intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên công tác xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên công tác xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội" tập trung phân tích thực trạng định hướng nghề nghiệp cho sinh viên Công tác xã hội – Đại học Sư phạm Hà Nội dựa trên nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề, những thuận lợi khó khăn, hệ quả của định hướng nghề Công tác xã hội, từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm tăng cường định hướng nghề cho sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên công tác xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI, TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI La Thị Giang, Lớp K62A, Bàn Thị Ten, Lớp K62B, Khoa Công tác Xã hội GVHD: ThS. Đỗ Thị Bích Thảo Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích thực trạng định hướng nghề nghiệp cho sinh viên Công tác xã hội – Đại học Sư phạm Hà Nội (CTXH – ĐHSPHN) dựa trên nghiên cứu về nhận thức của sinh viên (SV) về nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề, những thuận lợi khó khăn, hệ quả của định hướng nghề Công tác xã hội (CTXH), từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm tăng cường định hướng nghề cho SV. Thông qua thực trạng nghiên cứu cho thấy SV CTXH đã có sự quan tâm đến định hướng, có nhận thức về định hướng nghề nhưng còn mang tính chất cảm tính, chưa có sự tìm hiểu kĩ lưỡng, đúng đắn nghề nghiệp tương lai của mình. Chính vì vậy, việc định hướng nghề cho SV CTXH rất quan trọng và cần thiết. I. MỞ ĐẦU Nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng trong cuộc đời mỗi con ngƣời. Đây cũng là điều kiện quan trọng hàng đầu để đảm bảo cuộc sống cá nhân, cũng nhƣ góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, góp phần tạo nên sự ổn định phát triển xã hội. CTXH là một ngành, nghề nghiệp chuyên môn hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao dựa trên nền tảng khoa học ứng dụng chuyên ngành, giúp đỡ cá nhân, nhóm và cộng đồng tăng cƣờng, khôi phục chức năng xã hội và tự giải quyết những vấn đề gặp phải của mình để vƣơn lên hòa nhập bền vững. Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, CTXH đã phát triển trở thành một nghề chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đối với Việt Nam nghề CTXH mới chỉ ở bƣớc đầu hình thành, chƣa đƣợc phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh. Hiện nay rất nhiều trƣờng đại học, cao đẳng (ĐH,CĐ) mở mã ngành đào tạo ngành CTXH. Nhƣng nhiều SV học ngành này còn không biết khi ra trƣờng mình sẽ làm công việc cụ thể ra sao? Những đơn vị nào tuyển nhân viên CTXH? Nhu cầu tìm việc làm của SV ngành này rất cao và trong tƣơng lai còn lớn hơn nữa nhƣng gặp nhiều khó khăn, nhất là những SV sau khi tốt nghiệp trở về những tỉnh thành xa nhƣ các tỉnh miền núi, hải đảo. Nhu cầu nhân lực ngành CTXH ở Việt Nam rất lớn nhƣng do một số nguyên nhân khách quan nhƣ đó là một ngành mới, đó là ngành ít đƣợc đề cập đến, không đƣợc sự quan tâm nhiều của các cơ quan, tổ chức,…khiến các bạn SV lầm tƣởng rằng ngành mình học khó hoặc không có khả năng xin việc, đặc biệt là đối với SV Khoa CTXH – Trƣờng ĐHSPHN, một trƣờng trọng điểm quốc gia và mới thành lập khoa CTXH. Chính vì vậy, việc định hƣớng nghề nghiệp cho SV CTXH - ĐHSPHN có nghĩa quan trọng đối với SV CTXH. II. NỘI DUNG 1. Đánh giá việc lựa chọn ngành học của sinh viên 1.1. Nhận thức của sinh viên về sự lựa chọn ngành Công tác Xã hội Để có cách nhìn khái quát nhất về thực trạng lựa chọn học ngành CTXH, nhóm tác giả tìm hiểu về mức độ hiểu biết về ngành học trƣớc khi thi vào, sự đánh giá vai trò ngành học của mình đối với sự phát triển xã hội, lí do theo học và mục tiêu đi học CTXH. 330
