Đồ án tốt nghiệp: Phân lập các loài vi nấm kí sinh trên nấm Linh chi và đánh giá khả năng đối kháng nấm bệnh gây hại cây trồng của những loài có triển vọng
lượt xem 7
download
Đồ án tốt nghiệp này được thực hiện với mục tiêu nhằm phân lập nấm kí sinh gây bệnh trên nấm Linh chi và định danh đến loài các chủng nấm phân lập được; khảo sát khả năng sinh enzyme ngoại bào (cellulase, chitinase) của một số chủng nấm kí sinh gây bệnh; khảo sát khả năng đối kháng của một số chủng nấm kí sinh gây bệnh có tiềm năng với các nấm bệnh gây hại cây trồng trong điều kiện in vitro. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Phân lập các loài vi nấm kí sinh trên nấm Linh chi và đánh giá khả năng đối kháng nấm bệnh gây hại cây trồng của những loài có triển vọng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHÂN LẬP CÁC LOÀI VI NẤM KÍ SINH TRÊN NẤM LINH CHI VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG NẤM BỆNH HẠI CÂY TRỒNG CỦA NHỮNG LOÀI CÓ TRIỂN VỌNG Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ HAI Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THÁI MINH HIẾU MSSV: 1051110073 Lớp: 10DSH01 TP. Hồ Chí Minh, 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả trong Đồ án là trung thực. Mọi thông tin trích dẫn trong Đồ án đều được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 7 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thái Minh Hiếu
- LỜI CÁM ƠN Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em học tập và hoàn thành tốt khóa học 2010 – 2014. Xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Công nghệ sinh học, Thực phẩm và Môi trường đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức quan trọng tạo nền tảng kiến thức vững chắc để hoàn thành tốt Đồ án và sau này có thể ứng dụng vào công việc thực tiễn. Xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Thị Hai đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện để em hoàn thành tốt Đồ án tốt nghiệp này. Và em cũng gửi lời cảm ơn đến các bạn cùng khóa và đặc biệt là em Huỳnh Nhi đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ, động viên khích lệ tinh thần, cùng em trải qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp. Cuối cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn bên cạnh, cổ vũ, động viên tinh thần, tạo mọi điều kiện để con có thể hoàn thành tốt Đồ án tốt nghiệp này. Tp. HCM, Ngày 31 tháng 7 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thái Minh Hiếu
- Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC -------------- MỤC LỤC ....................................................................................................................i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................3 1.1. Giới thiệu về nấm Linh chi............................................................................. 3 1.1.1. Phân loại (Sissi Wachtel-Galor và Iris F.F.Benzie, 2011)..................... 3 1.1.2. Hình thái quả thể nấm Linh chi (Nguyễn Lân Dũng, 2001) .................. 4 1.1.3. Thành phần hóa học và giá trị dược liệu của nấm Linh chi đỏ ............. 5 1.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm Linh chi trên thế giới và Việt Nam ....... 6 1.1.5. Nấm bệnh thường gặp trong trồng nấm (Lê Duy Thắng, 2005)................. 7 1.2. Giới thiệu về nấm Trichoderma ..................................................................... 12 1.2.1. Phân loại................................................................................................. 12 1.2.2. Đặc điểm hình thái .................................................................................. 12 1.2.3. Đặc điểm sinh lí, sinh hóa (Gary J. Samuels, 2004) ............................... 13 1.2.4. Cơ chế đối kháng của nấm Trichoderma trong phòng trừ nấm gây bệnh cây trồng (Gary J. Samuels, 2004; Gary E. Harman và cộng sự, 2005) ........ 14 1.2.5. Một số nghiên cứu và ứng dụng của nấm Trichoderma trên thế giới và ở Việt Nam ....................................................................................................... 18 -i-
- Đồ án tốt nghiệp 1.3. Giới thiệu với nấm Aspergillus .................................................................... 20 1.3.1. Phân loại................................................................................................. 20 1.3.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................ 20 1.3.3. Đặc điểm sinh lý, hóa sinh .................................................................... 21 1.3.4. Một số nghiên cứu và ứng dụng của nấm Aspergillus trên thế giới và ở Việt Nam .......................................................................................................... 22 1.4. Bệnh do nấm Rhizoctonia spp. gây ra (Vũ Triệu Mân, 2007; Roger Shivas, 2005) .................................................................................................................... 23 1.5. Bệnh do nấm Fusarium spp. gây ra (Vũ Triệu Mân, 2007; Roger Shivas, 2005) .................................................................................................................... 25 1.6. Bệnh do nấm Colletotrichum spp. gây ra .................................................... 28 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................31 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 31 2.2. Vật liệu ......................................................................................................... 31 2.2.1. Nguồn mẫu phân lập ............................................................................. 31 2.2.2. Nguồn nấm bệnh.................................................................................... 31 2.2.3. Dụng cụ và thiết bị ................................................................................ 31 2.2.4. Hóa chất ............................................................................................... 32 2.2.5. Các loại môi trường ............................................................................... 33 2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 33 2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 34 2.4.1.Phương pháp phân lập nấm kí sinh gây bệnh trên nấm Linh chi (Agrios, 2005) ................................................................................................................ 34 2.4.2. Phương pháp quan sát đặc điểm hình thái nấm sợi (Agrios, 2005) .... 35 - ii -
- Đồ án tốt nghiệp 2.4.3. Phương pháp lây bệnh nhân tạo kiểm chứng tác nhân gây bệnh (Agrios, 2005) ................................................................................................. 36 2.4.4. Phương pháp khảo sát khả năng sinh enzyme ngoại bào (cellulase, chitinase) của một số chủng nấm kí sinh gây bệnh (Tô Duy Khương, 2007) 37 2.4.5. Phương pháp khảo sát khả năng đối kháng của nấm Trichoderma đối với các nấm bệnh gây hại cây trồng trong điều kiện in vitro (Laila Naher và cộng sự, 2012) ................................................................................................. 38 2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm .................................................. 39 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................40 3.1. Kết quả phân lập nấm kí sinh gây bệnh trên nấm Linh chi ......................... 40 3.1.1. Kết quả phân lập nấm kí sinh trên nấm Linh chi ................................. 40 3.1.2. Đặc điểm hình thái của 3 chủng nấm T1, T2, A1 ................................. 41 3.1.3. Kết quả định danh đến loài của 3 chủng nấm T1, T2 và A1 ................ 44 3.1.4. Kiểm chứng tác nhân gây bệnh theo quy tắc Koch ở điều kiện in vitro ......................................................................................................................... 47 3.2. Khảo sát khả năng sinh enzyme ngoại bào (cellulase và chitinase) của hai loài Trichoderma virens và Trichoderma harzianum kí sinh trên nấm Linh chi51 3.3. Khảo sát khả năng đối kháng của 2 loài nấm Trichoderma virens và Trichoderma harzianum kí sinh trên nấm Linh chi đối với các nấm bệnh gây hại cây trồng trong điều kiện in vitro ........................................................................ 52 3.3.1. Khả năng đối kháng với nấm Fusarium sp........................................... 53 3.3.2. Khả năng đối kháng với nấm Rhizoctonia sp. ...................................... 55 3.3.3. Khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp1. ............................... 57 3.3.4. Khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp2. ............................... 59 3.3.5. Khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp3. ............................... 61 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..............................................................64 - iii -
- Đồ án tốt nghiệp 4.1. Kết luận ........................................................................................................ 64 4.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................66 PHỤ LỤC - iv -
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ------- ------- 1. CMC: Carboxymethyl cellulose 2. ĐC: Đối chứng 3. MSM: Minimal Synthetic Medium 4. PGA: Potato D-Glucose Agar 5. TN: Thí nghiệm 6. VSV: Vi sinh vật -v-
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG ------- ------- Bảng Trang Bảng 1.1. Một số loài nấm mốc thường gặp trong nuôi trồng nấm .............................. 10 Bảng 2.1. Nguồn nấm Linh chi bị bệnh ..................................................................... 31 Bảng 3.1. Tần suất xuất hiện các chủng nấm phân lập được trên nấm Linh chi bệnh ..................................................................................................................................... 41 Bảng 3.2. Tỷ lệ tai nấm Linh chi bị nhễm bệnh sau khi lây bệnh nhân tạo .............. 48 Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái của T. virens và T. harzianum phân lập ban đầu ....... 50 Bảng 3.4. Đường kính vòng phân giải của hai loài nấm Trichoderma virens và Trichoderma harzianum sau 2 ngày nuôi cấy............................................................ 52 Bảng 3.5. Khả năng đối kháng của T. virens và T. harzianum với nấm Fusarium .. 54 Bảng 3.6. Khả năng đối kháng của T. virens và T. harzianum với nấm Rhizoctonia sp. ................................................................................................................................ 56 Bảng 3.7. Khả năng đối kháng của T. virens và T. harzianum với nấm Colletotrichum sp1. .................................................................................................... 58 Bảng 3.8. Khả năng đối kháng của T. virens và T. harzianum với nấm Colletotrichum sp2. .................................................................................................... 60 Bảng 3.9. Khả năng đối kháng của T. virens và T. harzianum với nấm Colletotrichum sp3. .................................................................................................... 62 - vi -
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH ẢNH ------- ------- Hình Trang Hình 1.1. Nấm Linh chi (Gerdonama luciadum). ....................................................... 3 Hình 1.2. Hình thái quả thể nấm Linh chi đỏ. ............................................................. 5 Hình 1.3. Nấm bệnh thường gặp trong trồng nấm. ...................................................... 9 Hình 1.4. Hình thái nấm Trichoderma harzianum ..................................................... 12 Hình 1.5. Trichoderma kí sinh trên nấm Pythium gây bệnh ở cây họ đậu (Nấm Trichoderma (màu vàng) tấn công nấm Pythium (màu xanh)) ....................... 15 Hình 1.6. Trichoderma tiết enzyme chitinase và kháng sinh peptaibols phân hủy vách tế bào nấm bệnh. ................................................................................................ 16 Hình 1.7. Ức chế sự phát triển của nấm Pythium ultimum bởi chất kháng sinh được tiết ra từ Trichoderma hazianum....................................................................... 17 Hình 1.8. Hệ bào tử đính của giống nấm sợi Aspergillus .......................................... 21 Hình 1.9. Biểu hiện bệnh do Rhizoctonia gây ra. ...................................................... 25 Hình 1.10. Héo Fusarium trên cây chuối do F. oxysporum f.sp.cubense. ............... 26 Hình 1.11. Biểu hiện bệnh héo vàng do nấm Fuasarium spp. gây ra trên cây cà chua ............................................................................................................................ 27 Hình 1.12. Biểu hiện bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. gây ra trên các loại trái cây nhiệt đới. ................................................................................................. 28 Hình 1.13. Biểu hiện bệnh thán thư do nấm Colletotrichum acutatum gây ra trên trái ớt và lá ớt.. ........................................................................................................... 29 Hình 1.14. Biểu hiện bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra trên trái thanh long và cành thanh long ...................................................................... 30 Hình 2.1. Phương pháp cấy đối kháng trực tiếp ........................................................ 40 Hình 3.1. Hình thái đại thể chủng nấm T1 nuôi cấy trên môi trường PGA .............. 42 Hình 3.2. Hình thái vi thể chủng nấm T1 quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 40X ..................................................................................................................................... 42 Hình 3.3. Hình thái đại thể chủng nấm T2 nuôi cấy trên môi trường PGA .............. 43 - vii -
- Đồ án tốt nghiệp Hình 3.4. Hình thái vi thể chủng nấm T2 quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 40X ..................................................................................................................................... 43 Hình 3.5. Hình thái đại thể chủng nấm A1 nuôi cấy trên môi trường PGA.............. 44 Hình 3.6. Hình thái vi thể chủng nấm A1 quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 40X.............................................................................................................................. 44 Hình 3.7. Kết quả giải trình tự 28S rRNA vả tra cứu trên BLAST SEARCH của chủng nấm T1 ............................................................................................................. 45 Hình 3.8. Kết quả giải trình tự 28S rRNA và tra cứu trên BLAST SEARCH của chủng nấm T2 ............................................................................................................. 46 Hình 3.9. Kết quả giải trình tự 28S rRNA và tra cứu trên BLAST SEARCH của chủng nấm A1 ............................................................................................................. 47 Hình 3.10. Biểu hiện nhiễm bệnh trên nấm Linh chi sau 15 ngày lây bệnh nhân tạo ..................................................................................................................................... 49 Hình 3.11. Vòng phân giải chitin và CMC của 2 loài nấm Trichoderma virens và Trichoderma harzianum sau 2 ngày nuôi cấy............................................................ 53 Hình 3.12. Khả năng đối kháng của T. virens và T. harzianum với nấm Fusarium sp. ................................................................................................................................ 55 Hình 3.13. Khả năng đối kháng của T. virens và T. harzianum với nấm Rhizoctonia sp. .......................................................................................................... 57 Hình 3.14. Khả năng đối kháng của T. virens và T. harzianum với nấm Colletotrichum sp1. .................................................................................................... 59 Hình 3.15. Khả năng đối kháng của T. virens và T. harzianum với nấm Colletotrichum sp2. .................................................................................................... 61 Hình 3.16. Khả năng đối kháng của T. virens và T. harzianum với nấm Colletotrichum sp3. .................................................................................................... 63 - viii -
- Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nấm Linh chi hiện đã được biết đến là loài nấm có giá trị sử dụng cao để làm dược liệu và được sản xuất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Beta glucan và chitine là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của nấm Linh chi (Pai-Feng Kao và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, Kumar và cộng sự (2011) cho biết, trong quá trình sinh trưởng, phát triển, nấm Linh chi bị kí sinh bởi nhiều loài nấm, trong đó có các loài nấm Trichoderma. Tác giả cũng đánh giá đây là nhóm nấm có triển vọng trong quản lý bệnh hại cây trồng. Enzyme là nhân tố quan trọng giúp Trichoderma có khả năng tấn công trực tiếp lên nấm Linh chi các loài nấm khác. Trong số các enzyme được tiết ra từ nấm Trichoderma spp. thì Endochitinase và Glucanase 1,3- beta-glucosidase đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kí sinh của nấm Trichoderma spp. (Margolles Clark và cộng sự, 1995). Hầu hết vách tế bào nấm bệnh đều có cấu bởi chitin và glucan (Agrios, 2005). Vì vậy, các loài nấm kí sinh trên nấm Linh chi sẽ có khả năng đối kháng với các loài nấm bệnh khác. Một số chủng Trichoderma cũng đã được thông báo có khả năng phòng trừ được nấm Colletotrichum (Stanley Freeman và cộng sự, 2004). Đây là loài nấm nguy hiểm cho sản xuất nông nghiệp vì gây hại trên rất nhiều loại cây trồng và trong bảo quản sau thu hoạch nhiều loài hoa quả (Agrios, 2005). Cũng như trên thế giới, nấm Linh chi đang được trồng khá phổ biến ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Theo Lê Duy Thắng (2001), nấm Linh chi bị một số loài nấm kí sinh gây hại. Trong số này có nấm Trichoderma là loài gây hại nghiêm trọng nhất, nhóm mốc này tấn công trên bịch đã có tơ ăn đầy, thậm chí trên cả tai nấm Linh chi và ức chế mạnh lên sự phát triển của tơ nấm. Nấm Trichoderma đã được nghiên cứu và sử dụng nhiều ở Việt Nam nhưng chủ yếu được phân lập từ đất và để phòng trừ nấm gây hại cây trồng có trong đất (Dương Minh và cộng sự, 2005). Việc phân lập nấm Trichoderma từ nấm Linh chi và lợi dụng chúng để phòng trừ bệnh hại cây trồng chưa được quan tâm. Bên cạnh đó, biện pháp quản lý nấm gây hại trên lá và quả các loài cây trồng chủ yếu nhờ vào các loại thuốc hóa học và chưa có tác -1-
- Đồ án tốt nghiệp nhân sinh học nào tỏ ra có hiệu quả đối kháng với loài nấm bệnh này. Vì vậy, việc phân lập và lợi dụng các chủng nấm kí sinh trên nấm Linh chi để quản lý một số bệnh hại cây trồng trên mặt đất là khả thi và rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, sinh viên tiến hành đề tài “ Phân lập các loài vi nấm kí sinh trên nấm Linh chi và đánh giá khả năng đối kháng nấm bệnh gây hại cây trồng của những loài có triển vọng”. 2. Mục đích nghiên cứu Phân lập và định danh đến loài các vi nấm kí sinh gây bệnh trên nấm Linh chi. Tuyển chọn các loài vi nấm có triển vọng ứng dụng kháng nấm bệnh hại cây trồng. 3. Mục tiêu nghiên cứu − Phân lập nấm kí sinh gây bệnh trên nấm Linh chi và định danh đến loài các chủng nấm phân lập được. − Khảo sát khả năng sinh enzyme ngoại bào (cellulase, chitinase) của một số chủng nấm kí sinh gây bệnh. − Khảo sát khả năng đối kháng của một số chủng nấm kí sinh gây bệnh có tiềm năng với các nấm bệnh gây hại cây trồng trong điều kiện in vitro. -2-
- Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về nấm Linh chi 1.1.1. Phân loại (Sissi Wachtel-Galor và Iris F.F.Benzie, 2011) Nấm Linh chi có trên khoa học là Ganoderma lucidum, thường được tìm thấy ở các nước Á Đông. Từ xưa đến nay, ở Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Á khác đã sử dụng nấm Linh chi như một loại thảo dược để giúp tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người. Đây là một loại nấm lớn, màu tối, vỏ ngoài nhẵn bóng và nhìn giống như một khúc gỗ… Ở mỗi nơi nấm Linh chi được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Reishi (Nhật Bản), Lingzhi (Trung Quốc), Yeongji (Hàn Quốc) và Ling-Chih (Đài Loan). Ngoài ra còn một số tên gọi khác như nấm vạn niên (Nhật bản) hay nấm trường sinh (Trung Quốc). Theo 2 cuốn sách rất nổi tiếng mô tả về các loại dược thảo của Trung Quốc, “Shen Nong Ben Cao Jing” (25- 220 trước Công nguyên, thuộc triều đại Đông Hán) và “Ben Cao Gang Mil” của Li Shi Zhen (1590 trước Công nguyên, thuộc triều đại nhà Minh), có 6 chủng nấm được biết đến tại thời điểm lúc bấy giờ. Trong đó có hơn 250 loại nấm Linh chi được đề cập. Nấm Linh chi xuất thân từ loài nấm gỗ mọc hoang trong thiên nhiên, có hàng trăm loài khác nhau cùng họ nấm gỗ (Ganodermataceae). Trong đó, chi Ganoderma có đến 80 loài có màu sắc khác nhau thay đổi từ vàng, cam, đỏ tía . . .rất đa dạng.Vị trí phân loại của nấm Linh chi như sau: – Giới: Fungi – Ngành: Basidiomycota – Lớp: Agaricomycetes – Bộ: Polyporales – Họ : Ganodermataceae – Chi: Ganoderma – Loài: Ganoderma lucidum Hình 1.1. Nấm Linh chi (Gerdonama luciadum) -3-
- Đồ án tốt nghiệp 1.1.2. Hình thái quả thể nấm Linh chi (Nguyễn Lân Dũng, 2001) Nấm Linh chi là một loại nấm hóa mộc, cứng khi khô nhưng khi tiếp xúc với nước trở nên hơi mềm. Quả thể nấm Linh chi gồm: Mũ nấm: mặt trên thường có một lớp bóng màu nâu đỏ, mặt dưới nấm có nhiều lổ nhỏ li ti, là cơ quan sinh bào tử nếu cắt ngang có dạng tổ ong. Ngoài thiên nhiên, nấm luôn có dạng bất đối xứng, tức là cuống nấm thường ở một bên như vị trí tay quạt. Đối với nấm trồng, mũ nấm tròn và gần như đối xứng, cuống nấm ở giữa trung tâm do được trồng theo từng đơn vị, không có sự chèn ép và ảnh hưởng môi trường bên ngoài. Bào tử: hình thuẩn có gai lõm. Một đầu tròn lớn, một đầu nhỏ có lỗ, nơi đây bào tử sẽ nảy mầm cho ra khuẩn ty ăn luồn vào thân cây. Bào tử nấm tương tự như một loại phấn hoặc hạt mầm, có thể phát triển thành một cây nấm hoàn chỉnh, nhưng khác ở chỗ nó được cấu tạo từ một tế bào duy nhất. Đường kính của bào tử nấm Linh chi chỉ từ 5 – 8 µm. So sánh cùng trọng lượng, bào tử nấm Linh chi có dược tính mạnh hơn quả thể 75 lần, gồm các dược chất thiên nhiên như triterpenoids, polysaccharides (β - D - glucans), germannium và các hoạt chất khác. Cuống nấm: cuống nấm đặc và cứng, sậm màu, bám vào đài vật như thân cây. Chân nấm có thể dài cũng có thể ngắn, là bộ phận giúp nấm lấy chất dinh dưỡng. A B -4-
- Đồ án tốt nghiệp C D Hình 1.2. Hình thái quả thể nấm Linh chi đỏ: A: Nấm mọc tự nhiên; B: Nấm trồng nhân tạo; C: Bào tử nấm; D: Hình thái cấu trúc giải phẫu nấm. 1.1.3. Thành phần hóa học và giá trị dược liệu của nấm Linh chi đỏ Thành phần trong nấm Linh chi tươi thì nước là chủ yếu, chiếm 90% khối lượng. Trong 10% còn lại thì protein chiếm 10 - 40%, chất béo chiếm từ 2 - 8%, carbohydrate chiếm 3 - 28%, chất xơ chiếm 3 - 32%, hàm lượng tro chiếm 8 - 10%. Ngoài ra, nấm Linh chi còn có các thành phần vi lượng như một số loại vitamin và các khoáng chất khác nhau như là kali, can-xi, phốt pho, magiê, selen, sắt, kẽm…(Borchers và cộng sự, 1999). Trong một nghiên cứu của các thành phần không bay hơi của Linh chi cho thấy rằng nấm chứa tro 1,8%, 26 - 28% carbohydrate, 3 - 5% chất béo thô, 59% chất xơ thô, và 7 - 8% protein thô (Mau và cộng sự, 2001). Hàm lượng của protein trong nấm Linh chi khoảng 7 - 8%, thấp hơn so với nhiều loại nấm khác (Chang và cộng sự, 1996; Mau và cộng sự, 2001). Đặc biệt thành phần protein của nấm Linh chi có rất nhiều các amino acid thiết yếu nhất là lysine và leucine. Hàm lượng chất béo tổng thấp nhưng chứa nhiều acid béo không bão hòa nhiều nối đôi, đây là các hợp chất rất có lợi cho sức khỏe của con người (Chang và cộng sự, 1996 ; Borchers và cộng sự, 1999). Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất sinh học có tác dụng dược lý trong nấm Linh chi bao gồm các nhóm chính: polysaccharides, triterpenoids, protein, peptide, adenosine và nucleoside ( Zhou và -5-
- Đồ án tốt nghiệp cộng sự, 2007; Zhang W và cộng sự, 2008). Đến nay, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào nhóm polysaccharides và nhóm triterpenoids. Hơn 200 polysaccharides đã được phân lập từ quả thể và sợi nấm của loại nấm này, trong số đó β - 1 - 3 và β - 1 - 6 D - glucans là những thành phần có hoạt tính sinh học chính (Bao X và cộng sự, 2002). Nhiều tác dụng dược lý của chúng chẳng hạn như điều hoà miễn dịch, chống oxy hóa, hoạt động kháng u…đã được chứng minh trong nhiều mô hình động vật (Gou L và cộng sự, 2009; Chang KC và cộng sự, 2007). Cho đến nay, hơn 130 triterpenes đã được phân lập từ G. lucidum và các hợp chất này được chú ý do tác dụng bảo vệ gan, ức chế sự tăng trưởng khối u (Kimura Y và cộng sự, 2002). Đặc biệt trong nấm Linh chi, có hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm đến 5 – 8 lần) (Boh B và cộng sự, 2007). Ngoài ra, nấm Linh chi cũng có chứa một mạng lưới chitin, đây là thành phần mà cơ thể người không tiêu hóa được và đóng vai trò tạo nên độ cứng cáp cho nấm Linh chi (Upton và cộng sự, 2000). 1.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm Linh chi trên thế giới và Việt Nam Linh chi đã được dùng cách đây hàng ngàn năm và đã được chọn lọc thành những chủng thương phẩm, trồng nhiều ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Năm 1997 sản lượng Linh chi được thống kê trên thế giới như sau: 4.300 tấn trong đó Trung Quốc sản xuất đã là 3.000 tấn. Hàn Quốc là nước sản xuất Linh chi nhiều thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, sản lượng của Hàn Quốc năm 1998 là 1307 tấn. Hơn 90 thương hiệu của các sản phẩm Gerdonama lucidum đã được đăng kí và bán trên thị trường quốc tế (Lin S, 2000). Tiêu thụ trên toàn thế giới hiện nay ước tính khoảng vài ngàn tấn và thị trường đang phát triển nhanh chóng. Mặc dù không có những dữ liệu gần đây công bố liên quan đến tổng giá trị các sản phẩm Linh chi trên thế giới nhưng năm 1995, tổng giá trị ước tính hàng năm được đưa ra bởi các nguồn thương mại khác nhau là 1628 triệu USD (Chang và Buswell, 1999). Nhiều sản phẩm -6-
- Đồ án tốt nghiệp Gerdonama lucidum được sản xuất từ các bộ phận khác nhau của nấm, hiện đang có sẵn trên thị trường (Chang và Buswell, 2008). Tại Việt Nam, nấm Linh chi thương phẩm được trồng đầu tiên năm 1987 tại “Trung tâm nghiên cứu Linh chi và nấm dược liệu Tp.HCM”. Sau đó, phong trào trồng nấm Linh chi dần dần lan rộng khắp cả nước. Sau 25 năm, sản lượng Linh chi của cả nước ước chừng 50 tấn/ năm. Trong đó, Trung tâm đã là 30 tấn, còn 20 tấn còn lại là do các trang trại hoặc các hộ nông dân của các tỉnh trồng. Hiện nay trên thị trường cả nước và nhất là thành phố Hồ Chí Minh bày bán các sản phẩm được chế biến từ Linh chi và nhiều nhất là tai nấm Linh chi. Linh chi có nhiều chủng loại, giá bán thị trường tùy thuộc vào chất lượng và giá trị sử dụng của nấm, hiện nay giá nấm cao nhất là nấm có nguồn gốc Hàn Quốc. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ Linh chi ở Việt Nam tương đối khó do phải bảo đảm chất lượng và giá thành còn cao so với thu nhập kinh tế của người dân Việt Nam nên phong trào trồng Linh chi ở Việt Nam không được mạnh so với các nước trong khu vực. 1.1.5. Nấm bệnh thường gặp trong trồng nấm (Lê Duy Thắng, 2005) Tương tự như bất kì loại vật nuôi hay cây trồng nào khác, nấm cũng có thể bị rất nhiều bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh làm giảm sản lượng và chất lượng nấm, nghiêm trọng hơn là gây thất thu cho người trồng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của quá trình nuôi trồng nấm và có 2 dạng chủ yếu là bệnh sinh lý và bệnh nhiễm. Bệnh sinh lý là do sợi tơ nấm rất mỏng manh và yếu ớt nên dễ bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, pH, oxy...và cả độ ẩm của môi trường. Thường tơ yếu dần đến khi sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh và chết. Bệnh nhiễm với yếu tố gây bệnh rất đa dạng đa số là các nhóm vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc, nấm nhầy… Trong đó, vi khuẩn và nấm mốc có tốc độ sinh sản nhanh, đặc biệt bào tử nấm mốc phát tán rộng nên khả năng lây nhiễm của chúng thường nhiều hơn. Các tác nhân này ảnh hưởng gián tiếp đến sinh trưởng và phát triển của nấm, bằng cách cạnh tranh dinh dưỡng, sống kí sinh hút dinh dưỡng hay thay đổi pH của môi trường…Hậu quả là tai nấm mọc chậm, thưa, thậm chí ngừng lại. Quả thể -7-
- Đồ án tốt nghiệp không tạo thành hoặc dị dạng, năng suất giảm. Bên cạnh đó, cơ chất dùng nuôi cấy hoặc trồng nấm cũng có thể là thức ăn cho nhiều loại vi sinh vật khác. Đối với nhiễm bịch phôi có thể gặp mốc cam Neuroora.sp, đây là mốc hoại sinh, xuất hiện giai đoạn đầu sau cấy giống. Mốc tăng trưởng nhanh sinh tơ ăn đầy bịch phôi, tơ có màu vàng hoặc hồng. Sau đó xuất hiện khối thịt nấm màu cam qua miệng bịch hoặc vết rách trên bịch. Bệnh lây lan nhanh nên cần cô lập và dập ngay nguồn bệnh. Tác nhân gây bệnh khác có thể gặp trong nuôi trồng là nấm nhầy Exomycetes. Nguyên nhân do vệ sinh kém, nơi trồng ẩm ướt, nhà trồng hoặc dàn kệ bằng gỗ hay nguyên liệu xử lý không tốt. Bệnh biểu hiện dạng bọt trắng hay đục sữa, nhưng phổ biến vẫn là những vết lan thành hình rễ cây màu trắng hoặc vàng. Thể sinh sản gồm các túi mang bào tử. Bệnh làm giảm chất lượng nấm và cạnh tranh một phần thức ăn, nhưng nấm vẫn có thể tạo tai và phát triển bình thường. Ngoài ra, nấm có thể bị bệnh mốc xanh gây ra bởi loài Trichoderma, là một vấn đề nghiêm trọng cho những người trồng nấm trên toàn thế giới, bao gồm Croatia (Hatvani L và cộng sự, 2012). Nhiều chủng nấm Trichoderma được phân lập xem như là tác nhân kí sinh gây bệnh trên nấm nút trắng (Agaricus biorus sp.) và nấm sò (Pleurotus ostreatus) nhiễm mốc xanh ở Croatia. Một nghiên cứu công bố loài Trichoderma longibrachiatum là tác nhân gây bệnh nấm mốc xanh làm thiệt hại đáng kể trong sản xuất nấm trồng, bao gồm nấm nút trắng (Agaricus biorus sp.) và nấm sò (Pleurotus ostreatus) (Kredics và cộng sự, 2010). Đây là nấm mốc kí sinh và khả năng gây hại rất lớn, thậm chí trên cả tai nấm (Linh chi) (Lê Duy Thắng, 2005). Theo A. K. Mukherjee và cộng sự (2014) khi nghiên cứu tiềm năng kiểm soát sinh học của các chủng Trichoderma phân lập trên nấm hoang dã và vỏ cây cũng cho thấy chủng Trichoderma harzianum CICR-G được phân lập và xem là một tác nhân kí sinh gây bệnh trên nấm Linh chi ngoài tự nhiên. -8-
- Đồ án tốt nghiệp A B C Hình 1.3. Nấm bệnh thường gặp trong trồng nấm: A: Nấm mốc cam Neurospora sp. nhiễm trên miệng bọc phôi trồng nấm; B: Nấm nhầy Exomycetes sp. nhiễm trên phôi trổng nấm tạo; C: Nấm Trichoderma sp. kí sinh trên tai nấm Linh chi. Trong nuôi trồng, nhiều khi xuất hiện những nấm ngoài ý muốn, gọi là nấm dại. Nấm dại thực ra là một trong những loài nấm lớn. Chúng có sẵn trong nguyên liệu, do không khử trùng hoặc khử trùng không đúng quy cách, bào tử của những nấm này tồn tại và phát sinh trở lại trên cơ chất trồng nấm. Bào tử nấm dại cũng có thể xâm nhập vào qui trình trồng nấm ở một giai đoạn nào đó. Chúng phát triển và cạnh tranh thức ăn với nấm trồng, kết quả làm sản lượng giảm và đôi khi cản trở sự phát sinh quả thể của nấm trồng. Thường gặp nhất là loài Coprinus (nấm đậu...). Quả thể nấm tương tự nấm rơm, tai nấm lúc non dạng búp, trưởng thành có dạng dù, nhưng mau tàn, mũ nhanh chóng chảy rữa ra thành dịch nước đen, nên còn có tên gọi nấm mực hoặc hắc thủ… Nấm phát triển tốt trên cơ chất có nhiều urê, pH thấp và độ ẩm cao, là một trong những đối tượng cạnh tranh với nấm rơm và một số loài nấm trồng khác. Ngoài Coprinus, nhiều loài nấm phá hoại gỗ khác, như Schizophyllum commun, Trametes sp., Poria sp., Hypoxylon sp.…. Các loài này chủ yếu cạnh tranh về thức ăn với nấm trồng và thường xuất hiện khi trồng với gỗ khúc… -9-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng nấm mốc sinh Aflatoxin Aspergillus spp.
145 p | 90 | 17
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và tuyển chọn Lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản xuất probiotic
62 p | 45 | 16
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập Bacillus subtilis từ ruột cá
73 p | 82 | 15
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập, chọn lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu CO2 và định hướng làm giảm hiệu ứng nhà kính
75 p | 43 | 12
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay thế giai đoạn lên men chao truyền thống hiện nay
68 p | 39 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng Azotobacter spp trong đất trồng phục vụ sản xuất phân bón vi sinh
59 p | 47 | 9
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập các chủng Trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đối kháng của chúng với nấm Phytophthora palmivora gây thối quả cacao
87 p | 49 | 9
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và định danh vùng gen ITS của nấm men nhiễm bệnh trên da chó nuôi tại TP. Hồ Chí Minh
64 p | 45 | 9
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập nấm Paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng phòng trừ bọ phấn trắng, tuyến trùng của các chủng thu nhận được
133 p | 48 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và tuyển chọn các chủng Bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
242 p | 42 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
144 p | 51 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và khảo sát hoạt tính sinh học của Photorhabdus spp. và Xenorhabdus spp. từ Heterorhabditis indica và Steinernema guangdongense
49 p | 32 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phản nitrate chịu mặn xử lý nitơ trong nước thải chế biến thủy sản
100 p | 37 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và khảo sát hiệu quả của nấm Mycorhiza đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô
88 p | 44 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân tích cấu tạo nguyên lý hoạt động và các lỗi hư hỏng thường gặp trong quá trình lắp ráp tivi LCD
79 p | 14 | 6
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh Aflatoxin
111 p | 44 | 6
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập chủng vi khuẩn có khả năng xử lý nitrate trong nước thải công nghiệp
63 p | 48 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn