Đồ án tốt nghiệp: Phân lập các chủng Trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đối kháng của chúng với nấm Phytophthora palmivora gây thối quả cacao
lượt xem 9
download
Đồ án tốt nghiệp này được thực hiện với mục tiêu nhằm phân lập được chủng nấm Phytophthora palmivora gây bệnh thối trái trên cacao; phân lập một số chủng nấm Trichoderma từ đất trồng cacao và xác định được một số đặc điểm sinh học của chúng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Phân lập các chủng Trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đối kháng của chúng với nấm Phytophthora palmivora gây thối quả cacao
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHÂN LẬP CÁC CHỦNG TRICHODERMA SPP. TỪ ĐẤT VƯỜN CACAO VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA CHÚNG VỚI NẤM PHYTOPHTHORA PALMIVORA GÂY THỐI QUẢ CACAO Ngành: CNSH – THỰC PHẨM – MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ HAI Sinh viên thực hiện : LÊ NHẬT ĐĂNG MSSV: 1151110082 Lớp: 11DSH03 - TP. Hồ Chí Minh, 2015 -
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả trong Đồ án là trung thực. Mọi thông tin trích dẫn trong Đồ án đều được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2015 Sinh viên thực hiện Lê Nhật Đăng
- LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn bên cạnh, cổ vũ, động viên tinh thần, tạo mọi điều kiện để tôi có thể học tập và hoàn thành tốt Đồ án tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Hai – Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học – Đại Học Công nghệ Tp HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi từ việc định hướng đề tài đến theo sát tiến trình thí nghiệm. Tôi đã học được nhiều điều hay ở cô về kiến thức chuyên môn cũng như lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm trong công việc, và cả tình yêu thương đối với mọi người. Cảm ơn thầy Huỳnh Văn Thành phụ trách phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học đã tạo mọi điều kiện về trong thiết bị thí nghiệm thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành tốt đẹp Đồ án này. Xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Công nghệ sinh học, Thực phẩm và Môi trường đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quan trọng tạo nền tảng kiến thức vững chắc để hoàn thành tốt Đồ án và sau này có thể ứng dụng vào công việc thực tiễn. Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em học tập và hoàn thành tốt khóa học 2010 – 2014. Và cuối cùng tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các bạn cùng làm khóa, các anh chị khóa 10, các em khóa 12 đã giúp tôi hoàn thành đồ án cũng như trao đổi kinh nghiệm làm việc trong quá trình làm đồ án. Tp. HCM, Ngày 10 tháng 8 năm 2015 Sinh viên thực hiện Lê Nhật Đăng
- Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC -------------- MỤC LỤC ............................................................................................................. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ v DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... vii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 1.1. Giới thiệu về cây cacao. .............................................................................. 3 1.1.1. Phân loại. ............................................................................................. 3 1.1.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................... 4 1.1.3. Đặc điểm sinh thái. .............................................................................. 5 1.1.4 Thành phần hóa học trái cacao................................................................. 6 1.1.5. Tình hình trồng và sản xuất cacao tại Việt Nam. ...................................... 6 1.1.6. Dịch hại trên cây cacao ........................................................................ 9 1.1.6.1. Côn trùng gây hại chính .................................................................... 9 1.1.6.2. Bệnh hại chính trên cacao. .............................................................. 10 1.2. Giới thiệu về nấm Phytophthora. ................................................................. 12 1.2.1. Vòng đời của nấm phytophthora ........................................................ 14 1.2.2. Đặc điểm hình thái của giống Phytophthora. ..................................... 14 1.2.3. Đặc tính chung của nhóm nấm Phytophthora spp. ............................ 15 1.2.4. Khả năng gây bệnh của Phytophthora trên thực vật ........................... 16 1.2.5. Bệnh thối quả gây hại trên cây cacao. ................................................ 22 1.2.5.1. Thời gian xuất hiện và nguồn lây bệnh............................................ 22 1.2.5.2. Triệu chứng bệnh. ........................................................................... 23 -i-
- Đồ án tốt nghiệp 1.2.5.3. Thiệt hại do bệnh gây ra. ................................................................. 23 1.2.5.4. Các nghiên cứu về bệnh thối trái trên cacao. ................................... 24 1.2.5.5. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh thối trái trên cacao.............. 24 1.3. Giới thiệu về nấm Trichoderma. ............................................................... 26 1.3.1. Phân loại: ........................................................................................... 26 1.3.2. Lịch sử nghiên cứu về Trichoderma. .................................................. 26 1.3.3. Cấu tạo tế bào Tricoderma spp. ......................................................... 27 1.3.4. Đặc điểm sinh học và sự phân bố của nấm Trichoderma spp. ........... 27 1.3.5. Đặc điểm hình thái của nấm Tricoderma spp. .................................... 29 1.3.6. Cơ chế đối kháng và vai trò nấm Trichoderma trong đất. ................... 29 1.3.6.1. Cơ chế ............................................................................................ 29 1.3.6.2. Nấm Trichoderma spp. trong phòng trừ sinh học bệnh hại cây trồng. .................................................................................................................... 31 1.3.6.3. Khả năng phân hủy chất hữu cơ của nấm Trichoderma spp. ............ 32 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 33 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 33 2.2. Vật liệu ..................................................................................................... 33 2.1.1. Nguồn mẫu phân lập .......................................................................... 33 2.1.1.1. Nguồn mẫu phân lập nấm bệnh ....................................................... 33 2.1.1.2. Nguồn phân lập nấm đối kháng Trichoderma sp. ............................ 33 2.2.3. Dụng cụ và thiết bị ............................................................................. 33 2.2.4. Hóa chất............................................................................................ 34 2.2.5. Các loại môi trường ............................................................................ 35 2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 37 2.4.1. Phương pháp phân lập nấm gây bệnh thối trái trên cacao. .................. 37 - ii -
- Đồ án tốt nghiệp 2.4.1.1. Phân lập từ mẫu trái cacao nhiễm bệnh thối trái. ............................. 37 2.4.3. Phương pháp quan sát hình thái sợi nấm. ........................................... 38 2.4.3.1. Quan sát đại thể nấm sợi ................................................................. 38 2.4.3.2. Quan sát vi thể nấm. ....................................................................... 38 2.4.3. Phương pháp lây bệnh nhân tạo kiểm chứng tác nhân gây bệnh theo quy tắc Koch. ..................................................................................................... 39 2.4.2. Phương pháp phân lập nấm đối kháng Trichoderma spp .................... 41 2.4.2.1. Các bước thu mẫu ........................................................................... 41 2.4.2.2. Các bước phân lập. ......................................................................... 41 2.4.2.3. Cấy truyền và làm thuần mẫu nấm Trichoderma. ............................ 42 2.4.3. Phương pháp quan sát hình thái sợi nấm. ........................................... 42 2.4.3.1. Quan sát đại thể nấm sợi. ................................................................ 42 2.4.3.2. Quan sát vi thể nấm. ....................................................................... 43 2.4.5. Định tính khả năng sinh enzyme ngoại bào (cellulase, chitinase) của các chủng nấm Trichoderma phân lập từ đất trồng cacao. .................................. 43 2.4.6. Khảo sát khả năng chịu mặn của các chủng nấm Trichoderma spp. ... 44 2.4.6. Khảo sát tính đối kháng của chủng nấm Trichoderma spp. với chủng nấm bệnh Phytophthora palmivora trong điều kiện in vitro. ........................ 44 2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................. 46 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................ 47 3.1. Phân lập nấm Phytophthora palmivora trên trái cacao. ............................. 47 3.1.1. Kết quả phân lập nấm Phytophthora palmivora. ................................ 47 3.1.2. Đặc điểm hình thái của chủng nấm bệnh. ........................................... 47 3.1.3. Kết quả lây bệnh nhân tạo theo quy tắc Koch ở điều kiện in vitro ...... 49 3.2. Kết quả phân lập một số chủng nấm Trichoderma từ đất trồng cacao. ....... 51 - iii -
- Đồ án tốt nghiệp 3.2.1. Kết quả phân lập Trichoderma từ đất trồng cacao. ............................. 51 3.2.2. Kết quả quan sát hình thái sợi nấm..................................................... 51 3.2.2.1. Đặc điểm hình thái chủng nấm Tcc1. .............................................. 51 3.2.2.2. Đặc điểm hỉnh thái chủng nấm Tcc2. .............................................. 52 3.2.2.3. Đặc điểm hình thái chủng nấm Tcc3. .............................................. 53 3.2.2.4. Đặc điểm hình thái chủng nấm Tcc4. .............................................. 55 3.2.2.5. Đặc điểm hình thái chủng nấm Tcc5. .............................................. 56 3.2.2.6. Đặc điểm hình thái chủng nấm Tcc6. .............................................. 57 3.3. Khảo sát khả năng sinh enzyme ngoại bào (chitinase và cellulose) của các chủng Trichoderma phân lập từ đất vườn cacao. .............................................. 58 3.3.1. Kết quả khảo sát khả năng sinh enzyme chitinase ngoại bào. ............. 58 3.3.2. Kết quả khảo sát khả năng sinh enzyme cellulase ngoại bào. ............. 59 3.4. Khảo sát khả năng chịu mặn của các chủng Trichoderma phân lập được. . 60 3.5. Khả năng đối kháng của các chủng nấm Trichoderma phân lập được với nấm Phytophthora palmivora. ................................................................................. 61 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 70 4.1. Kết luận .................................................................................................... 70 4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 71 TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT .................................................................................. 71 TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI .............................................................................. 72 TÀI LIỆU INTERNET .................................................................................... 74 - iv -
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ------- ------- 1. CMC: Carboxymethyl cellulose 2. ĐC: Đối chứng 3. MSM: Minimal Synthetic Medium 4. PDA: Potato D-Glucose Agar 5. TN: Thí nghiệm 6. VSV: Vi sinh vật 7. NSC: Ngày sau cấy 8. CMA: Cornmeal agar -v-
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG ------- ------- Bảng 1. 1 : Các thành phần của hạt cacao tươi, tính theo % trọng lượng tươi ........ 6 Bảng 1. 2: Các tỉnh trồng ca cao ở Việt Nam ......................................................... 8 Bảng 1. 3: Một số dịch hại chính trên cacao......................................................... 11 Bảng 1. 4: Bệnh Phytophthora trên một số cây trồng ........................................... 20 Bảng 1. 5 : Nguồn lây nhiễm gây bệnh thối trái do nấm Phytophthora spp. trên cacao. .................................................................................................................. 22 Bảng 2. 1 : Nguồn tráí cacao nhiễn bệnh thối trái ................................................ 33 Bảng 2. 2: Nguồn đất phân lập Trichoderma. ...................................................... 33 Bảng 3. 1: Tần xuất xuất hiện chủng nấm Phy.1 .................................................. 47 Bảng 3. 2: Tỷ lệ trái cacao bị nhiễm bệnh sau khi lây bệnh nhân tạo.................... 50 Bảng 3. 3 : Kết quả tái phân lập lại tác nhân gây bệnh sau khi tái nhiễm trên trái cacao sạch bệnh theo quy tắc Koch...................................................................... 50 Bảng 3. 4. Đường kính tản nấm (mm) sau 3 ngày nuôi cấy tại các nồng độ muối khác nhau ............................................................................................................ 60 Bảng 3. 5: Đường kính tản nấm Phytophthora palmivora sau các ngày theo dõi khả năng đối kháng với nấm Trichoderma. ................................................................ 62 Bảng 3. 6: Tỷ lệ % đối kháng giữa nấm Phytophthora palmivora và nấm Trichoderma. ....................................................................................................... 62 - vi -