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Bảng 1. Hiểu biết về ngành CTXH trước khi thi vào trường của SV và đánh giá vai trò của CTXH đối với sự phát triển xã hội K60 K61 K62 K63 Tổng TT SL % SL % SL % SL % SL % 1 A A1 10 58,8 16 50 28 51,9 34 54 88 53 A2 7 41,2 16 50 26 48,1 29 46 78 47 2 B B1 13 76,5 19 59,4 18 33,3 42 66,6 92 55,4 B2 4 23,4 12 37,5 34 63 19 30,1 69 41,6 B3 0 0 1 3,1 2 3,7 2 3,3 5 3,0 Kí hiệu: A- Hiểu biết về ngành CTXH trƣớc khi thi vào A1 Đã biết, A2 Không biết B-Vai trò của CTXH đối với sự phát triển của xã hội B1: Rất quan trọng, B2: Quan trọng, B3: Không quan trọng Tỉ lệ đã biết về ngành CTXH trƣớc khi thi chiếm đến 53% là con số khá cao vì đây còn là ngành học mới, cho thấy SV đã có sự quan tâm đối với ngành học của mình và cung chính vì vậy mà mức độ đánh giá vai trò của ngành CTXH đối với sự phát triển của xã hội cũng chiếm đến 55,4% là “Rất quan trọng”. Điều này có ảnh hƣởng rất lớn tới tâm thế học tập sau này của SV. Trong thực tế, mỗi ngƣời lựa chọn cho mình một ngành nghề với những lí do riêng, cả yếu tố khách quan và chủ quan. Ngành CTXH cũng giống nhƣ các ngành khác, các bạn SV khi theo học ngành này cũng xuất phát với nhiều lí do khác nhau. Bảng 2. Lí do SV lựa chọn theo học ngành CTXH K60 K61 K62 K63 Tổng TT Các lí do S % SL % SL % SL % SL % L 1 Thích nên thi mặc dù 1 70, 11 34,3 8 14,8 19 30,1 50 30,1 chƣa hiểu nhiều về 2 6 CTXH 2 Thấy bản thân phù hợp 1 82, 12 37,5 14 25,9 18 28,6 58 34,9 với CTXH 4 3 3 Thầy cô định hƣớng thi 1 5,8 1 3,13 4 7,4 8 28,6 14 8,4 CTXH 4 Gia đình, ngƣời thân, 3 17, 5 15,6 6 11,1 3 4,8 17 10,2 ngƣời đi trƣớc định 6 hƣớng thi 5 Bạn bè khuyên thi 0 0 2 6,25 1 1,9 1 1,6 4 2,4 6 Vì thi khối C nên lựa 2 11, 8 25 23 42,6 15 23,8 48 28,9 chọn CTXH 7 7 Khác 1 5,8 0 0 6 11,1 10 15,9 16 9,6 Có nhiều lí do và mục tiêu khác nhau khi các bạn theo học ngành CTXH. Từ kết quả điều tra cho thấy, lí do các bạn theo học CTXH chiếm vị trí cao nhất đó là “Thấy bản thân 331
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 phù hợp với CTXH” chiếm 34,9%, thứ 2 đó là “Thích nên thi mặc dù chưa hiểu nhiều về CTXH” chiếm 30,1%, thứ 3 đó là “Vì thi khối C nên lựa chọn CTXH” chiếm 28,9%. Nhìn chung các bạn đã có sự tự chủ, chọn ngành học dựa vào năng lực và sở thích, phù hợp với nhu cầu, mong muốn của bản thân. Tạo thuận lợi cho việc hứng thú với ngành học, đam mê, yêu nghề cũng nhƣ tự đánh giá khả năng, năng lực của chính mình đối với công việc sau này, tạo tâm thế yên tâm học tập, rèn luyện, bồi dƣỡng kĩ năng. Tuy nhiên, việc lựa chọn nghề vẫn chƣa dựa trên sự tìm hiểu kĩ về tính chất và đặc điểm nghề. 1.2. Thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên Công tác Xã hội Khi tìm hiểu về thực trạng định hƣớng nghề của SV, nhóm tác giả đã nghiên cứu về thực trạng những khó khăn, trở ngại, thái độ học tập sau đó nghiên cứu các mức độ quan tâm đến định hƣớng nghề nghiệp, phƣơng thức tìm hiểu định hƣớng, tâm lí học tập khi có định hƣớng và không có định hƣớng, dự định việc làm sau khi tốt nghiệp. 1.2.1. Khó khăn trở ngại khi theo học Công tác Xã hội Bảng 3. Những khó khăn, trở ngại khi theo học K60 K61 K62 K63 Tổng SL % SL % SL % SL % SL % A Có 14 82,3 30 93,8 49 90,7 56 88,9 149 89,8 Không 3 17,7 2 6,2 5 9,3 7 11,1 17 10,2 Việc gặp trở ngại, khó khăn trong quá trình học tập và rèn luyện nghề là vấn đề phổ biến, không tránh khỏi của bất kì SV nào. Qua điều tra cụ thể có thể thấy, hầu hết SV CTXH đều gặp trở ngại khi theo học chiếm tới 89,8 %, chỉ 10,2 % SV không gặp trở ngại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các trở ngại và khó khăn của SV, trong đó nguyên nhân đƣợc lựa chọn nhiều nhất, chiếm vị trí số 1 đó là do “Chương trình học”. Theo điều tra, các bạn cho rằng chƣơng trình học nhiều lí thuyết, cần phải thực hành, thực tế nhiều hơn, cần tổ chức các buổi ngoại khóa, thực hành CTXH, hệ thống giáo trình CTXH trên thi trƣờng còn hạn chế, chƣa quen với phƣơng pháp học ĐH…; nguyên nhân thứ 2 “Gia đình khó khăn”. Ở các lớp đều có rất nhiều các bạn có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, con thƣơng binh liệt sĩ, ngƣời dân tộc thiểu số vùng cao, đặc biệt thời gian gần đây học phí tăng,… Một vài bạn đƣa ra các nguyên nhân khác đó là: “vấn đề việc làm”, “không có niềm đam mê và hứng thú với nghề”, “không quen phƣơng pháp học đại học”, “không thích”,… Đây cũng chính là một trở ngại lớn trong quá trình tự định hƣớng nghề của các bạn SV CTXH. 1.2.2. Thái độ học tập môn học Công tác Xã hội Bảng 4. Thái độ học tập về các môn học CTXH TT Thái độ học tập Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) 1 Tranh thủ mọi lúc mọi nơi để học 23 13,9 2 Thƣờng xuyên trao đổi với bạn bè về bài vở 43 25,9 3 Chỉ khi nào thầy, cô, bố mẹ nhắc nhở mới học 28 16,9 4 Thƣờng xuyên học miệt mài phải dục mới chịu nghỉ 7 4,2 5 Chỉ học những gì đƣợc thầy cô ở trƣờng dạy 68 41 6 Chủ động tìm thêm sách, báo, tài liệu để tham khảo 58 34,9 Để tìm hiểu cụ thể về tình hình định hƣớng nghề của các bạn SV CTXH, nhóm tác 332
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 giả đã nghiên cứu cụ thể về thái độ học tập của các bạn đối với các môn chuyên ngành CTXH. Mục đích của việc nghiên cứu các thái độ này đó chính là nhằm xác định những thuận lợi cũng nhƣ khó khăn để định hƣớng nghề cho SV CTXH – ĐHSPHN. Thái độ“Chỉ học được những gì thầy cô ở trường dạy” chiếm vị trí cao nhất 41% trong các thái độ học tập các môn CTXH của các bạn SV CTXH, vì hầu hết các thầy cô đều đã giảng những vấn đề cốt lõi, trọng tâm của bài học. Theo điều tra cho thấy, phƣơng pháp giảng dạy “Thảo luận - Thầy cô nhận xét và tổng hợp”, “Giảng - Thầy cô đọc cho ghi”, “Trình chiếu”,… đƣợc thầy cô sử dụng rất nhiều trong các bài giảng CTXH. Chính vì vậy, lƣợng kiến thức mà các bạn SV thu đƣợc sau mỗi buổi học là khá lớn. Đối lập với thái độ trên là thái độ học tập “Chủ động tìm thêm sách báo, tài liệu tham khảo” xếp vị trí thứ 2 chiếm 34,9 %. Việc chủ động tìm hiểu tài liệu giúp các bạn SV bổ sung nguồn tri thức phong phú về nghề, đƣợc tiếp xúc với nhiều kiến thức về nghề CTXH khác nhau, góp phần hoàn thiện kiến thức về nghề đang có. Từ đó có tạo lợi thế cho việc