Dioxin
lượt xem 89
download
Dioxin Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian của những nguyên tử này, dioxine có 75 đồng phân PCDD (poly-chloro-dibenzo-dioxines) và 135 đồng phân PCDF (poly-chlorodibenzo-furanes) với độc tính khác nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dioxin
- Dioxin Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian của những nguyên tử này, dioxine có 75 đồng phân PCDD (poly-chloro-dibenzo-dioxines) và 135 đồng phân PCDF (poly-chloro- dibenzo-furanes) với độc tính khác nhau. Dioxine còn bao gồm nhóm các PCB (poly-chloro-biphényles), là các chất tương tự dioxine, bao gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc biệt nguy hiểm. Trong số các hợp chất dioxine, TCDD là nhóm độc nhất. Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất chất hóa học công nghiệp liên quan đến clo như các hệ thống đốt chất thải, sản xuất hóa
- chất và thuốc trừ sâu và dây truyền tẩy trắng trong sản xuất giấy. Cấu trúc của Dioxin Dioxin và furan là các hóa chất độc nhất được biết đến hiện nay trong khoa học[cần dẫn nguồn]. Trong bản báo cáo sơ thảo của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) năm 1994 đã miêu tả dioxin như là một mối tác nhân đe doạ nguy hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng. Cũng theo EPA, dường như không có mức độ phơi nhiễm dioxin nào được coi là an toàn[cần dẫn nguồn]. Ngoài chiến tranh Việt Nam, dioxin trong chất độc màu da cam gây nên thảm hoạ sinh thái ở Seveso (Ý), và Times Beach (Missouri), Love Canal (New York), ...
- Tác hại của dioxin đối với cơ thể người và động vật Xem thêm: Danh sách các bệnh có liên quan đến dioxin Chính các báo cáo của EPA đã công nhận dioxin là một chất gây ung thư cho con người. Năm 1997, Tổ chức quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC) thuộc WHO đã công bố 2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 (nghĩa là nhóm đã được công nhận là gây ung thư). Đồng thời, tháng 1 năm 2001, chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã chuyển dioxin vào nhóm "các chất gây ung thư cho người". Cuối cùng, trong một nghiên cứu kiểm định năm 2003, các nhà khoa học cũng khẳng định không có một liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư [1]. Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất
- thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư! Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, sinh con quái thai hoặc thiểu năng trí tuệ, đẻ trứng (ở nữ) ..v.v Cơ chế phân tử của dioxin tác động lên các tế bào và cơ thể người, động vật vẫn đang còn nhiều tranh cãi về chi tiết. Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu hơn. Thông thường, dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR (Aryl hydrocarbon Receptor). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear
- Translocator) để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B,... Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào. Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và, quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA. Trong một đánh giá về rủi ro và nghiên cứu các vấn đề chính sách được đưa ra trong Hội nghị Quốc tế về Dioxin tổ chức tại Berlin, 2004, nhóm tác giả đến từ Cục Môi trường Liên bang Đức (Federal environmental agency) đã đưa ra kiến nghị không có mức phơi nhiễm dioxin tối thiểu nào có độ an toàn cho phép [2] (theo WHO 2002 thì mức phơi nhiễm dioxin cho phép qua thức ăn của mỗi người là 1-10 pg đương lượng độc (TEQ)/ngày).
- Quá trình nhiễm độc dioxin ở Việt Nam Chiếc máy bay số hiệu UH-1D của Đại đội không quân số 336 đang rải chất diệt cỏ trong vùng rừng của châu thổ sông Mê Kông, 26/07/1969 Ở miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961và được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi giảm xuống và ngừng sử dụng năm 1971. Các loại hợp chất này được trộn vào dầu hỏa hoặc nhiên
- liệu diezen rồi rải bằng máy bay hoặc các phương tiện khác. Theo công bố của một nhóm tác giả trên tạp chí Nature thì có thể nói chiến dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa họclớn nhất thế giới [3]. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải 76,9 triệu lít hóa chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có 64% là chất độc màu da cam, 27% là chất màu trắng, 8,7% chất màu xanh và 0,6% chất màu tím. Tổng số lượng dioxin Việt Nam hứng chịu là vào khoảng 370kg. (Trong khi đó vụ nhiễm dioxin ở Seveso, Ý, 1976 chỉ với 30kg dioxin thải ra môi trường mà tác hại của nó kéo dài hơn 20 năm [1]). Tổng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2,63 triệu hécta. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống
- trong 25.585 thôn ấp chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam. Tuy nhiên, Giáo sư Alvin L. Young - chuyên gia dioxin nói rằng "Không có tác hại sinh thái nào được ghi nhận ở động thực vật mặc dù một lượng lớn chất diệt cỏ và dioxin đã được sử dụng", và rằng "thông tin này chưa được xem xét trong các lần đánh giá trước của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ". Tuy nhiên, giáo sư lưu ý rằng "các chất diệt cỏ đổ thẳng xuống đất và ngấm sâu trước khi thoái biến thì sẽ có tồn dư và vì vậy là một mối lo ngại."[1]. Còn theo Cựu Đại sứ Mỹ tại VN ông Michael Marine vẫn cho rằng mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm dioxin và sức khoẻ con người vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên ông đã công bố khoản tài trợ trị giá 400 nghìn USD để nghiên cứu ô
- nhiễm dioxin và tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng.[2] Mối quan tâm của thế giới đến vấn đề dioxin Tiến sĩ James Clary, một nhà khoa học quân đội Hoa Kỳ, đã công nhận sự thật năm 1988 "Khi chúng tôi khởi đầu chương trình sử dụng thuốc diệt cỏ vào những năm 1960, chúng tôi đã ý thức được tiềm năng độc hại của dioxin trong thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên, vì hóa chất sẽ được dùng đối với kẻ thù nên không ai trong chúng tôi quá quan tâm" [4]. Hậu quả của Dioxin không chỉ có người Việt Nam quan tâm, nó là vấn đề chung của nhiều nước. Trong đó, chính các cựu binh Hoa Kỳ cũng là nạn nhân. Đồng thời, trong Hội nghị Dioxin Quốc tế năm 2004, các nghiên cứu về ảnh hưởng của dioxin đối với các cựu chiến
- binh Úc trong chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu [5].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực phẩm là con đường chính phơi nhiễm dioxin
6 p | 151 | 39
-
Dioxin trong công nghiệp và dân sinh
18 p | 187 | 38
-
Chất độc dioxin ở Việt Nam và trên thế giới
4 p | 109 | 13
-
Tần suất đột biến Cys242Ser của gen p53 trên bệnh nhân phơi nhiễm với chất độc hóa học/Dioxin
6 p | 118 | 8
-
Nghiên cứu khả năng phân hủy Dioxin và phân loại gien mã hóa Dioxin Dioxygien của hỗn hợp chủng vi khuẩn kị khí không bắt buộc Setdn20 từ đất nhiễm độc hóa học tại Đà Nẵng
6 p | 49 | 4
-
Một số công nghệ xử lý dioxin trong đất và trầm tích tại Việt Nam
5 p | 37 | 4
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giái hấp chất da cam Dioxin trong đất nhiễm bằng công nghệ giải hấp nhiệt kết hợp xúc tác Oxi hóa Nano Fe3O4.CaO
7 p | 52 | 4
-
Lựa chọn phương pháp xét nghiệm miễn dịch liên kết enzyme để phát hiện ô nhiễm dioxin
7 p | 8 | 3
-
Các phương pháp phân tích polychlorinated dibenzo-p- dioxins và polychlorinated dibenzofurans
9 p | 9 | 3
-
Tích lũy sinh học của Dioxin/Furan trong sữa mẹ tại các khu vực gần sân bay quân sự Biên Hòa
6 p | 55 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý 2,4-D, 2,4,5-T trong dung dịch sau rửa giải đất nhiễm da cam đioxin bằng một số hệ oxy hóa tiên tiến
7 p | 55 | 3
-
Nghiên cứu khả năng xử lý chất 2,4-D và 2,4,5-T bằng Fe0 nano trong đất nhiễm da cam/dioxin tại sân bay Biên Hòa
3 p | 51 | 2
-
Nghiên cứu thử nghiệm tẩy độc đất nhiễm dioxin bằng vi sinh vật tại sân bay A Sho, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế
5 p | 28 | 2
-
Xác định đột biến Q2933P trên gen FAT1 ở bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ trong một gia đình có nạn nhân chất độc Dioxin ở Việt Nam
6 p | 38 | 2
-
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý 2,4,5-T trong dung dịch sau rửa giải đất nhiễm da cam dioxin bằng Fe0 nano
9 p | 20 | 2
-
Điều tra các nguồn phát thải dioxin và furan trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
11 p | 42 | 2
-
So sánh hiệu quả chiết dioxin/furan bằng phương pháp chiết gia tốc dung môi và phương pháp chiết Soxhlet trong mẫu đất và trầm tích
6 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn