intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Độ ẩm và thủy phần của nông sản

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

95
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thủy phần của nông sản là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng sinh sản và phá hoại của vi sinh vật. Nếu thủy phần thấp, các chất dinh dưỡng không thể thấm vào trong tế bào được thì quá trình phát triển của vi sinh vật sẽ bị đình trệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Độ ẩm và thủy phần của nông sản

  1. Độ ẩm và thủy phần của nông sản Thủy phần của nông sản là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng sinh sản và phá hoại của vi sinh vật. Nếu thủy phần thấp, các chất dinh dưỡng không thể thấm vào trong tế bào được thì quá trình phát triển của vi sinh vật sẽ bị đình trệ. 37 Khi thủy phần của nông sản cao, các enzym của nó sẽ hoạt động mạnh làm cho quá trình thủy phân các hợp chất cao phân tử thành các hợp chất đơn giản diễn ra mạnh. Các chất đơn giản này là nguồn dinh dưỡng của vi sinh vật nên nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của chúng. Thực tế bảo quản cho thấy rằng, những nông sản có hàm lượng nước
  2. cao như rau quả thì vi sinh vật phát triển mạnh làm cho nông sản nhanh hỏng. Tuy vậy mỗi loại vi sinh vật khác nhau có yêu cầu về giới hạn độ ẩm khác nhau. Đối với hạt, độ ẩm giới hạn trong khối hạt để nấm mốc phát triển là 15 ÷ 16% còn vi khuẩn là 16 ÷ 18%. Sự phát triển của vi sinh vật còn phụ thuộc vào trạng thái ẩm bề mặt hạt vì nó thường tập trung ở phôi. Sự đòi hỏi về ẩm độ môi trường của mỗi loại vi sinh vật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ ẩm và nhiệt độ của không khí, thành phần, tính chất của môi trường… Như ở một số loại hạt, ở nhiệt độ 30oC thì chỉ cần độ ẩm 14,5 ÷ 15,5% là nấm mốc có
  3. thể phát triển được như ng nếu ở nhiệt độ 10oC thì cần độ ẩm cao hơn là 19 ÷ 20%. Với độ ẩm không khí khác nhau thì yêu cầu về độ ẩm của nông sản cho vi sinh vật phát triển cũng khác nhau tùy vào loại nông sản. Nhìn chung, đối với hạt khi độ ẩm tăng, vi sinh vật phát triển mạnh. Tuy nhiên, không phải khi độ ẩm tăng thì tất cả các loài vi sinh vật đều phát triển mà tùy loại (tùy thuộc vào đặc tính thẩm thấu của tế bào). Độ ẩm để vi sinh vật phát triển khoảng 15 ÷ 16% nếu chênh lệch khoảng ±2% thì ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật sẽ thay đổi. Nông sản có thủy phần thấp, mặc dù có thể có vi sinh vật tồn tại song hoạt động của
  4. chúng không thể hiện rõ nên nông sản có thể bảo quản được lâu mà không bị hư hỏng. Vì vậy, người ta ứng dụng điều này vào trong công tác bảo quản đó là làm giảm thủy phần của nông sản xuống mức an toàn. Ví dụ: chè có độ ẩm an toàn không quá 8%, thóc là 13,5% và thóc giống là 11 ÷ 12%. Vì vậy để bảo quản an toàn, nhất thiết không được đưa vào kho những loại nông sản, thực phẩm có thủy phần vượt quá mức độ giới hạn quy định. Bên cạnh đó, trong quá trình bao gói nhập kho cần đề phòng sự xâm nhập của nước vào sản phẩm. Kho bảo quản phải khô ráo để không tạo điều kiện cho vi sinh vật phát sinh, phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2