR Online cũng tương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Digital Marketing: các phương thức tăng độ nhận diện thương hiệu (Phần 2)

  1. Digital Marketing: các phương thức tăng độ nhận diện thương hiệu (Phần 2)
  2. PR (Public Relations: quan hệ công chúng) là việc điều phối nguồn thông tin giữa tổ chức/doanh nghiệp với cộng đồng. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng các hình thức PR như họp báo, hội nghị khách hàng, các hoạt động tài trợ cộng đồng, tổ chức các sự kiện như khai trương, động thổ, kỷ niệm… Phần lớn hoạt động PR theo chúng ta hiểu đến nay chỉ là các hoạt động offline (ngoại tuyến), tuy nhiên gần đây có một khái niệm mới xuất hiện tại Việt Nam: PR Online. PR Online cũng tương tự như PR truyền thống, mục tiêu là nhằm xây dựng và gìn giữ hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp đối với cộng đồng. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa PR online và PR truyền thống là cách thức tác động đến cộng đồng: PR online sử dụng nền tảng internet, các loại hình web 2.0 như blog, diễn đàn, mạng xã hội … để tạo nên tính tương tác cao hơn với cộng đồng. Do sử dụng các loại hình web 2.0 để tương tác với cộng đồng nên PR online còn được gọi là PR 2.0 PR online là một phương thức trong Digital Marketing. PR online khuyến khích sự tương tác giữa người bán và người mua, tạo cơ hội cho khách hàng đưa ra những nhận định và suy nghĩ của mình, từ đó mang lại cho giới kinh doanh cơ hội để hiểu rõ hơn nhu cầu của thị trường và đưa ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất.
  3. Các kênh PR online sử dụng Hiện nay các kênh mà PR online thường sử dụng có thể bao gồm những kênh sau: blog, diễn đàn, mạng xã hội (Facebook, Linkedin, Twitter …), videocast/podcast … Blog – có thể nói đây là một phương tiện giải trí không lạ lẫm gì đối với các bạn teen nhờ sự phát triển rất mạnh mẽ một thời của Blog Y!360. Blog là nơi để người dùng có thể thể hiện mọi suy nghĩ, mọi góc nhìn của mình về mọi vấn đề, gần như đây là nơi tập hợp nhiều góc nhìn nhất với số lượng đề tài khổng lồ nhất trong thế giới mạng. Nhờ vào lợi thế nhiều người dùng và sự tương tác lớn, các doanh nghiệp có thể sử dụng để đưa sản phẩm của mình ra thế giới, và nhận được ngay những phản hồi (tích cực hay tiêu cực) từ phía các blogger (những người sử dụng blog), ngoài ra đôi lúc nhờ một bình luận bất kỳ nào đó mà doanh nghiệp có thể phát triển ý tưởng cho sản phẩm mới. Hơn nữa, nếu nội dung mà doanh nghiệp đưa ra cuốn hút và hấp dẫn thì tốc độ lan tỏa sẽ rất nhanh và giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực chỉ trong thời gian ngắn. Đây là một công cụ xây dựng rất tốt của PR online.
  4. Mục đích của PR nhằm giúp cho doanh nghiệp xây dựng và giữ gìn hình ảnh tích cực của mình trong cộng đồng. Diễn đàn – đây là kênh tập trung người dùng hơn (niche market), một loại diễn đàn sẽ tập hợp những người có cùng chung sở thích, chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó, ví dụ như diễn đàn webtretho.com là diễn đàn tập hợp những bà mẹ, những phụ nữ ở độ tuổi trung niên. Do đối tượng khá cụ thể ở từng diễn đàn cho nên nội dung sẽ tập trung hơn, qua đây doanh nghiệp sẽ dễ dàng mang sản phẩm của mình đến đúng nhóm đối tượng mà mình nhắm đến theo hướng tập trung hơn. Mạng xã hội – với hệ thống người dùng rộng khắp và kết nối với nhau, đây là kênh truyền bá thông tin cực kỳ mạnh mẽ hiện nay. Vì vậy đây là kênh rất hiệu quả để doanh nghiệp lèo lái và đưa thông tin trực tiếp đến khách hàng. Nếu doanh nghiệp sử dụng đúng cách sức mạnh lan tỏa của mạng xã hội, xây dựng được hình ảnh có uy tín trong cộng đồng thì bất kỳ thông tin nào được đưa ra từ doanh nghiệp sẽ đến được rất nhiều người dùng và được cộng đồng tin tưởng. Và cũng tương tự như Blog, nếu thông tin của doanh nghiệp hấp dẫn và chọn đúng đối tượng thì thông tin này sẽ lan truyền cực kỳ mạnh mẽ trong cộng đồng mạng. Đây là kênh trao đổi với người dùng rất mạnh mẽ của PR online. Videocast, Postcast – các website chia sẻ video như youtube hay dailymotion thu hút hàng triệu lượt người truy cập mỗi ngày. Chỉ với chi phí nhỏ và đầu tư đúng cách, doanh nghiệp có thể lan truyền khắp thế giới nội dung muốn truyền tải đến cộng đồng bằng các đoạn video và hình ảnh sống động mà người dùng có thể xem hay nghe tại bất kỳ thời điểm nào mà họ
  5. muốn. Chỉ cần doanh nghiệp đầu tư về nội dung đúng cách, chỉ sau một thời gian ngắn, doanh nghiệp sẽ được cả thế giới biết đến. PR online có lợi thế đặc biệt hơn PR 1.0 vì có tính tương tác với người dùng và có sức lan tỏa rất nhanh chóng. Tuy nhiên, đây chính là con dao hai lưỡi, nếu doanh nghiệp thực hiện chiến dịch PR không cẩn thận sẽ tạo tiếng xấu cho thương hiệu của mình và nguy hiểm hơn nữa là sức lan tỏa của các tin tức xấu nhanh gấp nhiều lần so với tin tốt, có thể khiến doanh nghiệp gặp khủng hoảng trầm trọng. Mặt khác, nếu doanh nghiệp kết hợp yếu tố truyền thống của PR 1.0 và yếu tố kỹ thuật của PR online đúng cách thì doanh nghiệp sẽ gây được ấn tượng tốt đến cộng đồng có thể chỉ trong một đêm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1