intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đình Kim Liên tỏa bóng

Chia sẻ: Nguyễn Thị Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đình Kim Liên-một trong bốn Tứ trấn Thăng Long-Hà Nội mãi mãi là nơi thờ phụng thần Cao Sơn Đại Vương linh kính, mãi mãi tỏa bóng trong ta… Trong hàng loạt các địa danh, di tích đặc trưng cho Thăng Long-Hà Nội, không thể không kể đến Tứ Trần của kinh thành. Thăng Long xưa được cấu tạo trong ranh giới địa lý bốn mặt xác định là bốn trấn. Đó là: Phía Bắc có Trấn Vũ, Nam: Kim Liên, Đông: Bạch Mã và Tây: Linh Lang. Đình Kim Liên-di tích Văn hóa lịch sử-kiến trúc thuộc lang Kim...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đình Kim Liên tỏa bóng

  1. Đình Kim Liên tỏa bóng Đình Kim Liên-một trong bốn Tứ trấn Thăng Long-Hà Nội mãi mãi là nơi thờ phụng thần Cao Sơn Đại Vương linh kính, mãi mãi tỏa bóng trong ta… Trong hàng loạt các địa danh, di tích đặc trưng cho Thăng Long-Hà Nội, không thể không kể đến Tứ Trần của kinh thành. Thăng Long xưa được cấu tạo trong ranh giới địa lý bốn mặt xác định là bốn trấn. Đó là: Phía Bắc có Trấn Vũ, Nam: Kim Liên, Đông: Bạch Mã và Tây: Linh Lang. Đình Kim Liên-di tích Văn hóa lịch sử-kiến trúc thuộc lang Kim Liên, phường Phương Liên, quận Đống Đa ngày nay. Đình Kim Liên được lập nên để thờ thần Cao Sơn. Năm 1510, niên hiệu Hồng Thuận thứ III, ngôi đình được xây cất, trước có tên gọi: “Cao Sơn Đại Vương Từ”, nghĩa là đền thờ Cao Sơn Đại Vương. Do đình đặt tại làng Kim Liên và chính do người dân làng Kim Liên có công tạo dựng, gìn giữ nên sau này ta thường gọi là đình Kim Liên. Đình Kim Liên nằm trên một gò đồi cao. Mặt tiền của đình quay về hướng Nam. Đình gồm có phía trước là Phương đình, tiếp đến là đền thờ Thần. Hậu cung thờ Cao Sơn Đại Vương và hai vị Nữ thần cùng phối hưởng trong ban thờ. Phương đình có kiến trúc không cầu kỳ. Mái Phương đình lợp bằng ngói mũi, đỉnh nóc phía hai hồi là hai con sư tử đá được gắn vững chãi có hướng chầu vào nhau. Hậu cung và Đại bái diện tích khoảng 50m2 cũng kết cấu vì kèo gỗ, chạm trổ, trên là mái lợp ngói. Long ngai thờ Thành hoàng Cao Sơn Đại Vương được chạm khắc tinh sảo, sơn son thiếp vàng sáng đẹp lộng lẫy. Ngai bệ hình vuông chế theo kiểu “chân quỳ, dạ cá”. Hoa dây được chạm thủng, đường nét uốn lượn uyển chuyển. Thâm cung trang nghiêm, ánh sáng hắt từ các ô cửa, vòm mái vừa đủ cho ta cảm giác mờ ảo linh thiêng… Tương truyền, Cao Sơn Đại Vương là con trai Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Ông đã theo cha lên núi Tản Viên (Sơn Tây) lập nghiệp. Đến thời Lê Trung Hưng, Thần Cao Sơn có công tích lớn ngầm giúp Lê Tương Dực dẹp nhiễu nhương. Tháng 11 năm Kỷ Mão
  2. (1509) Lê Tươn Dực lánh nạn vào Tây Đô Thanh Hóa dấy binh khởi nghĩa, khôi phục sự nghiệp Vua Cao Tổ, cứu vớt ức triệu dân lành (Văn bia đình Kim Liên ghi). Được bà Trương Lạc Diện-vợ vua Lê Thánh Tông giúp đỡ nên ba vị đại thần: Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hồng Dụ, Nguyễn Văn Lữ dốc lòng thờ vua, tiêu diệt kẻ hung bạo. Ba vị đại thần này một lần đến Phụng Hóa (thuộc Nho Quan, Ninh Bình hiện nay) trong rừng sâu âm u, họ đã gặp ngôi đền cổ có đại tự đề: “Cao Sơn Đại Vương”. Linh cảm thế nào cả ba cùng khấn cầu xin thần giúp đỡ. Quả nhiên, sự ứng nghiệm cùng với tài ba xuất chúng của mình, mười ngày sau họ đã nhấn chìm được một cuộc bạo loạn. Vua Lê Tương Dực biết được sự việc, ông đền ơn bằng cách thức cho xây lại đền thờ khang trang hơn. Và tấm bia “Cao Sơn Đại Vương-Thần Từ Bi Minh” là được chuyển từ Phụng Hóa về dựng tại đình Kim Liên hiện nay, với ước nguyện mong thần Cao Sơn-vị Thần thiêng liêng-góp sức bảo vệ phía Nam kinh thành Thăng Long. Trước đây, đình Kim Liên có diện tích rộng khoảng ba mẫu Bắc bộ, Đồng Lầm là tên gọi của hồ Ba mẫu ngày xưa thuộc quần thể làng Kim Liên. Đồng Lầm có nghề nhuộm vải nâu non và nghề ướp sen nổi tiếng Kinh kỳ. Ca dao Việt Nam đã có câu: “Đồng Lầm có vải nâu non/ Có hồ cá rộng, có con sông dài” Đình mang uy danh của thần Cao Sơn nên lễ hội rất náo nhiệt, lễ hội chính vào ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm (ngày sinh của Thần), sau giỗ tổ Hùng Vương. Ngoài lễ chính còn các lễ Sóc Vọng hàng tháng, lễ Kỳ Anh và lễ hóa ngày 12 tháng 8. Các nơi rước kiệu về Kim Liên là Phương Liệt, Đình Đại (Bạch Mai). Hội làng Kim Liên có nhiều trò chơi truyền thống như: Chọi chim, thi nấu ăn trên truyền, thả vịt, đi bập bênh trên cầu… Lễ thi nấu ăn chỉ chọn các cô gái đẹp có tài, có đức mới được dự thi. Lễ vật cúng tiến cũng thể hiện tài chế biến, sự khéo léo của người Hà Nội xưa. Cỗ bày bảy tầng do những người có tuổi cùng “giáp”, trong làng làm như: xôi gấc, giò chả, bánh cốm, bánh xu xê, gà luộc cả con… được xếp thành hình các tích cổ của Việt Nam và Trung Quốc như: Phật Bà Quan Âm, Quan Công Trương Phi…
  3. Đình Kim Liên cũng không tránh khỏi những luân trầm của thời gian. Trong hai cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc, đình đã bị tàn phá nghiêm trọng. Một số đồ thờ cúng bị hư hại, mất mát, thất lạc. Từ khi được Nhà nước xếp hạng di tích Văn hóa lịch sử-kiến trúc, đình Kim Liên mới được chú ý tu bổ. Bước đầu là bằng tiền công đức. Năm 1999, Ban quản lý đình đã cho sửa sang cổng phụ phía ngoài và xây dựng hai dãy nhà cấp 4 hai bên để làm nơi tiếp khách, nơi ở cho những người trông coi, kho tàng, tuy chưa khang trang nhưng đã gọn gàng sạch sẽ. Ban quản lý từ cho biết: Sau những văn bản lập trình duyệt về quy hoạch, trùng tu, tôn tạo đã được Bộ văn hóa-Thông tin phê duyệt tổng thể. Việc thực hiện dự án từng bước được khởi động. Với số lượng vốn đầu tư 900 triệu đồng, dịp đó chỉ đủ để công ty sửa chữa, tôn tạo của Bộ văn hóa-Thông tin làm được phần vỏ của hạng mục nhà Hậu cung và Đại bái. Các hạng mục khác theo kế hoạch sẽ thực hiện tiếp. Việc sửa chữa chỉnh chu, sắm sang thêm nội thất trong nhà Hậu cung và Đại bái của đình tiếp tục được thực hiện. Đình Kim Liên
  4. Dẫu vậy, vẫn còn những hạng mục xuống cấp lớn. Diện tích đình bị lấn chiếm đã thu hẹp chỉ còn 1/3 ngày trước. Truyền thuyết và lịch sử coi hai cái ao phía tả, hữu đình là hai mắt Rồng thì nhà dân đã lấn chiếm cả. Trước cửa, trước có một cái ao rộng khoảng 400m2-gọi là miệng Rồng, thì đã biến thành hè phố bê tông. Duy chỉ có phía tả cửa đình còn một giếng đường kính khoảng 30m xưa gọi là giếng Ngọc đã được xây tường bao xung quanh nhưng rác rưởi, nước thải rất ô nhiễm. Phía đông đình bên cây si gốc to chục người ôm không xuể, rễ si tỏa bóng xuống nửa phần văn bia đã đen tôn kính: “Cao Sơn Đại Vương-Thần Từ Bi Minh”. Thế nhưng nhân dân cũng đã lấn chiếm gần sát, để làm nhà hoặc dựng quán kinh doanh đủ thứ… Nhắc lại những nắng mưa thời gian xa gần trên để thấy nhìn nhận di sản vô giá ngày càng được trân trọng, gìn giữ. Trách nhiệm này được đặt lên vai tất cả chúng ta, tất cả các thời đại, cụ thể hơn là các cơ quan công quyền bộ, ngành được giao nhiệm vụ. Đến nay, ai đến đình Kim Liên-Trấn Nam của đế đô cũng đã thấy hài lòng. Mặc dù việc giải tỏa lấn chiếm không thể được như diện tích đình xưa kia bởi quá nhiều lý do, nhưng diện mạo của di sản đã khang trang hơn đôi ba thập niên gần đây rất nhiều. Tất cả các hạng mục của khu di tích đã được nâng cấp một cách bề thế, giữ được bản sắc xưa, hẳn sẽ lâu bền cùng thời gian. Trước cửa đình, giếng miệng Rồng, trước là hè phố,
  5. nay được tạo một hình bán nguyệt đầy nước xanh. Giếng ngọc-mắt Rồng cửa tả được nạo vét xây bờ bao và có hàng rào xung quanh, sơn màu ghi hết sức bắt mắt… có được thành quả trên chắc chắn không chỉ nhà nước và nhân dân dành dụm những chục, những trăm tỉ đồng mà bởi đăm đắm tâm và nguyện của các thế hệ trước, nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0