định hƣớng nghề nghiệp của chính các bạn. Xếp vị trí thứ 3 “Thường xuyên trao đổi với bạn bè về bài vở” chiếm 25,9 %. Đây là yếu tố quan trọng trong việc học tập của các bạn SV đặc biệt là SV CTXH, bởi việc trao đổi về bài vở với bạn bè sẽ dần hình thành kinh nghiệm trong việc học môn CTXH nhóm sau này, đồng thời việc chia sẻ kiến thức, hiểu biết về nghề nghiệp lẫn nhau, nâng cao hiệu quả định hƣớng nghề CTXH. 1.2.3. Mức độ quan tâm đến định hướng công việc sau khi ra trường Bảng 5. Mức độ quan tâm đến định hướng công việc CTXH khi ra trường của sinh viên CTXH K60 K61 K62 K63 Tổng TT Các mức độ SL % SL % SL % SL % SL % 1 Rất quan tâm 15 88,2 20 62,5 40 74,1 41 65,1 116 69,9 2 Quan tâm 1 5,9 6 18,8 13 24,1 20 31,7 40 24,1 3 Ít quan tâm 1 5,9 3 9,4 1 1,8 1 1,6 6 3,6 4 Không quan tâm 0 0 2 6,25 0 0 1 1,6 3 1,8 Về mức độ “Rất quan tâm”chiếm 69,9% , mức độ “Quan tâm” cũng đƣợc các bạn lựa chọn khá nhiều nhƣ: K63 (31,7%), K62 (24,1), K61 (18,8%), K60 (5,9%). Khi các bạn đã có sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề này, nó sẽ thúc giục các bạn tìm hiểu về chuẩn đầu ra, các cơ hội việc làm của mình để khi ra trƣờng có thể nắm bắt nhiều cơ hội việc làm hơn. Bên cạnh mức độ “Rất quan tâm” và “Quan tâm” thì vẫn còn một vài ý kiến “ t quan tâm”, thậm chí “Không quan tâm” tới vấn đề này, điều này chứng tỏ một số bạn vẫn chƣa thực sự chú ý đến ngành học của mình, còn chủ quan, thụ động, chƣa có kế hoạch đinh hƣớng cho tƣơng lai của mình. 1.2.4. Phương thức tìm hiểu định hướng nghề nghiệp CTXH Gần gũi nhất với SV nhất đó chính là thầy cô của mình, các thầy cô là những ngƣời đi trƣớc, không chỉ với lòng say mê với nghề hết lòng với công việc, mà các thầy cô còn nhƣ những ngƣời cha, ngƣời mẹ, dìu dắt những đứa con của mình từ những ngày đầu bỡ ngỡ vào trƣờng, chia sẻ kinh nghiệm sống cũng nhƣ kinh nghiệm trong học tập một cách chân thực nhất. Vì vậy, việc định hƣớng nghề từ các thầy cô là lợi thế lớn cho SV, nhất là SV ngành CTXH – một ngành mới. Tìm hiểu “Thông qua sách, báo, tạp chí, internet” là 333
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 phƣơng thức mà dễ dàng tiếp cận vì trong thời đại công nghệ thông tin phát triển việc tiếp cận hững phƣơng tiện truyền thông đơn giản, ít tốn kém và ít tốn thời gian. Tìm hiểu định hƣớng thông qua “Người đã tốt nghiệp CTXH” là một phƣơng thức đƣợc không ít SV lựa chọn. Khi tiếp xúc với những ngƣời đã tốt nghiệp – bậc tiền bối đã ra trƣờng có việc làm giúp các bạn SV đƣợc trải nghiệm, nghe những chia sẻ của chính anh chị trong quá trình lập nghiệp của mình, giúp cho các bạn tránh đƣợc những sai lầm cũng nhƣ rút ra cho bản thân những kinh nghiệm, bài học cho mình. Bảng 6. Phương thức tìm hiểu định hướng nghề nghiệp trong tương lai Phƣơng thức K60 K61 K62 K63 Tổng TT tìm hiểu SL % SL % SL % SL % SL % 1 Thầy cô ở 13 76,5 14 43,8 23 42,6 31 33,3 81 48,8 khoa, trƣờng 2 Thông qua 13 76,5 17 53,1 34 63,0 38 60,3 102 61,4 sách, báo, tạp chí, internet 3 Qua ngƣời đã 13 76,5 15 46,9 13 24,1 14 22,2 55 33,1 tốt nghiệp CTXH 4 Các hoạt động 7 41,1 8 25 15 27,8 16 25,4 46 27,7 ngoại khóa 5 Giao lƣu với 7 41,1 4 12,5 9 16,7 2 3,20 22 13,3 các nhà tuyển dụng 6 Tự mình tìm 8 47,1 7 21,9 12 22,2 11 17,4 38 22,9 hiểu theo khả năng 7 Khác 0 0 2 6,3 0 0 0 0 2 1,2 Bảng 7. Dự định việc làm sau khi tốt nghiệp, lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai TT SL % Xin việc và sống ở thành phố lớn 54 32,5 1 Dự định xin việc sau khi Tự tạo việc làm 23 13,9 ra trƣờng Về quê xin việc 78 47 Khác 22 13,3 Ở sở, phòng Lao động TB – XH 77 46,4 Ở các trung tâm bảo trợ xã hội 44 26,5 Làm cho tổ chức phi chính phủ 26 15,7 2 Lĩnh vực nghề nghiệp Tƣ vấn CTXH 16 9,6 Làm ngoài lĩnh vực CTXH 25 15,1 Khác 7 4,2 334
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 1.2.5. Dự định việc làm và lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai Bất kể một SV nào, từ khi đang đi học cũng có những dự định riêng cho mình. Để tìm hiểu về dự định nghề nghiệp của SV CTXH – ĐHSPHN, nhóm tác giả đƣa ra câu hỏi nhƣ sau: Sau khi tốt nghiệp, bạn có dự định gì? Kết quả điều tra đƣợc trình bày ở Bảng 7. Dự định “Về quê xin việc” chiếm vị trí cao nhất 47%. Dự định xếp thứ 2 đó là dự định “Xin việc và sống ở thành phố lớn” chiếm 32,5 %. Về lĩnh vực nghề nghiệp trong tƣơng lai“Làm việc ở sở, phòng lao động TB – XH” 46,4% xếp thứ nhất, xếp thứ 2 đó là: “Ở các trung tâm bảo trợ xã hội” chiếm 26,5%, xếp thứ 3 là “Làm cho tổ chức phi chính phủ” 15,7% , xếp thứ 4 “Làm ngoài lĩnh vực CTXH” 15,6%, thứ 5 “Tư vấn CTXH” chiếm 9,6% ngoài ra còn các ý kiến khác chiếm 4,2%. Qua đó có thể thấy sinh viên CTXH đã có những dự định riêng, những lĩnh vực nghề nghiệp riêng cho mình trong tƣơng lai. Tạo điều kiện thuận lợi cho định hƣớng nghề Công tác xã hội. 2. Thuận lợi và khó khăn trong định hƣớng nghề 2.1. Thuận lợi Sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc cùng các tổ chức quốc tế đến vấn đề đào tạo CTXH. Nhu cầu của xã hội với nguồn nhân lực có chuyên môn về CTXH là rất lớn. Sự tâm huyết, nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giảng viên trong khoa. 2.2. Khó khăn Ở góc độ bản thân SV: Vị trí của ngành nghề này chƣa đƣợc khẳng định một cách vững chắc nhƣ bao ngành nghề khá, ngƣời học chƣa vững tin vào nghề. SV học ngành này bởi không còn ngành nào khác để lựa chọn, do điểm chuẩn của ngành này thấp hơn ngành khác, số SV nguyện vọng hai ở một số trƣờng cũng khá nhiều. Tính chất phức tạp khó khăn của ngành học. Đối tƣợng mà họ tiếp xúc và sẽ tiếp xúc sau này là những ngƣời nghèo khó, những ngƣời khuyết tật, mại dâm, trẻ en lang thang, trẻ em thất học,… Về chƣơng trình đào tạo: Chƣơng trình học ít thực hành, ngoại khóa khung chƣơng trình giảng dạy chƣa hoàn chỉnh và đang hoàn thiện ,giảng viên chuyên về CTXH là rất ít. Công tác tổ chức thực hành và thực tập cho SV để đáp ứng yêu cầu về tăng cƣờng nối kết lí thuyết và rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp còn hạn chế. Rất khó tìm thấy giáo trình về CTXH ở các hiệu sách trên thị trƣờng sách. Về mặt xã hội: Nhận thức của xã hội và hƣởng ứng của xã hội với đào tạo ngành nghề này còn hạn chế. Thiếu những quy định cụ thể trong tuyển dụng và sử dụng chuyên môn CTXH và chế độ tương xứng trong những vị trí công việc đòi hỏi chuyên môn CTXH, đây cũng là một rào cản về tâm lí đối với đào tạo. 2.3. Hệ quả của định hướng nghề Định hướng đúng: SV có định hƣớng nghề CTXH đúng đắn sẽ có tâm thế học tập vững vàng, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động tình nguyện cho chính các đối tƣợng (thân chủ) của mình sau này. Việc định hƣớng nghề đúng đắn tạo niềm tin cho SV khi theo học một ngành mới, chƣa có địa vị trong xã hội, bồi đắp lòng yêu nghề, đam mê với nghề. SV sẽ có cái nhìn khách quan hơn, cảm thông với đối tƣợng hơn. SV sẽ chủ động tìm hiểu kiến thức, tích lũy những kĩ năng cần thiết, chủ động hoàn thiện trình độ ngoại ngữ. Giúp SV xác định cơ hội việc làm của mình sau này, xem xét khả năng của mình phù hợp với lĩnh vực nào. Định hướng chưa đúng: SV chƣa có định hƣớng nghề đúng đắn sẽ không có tâm lí 335
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 học tập, không hứng thú tham gia hoạt động dẫn đến kết quả học tập sẽ không cao đồng thời đƣợc bồi đắp kiến thức, kĩ năng chuyên môn cho nghề nghiệp. SV sẽ không xác định đƣợc công việc cụ thể sau này, những chuyên môn mình có thể làm, cơ hội việc làm sau này sẽ hạn chế. SV sẽ không chủ động tích lũy kinh nghiệm, kiến thức của mình, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ của SV. 2.4. Giải pháp, đề xuất nhằm tăng cường định hướng nghề cho sinh viên Công tác xã hội Về phía khoa CTXH: Cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho SV trong quá trình học tập nhƣ: tài liệu tham khảo, giáo trình, cơ sở vật chất để các bạn có nhiều cơ hội tiếp cận với nghề, học lí thuyết gắn với thực hành. Hợp tác với các tổ chức quốc tế, giao lƣu chia sẻ kinh nghiệm. Tổ chức các buổi sinh hoạt, ngoại khóa tăng cƣờng khả năng ngoại ngữ cho giảng viên, SV, tăng cƣờng kinh nghiệm triển khai thực hành, tiếp xúc với đối tƣợng cụ thể của nghề. Về phía giảng viên: Chủ động tìm kiếm các cơ hội nâng cao kiến thức, kĩ năng CTXH bằng nhiều hình thức khác nhau. Tự nâng cao trình độ ngoại ngữ và công cụ khác. Tự tạo cho mình một mạng lƣới các đồng nghiệp, giao lƣu học hỏi chia sẻ kinh nghiệm. GV cần phải truyền cảm hứng tình yêu nghề đến với SV, tạo hứng thú cho SV trong quá trình học tập và rèn luyện nghề thông qua các phƣơng pháp giảng dạy sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt chuyên môn. GV phải là tấm gƣơng trong công tác, rèn luyện có tình yêu, đam mê nghề để SV noi theo. Đối với Đoàn Thanh niên: Cần kết hợp với công tác SV trong việc tổ chức giáo dục rèn luyện, bồi dƣỡng lòng yêu nghề, động cơ học tập, tạo dựng niềm tin, sự tự giáo dục, tự rèn luyện cho Đoàn viên thanh niên. Về phía người học CTXH: Tăng cƣờng tính chủ động trong quá trình học tập để tìm hiểu và tiếp cận các cơ hội đƣợc thực hành tay nghề tại cơ sở. SV cần xác định động cơ, mục đích học tập một cách rõ ràng và đúng đắn. Cần nghiên cứu kĩ tính chất công việc nghề nghiệp và ra quyết định đúng đắn trong quá trình thi tuyển và học tập nghề nghiệp. Tăng cƣờng những kiến thức bổ sung khác và kĩ năng về ngoại ngữ để tiếp cận với các tài liệu, kinh nghiệm của nƣớc ngoài. III. KẾT LUẬN Nghề, nghề nghiệp là một phạm trù mang tính chất xã hội, lịch sử, phát triển. Nó biến động theo sự phát triển chung của xã hội, của khoa học kĩ thuật. Định hƣớng nghề nghiệp đối với mỗi cá nhân có ý nghĩa không chỉ với bản thân cá nhân ấy mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chất lƣợng nguồn nhân lực của đất nƣớc. CTXH là một nghề mới ở Việt Nam, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm và phát triển. Hầu hết SV CTXH – ĐHSPHN còn thiếu định hƣớng về nghề nghiệp, chƣa hiểu rõ đặc điểm tính chất nghề cũng nhƣ chƣa nắm rõ các tổ chức, cơ quan có thể xin việc sau khi ra trƣờng. Các SV CTXH còn gặp nhiều khó khăn trong việc học tập và rèn luyện nghề khi chƣa có định hƣớng ngay từ đầu. Khi có định hƣớng, SV có tâm thế học tập, có niềm đam mê và sở thích đối với nghề, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo những nhân viên CTXH giỏi trong tƣơng lai. Bởi vậy rất cần thiết phải định hƣớng nghề nghiệp cho SV CTXH – ĐHSPHN. Từ đó, nhóm tác giả đƣa ra một số đề xuất, giải pháp về phía khoa CTXH – ĐHSPHN, phía SV và phía giảng viên nhằm nâng cao định hƣớng nghề cho SV CTXH. 336
  8. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Danh Ánh: Một số vấn đề tâm lí giáo dục hướng nghiệp, Thông tin khoa học giáo dục, Số 2, 1993. [2] Đoàn Chi, Cải tiến chương trình và điều kiện thực hiện giáo dục lao động, kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Số 10, 6. [3] Đặng Thị Chuyền, Mối quan hệ giữa nghề đã chọn với hứng thú nghề của sinh viên trường trung cấp kĩ thuật Thăng Long – Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học, 2010. [4] Nguyễn Đức Chữ, Một số vấn đề tâm lí– xã hội ảnh hưởng đến việc học tập và rèn luyện nghề của sinh viên Trường Đại học Lao động – Xã hội, Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. [5] Phạm Tất Dong, Đọc Giáo dục lao động, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Số 5, 29, 1986. [6] Phạm Tất Dong, Giúp bạn chọn nghề, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1989. [7] E.A.Klimop, Nay đi học, mai làm gì?, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. [8] Nguyễn Duy Minh, Mấy biện pháp giáo dục hướng nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Số 10, 16, 1982. [9] Nguyễn Duy Nhiên, Giáo trình Công tác xã hội nhóm, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2013. [10] Nguyễn Duy Nhiên, Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, NXB Đại học Sƣ Phạm Hà Nội, 2008. [11] Lê Trọng Phong, Nhận thức giá trị nghề của sinh viên Trường Đại học Sư Phạm Kĩ thuật Vinh, Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. [12] Đào Văn Phú, Về cấu trúc công tác hướng nghiệp, Tạp chí Giáo dục hƣớng nghiệp, Số 10, 9, 1987. [13] Nguyễn Cảnh Toàn, Hai cách tiếp cận vấn đề tổ chức giáo dục lao động hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Số 7, 1, 1988. [14] Trần Thúc Trình, Hội thảo quốc tế về giáo dục lao động và hướng nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Số 10, 29-30, 1982. [15] Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 44, 44- 46, 2009. [16] Thái Duy Tuyên, Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, Hà Nội, 1994. [17] Tìm hiểu về động cơ chọn nghề của học sinh phổ thông trung học, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Số 5, 7-8, 1991. [18] Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, 1994. [19] Văn Tân (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, 1991. [20] Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, 1998. [21] Vấn đề hướng nghiệp trong văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX, Tạp chí Giáo dục, Số 34, 1-2, 2002. [22] Viện Khoa học và Xã hội, Dân số lao động, việc làm vấn đề giải pháp, NXB Thông tin Lí luận, Hà Nội, 1992. 337
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1