Những vấn đề chung<br />
<br />
ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ<br />
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO<br />
CỦA VIỆN RA ĐA<br />
Trần Văn Hùng*<br />
Viện Ra đa thành lập theo Quyết định số 429/QĐ-TM ngày 12/5/2003(tiền thân<br />
là Phân viện Ra đa/Viện Kỹ thuật quân sự được thành lập ngày 19/8/1981) và được<br />
điều chỉnh biên chế tổ chức theo Quyết định số 810/QĐ-TM ngày 21/5/2010 của<br />
Tổng Tham mưu trưởng.<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viện Ra đa/Viện KH-CN quân sự có chức năng Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa<br />
học kỹ thuật công nghệ để thiết kế, chế tạo, cải tiến hiện đại hóa, sửa chữa các loại ra đa và<br />
thiết bị siêu cao tần phục vụ quốc phòng an ninh và kinh tế quốc dân.<br />
Nhiệm vụ cụ thể của Viện là: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản, hiện đại thuộc lĩnh vực<br />
ra đa và siêu cao tần làm cơ sở tiếp thu, phát triển công nghệ mới; Ứng dụng thành tựu<br />
KHCN, kết quả nghiên cứu vào thiết kế chế tạo ra đa, thiết bị siêu cao tần và chuyển giao<br />
công nghệ cho cơ sở sản xuất; Tham gia nghiên cứu khai thác sử dụng, sửa chữa, cải tiến<br />
hiện đại hóa, đánh giá kiểm định ra đa, sản xuất vật tư bảo đảm kỹ thuật cho khí tài ra đa<br />
trong trang bị; Tư vấn, giám sát, thẩm định dự án, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ra đa và siêu<br />
cao tần; Tổ chức đào tạo nghiên cứu sinh, nguồn nhân lực lĩnh vực ra đa và siêu cao tần;<br />
Tổ chức hợp tác KHCN với các đơn vị trong và ngoài nước, hoạt động dịch vụ KHCN gắn<br />
với chức năng, nhiệm vụ của Viện.<br />
Trong suốt thời gian qua, Viện Ra đa luôn bám sát chức năng nhiệm vụ khi triển khai<br />
các hoạt động KHCN và dành được nhiều kết quả quan trọng. Viện đã thực hiện thành<br />
công hơn150 đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu KHCN các cấp; Thiết kế chế tạo ra đa hàng hải<br />
“CAM RANH”, ra đa cỡ nhỏ phục vụ cụm pháo phòng không tầm thấp; Nghiên cứu sản<br />
xuất phụ tùng, vật tư thay thế, cải tiến hiện đại hóa hàng chục bộ khí tài ra đa thế hệ cũ;<br />
Nghiên cứu khai thác làm chủ, đảm bảo kỹ thuật cho ra đa hiện đại thế hệ mới; Thực hiện<br />
hiệu quả công tác đào tạo tiến sỹ, phối hợp đào tạo thạc sỹ chuyên ngành kỹ thuật ra đa -<br />
dẫn đường, huấn luyện nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức mới cho cán bộ kỹ thuật...<br />
Đặc biêt, từ khi Bộ Quốc phòng phê duyệt “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ<br />
trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng tới năm 2010, định hướng tới năm 2020”, trong đó<br />
lĩnh vực ra đa được xác định là “Nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo ra đa cảnh giới<br />
tầm trung sóng mét; thiết kế chế tạo ra đa cảnh giới biển tầm gần và tầm trung; từng bước<br />
thiết kế, chế tạo ra đa điều khiển hỏa lực; thiết kế, chế tạo các trạm trinh sát thụ động…",<br />
Viện Ra đa đã tập trung xây dựng sản phẩm mục tiêu với tiêu chí cơ bản là làm chủ thiết<br />
kế, chế tạo một số chủng loại ra đa quân sự có nhu cầu sử dụng cao, cấp thiết để đưa vào<br />
trang bị. Kết quả là Viện đã nghiên cứu thiết kế, chế thử thành công mẫu trạm ra đa thụ<br />
động định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA trong nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước giai<br />
đoạn 2010-2014 và thiết kế, chế tạo ra đa cảnh giới biển cỡ nhỏ tầm gần BR12 trong<br />
Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.<br />
Định hướng hoạt động KHCN giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo của Viện<br />
Ra đa được xác định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Viện; Chiến lược phát triển<br />
KHCN trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng tới năm 2010, định hướng tới năm 2020 của<br />
Bộ Quốc phòng; Định hướng nhiệm vụ KHCN&MT giai đoạn 2016-2020 của Viện<br />
KHCN quân sự, theo đó các hướng nhiệm vụ cơ bản là: Nghiên cứu lý thuyết ứng dụng cơ<br />
bản; nghiên cứu thiết kế, chế tạo ra đa quân sự; nghiên cứu khai thác làm chủ các chủng<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 41<br />
Những vấn đề chung<br />
<br />
loại ra đa mới, hiện đại có trong trang bị; nghiên cứu cải tiến hiện đại hóa ra đa cũ, sản<br />
xuất vật tư phụ tùng phục vụ công tác đảm bảo kỹ thuật ra đa; đào tạo nguồn nhân lực.<br />
2. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KHCN ĐẾN NĂM 2020<br />
VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO<br />
Nghiên cứu lý thuyết cơ bản, công nghệ nền.<br />
Tiếp cận, tổng hợp và nghiên cứu phát triển lý thuyết ra đa về xử lý phân cực, tín hiệu<br />
dải rộng và cực rộng, xử lý sóng con, cũng như một số loại ra đa với những khái niệm mới<br />
như ra đa MIMO, ra đa đa chức năng, ra đa số.<br />
Nghiên cứu tích hợp các đài ra đa, tự động hóa thu thập, xử lý và phân phối thông tin ra<br />
đa. Bên cạnh tích hợp hệ thống các đài ra đa (gồm các loại ra đa tích cực, ra đa thụ động)<br />
theo sơ đồ dạng cây, phát triển nghiên cứu tích hợp các ra đa ở dạng lưới với mức độ tích<br />
hợp và xử lý khác nhau đảm bảo thời gian thực và nâng cao độ chính xác.<br />
Nghiên cứu kỹ thuật - công nghệ anten mạng pha, điều khiển búp sóng số; máy phát<br />
bán dẫn với các cấu trúc tín hiệu phát xạ đa dạng ứng dụng trong ra đa.<br />
Tiếp tục nghiên cứu sâu kỹ thuật xử lý tín hiệu số, tối ưu hóa hệ thống xử lý-điều khiển<br />
của ra đa, xây dựng các chương trình, thuật toán xử lý-điều khiển và lập trình trên nền hệ<br />
điều hành QNX, LINUX đảm bảo thời gian thực và tính chuyên dụng trong ra đa quân sự.<br />
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo ra đa.<br />
Tổ chức khai thác có hiệu quả tiềm lực của Viện Ra đa và các đơn vị khác, đặc biệt là<br />
“Phòng thí nghiệm Thiết kế, chế thử và thử nghiệm ra đa” để thiết kế, chế tạo ra đa quân sự.<br />
Nghiên cứu xây dựng và quy chuẩn hệ thống các Tiêu chuẩn quốc gia (Bộ quốc phòng)<br />
trong công tác thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và nghiệm thu ra đa.<br />
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo ra đa cảnh giới biển cỡ nhỏ tầm gần BR-12 (thuộc Chương<br />
trình phát triển sản phẩm quốc gia). Làm chủ hoàn toàn việc thiết kế chế tạo, nắm vững và<br />
làm chủ các công nghệ then chốt (công nghệ siêu cao tần, công nghệ xử lý số tín hiệu ra<br />
