Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và định danh vùng gen ITS của nấm men nhiễm bệnh trên da chó nuôi tại TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 9
download
Đồ án tốt nghiệp này được thực hiện với mục tiêu nhằm cung cấp những thông tin chính xác về một số chủng nấm men nhiễm bệnh da trên chó cũng như khả năng lây lan của chúng sang con người, nhằm tăng khả năng điều trị và phòng ngừa lây lan khi chó bị nhiễm những loại nấm men trên. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và định danh vùng gen ITS của nấm men nhiễm bệnh trên da chó nuôi tại TP. Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH VÙNG GEN ITS CỦA NẤM MEN NHIỄM BỆNH TRÊN DA CHÓ NUÔI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC- THỰC PHẨM- MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn: Ts. Hoàng Quốc Khánh Ngô Đức Duy Sinh viên thực hiện: Huỳnh Long Thủ MSSV: 1051110154 Lớp: 10DSH01 TP. Hồ Chí Minh, 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Huỳnh Long Thủ, là sinh viên đại học chuyên ngành Công Nghệ Sinh Học, khóa 2010, tại trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan: ✓ Công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện. ✓ Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác hay trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong Luận văn tốt nghiệp của mình. SINH VIÊN Huỳnh Long Thủ
- Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH .................................................................... v MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4 1.1. Tình hình nuôi chó .................................................................................................. 4 1.1.1. Thống kê về số lượng chó trên thế giới ............................................................ 4 1.1.2. Tình hình nuôi chó ở Việt Nam ........................................................................ 5 1.2. Tổng quan về bệnh ngoài da ................................................................................... 6 1.2.1. Bệnh ngoài da trên chó .................................................................................... 6 1.2.2. Bệnh ngoài da của người ................................................................................. 7 1.3. Các tác nhân gây bệnh ............................................................................................ 7 1.3.1. Vi khuẩn ............................................................................................................ 7 1.3.1.1. Một số nhóm vi khuẩn gây bệnh ngoài da thường gặp ............................. 7 1.3.1.2. Các biểu hiện do nhóm vi khuẩn gây ra .................................................... 7 1.3.1.3. Khả năng lây lan sang người..................................................................... 8 1.3.2. Nấm men ........................................................................................................... 8 1.3.2.1. Các loài nấm men thường gây bệnh trên da chó ...................................... 8 1.3.2.2. Các biểu hiện bệnh do nhóm nấm men gây ra .......................................... 8 1.3.2.3. Khả năng lây lan sang người..................................................................... 9 1.3.3. Nấm sợi ............................................................................................................. 9 1.3.3.1. Một số nhóm nấm mốc gây bệnh thường gặp. .......................................... 9 1.3.3.2. Bệnh và các biểu hiện bệnh do các nhóm nấm mốc gây ra ...................... 9 1.4. Tổng quan về nấm men ......................................................................................... 10 1.4.1. Hình thái của tế bào nấm men ....................................................................... 10 1.4.2. Dinh dưỡng và sinh trưởng của nấm men ..................................................... 10 i
- Đồ án tốt nghiệp 1.4.3. Sinh sản của nấm men .................................................................................... 11 1.4.4. Nấm men gây bệnh ......................................................................................... 12 1.5. Những nghiên cứu trên thế giới về nấm men gây bệnh ....................................... 12 1.6. Định danh nấm men .............................................................................................. 13 1.6.1. Định danh nấm men bằng phương pháp truyền thống .................................. 14 1.6.1.1. Quan sát các đặc điểm hình thái ............................................................. 14 1.6.1.2. Khảo sát các đặc tính sinh lí, sinh thái ................................................... 14 1.6.2. Định danh nấm men bằng sinh học phân tử .................................................. 15 1.6.2.1 Đoạn gen rDNA ........................................................................................ 15 1.6.2.2. Nhân gen và Kỹ thuật giải trình tự trong định danh loài ...................... 17 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................ 19 2.1. Vật liệu và thiết bị ................................................................................................. 19 2.1.1. Dụng cụ........................................................................................................... 19 2.1.2. Thiết bị ............................................................................................................ 19 2.1.3. Vật liệu ............................................................................................................ 19 2.1.3.1. Nguồn phân lập ........................................................................................ 19 2.1.3.2. Hóa chất ................................................................................................... 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 21 2.2.1. Phân lập nấm men gây bệnh .......................................................................... 21 2.2.2. Quan sát hình thái nấm men .......................................................................... 22 2.2.2.1. Quan sát tế bào nấm men ........................................................................ 22 2.2.2.2. Quan sát khuẩn ty thật khuẩn ty giả ........................................................ 23 2.2.3. Sử dụng sinh học phân tử định danh nấm men .............................................. 24 2.2.3.1. Tách chiết DNA ........................................................................................ 24 2.2.3.2. Điện di ...................................................................................................... 24 2.2.3.3. Phản ứng PCR (Polymerase Chain Reaction) ........................................ 25 2.2.3.4. Giải trình tự và định danh mẫu nấm men ............................................... 29 ii
- Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ................................................................... 33 3.1. Kết quả hình thái học nấm men ............................................................................ 33 3.1.1 Kết quả khuẩn lạc ............................................................................................ 33 3.1.2. Kết quả hình ảnh tế bào sinh dưỡng .............................................................. 34 3.1.3. Kết quả quan sát tế bào sinh sản ................................................................... 35 3.1.4. Kết quả quan sát khuẩn ty .............................................................................. 35 3.2. Kết quả li trích, thu nhận và nhân bản đoạn gen ITS rDNA của nấm men ......... 36 3.2.1. Kết quả ly trích và thu nhận bộ gen của nấm men ........................................ 36 3.2.2. Kết quả nhân bản đoạn gen bảo tồn ITS rDNA của nấm men ...................... 36 3.3. Kết quả so sánh vùng gen bảo tồn ITS rDNA của nấm men trên ngân hàng gen NCBI và thiết lập cây phân loài ................................................................................... 37 3.3.1. Kết quả Giải trình tự vùng gen ITS rDNA của 4 mẫu nấm men ................... 37 3.3.2. Kết quả so sánh trình tự ITS rDNA trên ngân hàng gen NCBI và xây dựng cây phân loài............................................................................................................. 39 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 43 4.1. Kết luận ................................................................................................................. 43 4.2. Đề nghị .................................................................................................................. 43 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 45 iii
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bp Base Pair DNA Deoxyribonucleotide Acid EDTA Ethylene- diamine-Tetraacetic-Acid PCR Polymerase Chain Reatio PDA Potato Dextrose Agar TAE Tris-Acetic acid- Ethylenediamine- Tetraacetae TE Tris- Ethylenediamine- Tetraacet iv
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH Bảng Bảng 1.1 Phát hiện về nấm men gây bệnh từ năm 1989 đến 1993…………..………..13 Bảng 1.2 Internal transcribed spacer region (ITS region, including the 5.8S gene)…..17 Bảng 3.1 Hình ảnh kết quả hình thái khuẩn lạc ………………………………………33 Bảng 3.2 Hình ảnh tế bào sinh dưỡng…………………………………………………34 Bảng 3.3 Hình ảnh tế bào sinh sản của nấm men……………………………………...35 Bảng 3.4 Hình ảnh quan sát khuẩn ty …………………………...……………..……..35 Hình ảnh Hình 1.1 Bảng đồ primer ITS……………………………………………..…………..17 Hình 3.1 Kết quả kiểm tra ly trích bộ gen của 4 mẫu nấm men………..……………..36 Hình 3.2 Kết quả sản phẩm PCR ……………………………………….…………….37 Hình 3.3 Kết quả sản phẩm PCR M23-2 ……………………………………..………37 Hình 3.4 Cây phát sinh loài dựa trên so sánh trình tự vùng gen ITS rDNA của các chủng nấm men phân lập( M9-1, M9-5, M11-1, M23-2) và các loài nấm men trong ngân hàng gen……………………………………………………………………………………..39 v
- Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chó là người bạn thân thiết của con người, con người tiếp xúc với chó gần như là mọi lúc, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Chính vì thế mà việc lây nhiễm những căn bệnh nguy hiểm của chó sang người là một vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay, khi nhu cầu sở hữu một con chó làm thú cưng của con người ngày càng cao, về đa dạng, chủng loài và số lượng ngày càng nhiều, cùng với điều kiện nuôi đa dạng cho nên có nhiều hơn căn bệnh xuất hiện trên chó và có khả năng lây lan sang người. Trong các căn bệnh dễ lây lan sang người thì các căn bệnh ngoài da trên chó là những bệnh dễ tấn công sang người nhất. Vì chỉ cần thông qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp, và trong một điều kiện thích hợp thì con người cũng bị lây nhiễm. Có nhiều tác nhân gây bệnh ngoài da trên chó, trong đó nấm men cũng là một tác nhân quan trọng có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho chó và cả con người. Vì thế để xác định được các loài nấm men đó thì trong khóa luận này sẽ tiến hành phân lập và bước đầu định danh bằng kỹ thuật sinh học phân tử trên vùng gen ITS rDNA nhằm xác định một số chủng nấm men nhiễm bệnh da trên chó nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục đích nghiên cứu ✓ Cung cấp những thông tin chính xác về một số chủng nấm men nhiễm bệnh da trên chó cũng như khả năng lây lan của chúng sang con người, nhằm tăng khả năng điều trị và phòng ngừa lây lan khi chó bị nhiễm những loại nấm men trên. 1
- Đồ án tốt nghiệp ✓ Tạo nguồn giống nấm men thuần cho những nghiên cứu chuyên sâu về bệnh học của các loài nấm men đã định danh được. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ✓ Phân lập được một số nấm men nhiễm bệnh da trên chó nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh. ✓ Định danh nấm men bằng phương pháp sinh học phân tử dựa trên việc giải trình tự đoạn gen ITS rDNA của nấm men. ✓ Bước đầu xác định khả năng gây bệnh của các loài nấm men đã định danh dựa trên các nghiên cứu trên thế giới. 4. Phương pháp nghiên cứu ✓ Sử dụng phương pháp sinh học phân tử giải trình tự đoạn gen bảo tồn ITS rDNA của nấm men để định danh nấm men. ✓ Các tài liệu phục vụ nghiên cứu được tham khảo từ các nghiên cứu, các bài báo khoa học, các luận văn khoa học được sưu tầm trên internet. ✓ Đề tài có sử dụng các phần mềm: BioEdit 7.2.5.0, MEGA5 5.0.1.120, seaview4 4.32.0.0 ✓ Ngân hàng gen http://blast.ncbi.nlm.nih.gov/ 5. Các kết quả đạt được Sau quá trình nghiên cứu đề tài đã phân lập và định danh được 4 loài nấm men, dựa trên các nghiên cứu trên thế giới thì bước đầu nhận định cả 4 loài nấm men này đều có khả năng gây bệnh nguy hiểm trên chó và cả con người. 6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 4 chương 2
- Đồ án tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan tài liệu Trình bày những thông tin liên quan đến chó, nấm men và các thông tin về phương pháp sinh học phân tử đã được sử dụng trong định danh nấm men. Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Trình bày toàn bộ những nguyên vật liệu, địa điểm, máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu và toàn bộ các quy trình, thao tác thực hiện các phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả và biện luận Trình bày những kết quả chi tiết của toàn bộ quá trình thực hiện nhiên cứu. Chương 4: Kết luận và đề nghị Tổng kết lại những kết quả nghiên cứu đã đạt được và đưa ra những đề nghị liên quan nhằm hoàn thiện đề tài. 3
- Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nuôi chó Ngay từ thời tiền sử, khi loài người còn phải sống bằng các phương thức săn bắt, hái lượm, sống trong hang động. Khi tìm ra lửa, con người đã biết chế biến thức ăn đầu tiên bằng phương pháp nướng thịt thú rừng và sản phẩm thừa là xương động vật, đó là món khoái khẩu của chó rừng, một loài động vật có khứu giác rất phát triển. Đó chính là nguyên nhân khiến loài người và loài chó "tiếp cận" với nhau và cùng chung sống. Chó nhờ vào bản năng tự nhiên rất thính tai, thính mũi, có thể tìm ra được dấu vết cũng như khả năng nhìn trong bóng đêm rõ hơn con người, rất tỉnh ngủ, có trí thông minh và dễ huấn luyện.Vì thế con người đã sớm biết sử dụng chó để bảo vệ cho mình. Chó lại là một giống vật có tình nghĩa nhất khi so sánh với các con vật khác đã sống gần gũi với con người như trâu, bò, ngựa v.v… 1.1.1. Thống kê về số lượng chó trên thế giới Số lượng chó được con người nuôi trên thế giới là một con số thống kê rất khó để đạt độ chính xác cao, vì ở một số quốc gia đặc biệt các quốc gia ở châu Á và châu Phi thì chó được nuôi một cách tự do, có nghĩa là không có bất cứ một hệ thống quản lý nào nhằm quản lý và kiểm soát số lượng chó của người dân. Tuy nhiên trong một nỗ lực nghiên cứu thị trường, nhằm đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm vật nuôi của Mỹ, đã đưa ra được một số thống kê sơ bộ về số lượng chó trên thế giới. Theo đó Mỹ là quốc gia đứng đầu về số lượng chó mà người dân họ sở hữu, với 42,5 triệu hộ gia đình ở Mỹ nuôi một hoặc nhiều con chó và tổng số chó trong cả nước là 73 triệu con. Canada có 6 triệu con chó. [1] Các nước Tây Âu cũng sở hữu 43 triệu con trong đó: đứng đầu là Pháp 8,8 triệu con chó, cả Ý và Balan có 7,5 triệu, Anh có 6,8 triệu. Ở Đông Âu, Nga hiện có 12 triệu 4
- Đồ án tốt nghiệp con chó trong khi Ukraina cũng có 5,1 triệu con chó. Ở Nam Mỹ thì Brazil với 30 triệu con, Argentina 6,5 triệu con, Columbia 5 triệu con. [1] Ở châu Á và châu Úc thì việc thống kê số lượng chó gặp nhiều khó khăn khi việc đăng ký sở hữu chó là một điều không cần thiết ở nhiều quốc gia trên châu lục này. Nhưng theo ước tính Trung Quốc có khoảng 110 triệu con chó, Ấn Độ có khoảng 32 triệu con, Úc khoảng 4 triệu con. Các con số trên là chưa tính tới số lượng chó sống tự do và đi hoang. Tuy nhiên, Nhật Bản lại là quốc gia thuộc châu Á quản lý chặt chẽ nhất số lượng chó nuôi của người dân theo ước tính là khoảng 9,5 triệu con. [1] Ở châu Phi, theo những thống kê của tổ chức Y tế thế giới về số lượng chó nhằm kiểm soát bệnh dại trên người đang gia tăng, thì có khoảng 78 triệu con chó trên toàn châu lục và trong số đó có tới 70 triệu con là chó hoang vô chủ. [1] 1.1.2. Tình hình nuôi chó ở Việt Nam Ở Việt Nam, việc nuôi chó mèo và chim cảnh trong gia đình đã có từ lâu đời. Hầu như trong mỗi gia đình nào của người dân nước ta cũng đều nuôi chó và mèo, với chức năng chính là bảo vệ, diệt chuột… Ngày nay, khi nền kinh tế đã tương đối phát triển, nghề nuôi chim, thú cảnh trong nhà càng phát triển, nhất là ở các thành phố lớn. Gần đây, ở nước ta việc sử dụng chó nghiệp vụ vào công tác an ninh quốc phòng đã và đang phát triển theo nhu cầu bảo vệ các xí nghiệp, cơ quan, cơ sở nông nghiệp, kho tàng và mục tiêu quân sự. Số người yêu thích chó nghiệp vụ và chó làm cảnh ngày một tăng. Vì vậy số lượng chó béc giê và các giống chó cảnh châu Âu trong các gia đình, nhất là ở thành phố lớn ngày càng tăng. Việc chăn nuôi chó nghiệp vụ tập trung ở các trường huấn luyện nghiệp vụ và chó cảnh trong các gia đình, trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn nhất là dịch bệnh làm chó chết. Vì vậy số lượng chó nghiệp vụ và chó cảnh tăng lên rất chậm. 5
- Đồ án tốt nghiệp Nước ta có 2 trung tâm chăn nuôi giống chó nghiệp vụ thuần là giống chó của Nga và Đức. Bên cạnh đó, có một số địa phương chú ý phát triển giống chó nghiệp vụ lai có chất lượng tốt. Ngày 19-01-2009, Bộ Nội vụ đã ban hành quyết định số 71 QĐ/BNV về việc thành lập Hiệp hội nuôi chó giống Việt Nam (Vietnam kennel Association-VKA). Về việc quản lý số lượng chó thì ở Việt Nam gần đây cũng đã đưa ra một quyết định, trong đó quy định chủ sở hữu chó phải đến UBND để đăng ký và được cấp số (Quyết định số 2891/QĐ-BNN-TY ngày 14/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về phê duyệt kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2012) [32]. Tuy nhiên cũng như một số nước ở châu Á thì người dân vẫn có tâm lý rất thoải mái trong việc nuôi và sở hữu chó và thường không quan tấm tới các điều lệ về việc nuôi và sở hữu chó. 1.2. Tổng quan về bệnh ngoài da 1.2.1. Bệnh ngoài da trên chó Chó là vật nuôi rất gần gũi với con người và được cho là trung thành nhất với con người. Tuy nhiên nếu việc chăm sóc người bạn này không tốt thì chúng rất dễ mắc bệnh. Cũng giống con người, chó rất dễ mắc một số bệnh về đường tiêu hóa dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, chán ăn, tụt cân. Chó cũng dễ mắc các bệnh về hô hấp với các triệu chứng tương tự con người như sổ mũi, nghẹt mũi khó thở. Và chó cũng thường xuyên mắc các căn bệnh nghiêm trọng liên quan đế nội tạng như gan, phổi, tim hay các bệnh về xương khớp v.v…. Trong các căn bệnh thường gặp ở chó có thể nói căn bệnh đáng lo ngại nhất đối với con người là các căn bệnh ngoài da ở chó. Vì con người thường xuyên gần gũi và tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chó nên việc một con chó bị bệnh ngoài da là một điều đáng lo ngại vì tính chất lây lan của các căn bệnh đó. 6
- Đồ án tốt nghiệp Các bệnh ngoài da tuy ít ảnh hưởng đến tính mạng của chó nhưng chúng lại gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên cơ thể chó và có nguy cơ ảnh hưởng đến con người. Các triệu chứng thường thấy cục bộ ở các vùng da như: rụng lông, đỏ tấy có chảy nước dịch hoặc dịch mủ màu vàng, da dầy hóa bì, loét sùi. Con vật khó chịu, ngứa ngáy hay gãi, kêu rên, thần kinh không ổn định, lở loét ở vùng cổ, chân, kẻ móng, mũi, mặt, tai. Có mùi hôi tanh khó chịu. 1.2.2. Bệnh ngoài da của người Là những bệnh thường gặp do nhiều tác nhân gây ra, bệnh thường chỉ gây thương tổn trên da và rất ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số bệnh thường gặp là: ghẻ, nấm cạn, nhiễm trùng da thông thường, mụn trứng cá, chàm, vẩy nến, luput đỏ, bệnh lao da. 1.3. Các tác nhân gây bệnh 1.3.1. Vi khuẩn 1.3.1.1. Một số nhóm vi khuẩn gây bệnh ngoài da thường gặp Các tác nhân gây bệnh ngoài da trên chó thường thuộc các nhóm: Staphylococcus, Micrococcus, Bacillus , Escherichia, Pseudomonas, Proteus. 1.3.1.2. Các biểu hiện do nhóm vi khuẩn gây ra Các nhóm vi khuẩn trên thường gây nên các triệu chứng về viêm bề mặt da của chó. Trong điều kiện bình thường da chó luôn có cơ chế để vô hiệu hóa các vi khuẩn cũng như các yêu tố vi sinh vật gây bệnh khác. Nhưng trong trường hợp da bị tổn thương do va chạm cơ học tạo chỗ hở trên bề mặt da làm thay đổi điều kiện sinh lý trên 7
- Đồ án tốt nghiệp bề mặt da, lúc đó các vi sinh vật gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập, gây bệnh trên da chó và có một số biểu hiện của viêm da do vi khuẩn như sau: Viêm da mủ bề mặt: là những dấu hiệu trên bề mặt đặc trưng bởi vết loét và xói mòn, bao gồm viêm da ẩm cấp tính (viêm da chấn thương) và viêm da nếp gấp (hăm da). [33] Viêm da mủ cạn: bao gồm những phần trên bề mặt của nang lông và biểu bì kể cả bệnh chốc lở (viêm da mủ trên chó con) và viêm nang lông do vi khuẩn bề mặt (mụn mủ với phần lông lồi ra). [33] Viêm da mủ sâu: bao gồm những phần dưới của nang lông và chân bì kể cả viêm nang lông sâu, mụn nhọt và viêm mô tế bào, như viêm mủ mũi, mụn trên chó, viêm bì móng. [33] 1.3.1.3. Khả năng lây lan sang người Các loại vi khuẩn trên thường có khả năng lây lan từ chó sang người. Và một điều đáng quan tâm là những tổn thương do chúng gây ra khi lây lan sang người còn nguy hiểm hơn trên chó như staphylococcus aureus gây các bệnh mụn nhọt ngoài da, viêm phổi, áp xe phổi, nhiễm khuẩn huyết. Bệnh rất nặng, rất dễ gây tử vong. Các vi khuẩn như Proteus vulgaris có khả năng gây nên các bệnh trên đường tiểu như viêm cầu thận, sỏi thận cấp, viêm bàng quang , v.v… 1.3.2. Nấm men 1.3.2.1. Các loài nấm men thường gây bệnh trên da chó Các loài nấm men Melasezia vàCandida là 2 loài được xác định thường xuyên nhất trong các trường hợp chó bị bệnh ngoài da. [2] 1.3.2.2. Các biểu hiện bệnh do nhóm nấm men gây ra 8
- Đồ án tốt nghiệp Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi những vẩy trắng, hay màng giả trên niêm mạc miệng hay lưỡi, đôi khi lan cả đến môi, bệnh tích thường nổi lên với sự sung huyết ở xung quanh và bên ngoài còn ở dưới thì loét, những bệnh tích này có thể lan tràn đến hầu hoặc thực quản. 1.3.2.3. Khả năng lây lan sang người Loài nấm men Candida có thể lây lan sang người thông qua tiếp xúc gián tiếp hay trực tiếp. Khi lây sang người chúng có khả năng gây ra các tổn hại giống như ở chó. Ngoài ra chúng còn có khả năng gây tổn thương cho cơ quan sinh dục của người. Đặc biệt khi gây bệnh trên cơ thể người bị suy giảm miễn dịch (người bị nhiễm HIV, đang điều trị ung thư, cấy gép tủy) thì chúng trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu bởi những thương tổn lan toàn thân mà chúng gây ra. 1.3.3. Nấm sợi 1.3.3.1. Một số nhóm nấm mốc gây bệnh thường gặp. Các nhóm nấm mốc gây bệnh ngoài da thường được phân lập trên da và lông chó là: Aspergillus, Microsporum, Trichophyton, Epidermophyton.[3] 1.3.3.2. Bệnh và các biểu hiện bệnh do các nhóm nấm mốc gây ra Chúng thường gây bệnh ở hốc mũi của chó. Chó bị nhiễm khi bị thương hoặc hít phải dị vật. Khi bị nhiễm nấm này sẽ sinh trưởng và sinh ra độc tố phá hủy lớp niêm mạc trong mũi, hình thành khối u sưng phòng, kèm theo các triệu chứng như viêm mũi, viêm xoang. Nếu bệnh kéo dài sẽ dẫn đến tử vong do gây tổn thương lên não [4]. Các nhóm nấm này gây rụng từng mảng lông, gãy sợi lông, nhất là vùng mặt, tai, ngứa ngáy 9
- Đồ án tốt nghiệp khó chịu, hay dùng móng gãi tai. Bệnh diễn biến chậm, lâu ngày gây viêm da bội nhiễm, viêm thận, nhiễm trùng máu và tử vong. 1.4. Tổng quan về nấm men Nấm men là vi sinh vật nhân thực, là một phần trong giới nấm với hơn 1500 loài đã được phát hiện. Tuy nhiên, theo ước tính thì con số đó chỉ chiếm 1% trong giới nấm đang tồn tại trên trái đất[5]. Đa số nấm men là đơn bào và một số loài còn có khả năng hình thành các chuỗi liên kết đa bào được gọi là khuẩn ty thật và khuẩn ty giả [6]. Nấm men có kích lớn hơn rất nhiều so sới các cộng đồng vi sinh khác. Nấm men có thể có lợi hoặc gây bệnh cho con người, chúng có mặt ở khắp mọi nơi và hiện diện nhiều nhất ở những nơi giàu nguồn đường như trái cây, một số loài còn được tìm thấy trong đất, trên cơ thể động vật, côn trùng. [7] 1.4.1. Hình thái của tế bào nấm men Nấm men là vi sinh vật điển hình cho nhóm nhân thật. Tế bào nấm men thường lớn gấp 10 lần so với tế bào vi khuẩn. Kích thước khoảng từ 2.5µm-10µm, do đó có thể quan sát rõ được dưới kính hiển vi quang học. Tùy loài nấm men mà tế bào có hình cầu, hình tròn, hình ô van, hình elip, hình thoi, hình chai, hình quả lê … Tuy nhiên hình dạng nấm men hầu như không ổn định, phụ thuộc vào tuổi của nấm men và điều kiện nuôi cấy. Saccharomyces cerevisiace có hình bầu dục khi nuôi ở môi trường giàu dinh dưỡng, còn nuôi trong điều kiện yếm khí thì nó có hình tròn, và ngược lại khi nuôi trong môi trường có oxy thì tế bào có hình thon dài. 1.4.2. Dinh dưỡng và sinh trưởng của nấm men Nấm men là nhóm vi sinh vật hóa dị dưỡng hữu cơ. Chúng sử dụng các hợp chất hữu cơ như là nguồn năng lượng duy nhất và không cần ánh sáng để phát triển. Những loại đường mà nấm men dễ sử dụng nhất là các đường đơn như glucose, fructose, hoặc 10
- Đồ án tốt nghiệp các đường đôi như saccharose, maltose, một vài loài còn có khả năng sử dụng các đường pentose, rượu và các hợp chất acid hữu cơ. [8] Hô hấp nấm men là hô hấp hiếu khí hoặc kỵ khí tùy nghi. Không giống như vi khuẩn nấm men không thể phát triển trong môi trường kỵ khí bắt buộc [8]. Nấm men sinh trưởng tốt trong môi trường trung tính hoặc hơi chua. Một số chủng nấm men có thể sinh trưởng ở độ cồn lên đến 10-11%. Các loài nấm men khác nhau thì có phạm vi nhiệt độ sinh trưởng khác nhau, có những loài có thể sống ở -2oC cũng có những loài có thể đạt ngưỡng 45oC. Chủng Leucosporidium frigidum phát triển ở -2 đến 20°C, Saccharomyces telluris ở 5- 35°C, và Candida slooffi tại 28-45°C [9]. Các tế bào có thể tồn tại trong điều kiện đông lạnh nhất định, với khả năng giảm theo thời gian. Trong phòng thí nghiệm nấm men được nuôi cấy và phát triển tốt trên các môi trường giàu nguồn đường như: Potato Dextrose Agar (PDA), Yeast Peptone Dextrose Agar(YPD), Sabouraud Agar… 1.4.3. Sinh sản của nấm men Nấm men giống như tất cả các loại nấm, có thể sinh sản vô tính và hữu tính. Nhưng hình thức phổ biến nhất là sinh sản vô tính bằng cách nảy chồi [10]. Nhân của tế bào mẹ chia tách thành một nhân con (nhân hoàn chỉnh) và di chuyển đến tế bào con. Chồi tiếp tục phát triển cho đến khi nó tách ra từ tế bào mẹ, tạo thành một tế bào mới [11]. Các tế bào còn được tạo ra qua hình thức sinh sản này thường nhỏ hơn tế bào mẹ. Cũng có một số loài nấm men sinh sản bằng hình thức phân bào và tạo ra hai tế bào con gần bằng nhau về kích thước. [10] Trong điều kiện môi trường nghèo dinh dưỡng các tế bào đơn bội sẽ chết, tuy nhiên trong cùng điều kiện đó, các tế bào lưỡng bội có thể sống sót nhờ tiếp hợp với nhau (sinh sản hữu tính) tạo thành hợp tử và các hợp tử phân chia thành các bào tử nằm 11
- Đồ án tốt nghiệp trong nang sau đó sẽ được phát tán ra ngoài khi nang chín. Nếu 2 tế bào nấm men có hình thái kích thước giống nhau tiếp hợp với nhau thì được gọi là tiếp hợp đẳng giao. Nếu 2 tế bào nấm men khác nhau thì gọi là tiếp hợp dị giao. 1.4.4. Nấm men gây bệnh Một số loài nấm men là tác nhân gây bệnh cơ hội có thể gây nhiễm trùng ở những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch. Cryptococcus neoformans và Cryptococcus gattii là tác nhân gây bệnh quan trọng của suy giảm miễn dịch người. Chúng là nguyên nhân gây ra hơn 600.000 ca tử vong cho những người đang điều trị HIV/AIDS [12]. Các tế bào được bao quanh bởi các nang khuẩn polysaccharide giúp chúng tránh bị phát hiện và tấn công bởi các tế bào bạch cầu. [13] Các nấm men thuộc chi Candida là một nhóm các tác nhân gây bệnh cơ hội thường gây ra các tác động bệnh lý lên miệng hoặc cơ quan sinh dục. Candida được tìm thấy như một vi sinh vật hội sinh sống trong các vùng nhầy và ẩm ướt trên cơ thể người và động vật máu nóng. Khi xâm nhập vào niêm mạc các tế bào nấm men nảy mầm gây kích ứng và biến đổi các mô gây nên các triệu chứng bệnh lý. 1.5. Những nghiên cứu trên thế giới về nấm men gây bệnh Trong thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, Hippocrates đã mô tả bệnh tưa miệng [14] và chính vì vậy ông được coi là người đầu tiên mô tả một triệu chứng nhiễm trùng nấm men. Đến năm 1839 nhờ sự xuất hiện của kính hiển vi và những nghiên cứu của Langenbeck và sau đó là Berg Gruby đã chứng minh Candida albicans là một tác nhân nấm men gây bệnh và ảnh hưởng đến tính mạng. Chúng là nấm men điểm hình được phân lập từ bệnh phẩm của những người bị bệnh. [15] Đến những năm 1960 với sự ra đời của các phương pháp điều trị ung thư, các biện pháp điều trị kháng sinh, đã vô tình làm bùng phát và tăng nguy cơ nhiễm trùng 12
- Đồ án tốt nghiệp nấm men nghiêm trọng. (Candida được chứng minh là ra các triệu chứng nhiểm trùng ở những người suy giảm miễn dịch). [16] Bảng 1.1 Phát hiện về nấm men gây bệnh từ năm 1989 đến 1993. Năm Các chủng phát hiện 1989 Malassezia vàTrichosporon là nấm bệnh cơ hội ngày càng được phát hiện nhiều hơn. [17] 1989 C. tropicalis, Malassezia spp, Hansenulaspp,T. beigelii. [18] 1989 Phổ của nấm men kết hợp với ung thư có nhiều sự thay đổi bao gồm T. beigelii, Saccharomyces spp, Torulopsis pintolopesii, Pichiafarinosa, và Rhodotorula spp. [19] 1992 Các báo cáo về Saccharomyce,Hansenula, Rhodotorula và Malassezia spp. Và C. glabrata. [20] 1993 Kết quả theo dõi từ năm 1980-1990 số ca nhiễm nấm C. albicans tăng từ (52%-60%), các loài khác giảm (21%-16%). [21] 1993 So sánh kết quả phân lập 15 tháng (1991-1992) với cùng kỳ (1987-1988) C. glabrata tăng gấp đôi, C. krusei tăng nhẹ; Tỷ lệ C. guilliermondii, C. lipolytica, và C. kefyrtăng. [22] 1.6. Định danh nấm men Có hai phương pháp để định danh nấm men là phương pháp truyền thống và phương pháp sinh học phân tử. Hiện nay, phương pháp được dùng nhiều nhất là sử dụng sinh học phân tử vì những ưu điểm như nhanh chóng, chính xác và hiệu quả cao. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng nấm mốc sinh Aflatoxin Aspergillus spp.
145 p | 90 | 17
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và tuyển chọn Lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản xuất probiotic
62 p | 45 | 16
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập Bacillus subtilis từ ruột cá
73 p | 82 | 15
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập, chọn lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu CO2 và định hướng làm giảm hiệu ứng nhà kính
75 p | 43 | 12
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay thế giai đoạn lên men chao truyền thống hiện nay
68 p | 39 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng Azotobacter spp trong đất trồng phục vụ sản xuất phân bón vi sinh
59 p | 47 | 9
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập các chủng Trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đối kháng của chúng với nấm Phytophthora palmivora gây thối quả cacao
87 p | 49 | 9
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập nấm Paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng phòng trừ bọ phấn trắng, tuyến trùng của các chủng thu nhận được
133 p | 48 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và tuyển chọn các chủng Bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
242 p | 42 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
144 p | 51 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và khảo sát hoạt tính sinh học của Photorhabdus spp. và Xenorhabdus spp. từ Heterorhabditis indica và Steinernema guangdongense
49 p | 32 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phản nitrate chịu mặn xử lý nitơ trong nước thải chế biến thủy sản
100 p | 37 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập các loài vi nấm kí sinh trên nấm Linh chi và đánh giá khả năng đối kháng nấm bệnh gây hại cây trồng của những loài có triển vọng
91 p | 39 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và khảo sát hiệu quả của nấm Mycorhiza đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô
88 p | 44 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân tích cấu tạo nguyên lý hoạt động và các lỗi hư hỏng thường gặp trong quá trình lắp ráp tivi LCD
79 p | 14 | 6
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh Aflatoxin
111 p | 44 | 6
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập chủng vi khuẩn có khả năng xử lý nitrate trong nước thải công nghiệp
63 p | 48 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn