intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định nghĩa ISO là gì

Chia sẻ: Trần Ngọc Sang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

694
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định nghĩa ISO là gì

  1. ISO là gì ? ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các
  2. cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước. Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. ở một số nước, tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc. ISO có khoảng 180 Uỷ ban kỹ thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng
  3. lĩnh vực. ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ công nghiệp chế tạo điện và điện tử. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công bố là Tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình Vì sao gọi là ISO ? ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá, đây là một tổ chức có tính liên minh trên toàn thế giới với 140
  4. quốc gia thành viên. ISO là tổ chức phi chính phủ, được thành lập vào năm 1947. Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển tiêu chuẩn hoá và những công việc có liên quan đến quá trình này, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới. Quá trình tiêu chuẩn hoá cũng góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh tế Tên của ISO Nhiều người nhận thấy sự không tương ứng trong việc dùng danh từ đầy đủ là International Organization for Standardization và từ viết tắt là ISO, theo đúng thứ tự thì lẽ ra từ viết tắt phải là IOS. Trên thực tế ISO là một từ gốc Hi Lạp, có
  5. nghĩa là công bằng. ISO cũng là tiếp đầu ngữ của một số thành ngữ, ví dụ: isometric chỉ sự tương đương về đơn vị đo lường hoặc kích thước, isonomy chỉ sự công bằng của pháp luật hay của công dân trước pháp luật. Sự liên hệ về mặt ý nghĩa giữa “equal”- công bằng với “standard”-tiêu chuẩn là điều dẫn dắt khiến cho cái tên ISO được chọn cho Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá. Hơn nữa, cái tên ISO cũng được dùng phổ biến trên toàn thế giới để biểu thị tên của tổ chức, tránh việc dùng tên viết tắt được dịch ra từ những ngôn ngữ khác nhau, ví dụ IOS trong tiếng Anh, OIN trong tiếng Pháp (Viết tắt từ tên Organization Internationale de Normalisation). Vì vậy, tên viết tắt ISO được dùng ở tất cả các quốc gia là thành viên của tổ chức này trên
  6. toàn thế giới Các vấn đề chung của tiêu chuẩn hoá 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Tiêu chuẩn Có nhiều định nghĩa khác nhau, thay đổi theo thời gian, phản ánh quan điểm khác nhau về tiêu chuẩn Hiện tại, tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đưa ra một định nghĩa tiêu chuẩn, được nhiều quốc gia, tổ chức công nhận rộng rãi, định nghĩa này như sau: Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách thoả thuận và do một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các
  7. hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. 1.2. Tiêu chuẩn hoá Khác với tiêu chuẩn, định nghĩa về Tiêu chuẩn hoá không thay đổi nhiều, về bản chất Tiêu chuẩn hoá là hoạt động bao gồm: Đưa ra tiêu chuẩn và áp dụng tiêu chuẩn. Định nghĩa đầy đủ của ISO về Tiêu chuẩn hoá như sau: Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối
  8. ưu trong một khung cảnh nhất định. 2. Mục đích của tiêu chuẩn hoá Mục đích của tiêu chuẩn hoá đã được thể hiện trong định nghĩa của tiêu chuẩn hoá đó là "nhằm đạt tới một trật tự tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định". Cụ thể, các mục đích đó là: a. Tạo thuận lợi cho trao đổi thông tin (thông hiểu): Phục vụ cho mục đích này là những tiêu chuẩn định nghĩa, các thuật ngữ, quy định các ký hiệu, dấu hiệu để dùng chung. Ví dụ ký hiệu toán học, nguyên tố hoá học, ký hiệu tượng trưng các bộ phận, chi tiết trên bản vẽ, ký hiệu vật liệu... b. Đơn giản hoá, thống nhất hoá tạo thuận
  9. lợi phân công, hợp tác sản xuất, tăng năng suất lao động, thuận tiện khi sử dụng, sửa chũa (kinh tế): Phục vụ cho mục đích này là các tiêu chuẩn về các chi tiết nguyên vật liệu điển hình như bu lông, đai ốc, vít, đinh tán, thép định hình (I, U, L, T), động cơ, hộp đổi tốc, bánh răng, đai truyền (curoa) các kích thước lắp ráp: bóng đèn - đui đèn, máy ảnh -ống kính, độ bắt sáng của phim ảnh... c. Đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng Phục vụ cho mục đích này là các tiêu chuẩn về môi truờng nước, không khí, tiếng ồn, các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, an toàn cho sản phẩm, thiết bị (bàn là, bếp
  10. điện, máy giặt, thang máy, dụng cụ bảo hộ lao động: kính, găng, ủng, mặt nạ phòng độc). Các tiêu chuẩn loại này thường là bắt buộc theo các văn bản pháp luật tương ứng d- Thúc đẩy thương mại toàn cầu Việc hoà nhập tiêu chuẩn giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu: Trao đổi hàng hoá sản phẩm, trao đổi thông tin. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, người ta cho rằng, tiêu chuẩn hoá có những mục đích chính như sau: - Thúc đẩy áp dụng kỹ thuật mới, nâng cao năng suất lao động xã hội
  11. - Ô'n định và nâng cao chất lượng sản phẩm, công trình - Góp phần hoàn thiện tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân - Sử dụng hợp lý tài nguyên tiết kiệm nguyên vật liệu - Đảm bảo an toàn lao động, sức khoẻ con người - Phục vụ tốt nhu cầu quốc phòng - Phát triển hợp tác quốc tế khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu, hướng dẫn nhập khẩu.
  12. Để tránh khuynh hướng sai lầm trong tiêu chuẩn hoá, cần nêu rõ một số nét không phải là mục đích của tiêu chuẩn hoá: - Không làm cho mọi thứ giống hệt nhau một cách không cần thiết - Không đưa ra khuôn mẫu để mọi người áp dụng máy móc mà không cần suy xét - Không hạ thấp chất luợng tới mức tầm thường chỉ vì mục đích để tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi - Không ra lệnh hay cưỡng bức. Tiêu chuẩn chỉ là một tài liệu có thể sử dụng trong hợp đồng hay trong văn bản pháp luật.
  13. 3. Đối tượng của tiêu chuẩn hoá Đối tượng của tiêu chuẩn hoá là các chủ đề của tiêu chuẩn. Chủ đề tiêu chuẩn hoá có thể là sản phẩm (viên gạch, bu lông, bánh răng, đường ống), nguyên vật liệu (than, sắt thép, xi măng, cát, sỏi...), máy móc thiết bị (động cơ ô tô, động cơ điện, máy bơm, máy nén khí...). Đối tượng của tiêu chuẩn có thể là một quá trình (ví dụ: phương pháp xác định nhiệt lượng của than đá...), cũng có thể là nhưng đối tượng không phải sản phẩm như (đơn vị đo lường, ký hiệu các nguyên tố hoá học, ký hiệu toán học, dấu hiệu chỉ đường...) Nội dung một tiêu chuẩn có thể quy định
  14. về một đối tượng, cũng có thể quy định một vài khía cạnh của một đối tượng. Tên của tiêu chuẩn phản ảnh đối tượng của tiêu chuẩn. 4. Các nguyên tắc của tiêu chuẩn hoá Để hoạt động tiêu chuẩn hoá được tiến hành một cách hiệu quả cần tuân thủ một số nguyên tắc chính như sau: Nguyên tắc 1: Đơn giản hoá Tiêu chuẩn hoá trước hết là đơn giản hoá, có nghĩa là loại trừ những sự quá đa dạng không cần thiết. Trong sản xuất đó là việc loại bỏ các kiểu loại, kích cỡ không cần thiết chỉ giữ lại những gì cần thiết và có lợi cho trước mắt và tương lai.
  15. Nguyên tắc 2: Thoả thuận Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động đòi hỏi phải có sự tham gia, hợp tác bình đẳng của tất cả các bên có liên quan. Nói chung, khi tiến hành công tác tiêu chuẩn hoá phải có một sự dung hoà quyền lợi của các bên. Nguyên tắc 3: A'p dụng Tiêu chuẩn hoá gồm hai mảng công việc chính là xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn vì vậy phải làm sao cho các tiêu chuẩn áp dụng được, có như vậy tiêu chuần hoá mới đem lại hiệu quả. Bất cứ một cơ quan, tổ chức tiêu chuẩn hoá nào nếu chỉ chú ý đến việc ban hành
  16. tiêu chuẩn mà không chú ý đến áp dụng tiêu chuẩn, thì hoạt động tiêu chuẩn hoá sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn. Nguyên tắc 4: Quyết định, thống nhất Việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn không phải lúc nào cũng đảm bảo được nó là một giải pháp tuyệt đối ưu việt. Trong nhiều trường hợp các tiêu chuẩn được xuất phát từ các yêu cầu thực tế, không thể chờ đợi có sự nhất trí tuyệt đối, hoàn hảo. Lúc đó giải pháp của tiêu chuẩn là giải pháp đưa ra các quyết định để thống nhất thực hiện. Nguyên tắc 5: Đổi mới Tiêu chuẩn hoá là một giải pháp tối ưu
  17. trong một khung cảnh nhất định cho nên các tiêu chuẩn phải luôn luôn được soát xét lại cho phù hợp với khung cảnh luôn luôn thay đổi. Trong thực tế tiêu chuẩn phải được xem xét nghiên cứu và soát xét lại một cách định kỳ hay bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết. Nguyên tắc 6: Đồng bộ Công tác tiêu chuẩn hoá phải tiến hành một cách đồng bộ. Trong khi xây dựng tiêu chuẩn cần xem xét sự đồng bộ giữa các loại tiêu chuẩn, các cấp tiêu chuẩn, các đối tượng tiêu chuẩn có liên quan. Ngoài ra phải chú ý đến sự đồng bộ của khâu xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.
  18. Nguyên tắc 7: Pháp lý Tiêu chuẩn ban hành ra là để áp dụng, nhưng phương pháp đưa tiêu chuẩn vào thực tế có khác nhau. Nói chung ở các cấp, bộ, công ty, tiêu chuẩn hoá được ban hành là dể bắt buộc áp dụng. ở cấp quốc tế và khu vực nói chung, tiêu chuẩn là để khuyến khích áp dụng nhưng nó sẽ trở thành pháp lý khi các bên thoả thuận với nhau hoặc đưọc chấp nhận thành tiêu chuẩn bắt buộc ở cấp quốc gia hay các cấp khác. ở cấp quốc gia việc qui định tiêu chuẩn là bắt buộc hay chỉ khuyến khích phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc gia và quốc tế 1.Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc gia
  19. (TCH) Xét về lịch sử ở các nước công nghiệp thì tổ chức TCH ở công ty là ra đời sớm nhất, do nhu cầu phối hợp hoạt động, các công ty trong từng lĩnh vực mới gom nhau lại và lập ra các tổ chức tiêu chuẩn hoá liên công ty tức là TCH ở cấp hội nghề nghiệp, sau đó về phối hợp hoạt động TCH ở cấp quốc gia, cụ thể là thiết lập những tiêu chuẩn để áp dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong phạm vi quốc gia, người ta mới lập ra tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc gia. 1.1. Nhiệm vụ chủ yếu của các tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc gia là: - Soạn thảo, phát hành tiêu chuẩn quốc gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2