intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định hướng tương lai của học sinh sinh viên Việt Nam hiện nay - ThS. Thân Trung Dũng

Chia sẻ: Thân Trung Dũng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

100
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định hướng tương lai của của học sinh, sinh viên là một trong những khía cạnh hết sức quan trọng trong định hướng giá trị. Định hướng tương lai là mục đích của cuộc sống mà mỗi người, mỗi dân tộc khát khao muốn đạt được. Để hướng tới mục đích đó, cần phải có kế hoạch hành động để vươn tới. Tham khảo tài liệu "Định hướng tương lai của học sinh sinh viên Việt Nam hiện nay" để hiểu hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định hướng tương lai của học sinh sinh viên Việt Nam hiện nay - ThS. Thân Trung Dũng

  1. ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Thân Trung Dũng Định hướng tương lai (ĐHTL) của của học sinh, sinh viên (HS,SV) là một  trong những khía cạnh hết sức quan trọng trong định hướng giá trị. ĐHTL là mục  đích của cuộc sống mà mỗi người, mỗi dân tộc khát khao muốn đạt được. Để  hướng tới mục đích đó, cần phải có kế hoạch hành động để  vươn tới. ĐHTL của   mỗi người là lý tưởng sống vươn lên, lý tưởng sống của HS, SV hiện nay là phấn   đấu học tập, rèn luyện để  có đủ  tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết nhằm   thực hiện lý tưởng và ĐHTL của mình. Vậy hiện nay HS, SV nhận thức, dự định  và có những hành động gì cho tương lai của mình? Những kiến thức, kỹ  năng gì  cần thiết được HS, SV đề  cao coi trọng? v.v… là những câu hỏi cần được giải  đáp.   Những nghiên cứu gần đây, đặc biệt là nghiên cứu “Tìm hiểu nhận thức và   thái độ  của học sinh/sinh viên về  định hướng tương lai”  do Trung tâm đánh giá và  kiểm định chất lượng giáo dục ­ Viện nghiên cứu giáo dục ­ Trường Đại học Sư  phạm TP. Hồ Chí Minh khảo sát 2000 HS, SV tại 4 thành phố lớn: Hà Nội, TP.Hồ  Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ thu được những kết quả đáng quan tâm. Từ nhận thức về tương lai:  Kết quả nghiên cứu cho thấy, HS, SV Việt Nam có cái nhìn rất lạc quan về  tương lai của mình. Có đến 85.7% HS, SV tham gia khảo sát cho rằng mình “có  nhiều  ước mơ  đẹp trong tương lai”. Chỉ có hơn một nửa (57.8%) cho là mình “sẽ   rất thành công trong tương lai” mặc dù có đến 81.9% nghĩ rằng mình “có thể thực   hiện được những ước mơ của mình”. Có 90.7% HS, SV “thích quan điểm cho rằng tương lai của mỗi người là do   chính người đó quyết định”. Đó là lý do mà có đến 93% HS, SV đã và đang “tự  trang bị  cho mình những kiến thức và kỹ  năng cần thiết cho tương lai của mình”.   Tuy nhiên, vẫn có khoảng 1/6 HS, SV (15.8%) cho rằng mình “ rất mơ hồ  về tương  lai của mình” và 10.8 % cho là “thành công hay thất bại trong tương lai là do số  phận định đoạt”. Tương tự  như  vậy, có 9.2% HS, SV thích quan điểm “sống cho   hiện tại đi, tương lai biết thế nào mà chuẩn bị”. Như vậy, nhìn chung HS, SV đã có  nhận thức rất đúng đắn về  tương lại của họ. Nhận thức đúng đắn có ý nghĩa rất  quan trọng cho những dự định, hành động của HS, SV. Đến những dự định cho tương lai: 
  2. Từ  việc nhận thức đúng đắn về  tương lai nên hầu hết HS, SV đang có các kế  hoạch cho tương lai và phần lớn nghĩ rằng các hoạt động sau đây là cần thiết:  Theo  dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông (82.8%); Lập thời gian biểu cho các   kế  hoạch của mình (67.9%); Tham gia các khoá học về  kỹ  năng sống (67.1%); Đi  làm thêm để có kinh nghiệm thực  tế (65.0%); Tham gia các hoạt động cộng đồng ­   xã hội (59.8%); Tham gia các diễn đàn để  trao đổi và chia sẻ  quan điểm và kiến   thức của mình với người khác (52.0%); Chỉ có 48.1% HS, SV cho các hoạt động thể  dục thể thao là quan trọng và có đến gần 13% cho là  không quan trọng. Có 48.9%  HS, SV cho là các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động đội nhóm là quan trọng. 41.9%  HS, SV cho là bình thường; 9.2% cho là không quan trọng. Đa số  HS, SV đã có  những dự tính rất cần thiết và sát với thực tiễn phát triển xã hội cho tương lai của   mình. Họ luôn chú ý đến việc cập nhật thông tin, học tập thêm các kỹ  năng để  có   thể nâng cao năng lực của mình, hoà nhập vào đời sống xã hội. Và kế hoạch sau khi tốt nghiệp:  Xu hướng chung của HS, SV là tiếp tục học lên (75.4%­ 81,8% HS và 69,6% SV) và  học thêm một số kiến thức/kỹ năng cần thiết khác (tin học, ngoại ngữ…) (77.1%);   Có đến 23.2% HS, SV có kế hoạch đi du học sau khi học xong; Có 2.7% bạn chưa   có kế hoạch gì và có 5.1% bạn có kế hoạch ở nhà phụ giúp gia đình.  Để  chuẩn bị cho tương lai của mình, phần lớn HS, SV cho rằng cần phải trang bị các kỹ  năng “cứng”, tức là kiến thức về ngoại ngữ (91.6%), vi tính (86.1%) và cố  gắng học giỏi  các môn học (83.5%). Hầu hết HS, SV đều cho là các phẩm chất được cho là quan trọng   đến rất quan trọng theo thứ tự  như sau:  Có tinh thần trách nhiệm; Có tính kiên trì; Nhiệt   tình, thật thà, trung thực, tế nhị, nhân ái và khiêm tốn; Những phẩm chất cần thiết cho làm   việc nhóm (khiêm tốn, nhân ái, tế  nhị) không được HS, SV đánh giá cao bằng nhiệt tình,   kiên trì và có tính trách nhiệm. Có đến khoảng hơn 1/5 HS, SV cho là các đức tính này   (khiêm tốn, nhân ái, tế  nhị) là bình thường; Các kỹ  năng như  “có cá tính”, “có khả  năng   lãnh đạo”, “biết làm việc độc lập”, “biết tham gia các hoạt động xã hội”, “có niềm đam   mê một lĩnh vực nào đó” và “có nhiều năng khiếu khác nhau” không được HS, SV đánh giá  cao. Như  vậy, hầu hết HS, SV biết được mình cần có những phẩm chất quan trọng nào  song một số sinh viên tỏ ra không tự tin với những kiến thức, kỹ năng mình đang có. Một   số chưa coi trọng những kỹ năng có thể  làm cho họ phát triển tốt như:  “có khả năng lãnh   đạo”, “biết làm việc độc lập”, “biết tham gia các hoạt động xã hội”…  Đây là vấn đề cần  quan tâm nghiên cứu. Đôi lời kết luận: Những số liệu thu được cho thấy HS, SV là những người trưởng thành hơn so với suy nghĩ  của nhiều người. Đại đa số HS, SV tham gia nghiên cứu có nhận thức tốt về tương lai vì   thế đã có những dự kiến, hành động rất thiết thực cho sự phát triển ở tương lai. Tuy nhiên,  
  3. vẫn còn một số  bạn trẻ  chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của ĐHTL. Trước sự  biến đổi mạnh mẽ, không ngừng của các giá trị, thang giá trị xã hội, nghiên cứu về   ĐHTL  của HS, SV là một chủ đề rất đáng quan tâm nghiên cứu trên cơ sở đó đề xuất những giải   pháp giúp HS, SV có lựa chọn được cho mình hướng đi đúng đắn và triển một cách toàn  diện./. Đã in: Tạp chí Thanh Niên, Số Tết Nhâm Thìn 2012. Xem chi tiết: http://itcd.edu.vn/?p=338
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2