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH ẢNH ------- ------- Hình Trang Hình 1. 1: Cây cacao ............................................................................................. 4 Hình 1. 2: Trichoderma harzianum ..................................................................... 26 Hình 2. 1: Quy trinh phân lập nấm bệnh từ mẫu thực vật nhiễm bệnh .................. 38 Hình 2. 2: Phương pháp pha loãng dung dịch đất. ................................................ 42 Hình 2. 3: Phương pháp cấy đối kháng trược tiếp ................................................ 46 Hình 3. 1: Hình thái đại thể chủng nấm Phy.1 trên môi trường CMA sau 7 ngày nuôi cấy. ...................................................................................................................... 47 Hình 3. 2: Hình ảnh vi thể Phy.1 dưới kính hiển vi quang học 100X ................... 48 Hình 3. 3: Kết quả thí nghiệm tái nhiễm chủng nấm Phy.1 trên trái cacao sạch bệnh theo quy tắc Koch ................................................................................................ 49 Hình 3. 4: Hình thái đại thể chủng nấm Tcc1 ....................................................... 52 Hình 3. 5: Hình thái vi thể của chủng Tcc1. Từ trái qua: Sợi nấm; cành bào tử; bào tử. ........................................................................................................................ 52 Hình 3. 6 : Hình thái đại thể chủng nấm Tcc2 ...................................................... 53 Hình 3. 7. Hình thái vi thể của chủng Tcc2. Từ trái qua: Sợi nấm; cành bào tử; bào tử. ........................................................................................................................ 53 Hình 3. 8: Đại thể chủng nấm Tcc3 ..................................................................... 54 Hình 3. 9: Hình thái vi thể cua chủng Tcc3. Từ trái qua: Sợi nấm; cành bào tử; bào tử. ........................................................................................................................ 54 Hình 3. 10: Hình thái đại thể chủng nấm Tcc4 ..................................................... 55 Hình 3. 11: Hình thái vi thể của chủng Tcc4. Từ trái qua: Sợi nấm; cành bào tử; bào tử. ........................................................................................................................ 55 Hình 3. 12: Hình thái đại thể chủng nấm Tcc5 ..................................................... 56 Hình 3. 13: Hình thái vi thể của chủng Tcc5. Từ trái qua: Sợi nấm; cành bào tử; bào tử. ........................................................................................................................ 56 Hình 3. 14: Hình thái đại thể chủng nấm Tcc6 ..................................................... 57 - vii -
- Đồ án tốt nghiệp Hình 3. 15: Hình thái vi thể Tcc6. Từ trái qua: Sợi nấm; cành bào tử; bào tử. ...... 57 Hình 3. 16: Đường kính vòng phân giải cơ chất chitin huyền phù của 6 chủng nấm Trichoderma phân lập được. ................................................................................ 58 Hình 3. 17: Vòng phân giải cơ chất chitin huyền phù của các chủng nấm phân lập được (sau 2 ngày nuôi cấy) .................................................................................. 58 Hình 3. 18: Biểu đồ thể hiện đường kính vòng phân giải cơ chất CMC của các chủng Trichoderma phân lập được. ................................................................................ 59 Hình 3. 19: Vòng phân giải cơ chất CMC của các chủng Trichoderma phân lập được sau 2 ngày nuôi cấy ............................................................................................. 59 Hình 3. 20: Biểu đồ thể hiện đường kính tản nấm Trichoderma phân lập được sau 3 ngày nuôi cấy tại các nồng độ mưới khác nhau. (ĐV: mm) .................................. 61 Hình 3. 21: Biểu hiện của nấm Trichoderma và nấm P.palmivora sao 3 ngày đối kháng trực tiếp trong đĩa petri .............................................................................. 63 Hình 3. 22: Biểu hiện của nấm Trichoderma và nấm P.palmivora sao 5 ngày đối kháng trực tiếp trong đĩa petri. ............................................................................. 64 Hình 3. 23 : Biểu hiện của nấm Trichoderma và nấm P.palmivora sao 7 ngày đối kháng trực tiếp trong đĩa petri .............................................................................. 65 Hình 3. 24: Biểu hiện của nấm Trichoderma và nấm P.palmivora sao 9 ngày đối kháng trực tiếp trong đĩa petri .............................................................................. 66 Hình 3. 25: Biểu hiện của nấm Trichoderma và nấm P.palmivora sao 11 ngày đối kháng trực tiếp trong đĩa petri .............................................................................. 67 Hình 3. 26: Hiện tương giao thoa sợi nấm Trichoderma và nấm Phytophthora palmivora. (100X) ............................................................................................... 68 - viii -
- Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên thế giới, cây ca cao (Theobroma cacao) và những sản phẩm từ nó đã có lịch sử lâu đời. Những sản phẩm từ cây ca cao luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm chính của cây ca cao là hạt ca cao được sử dụng làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến và thực phẩm và là sản phẩm hoàn chỉnh hay bán hoàn chỉnh trong các ngành công nghiệp khác. Hiện nay, tại Việt Nam trong chiến lược phát triển cây công nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cây ca cao đang rất được chú trọng. Ca cao được khuyến khích trồng ở nhiều địa phương với mục tiêu 60 000 ha vào năm 2020 (Theo Ban điều phối cacao Việt Nam – VCC), sản lượng ca cao trong tương lai sẽ rất lớn. Tuy nhiên vài năm gần đây diện tích trồng cây cacao đang giảm mạnh theo Sở NN- PTNT tỉnh Bến Tre, tính đến tháng 2 năm 2013 diện tích ca cao của tỉnh chỉ còn hơn 5.200 ha (giảm tương đương 50%). Nguyên nhân chính là vì cây cacao bị nhiều bệnh hại tấn công làm giảm năng suất. Trong đó bệnh cháy lá, thối quả do nấm Phytophthora palmivora gây hại nghiêm trọng và là một trong những nguyên nhân chính làm mất năng suất, chất lượng và sự phát triển của sản xuất cacao tại Việt Nam. Vì vậy việc tìm ra quản lý nấm Phytophthora palmivora nhằm giảm thiệt hại cho trồng trọt và sản xuất cacao ở các vùng là nhu cầu rất cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ lý do trên, sinh viên thực hiện đề tài “Phân lập các chủng Trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đối kháng của chúng với nấm Phytophthora palmivora gây thối quả cacao” 2. Mục đích nghiên cứu đề tài: Tìm được chủng nấm Trichoderma spp có hiệu quả khống chế nấm Phytopthora palmivora gây bệnh trên thối trái trên cây cacao. Đồng thời bổ sung chủng nấm mới vào bộ sưu tập Trichoderma cho phòng thí nghiệm Hutech. Muc tiêu cụ thể - Phân lập được chủng nấm Phytophthora palmivora gây bệnh thối trái trên cacao. - Phân lập một số chủng nấm Trichoderma từ đất trồng cacao và xác định được một số đặc điểm sinh học của chúng. -1-
- Đồ án tốt nghiệp - Xác định được khả năng đối kháng nấm Phytopthora palmivora của các chủng nấm Trichoderma phân lập được trong điều kiện in vitro. 3. Nội dung nghiên cứu: - Phân lập nấm Phytopthora palmivora gây bệnh thối trái ca cao - Phân lập các chủng nấm Trichoderma trên đất trồng cacao. - Đánh giá khả năng sinh enzyme ngoại bào và khả năng đối kháng nấm Phytopthora sp. của các chủng nấm Trichoderma spp trong đĩa petri. - Ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự sinh trưởng và phát triển của các chủng nấm Trichoderma thu nhận được trong điều kiện in vitro. -2-
- Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về cây cacao. 1.1.1. Phân loại. Cây ca cao (Theobroma cacao L.) có nguồn gốc từ những khu rừng nhiệt đới Amazon, nhưng những giống hoang dại cũng được tìm thấy từ Mexico đến Peru. Người Mayas ở Yucatan và người Aztec ở Mexico đã trồng cây ca cao từ rất lâu trước khi chúng được đưa tới châu Âu. Những người Nam Mỹ cổ đại rất thích uống ca cao trộn với gia vị và bột ngô. Họ tin rằng ca cao là món ăn của thượng đế và chỉ có hoàng tộc mới được sử dụng. Từ “cacao” xuất phát từ tiếng Maya còn người Aztec gọi chúng là cacauatol nghĩa là nước ca cao. Đầu thế kỉ 16, người Tây Ban Nha xâm lược Mexico và sau đó đổi tên cacauatol thành chocolatol. Sau đó từ chocolatol được đổi thành chocolate vào khoảng cuối thế kỉ 16 và tên gọi đó được giữ đến bây giờ. Do đó từ “chocolate” có nghĩa nguyên thủy là “nước cacao” (Chiyoda, Sakado-shi, Saitama, 2003). Vào năm 1754, nhà sinh vật học người Thụy Điển Carl von Linné dùng tên “Theobroma” – món ăn của thượng đế - để chỉ loài cacao (Iwao Hachiya, 2003). Ngày nay, tất cả các cây cacao trồng đều xếp vào loài Theobroma. Do người Tây Ban Nha thích nước giải khát có vị ngọt, cho nên không bao lâu sau chocolate đã được tiêu thụ phổ biến tại Tây Ban Nha và từ đây cây cacao được mang vào trồng ở các thuộc địa của đế quốc Tây Ban Nha thời ấy. Cuối thế kỉ 16, cây cacao trồng hầu khắp ở các vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ và trên nhiều hòn đảo ở vùng Caribbe như Trinidad, Grenada, St. Lucia…, mà chủ yếu là ở Trinidad. Người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Hà Lan về sau cũng đưa cây cacao vào các hòn đảo West Indies (Cuba, Dominica, Jamaica), Đông Nam Á (Philippines, Indonesia) và Ceylon (Sri Lanka) (Phạm Trí Thông, 1999). -3-
- Đồ án tốt nghiệp Thực vật học Cây cacao (Theobroma cacao) thuộc: Giới: Plantae Bộ: Malvales Họ: Malvaceae Phân họ: Byttnerioideae Chi: Theobroma Loải: T.cocoa Hình 1. 1: Cây cacao (Theobroma cacao) Chi Theobroma gồm 22 loài, trong đó chỉ có loài Theobroma cacao là có giá trị kinh tế. Theobroma cacao được chia ra làm 2 loài phụ : + Criollo: có nguồn gốc từ Trung Nam Mỹ. Đặc điểm rất thơm, ít đắng nhưng năng suất thấp, khả năng kháng bệnh kém, trồng 4-5 năm mới có trái. Hiện nay giống này không được trồng phổ biến + Forastero: là các giống cacao thường gặp ở Brazil và Tây Phi, Trung Nam Mỹ, Malaysia, Indonesia…Đặc điểm: năng suất cao và kháng sâu bệnh nhưng chất lượng trung bình. Hiện chiếm 80 % nguyên liệu sản xuất chính trên thế giới. Ngoài ra còn có nhóm Trinitario là nhóm lai giữa hai nhóm Criollo và Forastero. Đặc điểm: năng suất cao và kháng bệnh tốt. Chiếm 15 % sản lượng chế biến của thế giới. (Intermediate technology development group, 1999). 1.1.2. Đặc điểm hình thái Cacao là loài cây thân gỗ nhỏ có thể cao đến 10 - 20 m nếu mọc tự nhiên trong rừng. Trong sản xuất do trồng mật độ cao và khống chế sự phát triển thông qua tỉa cành nên cây thường có chiều cao trung bình khoảng 5 - 7 m, đường kính thân từ 10 -18 cm. Cacao sinh trưởng tốt dưới bóng che, do đó có thể trồng xen với các loại cây kinh tế khác. Thời kỳ kinh doanh hiệu quả có thể kéo dài từ 25 - 40 năm. Lá dài 25 cm, màu đậm, hình gân lông chim. Thân cây do thụ tinh, mỗi năm cho đến hàng nghìn hoa ở thân chính và cành to nhưng chỉ có 1 - 3 % thành trái. Sau khi thụ phấn trái -4-
- Đồ án tốt nghiệp tăng trưởng chậm trong khoảng 40 ngày đầu và đạt tốc độ tối đa sau 75 ngày. Sau khi thụ phấn 85 ngày sự tăng trưởng của trái chậm lại, trong khi hạt bên trong trái bắt đầu tăng trưởng nhanh, đây cũng là thời kỳ hạt tích luỹ chất béo. Lớp cơm nhầy hình thành khoảng 140 ngày sau khi thụ phấn Trái cacao có thể đạt chiều dài 10 - 30 cm, đường kính 7 - 9 cm, cân nặng từ 200 - 1000 g. Tuỳ theo từng loài, hình dạng của trái thay đổi từ hình cầu, hình dài và nhọn, hình trứng hoặc hình ống. Màu sắc của trái khá đa dạng, có loại trái màu xanh, màu vàng có loại màu đỏ. Khi hạt tăng trưởng tối đa, trái vào giai đoạn chín. Trái chín không nở bung ra và ít khi rụng khỏi cây. Từ khi thụ phấn đến trái chín kéo dài từ 5 - 6 tháng tuỳ theo giống. Mỗi trái chứa từ 30 - 40 hạt. Mỗi hạt có lớp cơm nhầy bao quanh có vị chua, ngọt, thơm và xếp thành 5 dãy. Thời gian thu hoạch thay đổi theo từng vùng canh tác, đối với các nước nằm ở phía Bắc xích đạo, thời gian thu hoạch vụ chính thường từ tháng 9 đến tháng 12 và vụ hai từ tháng 4 đến tháng 6. (Phạm Trí Thông, 1999) 1.1.3. Đặc điểm sinh thái. Cây cacao thường được trồng trong khoảng từ xích đạo đến vĩ độ 20. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng là từ 30 - 30 oC, nhiệt độ thấp nhất cho phép là 18oC. Lượng mưa hàng năm thích hợp nhất trong khoảng 1150 đến 3000 mm. Đất trồng nên xốp và ẩm. Ẩm độ thích hợp nhất từ 70 - 80 %. Cây cacao là loại cây ưa bóng mát. Cây cacao lúc đầu cần 25 - 50 % ánh sáng, nhu cầu về bóng mát giảm đi khi cây cacao đã phát triển để tự đảm bảo được tán che cho mình. Che sáng làm giảm nhu cầu phân bón đến một mức độ nhất định. Sau đó muốn tăng độ chiếu sáng để đạt năng suất cao thì phải đảm bảo đủ ẩm cho đất và tăng lượng phân bón. Cách nhân giống hiệu quả nhất là từ. Việc tạo cây con làm giống bằng cách ghép hạt tại hố trồng không thuận lợi bằng gieo hạt tại vườn ươm, sau 4 - 6 tháng đưa cây con ra đất trồng. Ngoài ra, người ta còn nhân giống ca cao bằng phương pháp vô tính như: giâm, ghép và chiết cành. hạt (Intermediate technology development group, 1999) -5-
- Đồ án tốt nghiệp 1.1.4 Thành phần hóa học trái cacao. Bảng 1. 1 : Các thành phần của hạt cacao tươi, tính theo % trọng lượng tươi Thành phần Chất nhầy Vỏ hạt Phôi nhũ Nước 84.5 9.4 35 Chất béo (bơ - 3.8 31.3 cacao) Carbonhydrat + Cellulose - 13.8 3.2 + Tinh bột - 46.0 4.5 + Pentosans 2.7 - 4.9 + Sucrose 0.7 - - + Glucose 10 - 1.1 + Fructose Nitrogen + Protein 0.6 18 8.4 + Theobromine - - 2.4 + Enzyme - - 0.8 + Polyphenols - 0.8 5.2 Acid hữu cơ 0.7 - 0.6 Citric và Acetic,Oxalic Muối khoáng 0.8 8.2 2.6 Tổng số 100 100 100 Nguồn: F. Hardy (1960) 1.1.5. Tình hình trồng và sản xuất cacao tại Việt Nam. Hiện nay, việc phát triển cây ca cao tại nước ta dựa theo vùng quy hoạch sản xuất. Mặc dù điều kiện của các địa phương đều thích hợp cho cây phát triển. Song hạt ca cao chỉ mới là mặt hàng để xuất khẩu. Trong nước hiện chưa có cơ sở tiêu thụ sản phẩm. Một lượng nhỏ sản lượng ca cao được các cơ sở thủ công tại địa phương -6-
- Đồ án tốt nghiệp thu mua và sản xuất theo phương pháp thủ công. Với dự án Success Alliance được triển khai ở nước ta từ năm 2002, người nông dân trồng ca cao được hỗ trợ mọi mặt. Đây là một chương trình do Bộ Nông nghiệp Mỹ hỗ trợ và tổ chức phi Chính phủ Mỹ ACDI- VOCA triển khai để hỗ trợ đào tạo về kĩ thuật giúp nông dân trồng ca cao đạt chất lượng xuất khẩu, đồng thời liên kết các tổ chức thu mua, chế biến sản phẩm cho người nông dân. Hiện tại, Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) đang hỗ trợ 4 triệu USD để mở các đợt tập huấn cho nông dân trồng và nâng cao diện tích canh tác cây ca cao; Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ 800000 USD để giúp Việt Nam trở thành một nước cung cấp hạt ca cao đã lên men có chất lượng cao và chương trình PSOM của Chính phủ Hà Lan giúp Việt Nam phát triển thành nhà sản xuất ca cao đạt tiêu chuẩn chất lượng với mức hỗ trợ là 650000 USD. Bên cạnh việc nhập giống từ nước ngoài vào, trong nước cũng đang tiến hành khai thác nguồn giống sẵn có ở trong nước. Thực ra, cây ca cao đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu nhưng do không tiêu thụ được sản phẩm nên chúng không được xem là cây trồng chính mang lại nguồn thu nhập. Nhưng cây lại có hình dáng đẹp nên vẫn được người dân giữ lại trồng làm cảnh. Nhờ đó mà ngày nay các chuyên gia nghiên cứu trong nước đã dựa trên những cây giống còn giữ lại lựa chọn và nhân rộng những giống có năng suất cao đáp ứng nhu cầu cây giống cho nông dân. Với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, diện tích trồng cây ca cao ngày càng được mở rộng. Cụ thể, sẽ nâng diện tích trồng ca cao từ 3000 ha hiện nay lên 10000 ha vào năm 2010, tập trung tại các tỉnh Bến Tre, Bình Phước và Đắk Lắk. Có nhiều mô hình trồng ca cao đang được áp dụng ở Việt Nam. Phổ biến nhất là mô hình trồng xen lẫn các loại cây khác như dừa, cà phê, tiêu, nhãn, cam , điều, chuối, sầu riêng… Ưu điểm của mô hình này là tận dụng được bóng mát của những cây có sẵn trong giai đoạn đầu phát triển của cây ca cao. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua 3 năm trồng thử nghiệm tại Việt Nam, cây ca cao đã phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác như cà phê, điều... -7-
- Đồ án tốt nghiệp Tuy nhiên, đầu ra của ca cao vẫn còn là nỗi băn khoăn của người nông dân. Hiện nay, đa số những trái ca cao thu hoạch được đưa vào để nhân giống. Một lượng nhỏ ca cao được các cơ sở sản xuất thủ công tại địa phương thu mua và chế biến theo phương pháp thủ công. Sản phẩm thường là bột ca cao hòa tan uống liền hay để trộn vào các sản phẩm như kẹo dừa, bánh. Một lượng rất ít còn lại được xuất khẩu. Bảng 1. 2: Các tỉnh trồng ca cao ở Việt Nam STT Tỉnh Năm 2003 (ha) Năm 2004 (ha) 1 Bà Rịa - Vũng Tàu 28 100 2 Bến Tre 260 500 3 Bình Định 10 4 Bình Dương 5 5 Bình Phước 74 6 Cần Thơ 2 7 Đắc Lắc 506 990 8 Đồng Nai 25 15 9 Gia Lai 5 10 Hồ Chí Minh 3 11 Lâm Đồng 10 10 12 Long An 2 13 Phú Yên 5 14 Quảng Ngãi 50 15 Tây Ninh 5 16 Tiềng Giang 7 50 17 Đắc Nông 120 18 Vĩnh Long 5 19 Các tỉnh khác 120 Tổng Cộng 1002 1905 Ban điều phối cacao Việt Nam (VCC) - 2005 -8-
- Đồ án tốt nghiệp 1.1.6. Dịch hại trên cây cacao Theo Phạm Hồng Đức Phước (2013) Tương tự như bất kì loại cây trồng nào khác, cacao cũng có thể bị rất nhiều bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh làm giảm sản lượng và chất lượng trái cacao, nghiêm trọng hơn là gây thất thu cho người trồng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của quá trình trồng trọt và có 2 dạng chủ yếu là côn trùng và nấm bệnh. 1.1.6.1. Côn trùng gây hại chính Bọ xít muỗi (Helopeltis) Triệu chứng và tác hại: bọ xít muỗi chích hút nhựa trái, chồi non, vết chích thâm đen, làm cháy khô chồi non, tạo thành vết thâm đen, trái đang lớn phát triển dị dạng, ít hạt và dễ bị nấm bệnh xâm nhập. Bọ cánh cứng hại lá (Adoretus compressus. và Apogonia spp.) Triệu chứng và tác hại: gây hại chủ yếu vào chạng vạng tối đến đêm, ban ngày chúng trú ngụ nơi tối hay dưới đất. Bọ ăn lá non làm lá thủng lổ chổ, mất khả năng quang hợp, ảnh hưởng sinh trưởng đối với cây con trong vườn ươm, cây mới trồng 1 – 2 năm đầu. Trên ca cao trưởng thành tác hại của bọ cánh cứng không đáng kể. Rầy mềm (Toxoptera citricida) Triệu chứng gây hại: rầy mềm sống tập trung và chích hút nhựa cây trên chồi non, lá non, chùm hoa, trái non làm cây chậm phát triển, chùm hoa khô rụng, héo trái. Do rầy mềm tiết ra dịch đường nên thu hút nhiều kiến, nếu là kiến sống trong đất bò lên thì dễ lan truyền mầm bệnh Phythophthora có trong đất làm khô bông, khô trái non và làm phát sinh nấm bò hóng ảnh hưởng sinh trưởng cây. Rệp sáp (Cataenococcus hispidus = Planococcus hispidus). Triệu chứng và tác hại: rệp sáp sống bám ở ngọn thân cành non, chùm hoa, trái để hút nhựa cây làm thân cành còi cọc, dị dạng, trái chậm lớn. Mùa khô rệp sáp còn phát triển mạnh vùng cổ rễ làm cây chậm lớn, còi cọc. Sâu đục vỏ trái (Cryptophlebia encarpa) Triệu chứng và tác hại: sâu đục luồn quanh vỏ trái tạo thành các đường rảnh, làm rụng trái non, trái chậm lớn giảm năng suất. -9-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng nấm mốc sinh Aflatoxin Aspergillus spp.
145 p | 84 | 17
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và tuyển chọn Lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản xuất probiotic
62 p | 44 | 16
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập Bacillus subtilis từ ruột cá
73 p | 80 | 15
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập, chọn lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu CO2 và định hướng làm giảm hiệu ứng nhà kính
75 p | 42 | 12
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập, định danh, chọn lọc chủng nấm và ứng dụng sản xuất chao nhằm thay thế giai đoạn lên men chao truyền thống hiện nay
68 p | 38 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và định danh vùng gen ITS của nấm men nhiễm bệnh trên da chó nuôi tại TP. Hồ Chí Minh
64 p | 45 | 9
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng Azotobacter spp trong đất trồng phục vụ sản xuất phân bón vi sinh
59 p | 47 | 9
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và tuyển chọn các chủng Bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
242 p | 42 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập nấm Paecilomyces spp. và xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng phòng trừ bọ phấn trắng, tuyến trùng của các chủng thu nhận được
133 p | 48 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và khảo sát hoạt tính sinh học của Photorhabdus spp. và Xenorhabdus spp. từ Heterorhabditis indica và Steinernema guangdongense
49 p | 31 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa và vỏ tiêu
144 p | 49 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phản nitrate chịu mặn xử lý nitơ trong nước thải chế biến thủy sản
100 p | 36 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập các loài vi nấm kí sinh trên nấm Linh chi và đánh giá khả năng đối kháng nấm bệnh gây hại cây trồng của những loài có triển vọng
91 p | 39 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và khảo sát hiệu quả của nấm Mycorhiza đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô
88 p | 42 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh Aflatoxin
111 p | 43 | 6
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân tích cấu tạo nguyên lý hoạt động và các lỗi hư hỏng thường gặp trong quá trình lắp ráp tivi LCD
79 p | 13 | 6
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân lập chủng vi khuẩn có khả năng xử lý nitrate trong nước thải công nghiệp
63 p | 46 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn