intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án: Đánh giá điều kiện địa chất công trình tuyến đập I và II, công trình thủy điện Chu Linh, Sa Pa, Lào Cai. So sánh chọn phương án tuyến hợp lý. Thiết kế khảo sát địa chất công trình phục vụ cho thiết kế kỹ thuật tuyến chọn

Chia sẻ: Thuật Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

211
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án môn học Khảo sát địa chất công trình với những đề tài khác nhau với mục đích giúp cho mỗi sinh viên củng cố và mở rộng kiến thức đã được học để vận dụng vào thực tế, biết được một phần công việc của các kỹ sư Địa chất công trình khi ra trường trong việc đánh giá điều kiện địa chất công trình, dự báo các vấn đề về địa chất công trình hay thiết kế phương án khảo sát địa chất công trình. Đây cũng là một bước thực hành để giúp cho sinh viên biết được một phần khối lượng của kỳ làm đồ án tốt nghiệp sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án: Đánh giá điều kiện địa chất công trình tuyến đập I và II, công trình thủy điện Chu Linh, Sa Pa, Lào Cai. So sánh chọn phương án tuyến hợp lý. Thiết kế khảo sát địa chất công trình phục vụ cho thiết kế kỹ thuật tuyến chọn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT<br /> BỘ MÔN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH<br /> <br /> <br /> ĐỒ ÁN MÔN HỌC<br /> KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH<br /> Đề tài: “ Đánh giá điều kiện địa chất công trình tuyến đập I và II,<br /> công trình thủy điện Chu Linh, Sa Pa, Lào Cai. So sánh chọn phương án<br /> tuyến hợp lý. Thiết kế khảo sát địa chất công trình phục vụ cho thiết kế<br /> kỹ thuật tuyến chọn”.<br /> Giáo viên hướng dẫn:<br /> <br /> Sinh viên thực hiện:<br /> <br /> Ths: Nguyễn Văn Hùng<br /> <br /> Lê Đình Thuật<br /> Mssv: 1321020738<br /> Lớp: ĐCCT-58A<br /> <br /> HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2017<br /> <br /> Đồ án môn học Khảo Sát ĐCCT<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.<br /> Cùng với đó là nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao ở mọi mặt đời sống,<br /> trong đó có điện năng, một dạng năng lượng không thể thiếu trong đời sống sản<br /> xuất và sinh hoạt.<br /> Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng mưa trung bình hằng năm cao, đặc<br /> biệt phần lớn các hệ thống sông ngòi đều bắt nguồn hoặc chảy qua địa hình đồi núi<br /> cao, đó chình là điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển mạnh về thủy điện, là<br /> dạng năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. Hồ chứa thủy điện kết hợp điều<br /> tiết chống lũ và cấp nước cho nhu cầu phát triển kinh tế ở vùng hạ du, cải thiện<br /> điều kiện giao thông thủy trên sông.<br /> Việc xây dựng thủy điện mang lại hiệu quả to lớn song cũng làm thay đổi<br /> nhiều về môi trường tự nhiên, đôi khi gây những tai biến như xói lở, phá hủy và<br /> bồi tụ vùng cửa sông, thay đổi chế độ dòng chảy làm nhiễm mặn vùng nước sông<br /> cửa biển và có thể làm tăng hoạt động địa chấn khu vực… Hơn nữa khi xây dựng<br /> công trình thủy điện có tính sai sót trong thiết kế kỹ thuật cũng như thiếu tính<br /> chuyên môn trong khảo sát ĐCCT sẽ để lại nhiều hậu quả to lớn về kinh tế, môi<br /> trường, con người…<br /> Trên thực tế trên thế giới đã có nhiều thảm họa để lại hậu quả nặng nề liên<br /> quan đến các hồ chứa của các công trình thủy điện như: Vỡ đập Machchu - 2 tại<br /> Morbi, Ấn Độ làm chết 25000 người; vỡ đập thủy điện Bản Kiều được xây dựng<br /> trên sông trên Ru tỉnh Hà Nam, Trung Quốc làm cho 175.000 người thiệt mạng và<br /> hơn 11 triệu người khác mất nhà cửa. Hay điển hình như tại Ý vào tháng 10/1963,<br /> một trong những con đập cao nhất thế giới mang tên Vajont nằm ở vùng thung<br /> lũng sông Vajont đã bất ngờ sụp đổ, nguyên nhân được nhận định do một ngon núi<br /> trong lòng hồ bị ngâm nước dẫn đến đất đá bị mềm yếu cùng với một trận động đất<br /> kích thích đã làm cho ngọn núi đổ xuống và hậu quả là 260 triệu m3 nước đã bao<br /> trùm toàn bộ khu vực, nước từ hồ chứa khi đổ xuống các ngôi làng cạnh đó còn tạo<br /> Sinh Viên: Lê Đình Thuật- ĐCCT58A<br /> <br /> Trang 2<br /> <br /> Đồ án môn học Khảo Sát ĐCCT<br /> <br /> nên các cơn sóng cao tới 250m khiến khoảng 2.000 người thiệt mạng. Hiện nay<br /> đập Vajont đã bị bỏ hoang không còn sử dụng nữa… Ở Việt Nam với công trình<br /> thủy điện Sông Tranh 2, thuộc địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam sau khi<br /> đi vào hoạt động năm 2012, các nhà khoa học cho biết lượng nước thấm<br /> qua đập thủy điện Sông Tranh 2 đã gấp 5 lần mức cho phép, bên cạnh việc nước<br /> thấm qua đập, hàng loạt các đợt địa chấn xảy ra trong khu vực có thủy điện được<br /> cho là động đất kích thích.<br /> Do tính chất và quy mô của các công trình thủy điện và cũng như các hạng<br /> mục công trình khác, để đảm bảo cho sự hoạt động của công trình ổn định và lâu<br /> dài đòi hỏi người thiết phải có sự luận chứng về mọi khía cạnh và đặc biệt về mặt<br /> ĐCCT một cách sâu rộng và chi tiết. Đó chính là nhiệm vụ của các kỹ sư Địa chất<br /> công trình – Địa kỹ thuật. Để làm được điều đó đòi hỏi người thiết kế phải am hiểu<br /> sâu rộng các kiến thức về: Thành phần, tính chất và các đặc trưng cơ lý của đất đá;<br /> Các quá trình và hiện tượng địa chất ảnh hưởng đến việc thi công, xây dựng và sử<br /> dụng công trình; Nghiên cứu các giải pháp thiết kế, thi công, xử lý nền móng công<br /> trình…<br /> Đó chính là những nội dung nằm trong chương trình giảng dạy của trường<br /> Đại học Mỏ - Địa Chất đối với sinh viên ngành Địa chất công trình – Địa kỹ thuật.<br /> Trên cơ sở đó sau khi học xong môn học “Các phương pháp nghiên cứu và khảo<br /> sát địa chất công trình”, Bộ môn Địa chất công trình đã giao cho mỗi sinh viên làm<br /> Đồ án môn học Khảo sát địa chất công trình với những đề tài khác nhau với mục<br /> đích giúp cho mỗi sinh viên củng cố và mở rộng kiến thức đã được học để vận<br /> dụng vào thực tế, biết được một phần công việc của các kỹ sư Địa chất công trình<br /> khi ra trường trong việc đánh giá điều kiện địa chất công trình, dự báo các vấn đề<br /> về địa chất công trình hay thiết kế phương án khảo sát địa chất công trình. Đây<br /> cũng là một bước thực hành để giúp cho sinh viên biết được một phần khối lượng<br /> của kỳ làm đồ án tốt nghiệp sắp tới.<br /> <br /> Sinh Viên: Lê Đình Thuật- ĐCCT58A<br /> <br /> Trang 3<br /> <br /> Đồ án môn học Khảo Sát ĐCCT<br /> <br /> Theo sự phân công của bộ môn em được giao làm đồ án với đề tài:<br /> <br /> “ Đánh giá điều kiện địa chất công trình tuyến đập I và II, công trình<br /> thủy điện Chu Linh, Sa Pa, Lào Cai. So sánh chọn phương án tuyến hợp lý.<br /> Thiết kế khảo sát địa chất công trình phục vụ cho thiết kế kỹ thuật tuyến<br /> chọn”.<br /> Được sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo ThS: Nguyễn Văn Hùng em<br /> xin được trình bày bài Đồ án của mình với những nội dung chính sau:<br />  MỞ ĐẦU;<br />  CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH<br /> TUYẾN ĐẬP I VÀ II CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN CHU LINH, SA<br /> PA, LÀO CAI;<br />  CHƯƠNG 2: DỰ BÁO CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH;<br />  CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT<br /> CÔNG TRÌNH;<br />  KẾT LUẬN.<br /> Cùng các phụ lục kèm theo:<br /> - Phụ lục 1: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất đá;<br /> - Phụ lục 2: Mặt cắt địa chất công trình tuyến đập I;<br /> - Phụ lục 3: Mặt cắt địa chất công trình tuyến đập II;<br /> - Phụ lục 4: Sơ đồ bố trí công trình thăm dò tuyến đập I – Giai đoạn thiết kế<br /> kỹ thuật;<br /> - Phụ lục 5: Sơ đồ tài liệu thực tế khảo sát ĐCCT sơ bộ tuyến đập II.<br /> Em xin chân thành cảm ơn!<br /> Sinh viên: Lê Đình Thuật.<br /> Sinh Viên: Lê Đình Thuật- ĐCCT58A<br /> <br /> Trang 4<br /> <br /> Đồ án môn học Khảo Sát ĐCCT<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH TUYẾN ĐẬP I VÀ II<br /> CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN CHU LINH, SA PA, LÀO CAI<br /> 1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA CHẤT KHU VỰC<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1.1.1. Vị trí địa lý.<br /> Khu vực nghiên cứu có diện tích 36 km2 đã tiến hành công tác đo vẽ, lập bản<br /> đồ địa chất, địa chất công trinh vùng hồ, vùng tuyến tỉ lệ 1:5000 thủy điện Chu<br /> Linh- Cốc San, chạy theo thung lũng Ngòi Đum.<br /> Khu xây dựng tuyến đập, tuyến năng lượng nhà máy bậc 1, tuyến năng lượng<br /> bậc 2 thuộc địa phận xã Sa Pả, Tòng Sanh huyện Sa Pa. Một phần tuyến năng<br /> lượng bậc 2, nhà máy bậc 2 thuộc xã Cốc San, huyện Bát Sát, tỉnh Lào Cai. Khu<br /> vực công trình có tọa độ địa lý:<br /> X: 24 72 700 – 24 84 000<br /> Y: 18 380 800 – 183 92 000<br /> 1.1.2. Đặc điểm địa hình.<br /> Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng núi phía Bắc Việt Nam thuộc sườn phía<br /> Bắc dãy Phanxipang. Độ cao tuyệt đối của toàn vùng chênh lệch lớn từ +150m đến<br /> +2000m. Bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh với đặc điểm sườn có độ dốc lớn. Các<br /> sườn núi cao thường phát triển dọc theo hai bờ Ngòi Đum, vách dốc đứng. Bề mặt<br /> sườn dạng bậc thang, có xu hướng thấp dần về phía sông Hồng (cao độ tuyệt đối từ<br /> 1500-700m và 700-150m)<br /> 1.1.3. Địa tầng.<br /> Trong phạm vi nghiên cứu có các phân vị địa tầng từ Proterozoi đến<br /> Kainozoi.<br /> Giới Proterozoi – Phụ giới dưới – giữa<br /> Phức hệ Sinh Quyền – hệ tầng Lũng Pô (PR1-2lp)<br /> Hệ này phân bố dạng dãi, hẹp kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam với<br /> diện lộ nhỏ ở sườn Đông dãy Phanxipang thuộc khu vực xã Cốc San. Đá nằm đơn<br /> Sinh Viên: Lê Đình Thuật- ĐCCT58A<br /> <br /> Trang 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2