intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án: Quy hoạch giao thông vận tải tại Khu Đồng Bò, Khánh Hòa

Chia sẻ: Nguyễn Văn Hiệp | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:98

153
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án "Quy hoạch giao thông vận tải tại Khu Đồng Bò, Khánh Hòa" có kết cấu nội dung gồm 3 chương: Chương 1 hiện trạng phát triển giao thông vận tải, chương 2 dự báo nhu cầu vận tải, chương 3 quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung đồ án để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án: Quy hoạch giao thông vận tải tại Khu Đồng Bò, Khánh Hòa

  1. MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết lập quy hoạch ̣ ̉ Giao thông vân tai là kết cấu cơ bản của hạ tầng KT­XH, phải được ưu tiên đầu tư  phát   triển làm tiền đề, động lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát triển KT­XH theo Nghị  quyết Đại hội Đảng bộ của tỉnh, đạt được mục tiêu giao thông đảm bảo giữ gìn an ninh   quốc phòng, tạo điều kiện cho phát triển các giai đoạn tiếp theo. Đồng Bò là một hệ thống những dãy núi cao tự  nhiên nằm ở hướng Đông Nam TP. Nha  Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 5 ­ 7km đường chim bay. Nhìn tổng thể, dãy núi  Đồng Bò (tên chữ là Hoàng Ngưu) là một hình vòng cung kéo dài theo hướng Tây Đông,   có diện tích toàn vùng gần 200km2, trải rộng trên các địa bàn TP. Nha Trang cùng với một  phần của các huyện Diên Khánh và thị  xã Cam Ranh. Với địa hình như  vậy, việc phát   triển giao thông vận tải có ý nghĩa rất quan trọng , nó là cơ  sở  để  phát triển kinh tế  ­xã   hội của cả  khu vực. Mặt khác, với hệ  thống giao thông hiện tại, hạ tầng kỹ  thuật, chất   lượng còn yếu kém, nhiều tuyến đường xuống cấp … nó không đáp  ứng được nhu cầu  phát triển của địa phương. Vì vậy,  việc lập dự án Quy hoạch giao thông vận tải khu đô  thị Đồng Bò­ Khánh Hòa là rất cần thiết. 2.Căn cứ lập quy hoạch Căn cứ định hướng quy hoạch tổng thể đô thị cả nước đến năm 2020, quy hoach tổng thể  phát triển kinh tế ­ xã hội vùng đông bằng sông Hồng đến năm 2010 đã được thủ  tướng  phê duyệt. Căn cứ vào số : 01/QĐ­TTg năm 2007 Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung  xây dựng thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đến năm 2025. Căn cứ  vào quyết định số  251/2006/QĐ­TTg ngày 31/10/2006 của thủ  tướng chính phủ  phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020  với quan điểm phát triển bảo đảm nguyên tắc phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế ­  xã hội chung của cả nước, của Vùng miền Trung; xây dựng Khánh Hoà trở thành trung tâm   của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế  với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo,   1
  2. làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo, giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng,   củng cố hệ thống chính trị, nền hành chính nhà nước và bảo vệ môi trường. Căn cứ bản đồ đo đạc thành phố tỷ lệ 1/1000 đo đạc đến năm 1997 của sở địa chính khánh   hòa lập. Căn cứ vào bản đồ đo đạc 1/5000 do sở xây dựng Khánh Hòa cấp. Căn cứ quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, quảng trường đô thị TCXD 104:1983. Căn cứ tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô – 22TCN. Căn cứ tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị TCVN 4449:1987.  Định hướng phát triển giao thông đô thị của Việt Nam 3. Đối tượng, phạm vi và mục tiêu quy hoạch. a. Đối tượng và phạm vi quy hoạch Khu đô thị  Đồng Bò­ Nha Trang – Khánh Hòa nằm ở hướng Đông Nam TP. Nha Trang,  cách trung tâm thành phố khoảng 5 ­ 7km đường chim bay. Nhìn tổng thể, dãy núi Đồng  Bò (tên chữ là Hoàng Ngưu) là một hình vòng cung kéo dài theo hướng Tây Đông, có diện  tích toàn vùng gần 200km2, trải rộng trên các địa bàn TP. Nha Trang cùng với một phần  của các huyện Diên Khánh và thị xã Cam Ranh.  b. Mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch  Mục tiêu:  ­  Đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân. ­ Giảm ùn tắc giao thông, tăng  khả năng thông hành trên tuyến đường. ­ Giảm chi phí nhiên liệu chạy xe dẫn tới giảm giá thành vận chuyển, giảm ô nhiễm ­ Việc xây dựng phát triển đô thị theo cơ chế mới  ­ Làm tiền đề thuận lợi để triển khai cho việc phát triển và dự án đầu tư. ­ Đáp ứng nhu cầu phát triển mới, tạo đà thúc đây quá trình đô th ̉ ị  hóa, tăng trưởng kinh   tế. ­ Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng thị khu đô thi m ̣ ơi ph ́ ước đồng, năng cao đời sống  vật chất, tinh thần của người dân đô thị. 2
  3. ­ Tạo điều kiện phát triển văn hóa, giáo dục,y tế. ­ Làm thay đổi cấu trúc đô thị,và cũng như các vùng lân cận.  Nhiệm vụ : ­  Rà soát tình hình triển khai thực hiện quy hoạch 2014  để  xem tính chất nào còn phù  hợp ­  Xác định tiền đề và động lực phát triển đô thị. ­  Xác định quy mô dân số, đất đai, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đô thị. ­  Đề xuất định hướng phát triển không gian, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị  ­  Đề xuất nội dung xây dựng ngắn hạn sao cho phù hợp với quy hoạch lâu dài. ­  Xây dựng điều lệ quản lý đô thị ­ Trên cơ  sở nghiên cứu địa hình tự  nhiên, đánh giá cơ  sở  hiện trạng đô thị, nghiên cứu   phát triển của đô thị trong 20 năm qua, phân tích đánh giá tiềm năng thế mạnh của đô thị,   cấu trúc của đô thị, để định hướng và phát triển không gian đô thị Phước Đồng, thực hiện  đồ án đề xuất chia không gian đô thị Phước Đồng thành 5 không gian chủ đạo. 3
  4. CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN GIAO  THÔNG VẬN TẢI 1.1.Điều kiện tự nhiên 1.1.1 Giới thiệu chung về Nha Trang Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa  học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa,Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của  Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại  nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô  thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong các đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh  của   Việt   Nam.   Nha   Trang   được   mệnh   danh   là   hòn   ngọc   của biển   Đông,   Viên   ngọc  xanh  vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của nó. Vị trí địa lý:       Các thông số địa lý:        Tọa độ: 12°15′22″B 109°11′47″Đ       Diện tích: 251 km²       Dân số (2009): Tổng cộng: 392279 người                                 Mật độ: 1562 người/km² Dân tộc: Kinh, Hoa Múi giờ: UTC +7 1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên a .Địa chất và Tài nguyên Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ  yếu là đá granit và ryolit, dacit có nguồn gốc mác  ma xâm nhập hoặc phún trào kiểu mới. Ngoài ra còn có các loại đá cát, đá trầm tích ở một  số  nơi. Về  địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành từ  rất   sớm, là một bộ  phận thuộc rìa phía Đông­Nam của địa khối cổ  Kom Tom, được nổi lên  4
  5. khỏi mặt nước biển từ đại Cổ  sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. Trong đại Trung  sinh có 2 chu kỳ  tạo sản inđôxi và kimêri có  ảnh hưởng một phần đến Khánh Hòa. Do  quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá granit, ryolit đã tạo thành những  hình dáng độc đáo, đa dạng và phong phú, góp phần làm cho thiên nhiên Khánh Hòa có   nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Khánh Hòa có nhiều tài nguyên khoáng sản như than bùn, cao lanh, sét, sét chịu lửa, vàng  sa khoáng, cát thuỷ tinh, san hô, đá granit, quặng ilmênit, nước khoáng, phục vụ sản xuất   vật liệu xây dựng và công nghiệp khai thác. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên biển, bao   gồm các nguồn rong, tảo thực vật, trữ lượng hải sản lớn cung cấp nguyên liệu cho công   nghiệp chế biến hải sản; các điều kiện thuận lợi để khai thác sinh vật biển và nuôi trồng  thuỷ sản. b. Khí hậu:   Nha Trang có khí hậu nhiệt đới xavan chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Khí hậu  Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ  trung bình năm là 26,3⁰C. Có mùa đông ít lạnh và  mùa khô kéo dài.Mùa mưa lệch về mùa đông bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12  dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025  mm). Khoảng 10 đến  20% số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 và kết thúc sớm vào tháng 11. So với các tỉnh   Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi   để  khai thác du lịch hầu như  quanh năm. Những đặc trưng chủ  yếu của khí hậu Nha   Trang là: nhiệt độ ôn hòa quanh năm (25⁰C ­ 26⁰C), tổng tích ôn lớn (> 9.5000C), sự phân  mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão BẢNG 1.1.1.2 KHÍ HẬU CHUNG CỦA TP. NHA TRANG Nhiệ t độ  Mườ Mườ Mườ Một Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy Tám Chín Tb i i một i hai Cao  nhất  27 28 29 31 32 32 32 32 32 30 28 27 (°C) Thấ p  22 22 23 25 26 26 26 26 25 24 24 22 nhất  (°C) Lượ 2,4 0,56 2,07 1,98 5,08 3,48 2,62 3,23 13,38 25,43 25,12 12,21 5
  6. ng  mưa  (cm) Nguồn: MSN Weather c. Địa hình:  Địa hình Nha Trang khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900 m so với mặt nước biển   được chia thành 3 vùng địa hình. Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái có diện tích  khoảng 81,3 km², chiếm 32,33% diện tích toàn thành phố; vùng chuyển tiếp và các đồi   thấp có độ dốc từ  3⁰ đến 15⁰ chủ yếu nằm  ở phía Tây và Đông Nam hoặc trên các đảo  nhỏ  chiếm 36,24% diện tích, vùng núi có địa hình dốc trên 15⁰ phân bố   ở  hai đầu Bắc­ Nam thành phố, trên đảo Hòn Tre và một số  đảo đá chiếm 31,43% diện tích toàn thành  phố. d. Sông ngòi: Thành phố có nhiều sông suối tập trung ở 2 hệ thống sông chính là sông Cái Nha Trang và   sông Quán Trường. Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) có chiều dài 75  km, bắt  nguồn từ  đỉnh Chư  Tgo cao 1.475 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và  thành phố  Nha Trang rồi đổ  ra biển  ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Đoạn hạ  lưu thuộc địa  phận Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km. Sông là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho   sản xuất công­nông nghiệp, du lịch­dịch vụ  và sinh hoạt dân cư  cho thành phố  và các  huyện lân cận. Sông Quán Trường (hay Quán Tường) là 1 hệ thống sông nhỏ có chiều dài khoảng 15 km,  chảy qua địa phận các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Phước Đồng và 3 phường  Phước Long, Phước Hải, Vĩnh Trường rồi đổ ra Cửa Bé. Sông chia thành 2 nhánh: nhánh   phía Đông (nhánh chính) có chiều dài 9 km và nhánh phía Tây (còn gọi là sông Tắc) dài  6 km. Thủy triều vùng biển Nha Trang thuộc dạng nhật triều không đều, biên độ trung bình lớn  nhất từ 1,4 ­ 3,4 m. Độ mặn biến thiên theo mùa từ 1 ­ 3,6%. 1.1.2. Vị trí quy hoạch 6
  7.      Vị trí quy hoạch của khu đô thị Đồng Bò thuộc xã Phước Đồng thành phố Nha Trang   Khánh Hòa. 1.1.2.1. Vị trí địa lý Đồng Bò thuộc Phước Phương xã Phước Đồng, thành phố  Nha Trang ­ Khánh Hòa cách   thành phố  Nha Trang khoảng 7km cách khu du lịch Bãi Dài khoảng 20 km. Địa hình của  xã chủ  yếu là 1 thung lũng tương đối bằng phẳng được bao quanh bởi các khối núi cao   như  núi Cù Hin  ở  phía Nam, núi Hòn Rớ   ở  phía Đông và núi Đồng Bò  ở  phía Tây, phía   Bắc bị ngăn cách với trung tâm thành phố bằng sông Cửa Bé. Trong quá khứ, đây là một   xã nghèo, dân số thưa thớt, nghề nghiệp chủ yếu là lặn biển, đánh cá và đốt than. Các thông số địa lý:        Tọa độ: 12°13′2″B 109°11′15″Đ       Diện tích: 56,65 km²       Dân số (2013): Tổng cộng: 19095 người                                Mật độ: 337người/km² Dân tộc: Kinh, Hoa 1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên       Địa hình chủ  yếu là một thung lũng tương đối bằng phẳng được bao quanh bởi các  khối núi cao như  núi Cù Hin ở  phía nam, núi Hàn Rớ ở  phía Đông, phía Bắc bị  ngăn với  trung tâm thành phố bằng sông Cửa Bé. a .Địa chất:  Chủ yếu là đá granit và ryolit, dacit có nguồn gốc mác ma xâm nhập hoặc phun trào kiểu  mới. b. Khí hậu:  Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới xavan. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến  dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở  ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do  mang tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ  có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa  nắng. Mùa mưa ngắn, từ  khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung   vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm.  7
  8. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ  nắng.  Nhiệt độ  trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách  Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt. Độ   ẩm tương đối khoảng  80,5%. c. Thủy văn:  Sông Đồng Bò nằm giữa trung tâm xã Phước Đồng và Phước Phương. Ngày nay, với sự phát triển của Đồng Bò đã trở thành điểm đến du lịch của khách   trong nước và nước ngoài nhờ  sự  phát triển của hạ  tầng kỹ  thật giao thông vận tải nối   liền Thành phố Nha Trang và sân bay quốc tế Cam Ranh. Nhiều khu đô thị được xây dựng  như Hòn Rớ 1, Hòn Rớ 2 để đáp ứng nhu cầu phát triển hòa nhập kinh tế ­ xã hội. 1.1.2 Vai trò của khu vực đối với an ninh Quốc phòng­ Kinh tế  Với vị trí địa lý của khu vực như trên, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quốc   phòng an ninh và với lợi thế về tài nguyên Biển, khoáng sản, du lịch… đã góp phần phát   triển kinh tế ­ xã hội vững mạnh, trở thành 1 trong những thành phố giàu đẹp nhất Việt  Nam. 1.1.2.1.Kinh Tế:        Nha Trang là thành phố có nền kinh tế tương đối phát triển ở khu vực miền Trung.   Năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố  đạt 3184 USD , tốc độ  tăng trưởng  GDP tăng bình quân hàng năm từ 13­ 14%.Cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực theo hướng   dịch vụ  ­ công nghiệp ­ nông nghiệp. năm 2011, tỷ  trọng công nghiệp­xây dựng chiếm   32%, du lịch­dịch vụ 63,77% và nông nghiệp là 4,23%. trong đó công nghiệp tăng 7,97%,   dịch vụ  tăng 7,01% so với năm 2010, Ngược lại ngành nông nghiệp tiếp tục suy giảm   12,46% do quá trình đô thị hóa khiến quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Là trung  tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang có nhiều đóng góp đáng kể, tạo động lực thúc  đẩy phát triển kinh tế­xã hội trên địa bàn Khánh Hòa. Tuy diện tích chỉ chiếm 4,84%, Nha  Trang chiếm đến hơn 1/3 dân số và hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa của Khánh Hòa. Ngoài  ra Nha Trang cũng đóng góp 82,5% doanh thu du lịch­dịch vụ  và 42,9% giá trị  sản xuất  công nghiệp toàn tỉnh. Là trung tâm khai thác, chế biến thủy­hải sản lớn, sản lượng thủy­ hải sản của thành phố cũng chiếm 41,7% tổng sản lượng toàn tỉnh. 1.2 Hiện trạng Kinh Tế ­ Xã Hội. 8
  9. 1.2.1 Tổ chức hành chính.    _ Dân số:  Bảng 1.2.  Bảng thống kê Dân số (Nguồn Cục Tổng thống kê )  Thời gian Thông số Khánh Hòa Nha Trang Phước Đồng Dân số (người) 1174.100 392.279 19095 2009 Mật độ (người/km2) 225 1562 337 2013 Dân số (người) 1192.500 Mật độ (người/km2) 229 Theo số  liệu điều tra ngày 1 tháng 4 năm 2011 dân số tỉnh Khánh Hòa là 1.174.100  người với mật độ dân số toàn tỉnh là 225 người/km², trong đó nam giới có khoảng 581.299   người (49.47%) và nữ  giới khoảng 593.549 người (50.53%); tỷ  lệ  tăng dân số  của tỉnh  bình quân từ năm 1999­2009 là 1,1%; tỷ số giới tính là 97,9%. Theo điều tra biến động dân  số năm 2011, Khánh Hòa có 584.200 người sinh sống ở khu vực đô thị (48.8% dân số toàn  tỉnh) và 589.900 người sống ở khu vực nông thôn (51,2%). Dân số  Khánh Hòa hiện nay phân bố  không đều. Dân cư  tập trung đông nhất  ở  thành   phố Nha Trang(chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh.   Huyện Diên Khánh và thành phố  Cam Ranh cũng có mật độ  dân số khá cao (xấp xỉ  400   người/km²) thị  xã Ninh Hòa và các huyện còn lại  ở  đồng bằng có mật độ  dân cư  không   chênh lệch lớn và gần bằng mức trung bình toàn tỉnh (khoảng 200 người/km²), các huyện  miền   núi   có   mật   độ   dân   số   tương   đối   thấp   là Khánh   Sơn (62   người/km²)   và Khánh  Vĩnh (29 người/km²). Nơi có mật độ dân số thấp nhất tỉnh là  huyện đảo Trường Sa (0,39  người/km²).Theo số  liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2010 thì toàn tỉnh có  khoảng 519.600 người sinh sống tại khu vực thành thị  và 648.100 sinh sống  ở  khu vực  nông thôn. Về  độ  tuổi năm 2009 toàn tỉnh có 526.061 người dưới 25 tuổi (45% dân số), 450.393  người từ 25 đến 50 tuổi (39% dân số) và 183.150 trên 50 tuổi (16%). 1.2.2 Hiện trạng phát triển Kinh Tế 1.2.2.1. Nha Trang 9
  10. Nha Trang là thành phố có nền kinh tế tương đối phát triển ở khu vực miền Trung.  Năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố  đạt 3184 USD , tốc độ  tăng trưởng  GDP tăng bình quân hàng năm từ 13­ 14%.Cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực theo hướng   dịch vụ  ­ công nghiệp ­ nông nghiệp. năm 2011, tỷ  trọng công nghiệp­xây dựng chiếm   32%, du lịch­dịch vụ 63,77% và nông nghiệp là 4,23%. trong đó công nghiệp tăng 7,97%,   dịch vụ  tăng 7,01% so với năm 2010, Ngược lại ngành nông nghiệp tiếp tục suy giảm   12,46% do quá trình đô thị hóa khiến quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Là trung  tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang có nhiều đóng góp đáng kể, tạo động lực thúc  đẩy phát triển kinh tế­xã hội trên địa bàn Khánh Hòa. Tuy diện tích chỉ chiếm 4,84%, Nha  Trang chiếm đến hơn 1/3 dân số và hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa của Khánh Hòa. Ngoài  ra Nha Trang cũng đóng góp 82,5% doanh thu du lịch­dịch vụ  và 42,9% giá trị  sản xuất  công nghiệp toàn tỉnh. Là trung tâm khai thác, chế biến thủy­hải sản lớn, sản lượng thủy­ hải sản của thành phố cũng chiếm 41,7% tổng sản lượng toàn tỉnh a .Thương mại – dịch vụ, du lịch: Thương mại­ Dịch vụ­ Du lịch là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng tạo động lực phát  triển đô thị và mang lại vị thế quan trọng cho Nha Trang. Đặc biệt các hoạt động du lịch,   văn hóa, vui chơi giải trí phát triển đa dạng, phong phú, nhờ  đó Nha Trang thu hút ngày   càng nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan ­nghỉ dưỡng. Tổng   mức   bán   lẻ   hàng   hóa   năm   2010   ước   đạt   9350   tỷ   đồng,   tăng   20,54%   so   năm  2009. Hoạt động thương mại tư nhân phát triển mạnh, tạo nên một thị trường cạnh tranh.   Xu   hướng   kinh   doanh   hiện   đại   như   siêu   thị,   trung   tâm   thương   mại,   cửa   hàng   tiện   lợi...phát triển nhanh. Việc coi trọng khách hàng, phong cách phục vụ  văn minh, lịch sự  ngày càng được chú trọng hơn. Các khu thương mại trên các tuyến phố  chính được đầu   tư  xây dựng tạo nên bộ  mặt đô thị  và thu hút nhiều khách đến mua sắm. Một số  tuyến   phố chuyên doanh bước đầu được hình thành như  phố xe máy­ điện lạnh (đường Quang   Trung),   phố   trang   trí   nội   thất  (đường   Thống   Nhất),   phố thời   trang (đường   Phan  Chu  Trinh, Lý Thánh Tôn), phố dịch vụ ăn uống­ khách sạn (Trần Phú, Biệt Thự, Trần Quang  Khải,  Hùng Vường,  Nguyễn  Thiện Thuật...),  Tài chính­Ngân  hàng  (Yersin,  Lê  Thành  Phương).   Trong ngành Du lịch, toàn thành phố  hiện có 455 khách sạn, với tổng số  gần 10.000   phòng. năm 2011, Nha Trang đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch (tăng 18,54% so với năm  2010), trong đó hơn 440.000 lượt khách quốc tế  (tăng 13,5%), số  ngày lưu trú bình quân  của du khách là 2,09 ngày/khách; tổng doanh thu du lịch và dịch vụ   ước đạt 2.142,9 tỷ  đồng (tăng 20,28%)…Ngành du lịch cũng thu hút khoảng gần 9.000 lao động trực tiếp.  10
  11. Về Xuất khẩu, năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố đạt 424 triệu   USD với khoảng 50 loại sản phẩm xuất đến trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ  trên thế  giới. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, may mặc, thủ công mỹ  nghệ... trong đó   thủy sản là mặt hàng đóng góp giá trị  xuất khẩu lớn, năm 2010 đạt khoảng 215 triệu   USD, chiếm 50,7% tổng kim ngạch.  b. Công nghiệp:  Công nghiệp cũng là một ngành kinh tế quan trọng của thành phố. Năm 2011, Nha Trang   có 1.694 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhà nước là 12  cơ sở, tập thể 06 cơ sở, tư nhân hỗn hợp 400 cơ sở, cá thể 1.269 cơ sở và 9 cơ sở có vốn  đầu   tư   nước   ngoài.   Năm   2010  giá   trị   sản   xuất   công  nghiệp   đạt   7.546   tỷ   đồng,   tăng  10,16%, năm 2011 tăng 9,5% so năm 2010 đạt 8.107 tỷ đồng . Tuy Nha Trang là thành phố  chủ yếu phát triển về du lịch và dịch vụ, giá trị sản xuất công nghiệp của riêng thành phố  vẫn cao hơn giá trị  công nghiệp toàn tỉnh của nhiều tỉnh lớn trong cùng khu vực  Đồng  bằng duyên hải miền Trung như Thừa Thiên Huế [45], Bình Định, Bình Thuận...Cơ  cấu  công nghiệp chủ  yếu là các ngành chế  biến thực phẩm, thuốc lá, dệt may, đóng tàu....  Một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu duy trì được tốc độ tăng cao như thủy   sản đông lạnh, dệt may, nước mắm, hàng mỹ  nghệ. Chế  biến thủy sản là ngành công  nghiệp thế mạnh của Nha Trang, tạo ra nhiều việc làm và đạt kim ngạch xuất khẩu cao.   Trên địa bàn thành phố có 35 xưởng chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó 18 xưởng chế  biến đông lạnh, 3 phân xưởng chế biến đồ hộp và 13 cơ sở chế biến thủy sản khô c.  Nông­ Lâm ­Ngư Nghiệp: Sản xuất nông, lâm nghiệp không phải là thế mạnh của thành phố, chủ yếu tập trung tại   6 xã phía Tây. Ngành nông nghiệp đang trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo  hướng tập trung trồng hoa, cây cảnh, rau thực phẩm cao cấp tạo được hàng hóa phục vụ  cho tiêu thụ  của dân cư  và du khách, đồng thời cải thiện môi trường và trang trí cảnh   quan đô thị. Công tác bảo vệ rừng cũng được thực hiện hiệu quả. Diện tích rừng tự nhiên   và rừng trồng hiện nay là 2332,7 ha, vào thời điểm cuối năm 2010 độ  che phủ  rừng của  thành phố  đạt 9,2%. Thảm thực vật rừng Nha Trang đang được phục hồi xanh trở  lại,   góp phần tạo phong cảnh Nha Trang xanh sạch đẹp. Đặc biệt là dự  án trồng phục hồi  cây Dó trầm, loài cây đặc sản của Khánh Hòa. Ngược lại, khai thác Thủy sản có xu hướng rất phát triển nhầm phục vụ  cho các ngành   công nghiệp chế biến và du lịch, ngư dân tập trung chủ yếu ở các phường Vĩnh Nguyên,   Vĩnh Trường, Vĩnh Thọ  và 2 xã Phước Đồng, Vĩnh Lương. Tổng sản lượng thủy sản   năm 2010 đạt 38926 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 38621 tấn, tăng bình quân 6,4%  mỗi năm. Khai thác và đánh bắt xa bờ  được khuyến khích đầu tư  phát triển. Toàn thành  11
  12. phố hiện có 2.893 tàu thuyền với tổng công suất 166.000 CV, trong đó tàu thuyền có công   suất lớn (≥ 90CV) đủ điều kiện khai thác xa bờ là 480 chiếc với 85.000 CV. Tuy nhiên tàu  nhỏ khai thác ven bờ (≤ 20CV) vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao với gần 1.500 chiếc. Diện tích nuôi trồng thủy sản có chiều hướng giảm do thực hiện các dự án di dời lồng bè   ra khỏi Vịnh Nha Trang để tập trung phát triểnDu lịch. Sản lượng tôm nuôi năm 2012 đạt  295 tấn. Nghề  nuôi cá lồng trên biển bước đầu góp phần tăng thu nhập cho ngư  dân.  Nghề đăng ­ một nghề truyền thống của ngư dân Nha Trang có sản lượng hàng năm đạt  200­250 tấn, trong đó cá thu xuất khẩu chiếm khoảng 60%. Thành phố đã hoàn thành dự  án quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản vịnh Nha Trang tại 5 khu vực: Bích Đầm, Đầm   Bấy, Vũng Ngán (đều thuộc Hòn Tre), Hòn Một và Hòn Miễu. 1.3 Hiện trạng giao thông vận tải 1.3.1 Tổng quan về giao thông vận tải 1.3.1.1 Giới thiệu tổng quan a. Vai trò của giao thông vận tải:  Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật,   nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ,  giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường. Giao thông vận tải  phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.  Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới giao   thông vận tải. Vì thế, những nơi nằm gần các tuyến vận tải lớn hoặc các đầu mối giao  thông vận tải cũng là những nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ  và dân cư. Nhờ  hoàn thiện kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ  vận chuyển mà các vùng xa xôi  về  mặt địa lí cũng trở  nên gần. Những tiến bộ của ngành vận tải đã có tác động to lớn   làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.      Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở  những vùng núi xa xôi, củng cố  tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh  quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới. b. Phương thức vận tải: Vận tải biển, vận tải hàng không, vận tải đường sắt, vận tải  đường bộ…. ̣ ợi va kho khăn đôi v _Thuân l ̀ ́ ́ ới vân tai biên ̣ ̉ ̉ 12
  13. ̣ ợi: Phương thức vận tải bằng đường biển, chi phi vân tai biên th Thuân l ́ ̣ ̉ ̉ ấp hơn chi phí  ̣ ̉ ́ ̀ ̣ ̉ ược khối lượng hang hoa rât l vân tai khac va vân tai đ ̀ ́ ́ ớn.Bên cạnh đó, hê thông cang biên ̣ ́ ̉ ̉   ̣ Viêt Nam  phân bố tương đôi đông đêu tai cac khu v ́ ̀ ̀ ̣ ́ ực trong ca n ̉ ươc do v ́ ậy rất thuận lợi   trong việc gom hàng tai cac đia ph ̣ ́ ̣ ương, cac khu công nghiêp đê đ ́ ̣ ̉ ưa ra cảng biển. Kho khăn:  ́ ̣ ̉ ̉ ̣ ̣ ̣ ̣ Vân tai biên mang tinh đăc thu riêng phu thuôc nhiêu vao điêu kiên th ́ ̀ ̀ ̀ ̀ ời tiêt, song ́ ́   ́ ̀ ̉ gio va chi phù h ợp với vân tai sô l ̣ ̉ ́ ượng hang hoa l ̀ ́ ơn va c ́ ̀ ự ly vân tai xa (t ̣ ̉ ừ 500km), thơì   ̣ ̉ ́ ̀ ơn cac ph gian vân tai keo dai h ́ ương thưc vân tai khac ́ ̣ ̉ ́ ̣ ợi va kho khăn đôi v _Thuân l ̀ ́ ́ ới vân tai đ ̣ ̉ ường bộ Thuận lợi :  thời gian vận chuyển nhanh quá trình thực hiện đơn giản, chi phí cố định  thấp, khả năng bảo quản nhiều loại hàng, tính linh hoạt và độ tin cậy cao.... Khó khăn :  Cơ sơ hạ tầng còn yếu kém, địa hình chủ yếu là đồi núi ̣ ợi va kho khăn đôi v _Thuân l ̀ ́ ́ ới vân tai đ ̣ ̉ ường sắt Thuận lợi : Giá thành vận chuyển rẻ,khối lượng vận chuyển lớn, an toàn, tốc độ nhanh Khó khăn : Chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn (tuyến đường cố định) ̣ ợi va kho khăn đôi v _Thuân l ̀ ́ ́ ới vân tai đ ̣ ̉ ường hàng không Thuân lợi :  Di chuyển nhanh, thời gian vận chuyển ngắn. Khó khăn : Cước phí vận tải cao, quy trình quản lí khắt khe, yêu cầu đối tượng chuyên   chở  ngặt nghèo…Vốn đầu tư  lớn, vận chuyển hạn chế   ở  một số  mặt hàng và khối   lượng. 1.3.1.2 Hiện trạng cấu trúc mạng lưới giao thông Về  giao thông nội thị, mạng lưới đường trong trung tâm thành phố  có hình nan  quạt bao gồm các tuyến đường hướng tâm, đường vành đai bao quanh khu trung tâm và   khu đô thị. Các đường vành đai chính là đường Hồng Phong, 2/4 , trục Thái Nguyên   ­Thánh Tôn là trục xuyên tâm. Trần Phú­ Phạm Văn Đồng là các trục ven biển. Đường   trong các phường trung tâm có dạng ô bàn cờ 13
  14. 1.3.2 Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông 1.3.2.1 Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ Đến năm 2012, thành phố  có trên 898 tuyến đường, trong đó 280 tuyến đường do  thành phố quản lý với tổng chiều dài là 115,64 km; đường tỉnh 7 tuyến với tổng chiều dài  41,377 km; đường liên xã có 11 tuyến với tổng chiều dài 29,47  km; đường hẻm nội thành  619 tuyến, tổng chiều dài 174 km. Để  kết nối với các địa phương khác, Nha Trang có  quốc lộ  1A chạy qua ngoại thành theo hướng Bắc Nam, đoạn qua địa bàn thành phố  dài  14,91 km và quốc lộ  1C,nối trung tâm thành phố  với quốc lộ  1A, có chiều dài 15,08 km.  Ngoài ra còn có đại lộ  Nguyễn Tất Thành nối thành phố Nha Trang với  sân bay quốc tế  Cam  Ranh và đường   723 nối   lên  thành   phố Đà   Lạt.Về   giao  thông   nội   thị,   mạng   lưới  đường trong trung tâm thành phố có hình nan quạt, bao gồm các tuyến đường hướng tâm,   đường vành đai bao quanh khu trung tâm và các khu vực của đô thị. Các đường vành đai  chính là đường Lê Hồng Phong, 2/4. Trục Thái Nguyên ­ Lê Thánh Tôn là trục xuyên tâm,  Trần Phú ­ Phạm Văn Đồng là các trục ven biển. Đường trong các phường trung tâm có  dạng ô bàn cờ.  Hình 1.3.2.1: Tuyến đường bộ Nha Trang _ Quốc lộ 1A: chạy qua ngoại thành theo hướng Bắc Nam, đoạn qua địa bàn thành phố  dài 14,91 km có điểm bắt đầu tại Vĩnh Lương­ tp.Nha Trang và điểm kết thúc tại Diên  Phú ­  tp Nha Trang 14
  15. _ Quốc lộ 1C:  Đây là con đường có tổng chiều dài 17,3  km, chạy theo hướng Tây­Đông  tại tỉnh Khánh Hòa, có điểm đầu tại đèo Rù Rì ở xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, và  điểm cuối tại ngã ba Thành, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. _ Hiện trạng đường giao thông đô thị, đường giao thông nông thôn:  Đường nông thôn:  Hiện nay, nhiều xe chở  vật liệu xây dựng quá tải chạy trên đường  giao thông nông thôn đa lam cho cac con đ ̃ ̀ ́ ường ở đây có nguy cơ hư hỏng, xuống cấp. Về  giao thông tĩnh, Nha Trang có 2 bến xe liên tỉnh đang hoạt động: Bến xe phía  Nam nằm trên đường 23/10 chủ  yếu phục vụ  hành khách đi liên tỉnh. Bến xe phía Bắc  trên đường 2/4 có phục vụ  hành khách đi liên tỉnh và nội tỉnh. Hệ  thống giao thông tĩnh   phục vụ vận tải công cộng còn bao gồm 8 tuyến xe buýt nội thành với khoảng 150 điểm  dừng đỗ  dọc đường phục vụ  cho nhu cầu đi lại trong thành phố  và huyện Diên Khánh,  huyện Khánh   Vĩnh.   Ngoài   ra   còn   có   3   tuyến   xe   buýt   liên   huyện   Nha   Trang   – Cam  Lâm ­ Cam Ranh, Nha Trang –Ninh Hòa – Vạn Ninh và Nha Trang ­ Ninh Hòa ­ Ninh Tây  nối Nha Trang với khu vực phía Nam và phía Bắc Khánh Hòa.  1.3.2.2. Hiện trạng giao thông đường sắt Nha Trang nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam với tổng chiều dài đường sắt đi  ngang qua thành phố  là 25 km thuận lợi cho việc liên kết với các tỉnh còn lại của Việt  Nam. Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt   Nam, tất cả  các tuyến tàu lửa Thống Nhất đều dừng  ở  đây. Ngoài các tàu Thống Nhất,  còn có các chuyến tàu SNT1­2, SNT3­4, SQN1­2 và chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến   Sài Gòn­Nha Trang. Ngoài ga Nha Trang thành phố  còn có 1 ga phụ  là Ga Lương Sơn,  nhưng ga này ít khi đón khách. 15
  16. Hình 1.3.2.2 : Ga Nha Trang 1.3.2.3. Hiện trạng giao thông đường thủy nội địa Thành phố có nhiều bến cảng phục vụ cho nhu cầu đi lại bằng đường thủy. Trong  đó cảng Nha trang là một cảng biển tương đối lớn nằm trong vịnh Nha Trang với độ sâu   trước bến ­11,8m, có khả  năng tiếp nhận tàu hàng có trọng tải lớn đến 20.000 DWT và   tàu khách du lịch cỡ lớn. Cảng được sử  dụng như  một cảng đa chức năng phục vụ  vận   chuyển hành khách và hàng hóa , là đầu mối vận chuyển hàng hóa và hành khách quan  trọng   bằng   đường   biển   của   thành   phố   Nha   trang,   tỉnh Khánh   Hoà nói   riêng   và   khu  vực Nam Trung Bộ nói chung.. Các cảng nhỏ khác bao gồm cảng Hải Quân: phục vụ học   tập cho Học viện Hải Quân và huyện đảo Trường Sa. Cảng cá Hòn Rớ  phục vụ  cho  ngành khai thác thủy sản và chợ  hải sản đầu mối Nam Trung Bộ. Ngoài ra, Nha Trang  còn có một số  cảng phục vụ  du lịch như  cảng du lịch Cầu Đá, cảng du lịch Phú Quý,  cảng du lịch Hòn Tre... 16
  17. Hình 1.3.2.3: Cảng Nha Trang 1.3.2.4. Hiện trạng giao thông đường hàng không Trước đây các chuyến bay đến Nha Trang và hạ cánh ngay trong thành phố tại  sân  bay   Nha Trang tuy nhiên do nằm trong trung tâm thành phố, gây nhiều khó khăn trong  hoạt động, nên sân bay đã được chuyển mục đích sử  dụng để  phục vụ  phát triển đô thị,  thương mại, dịch vụ  và du lịch. Hoạt động bay thương mại được chuyển đến  sân bay  quốc tế Cam Ranh cách trung tâm Nha Trang 35 km về phía Nam. Phương tiện đi lại giữa  Nha Trang và sân bay Cam Ranh là xe buýt hoặc taxi. Vé xe buýt được bán ngay cửa ra sau   khi lấy xong hành lý. Sân bay Cam Ranh có tọa độ 11°59′53″N, 109°13′10″E, và tọa lạc cách Nha Trang 30  km.  Đường băng sân bay có chiều dài 3.050m Năm 2007, sân bay này phục vụ  khoảng 500.000 khách, xếp thứ  5 trong các sân bay tại   Việt Nam. Từ tháng 6 năm 2008, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay ban đêm . Năm 2008, sân bay này đã phục vụ  683.000 lượt khách, vượt Sân bay Phú Bài để  thành  sân bay lớn thứ 4 Việt Nam tính theo số lượng khách thông qua. Tỷ  lệ  tăng của số  lượt   khách thông qua vào năm 2007 là 36,8%, của năm 2008 là 36,3% so với năm trước, là sân  bay có tốc độ tăng trưởng lượng hành khách cao nhất tại Việt Nam. Cuối năm 2009, nhà ga mới hoàn thành,có thể  phục vụ  800 hành khách trong giờ  cao   điểm. Dự kiến sân bay này sẽ đạt 2,5 triệu lượt/năm vào năm 2015 . Với diện tích đất 750 ha, Sân bay quốc tế Cam Ranh có diện tích rộng hơn Sân bay quốc  tế Nội Bài.  Năm 2012 sân bay đón 1,2 triệu lượt khách thông quan  (đứng thứ 4 Việt Nam) trong đó có  hơn 1000 chuyến bay quốc tế với hơn 200.000 hành khách làm thủ  tục xuất nhập cảnh   tại sân bay . Hãng hàng không chuyển chở nhiều hành khách nhất tại sân bay Cam Ranh   17
  18. là Vietnam Airlines với gần 826,500 lượt khách lên xuống trong năm 2012 chiếm khoảng  2/3 lượt khách thông quan tại sân bay. Đền năm 2013 Cam Ranh đón 1,509,212 lượt khách tiếp tục giữ  vị  trí thứ  4 Việt Nam.   Trong đó khách từ các đường bay quốc nội là 1,143,015 lượt (chiếm 75.74%) và khách từ  các đường bay quốc tế là 366,197 chiếm 24.26% Hình 1.2.3. 4: Sân bay Cam Ranh Bảng 1.2.3 Bảng thống kê số hành khách đến sân bay Cam Ranh Số hành khách thông  Năm qua 2008 683.000 2011 1 triệu 2012 1.2 triệu 2013 1.5 triệu Nguồn: NhaTrang.wiki Bảng 1.2.3: Các Tuyến bay đến sân bay Cam Ranh (nguồn NhaTrang.wiki) Hãng hàng  Điểm đến không Jetstar  Hà Nội, Theo mùa: thành phố Hồ Chí Minh Pacific  18
  19. Airlines S7 Airlines Theo mùa: Novosibirsk Vietnam  Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Moskva, Incheon Airlines Vladivostok  Theo mùa: Khabarovsk, Vladivostok Air VietJetAir Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Asiana  Incheon Airlines Nordwind  Airlines Ulan­Ude 1.3.3. Hiện trạng hoạt động khai thác vận tải 1.3.3.1. Tình hình chung về tổ chức,khai thác vận tải Theo Cục Tổng Thống kê Khánh Hòa : doanh thu vận tải bốc xếp  đường bộ,  đường biển năm 2013 ước được 2.946,24 tỷ đồng tăng 10,87% so năm 2012, vận chuyển  hành   khách   34.267   nghìn   lượt   người,   luân   chuyển   hành   khách   1.769,38   triệu   lượt   người.km, vận tải hàng hoá 23.822 nghìn tấn, luân chuyển hàng hóa 2.267,27 triệu tấn.km   tăng từ 2,15% đến 6,07%. Trong năm hoạt động xe buýt được các ngành quan tâm và kinh  doanh có hiệu quả  gồm 71 xe hoạt động trên 11 tuyến đường trong thành phố  và các  tuyến huyện. Hoạt động xe taxi phát triển khá. Các doanh nghiệp vận tải đã đầu tư  mới  đưa vào hoạt động thêm 7 xe tải/55 tấn, 2 xe khách/32 ghế  với tổng vốn đầu tư  4,5 tỷ  đồng; Các đơn vị giao thông đã làm mới 15,4 km đường và 2 cầu, nâng cấp sửa chữa 111,1  km đường, 6 cầu, 1 cống với số  tiền 209,3 tỷ đồng để  nhằm đảm bảo hoạt động giao  thông thông suốt, được thuận tiện, an toàn và trật tự. Doanh thu vận tải đường sắt năm 2013 được 208,72 tỷ  đồng tăng 11,37% so năm 2012,  vận chuyển hành khách được 651 nghìn người, luân chuyển 301,94 nghìn người.km tăng  lần lượt là 6,06% và 5,24%, vận chuyển hàng hóa 19.911 tấn, luân chuyển hàng hóa   23.976 nghìn tấn.km giảm lần lượt là 22,68% và 22,39%; vận chuyển hành khách đường   hàng không của Vietnam Airlines đón được 872,7 nghìn lượt người lên xuống sân bay tăng   3,54% với 3.377 lần hạ cất cánh giam 17,87%, doanh thu 229,2 t ̉ ỷ đồng tăng 1,0%. _ Khối luợng hành khách vận chuyển chia theo thành phần kinh tế và ngành vận tải Bảng 1.3.3.1a: Khối lượng hành khách vận chuyển ( Nguồn Tổng cục thống kê KH ) 19
  20. Chia theo thành phần kinh tế Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Kinh tế nhà nuớc 12,271 14,286 12,455 11,031 11,771 9,892 Kinh tế tập thể 2,104 2,241 2,290 3,526 3,862 4,570 Kinh tế cá nhân 5,094 3,058 3,170 3,856 4,170 4,291 Kinh tế hỗn hợp 22 23 25 33 42 55 Kinh tế có vốn đầu  2,075 3,345 5,688 8,439 9,748 12,288 tư nước ngoài Chia theo ngành vận tải Đường bộ 20,297   21,406   21,870   24,569   27,258   28,817 Đường sắt . . . . . . Đường thủy 857 1,082 1,095 1,672 27,258 28,817 Đường biển 857 975 1,095   1,672   1,533 1,372 Đường hàng không 412 465 663 644   802 907 _ Khối luợng hành khách luân chuyển chia theo thành phần kinh tế và ngành vận tải: Bảng 1.3.3.1b: Khối lượng hành khách vận chuyển ( Nguồn Tổng cục thống kê KH) Chia theo thành phần kinh tế Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Kinh tế nhà nuớc 30,423   34,075   29,009   30,892   35,141   38,616 Kinh tế tập thể 257,386  266,363  288,104   327,442   344,986   409,350 Kinh tế cá thể 60,413   35,287   84,948   97,100   115,866   123,489 Kinh tế tư nhân 2,987   2,089   3,480   4,150   5,270   6,940 Kinh tế hỗn hợp 272,360  337,065  588,771   668,987   756,846   850,309 Chia theo ngành vận tải Đường bộ 616,308  664,910     938,753  1,113,918  1,243,368  1,416,169 Đường sắt … … … … … ... 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2