đa) để chủ động sản xuất ra đa cảnh giới biển cỡ nhỏ tầm gần tiêu chuẩn quân sự theo nhu<br />
cầu sử dụng, tiến tới làm chủ thiết kế chế tạo các loại ra đa quân sự khác.<br />
Hợp tác với các đơn vị để nghiên cứu phát triển ra đa cảnh giới biển tầm trung băng<br />
tần X (kiểu ra đa SCORE3000 của Thales - Pháp) và băng tần S trên nền kỹ thuật và công<br />
nghệ hiện đại. Đây là những sản phẩm hiện nay có nhu cầu sử dụng rất cao để tăng cường<br />
và nâng cao chất lượng mạng cảnh giới biển đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ biển đảo quốc gia<br />
trong tình hình mới hiện nay.<br />
Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật, công nghệ chế tạo ra đa thụ động định vị mục tiêu theo<br />
phương pháp TDOA (sản phẩm thuộc nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước đã được nghiên cứu<br />
phát triển thành công trong giai đoạn 2010-2014) để tạo ra sản phẩm đủ điều kiện đưa vào<br />
trang bị phục vụ nhiệm vụ trinh sát điện tử và cảnh giới quốc gia.<br />
Nghiên cứu phát triển ra đa số 3D đa chức năng, đây là ra đa hiện đại, đang là xu hướng<br />
phát triển ngày nay của thế giới với mục đích đảm bảo sự linh hoạt, đáp ứng đa dạng các<br />
nhiệm vụ tác chiến mà không cần phải sử dụng nhiều bộ đài ra đa, nâng cao khả năng hoạt<br />
động trong điều kiện tác chiến điện tử phức tạp và khả năng sống còn của khí tài.<br />
Nghiên cứu khai thác làm chủ khí tài ra đa mới, hiện đại.<br />
Tham gia hiệu quả chương trình làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật mới, hiện đại tại các<br />
quân binh chủng, trọng tâm là hai quân chủng Hải quân và Phòng Không - Không quân<br />
với các nội dung cụ thể: Nghiên cứu nắm vững nguyên lý hoạt động; biên soạn tài liệu kỹ<br />
<br />
<br />
42 Trần Văn Hùng, “Định hướng nhiệm vụ KHCN ... và những năm tiếp theo.”<br />
Những vấn đề chung<br />
<br />
thuật; huấn luyện đào tạo kiến thức bổ sung cho cán bộ trực tiếp quản lý, sử dụng; kiểm<br />
tra, hiệu chỉnh khí tài; nghiên cứu sản xuất phụ tùng vật tư thay thế.<br />
Với Quân chủng Hải quân, là các bộ khí tài ra đa cảnh giới biển, các ra đa đồng bộ với<br />
hệ thống vũ khí của các lớp tàu chiến 1241.8, Gerpat3.9; tổ hợp tên lửa bờ như:<br />
SCORE3000; MP123; POZITIVME; 3S25E; MINEZAL; MONOLIT; 5P10; MP405. Ở<br />
Quân chủng PK-KQ là các đài ra đa cảnh giới phòng không, ra đa trong tổ hợp tên lửa<br />
phòng không S300: CASTA2E; 36D6; ELM2288; 96L6E.<br />
Nghiên cứu cải tiến, hiện đại hóa khí tài ra đa cũ.<br />
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại để cải tiến hiện đại hóa các đài ra<br />
đa thế hệ cũ, nhằm mục đích bổ sung vào trang bị các đài ra đa có chất lượng hoạt động<br />
tốt. Trong giai đoạn 2016-2020 tập trung chủ yếu vào các đài ra đa điều khiển hỏa lực<br />
MP104, MP102; GARPUN; K860 và các đài ra đa cảnh giới 402, MP10, 55G6, 1L13-3<br />
của Hải quân và Phòng không- Không quân.<br />
Hợp tác KHCN với các đối tác.<br />
Đẩy mạnh hợp tác KHCN với các đối tác trong và ngoài nước trên các nội dung chủ<br />
yếu là thiết kế, chế tạo ra đa và đào tạo nguồn nhân lực.<br />
Các đối tác trong nước có tiềm năng: Viện Kỹ thuật quân sự PK-KQ là đơn vị đang<br />
thiết kế, chế tạo ra đa cảnh giới phòng không sóng mét RV; Nhà máy Z119/QC PK-KQ là<br />
đơn vị sửa chữa khí tài ra đa, nhà máy đang nhận chuyển giao công nghệ từ đối tác Retia<br />
(CH Séc) để cải tiến hiện đại hóa ra đa cảnh giới P18; Học viện Kỹ thuật quân sự, với ưu<br />
thế về đào tạo nhân lực và có nhiều phòng thí nghiệm phục vụ trực tiếp công tác đào tạo,<br />
nghiên cứu phát triển ra đa; Tập đoàn Viễn thông quân đội; Quân chủng Hải quân; Trường<br />
đại học Bách khoa Hà Nội...<br />
Thúc đẩy hợp tác với các đối tác ngoài nước mà Viện đã có trao đổi KHCN trong lĩnh<br />
vực ra đa như THALES (Pháp); TETRAEDR (Belarus); Bumas (Ba Lan); REUTECH<br />
(CH Nam Phi)... để nghiên cứu phát triển ra đa.<br />
Đào tạo nhân lực.<br />
Hợp tác với đối tác nước ngoài để đào tạo đội ngũ chuyên gia của Viện có thể làm chủ<br />
thiết kế, chế tạo và thử nghiệm ra đa quân sự, trước mắt là ra đa cảnh giới<br />
biển cỡ nhỏ tầm gần BR12.<br />
Nâng cao chất lượng và đảm bảo tiến độ và kế hoạch đào tạo tiến sỹ chuyên ngành kỹ<br />
thuật ra đa - dẫn đường tại Viện Ra đa. Phối hợp với Học viện KTQS đào tạo thạc sỹ.<br />
Phối hợp với các quân binh chủng, tổ chức đào tạo bổ sung kiến thức cho cán bộ trực<br />
tiếp làm công tác đảm bảo kỹ thuật, khai thác sử dụng các khí tài ra đa mới.<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lực lượng ra đa phải<br />
không ngừng củng cố và phát triển để đảm bảo đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ quản lý<br />
vùng trời, vùng biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.<br />
Nghiên cứu phát triển ra đa quân sự là yêu cầu khách quan để góp phần xây dựng quân<br />
đội chính qui, hiện đại. Trong sự nghiệp đó, Viện Ra đa - Viện nghiên cứu hàng đầu của<br />
Bộ Quốc phòng về KHCN ra đa có vai trò quan trọng. Xác định rõ nhiệm vụ và trách<br />
nhiệm, Viện xây dựng định hướng các nhiệm vụ KHCN giai đoạn 2016-2020 và những<br />
năm tiếp theo trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược phát<br />
triển Công nghiệp quốc phòng, Chiến lược trang bị Quân đội; Chiến lược phát triển khoa<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 43<br />
Những vấn đề chung<br />
<br />
học và công nghệ trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng tới năm 2010, định hướng tới năm<br />
2020 của Bộ Quốc phòng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Viện KHCN quân sự lần thứ tư ;<br />
Định hướng nhiệm vụ KHCN&MT giai đoạn 2016-2020 của Viện KHCN quân sự.<br />
Trong giai đoạn mới, Viện Ra đa phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm,<br />
từng bước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ KHCN đã được định hướng, đưa Viện phát<br />
triển đúng chức năng năng nhiệm vụ, xứng tầm là Viện hàng đầu của quân đội về nghiên<br />
cứu phát triển ra đa.<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 7 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 15 tháng 8 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: * Đại tá TS, Viện trưởng Viện Ra đa, Viện KH-CNQS.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
44 Trần Văn Hùng, “Định hướng nhiệm vụ KHCN ... và những năm tiếp theo.”<br />