Đồ án Tốt nghiệp: Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang
lượt xem 14
download
Luận văn “Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trong mạng thông tin quang” được trình bày thành ba chương: Tổng quan về kiến trúc mạng truyền tải; các công nghệ cơ bản của mạng thông tin quang thế hệ sau; các phương pháp điều khiển IP trong mạng quang thế hệ sau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án Tốt nghiệp: Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn đến tất cả các thầy cô trong ngành Tin Học Viễn Thông cũng như trong khoa Công Nghệ Thông Tin Ứng Dụng đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường, làm nền tảng giúp em có thể thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Phan Thị Lan Anh đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian làm đồ án, giúp em có hướng đi đúng để có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã luôn hết lòng giúp đỡ trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp vừa qua. Trong quá trình làm đồ án, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào lý thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo tốt nghiệp chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chia sẻ từ quý Thầy, Cô và các bạn để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả trong tương lai. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn! Người thực hiện đề tài: Hoàng Công Minh i
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT TẮT ...............................................................................................v DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... vii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC MẠNG TRUYỀN TẢI ...................2 1.1 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÁC MẠNG VIỄN THÔNG ....................................2 1.1.1 Giải pháp tích hợp ..........................................................................................2 1.1.2 Giải pháp phân tán .........................................................................................2 1.2 GIAO THỨC THỐNG NHẤT CỦA MẠNG TRUYỀN TẢI ..........................3 1.2.1 IP .....................................................................................................................3 1.2.2 Giao thức IP ...................................................................................................4 1.2.2.1 IPv4...........................................................................................................4 1.2.2.2 IPv6...........................................................................................................4 1.2.2.3 Hỗ trợ chất lượng dịch vụ trong IP ..........................................................4 1.3 MẠNG TRUYỀN TẢI TRUYỀN THỐNG .......................................................5 1.3.1. Kiến trúc mạng truyền thống ........................................................................5 1.3.2. Các công nghệ sử dụng trong mạng truyền thống ......................................6 1.3.2.1 Kỹ thuật thông tin quang ..........................................................................6 1.3.2.2 Kỹ thuật truyền dẫn đồng bộ (SDH) .........................................................7 1.3.2.3 Kỹ thuật truyền dẫn không đồng bộ (ATM)..............................................7 1.4. MẠNG TRUYỀN TẢI THẾ HỆ SAU ............................................................12 1.4.1 Tổng quan về NGN ......................................................................................12 1.4.1.1 Cấu trúc cơ bản của mạng NGN ............................................................12 1.4.1.2 Các đặc trưng cơ bản của mạng NGN ...................................................13 1.4.2 Mạng truyền tải NGN ..................................................................................14 1.4.2.1 Các chức năng lớp truyền tải .................................................................14 1.4.2.2 Giải pháp công nghệ mạng truyền tải ....................................................15 1.4.3 Xu hướng phát triển mạng truyền tải .........................................................19 CHƯƠNG II: CÁC CÔNG NGHỆ CƠ BẢN CỦA MẠNG THÔNG TIN QUANG THẾ HỆ SAU ...............................................................................................................21 ii
- 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUYỀN DẪN QUANG THẾ HỆ SAU 21 2.1.1 Xu hướng phát triển của dịch vụ viễn thông ..............................................21 2.1.2 Xu hướng phát triển của công nghệ truyền tải quang ...............................22 2.1.2.1 Sự phát triển của cấu trúc mạng ............................................................22 2.1.2.2 Xu hướng phát triển công nghệ truyền tải quang ..................................23 2.1.3 Kết luận .........................................................................................................29 2.2 CÔNG NGHỆ TRUYỀN DẪN QUANG .........................................................30 2.2.1 Công nghệ truyền dẫn NG-SONET/SDH ...................................................30 2.2.2 Công nghệ GMPLS ......................................................................................31 2.2.3 Công nghệ ghép kênh theo bước sóng ........................................................32 2.2.3.1 Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật WDM .....................................................32 2.2.3.2 Các đặc điểm của công nghệ WDM .......................................................33 2.2.4 Kết luận chương ...........................................................................................34 CHƯƠNG III: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN IP TRONG MẠNG QUANG THẾ HỆ SAU ...............................................................................................35 3.1. TỔNG QUAN ....................................................................................................35 3.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN IP TRÊN QUANG TĨNH .........................36 3.2.1 Mô hình xếp chồng IP trên quang với điều khiển tĩnh ..............................36 3.2.1.1 Hạ tầng dịch vụ IP..................................................................................36 3.2.1.2 Ghép IP đến lớp quang...........................................................................37 3.2.1.3 Kiến trúc 2 lớp IP/quang ........................................................................37 3.2.1.4 Quản lý băng thông ................................................................................38 3.2.2 Giải pháp điều khiển quang tĩnh .................................................................39 3.2.2.1 Phát triển hạ tầng dịch vụ IP .................................................................39 3.2.2.2 Phát triển hạ tầng truyền dẫn quang .....................................................40 3.2.3 Phục hồi ........................................................................................................40 3.2.3.1 Bảo vệ quang ..........................................................................................41 3.2.3.2 Phục hồi lớp dịch vụ ...............................................................................42 3.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN IP TRÊN QUANG ĐỘNG .......................43 3.3.1 Mô hình định tuyến bước sóng....................................................................43 3.3.2 Kiến trúc và các phần ..................................................................................44 3.3.3 Giải pháp điều khiển định tuyến bước sóng ...............................................45 iii
- 3.3.4 Cung cấp đường ánh sáng ...........................................................................46 3.3.5 Chuyển đổi bước sóng ..................................................................................46 3.3.6 Phục hồi ........................................................................................................47 3.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TÍCH HỢP IP TRÊN QUANG ...............48 3.4.1 Ứng dụng cơ chế điều khiển MPLS-TE để điều khiển các OXC ..............49 3.4.2 Mô hình MPLmS ..........................................................................................50 3.4.3 Kiến trúc và các phần tử ..............................................................................50 3.4.4 Mặt phẳng điều khiển MPLmS ...................................................................51 3.4.5 Cung cấp đường dẫn ánh sáng....................................................................53 3.4.6 Sử dụng MPLmS trong mô hình xếp chồng ...............................................54 3.4.7 Phục hồi ........................................................................................................54 3.5. Kết luận chương ................................................................................................55 KẾT LUẬN ..................................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... viii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................ix iv
- DANH MỤC VIẾT TẮT ATM Asynchronous transfer mode Phương thức truyền không đồng bộ ASON Automatic Switching Optic Mạng quang chuyển mạch tự động API Application Program Interface Giao diện chương trình ứng dụng ATF Access Transport Function Chức năng chuyển tải truy nhập ADM Add-Drop Multiplexer Bộ ghép kênh xen/rẽ AF Access Function Chức năng truy nhập BCN Broadband Convergence Network Mạng hội tụ băng rộng TDM Time division multiplex Ghép kênh phân chia theo thời gian CoS Class of Services Lớp dịch vụ DA Destination Address Địa chỉ đích DWDM Dense Wavelength Division Ghép kênh phân chia theo bước sóng Multiplexing mật độ cao DCN Data Communications Network Mạng truyền liệu EF Edge Function Chức năng biên FIFO First In First On Vào trước ra sau FEC Forward Equivalence Class Lớp chuyển tiếp tương đương GMPLS Generalized Multi Protocol Chuyển mạch nhãn đa giao thức Lambda Switching tổng quát ID Identily Nhận dạng IP Internet Protocol Giao thức Internet IETF Internet Engineering Task Force Lực lượng đặc trách kỹ thuật Internet IS-IS Intermediate System to Hệ thống trung gian-hệ thống trung Intermediate System gian LDP Label Distribution Protocol Giao thức phân phối nhãn LSC Lambda Switching Capability Khả năng chuyển mạch bước sóng LSR Lable Switch Router Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn MPLS Multi Protocol Lambda Switching Chuyển mạch nhãn đa giao thức NGN Next Generation Network Mạng thế hệ sau NG- Next Generation-SDH/SONET SDH/SONET thế hệ mới SONET /SDH v
- OE Opto-electronic conversion Chuyển đổi quang-điện OTN Optical Transport Network Mạng truyền tải quang QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ POS Paket over SDH/SONET Gói qua SDH/SONET SDH Synchronous Digital Hierachy Phân cấp số đồng bộ SDL Simple Data Link Liên kết dữ liệu đơn giản SLA Service level Agreement Thỏa thuận mức dịch vụ SONET Synchronous Optical Network Mạng quang đồng bộ TTL Time to Live Thời gian sống TE Traffic Engineering Thiết kế lưu lượng RSVP Resource ReSerVartion Protocol Giao thức dành trước tài nguyên VPN Virtual Private Network Mạng riêng ảo WAN Wide Area Network Mạng diện rộng WDM Wavelength-division multiplexing Ghép kênh phân chia theo bước sóng WRC Wavelength Routing Controller Bộ điều khiển định tuyến bước sóng vi
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Sơ đồ thực hiện giải pháp tích hợp mạng 2 Hình 1.2 Sơ đồ giải pháp mạng phân tán 3 Hình 1.3 Mô hình cấu trúc mạng NGN toàn IP 12 Hình 1.4 Các loại công nghệ truyền dẫn sử dụng trong lớp truyền tải 15 của mạng NGN Hình 3.1 Giải pháp xây dựng mạng 2 lớp IP và lớp quang 36 Hình 3.2 Kết nối mạng đường trục quang điểm-điểm quang với sợi 39 quang Hình 3.3 OTN với các WR và LSR 51 Hình 3.4 Sơ đồ khối chức năng của MPLmS 52 Hình 3.5 Bộ điều khiển chuyển mạch LmSC có giao diện điều khiển 52 đến OXC và bộ định tuyến bước sóng đơn vii
- Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, thế giới đang bước sang kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, trong đó thông tin là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Do đó, nhu cầu truyền thông ngày càng lớn với nhiều dịch vụ mới băng rộng và đa phương tiện trong đời sống. Để đáp ứng được vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển của kỷ nguyên thông tin, mạng truyền thông cần phải linh hoạt cao, tốc độ truyền dẫn lớn, băng thông rộng, dung lượng lớn, đa dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin cả xã hội. Các tổ chức viễn thông, các nhà khai thác luôn tìm mọi giải pháp về mạng, giải pháp công nghệ để phát triển mạng viễn thông. Trong những năm gần đây công nghệ IP đã bùng nổ trong công nghệ mạng. Tốc độ phát triển cực nhanh của lưu lượng Internet và sự gia tăng không ngừng số người sử dụng Internet. Từ sự bùng nổ lưu lượng IP cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ IP và công nghệ thông tin quang đã tạo nên một cuộc cách mạng trong mạng truyền tải của các mạng viễn thông. Kết hợp hai công nghệ mạng này trên cùng một cơ sở hạ tầng mạng tạo thành một giải pháp tích hợp để truyền tải là vấn đề mang tính thời sự. Trong hầu hết các kiến trúc mạng viễn thông đề xuất cho tương lai đều thừa nhận sự thống trị của công nghệ truyền dẫn IP trên quang. Đặc biệt, truyền tải IP trên mạng quang được xem là nhân tố then chốt trong việc xây dựng mạng truyền tải NGN. Luận văn “Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trong mạng thông tin quang” được trình bày thành ba chương. Chương I: Tổng quan về kiến trúc mạng truyền tải Chương II: Các công nghệ cơ bản của mạng thông tin quang thế hệ sau Chương III: Các phương pháp điều khiển IP trong mạng quang thế hệ sau SVTH: Hoàng Công Minh_Lớp CCVT03B 1
- Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC MẠNG TRUYỀN TẢI 1.1 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÁC MẠNG VIỄN THÔNG 1.1.1 Giải pháp tích hợp Giải pháp mạng tích hợp các mạng viễn thông là tất cả các mạng viễn thông cung cấp các dịch vụ khác nhau như thoại, dữ liệu, truyền thanh và truyền hình, mạng cố định và di động, mạng truyền tải và tính toán,...được tích hợp thành một mạng thống nhất và duy nhất. Hiện nay trên thế giới đã đang tồn tại và phát triển 3 thế hệ mạng để cung cấp dịch vụ viễn thông, tin học như dữ liệu, truyền thanh và truyền hình, mạng cố định và di động, mạng truyền tải và tính toán,…Đó là mạng điện thoại chuyển mạch công cộng PSTN, mạng thế hệ sau (NGN) và mạng hội tụ băng rộng (BCN). Giải pháp tích hợp mạng phải được thực hiện trên cả ba thế hệ mạng. Ví dụ khi xây dựng mạng NGN thì phải tính toán đến khả năng phát triển mạng BCN trong tương lai, đồng thời quan tâm đến khấu hao và nhu cầu chuyển đổi của mạng PSTN lên mạng NGN. Phát triển mạng BCN Phát triển mạng tích hợp Phát triển mạng NGN Phát triển mạng PSTN Hình 1.1 Sơ đồ thực hiện giải pháp tích hợp mạng Giải pháp tích hợp mạng có ưu điểm là giao diện người sử dụng cũng như quản lý khá đơn giản và đang là một xu hướng phát triển của các mạng viễn thông hiện tại và đang được triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên nó có khá nhiều nhước điểm như tổ chức mạng phức tạp, độ tin cậy và chất lượng truyền dẫn thấp, tính trong suốt của mạng và hiệu quả kinh tế thấp. 1.1.2 Giải pháp phân tán Giải pháp phân tán là giải pháp tổ chức các mạng cung cấp dịch vụ khác nhau, cũng như tổ chức các mạng cho hệ thống mạng khác nhau như mạng PSTN, mạng SVTH: Hoàng Công Minh_Lớp CCVT03B 2
- Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang NGN, mạng hội tụ băng rộng BCN trên các kênh quang khác nhau, trên một sợi quang hay một mạng quang, hoặc tổ chức hỗn hợp các mạng cung cấp dịch vụ khác nhau, các mạng cho các thế hệ khác nhau trên các kênh quang khác nhau. Theo các thế hệ mạng Giải pháp phân tán Theo các mạng cung cấp dịch vụ phát triển các mạng viễn thông Hỗn hợp các thế hệ mạng và dịch vụ Hình 1.2 Sơ đồ giải pháp mạng phân tán Giải pháp phân tán phát triển các mạng viễn thông có ưu điểm là tổ chức mạng đơn giản, độ tin cậy và chất lượng truyền dẫn cao, tính trong suốt của mạng và tính hiệu qura kinh tế lớn. Tuy nhiên giải pháp này có một số hạn chế như giao diện người sử dụng và quản lý phức tạp hơn. 1.2 GIAO THỨC THỐNG NHẤT CỦA MẠNG TRUYỀN TẢI 1.2.1 IP Sự phát triển bùng nổ của lưu lượng Internet cũng như công nghệ truyền dẫn IP băng rộng tốc độ cao có khả năng truyền tải được tất cả các dịch vụ viễn thông hay dữ liệu làm cho truyền tải IP đang trở thành phương thức truyền tải chính trên cơ sở hạ tầng truyền tải thông tin hiện nay cũng như trong tương lai. Mặt khác, công nghệ thông tin quang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt khi công nghệ truyền dẫn quang ghép kênh phân chia theo bước sóng – WDM, mà giai đoạn tiếp theo là ghép kênh phân chia theo bước sóng mật độ cao – DWDM, ra đời với những ưu điểm vượt trội về băng thông rộng, tốc độ lớn và chất lượng truyền dẫn cao cũng tạo nên một sự phát triển đột biến trong công nghệ truyền dẫn. Cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ IP và công nghệ thông tin quang đã tạo nên một cuộc cách mạng truyền tải của các mạng viễn thông. Truyền tải IP trên mạng quang được xem là nhân tố then chốt trong việc xây dựng mạng truyền tải NGN. Phương thức truyền tải IP trên quang là một trong những yếu tố quan trọng để lựu chọn giao thức IP làm giao thức thống nhất cho mạng truyền tải. SVTH: Hoàng Công Minh_Lớp CCVT03B 3
- Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang 1.2.2 Giao thức IP Cho đến nay đã có hai phiên bản của giao thức IP đó là IPv4 và IPv6, tuy vậy chúng vẫn thực hiện chức năng chính sau: + IP định nghĩa đơn vị số liệu mà có thể gửi qua Internet + Phần mềm IP thực hiện chức năng định tuyến dựa trên địa chỉ IP + IP gồm một tập hợp các nguyên tắc cho phép xử lý đơn vị số liệu tại các bộ định tuyến và Host như thế nào và khi nào và bao giờ bản tin lỗi cần được tạo ra, và khi nào số liệu cần hủy bỏ. 1.2.2.1 IPv4 IPv4 tổ chức thiết bị/người sử dụng của nó theo kiến trúc địa chỉ 2 lớp đơn giản gồm địa chỉ mạng và địa chỉ host (ID). Độ dài địa chỉ 32 bit được chia thành 3 lớp cho các ứng dụng quảng bá: lớp A, B và C tương ứng với các kích thước mạng lớn, vừa và nhỏ. Công suất và kích thước bộ nhớ của các máy tính đã thay đổi đáng kể. 1.2.2.2 IPv6 IPv6 không tương hợp trưc tiếp với IPv4. Cơ chế địa chỉ của IPv6 hoàn toàn mới và dựa trên cơ sở sử dụng địa chỉ của các mạng tiên tiến đang dùng nó. Không gian địa chỉ của Ipv6 có độ dài 128 bit nên có khả năng tạo ra một lượng lớn địa chỉ IP. Đặc tính bảo mật của Ipv6 hỗ trợ cho tính hợp pháp và bí mật cá nhân. Chúng cũng cung cáp chức năng cơ bản cho việc tính cước dịch vụ và lưu lượng tương lai theo cước phí. 1.2.2.3 Hỗ trợ chất lượng dịch vụ trong IP Trước đây, Internet chỉ hỗ trợ dịch vụ với nỗ lực tối đa như bản chất thuật ngữ “best effort” (cố gắng tối đa), ở đó tất cả các gói có cùng năng lực truy nhập tài nguyên mạng. Lớp mạng liên quan đến việc truyền tải các gói từ nguồn đến đích bằng cách sữ dụng địa chỉ đích trong mào đầu gói dựa vào một thực thể trong bảng định tuyến. Sự phân tách trong quá trình định tuyến (tao, duy trì, cập nhật bảng định tuyến) từ quá trình gửi gói tin thực tế là một khái niệm thiết kế quan trọng trong Internet. Trong số những giải pháp này, Intserv/RSVP vafDiffServ/QoS – agents là những giải pháp hứa hẹn nhất. SVTH: Hoàng Công Minh_Lớp CCVT03B 4
- Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang 1.3 MẠNG TRUYỀN TẢI TRUYỀN THỐNG 1.3.1. Kiến trúc mạng truyền thống Các nhà cung cấp dịch vụ từ trước đến nay vẫn sử dụng một pha trộn nhiều loại công nghệ mạng khác nhau để xây dựng lên các mạng dịch vụ cấp quốc gia hoặc quốc tế. Khi làm vậy, khi đã phải đương đầu với một số sức ép và thử thách. Mỗi công nghệ mạng đưa ra bởi nhà cung cấp dịch vụ đã xử lý trong nhiều mạng vẫn xử lý các vấn đề của một hoặc nhiều hơn những thách thức này. Kết quả là kiến trúc mạng của các nhà cung cấp dịch vụ và truyền thông được xây dựng bởi nhiều lớp. Lớp tín hiệu quang/Ghép kênh phân chia theo bước sóng (WDM) tạo nên môi trường truyền dẫn vật lý với toàn bộ băng tần truyền dẫn. Trong quá khứ, lớp này không được định tuyến thông minh. Nhằm phân phối được băng tần hợp lý, người ta sử dụng lớp mạng quang phân cấp số đồng bộ (SONET/SDH và quang/WDM). ATM cũng được định nghĩa cơ chế định tuyến nhằm tối ưu lưu lượng truyền qua mạng trong giới hạn của các dịch vụ ATM khác nhau. Khi có sự bùng nổ về thông tin, đã phát sinh nhu cầu và sự phát triển nhanh của mạng Internet đòi hỏi yêu cầu phải có một giao thức mới đảm bảo chất lượng và dịch vụ theo yêu cầu đông thời phải đơn giản và tốc độ xử lý phải rất cao. Khi đó, các nhà cung cấp đã đề xuất nhiều giải pháp công nghệ để xâp dựng mạng IP, như IPoA (IP qua ATM) IPoS (IP qua SONET/SDH), IP qua WDM. Mỗi công nghệ có ưu nhược điểm nhất định. Công nghệ TM được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu trong các mạng IP xương sống do tốc độ cao, chất lượng dịch vụ QoS, điều khiển luồng và các đặc tính khác của nó mà các dạng định tuyến truyền thông không có. Nó cũng được phát triển để hỗ trợ cho IP. Hơn nữa, trong các trường hợp yêu cầu thời gian thực cao, IPoA sẽ là lựa chọn số một. Nguyên tắc cơ bản của chuyển mạch nhãn là sử dụng một thiết bị tương tự bộ định tuyến để điều khiển thiết bị chuyển mạch bộ định tuyến phần cứng ATM, nó cũng có thể hỗ trợ nhiều chức năng định tuyến mới. Công nghệ MPLS kết hợp ưu điểm của các tổng đài chuyển mạch với ưu điểm của các bộ định tuyến, vì thế MPLS đem lại một số lợi ích cho nhà cung cấp IP như: - Chuyển phát hiệu quả: do sử dụng nhãn nên các bộ định tuyến lõi/I.SR không cần thực hiện việc tìm kiếm tuyến trong các bảng định tuyến lớn mà chỉ thực hiện trong LIB nhỏ. SVTH: Hoàng Công Minh_Lớp CCVT03B 5
- Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang - Dịch vụ phân biệt: các tuyến hoặc FEC có thể được gán cho CoS khác nhau, sử dụng nhãn kết hợp với các tham số CoS cho phép dễ dàng nhận diện dòng lưu lượng. - Mạng riêng ảo: VPN có thể được thiết lập bằng cách tương đối đơn giản, sử dụng các nhãn lưu lượng riêng có thể tách ra trong mạng công cộng. - Thiết kế lưu lượng: bởi vì các tuyến MPLS dựa trên topo và sử dụng nhãn để nhận diện nên dễ dàng định tuyến lại. 1.3.2. Các công nghệ sử dụng trong mạng truyền thống Mạng truyền tải truyền thống thường sử dụng các hệ thống thông tin trên cáp sợi quang với phương thức truyền dẫn đồng bộ hoặc không đồng bộ, vì các hệ thống thông tin này có ưu việt của kỹ thuật thông tin quang như cự ly truyền dẫn xa, khả năng truyền dẫn lớn và chất lượng truyền dẫn cao và được xác định là một phương tiện truyền dẫn chủ đạo của mạng truyền tải truyền thống. 1.3.2.1 Kỹ thuật thông tin quang Các thành phần chính của một hệ thống thông tin quang gồm có bộ phát quang, cáp sợi quang và bộ thu quang. Bộ phát quang được cấu tạo từ nguồn phát tín hiệu quang và các mạch điện điều khiển liên kết với nhau. Cáp sợi quang gồm có các sợi quang và các lớp vỏ bọc xung quanh để bảo vệ khỏi tác động có haị từ bên ngoài. Bộ thu quang do bộ tách sóng quang và các mạch khuếch đại, tái tạo tín hiệu hợp thành. Ngoài các thành phần chủ yếu này, tuyến thông tin quang còn có các bộ ghép nối quang, các mối hàn, các bộ chia quang và các trạm lặp, tất cả tạo nên một hệ thống thông tin quang hoàn chỉnh. Tham số quan trọng nhất của các sợi quang là suy hao sợi quang theo bước sóng. Đặc tuyến suy hao của sợi quang tồn tại ba vùng mà tại đó suy hao thấp nhất là các vùng bước sóng 850 nm, 1300 nm và 1550 nm. Sợi quang có suy hao nhỏ nhất được chế tạo từ thủy tinh fluoride có hàm lượng kim loại nặng trong đó ZrF4 là thành phần chủ yếu. Giá trị suy hao tối thiểu ở sợi đạt tới 0.01 đến 0.001 dB/km. Nguồn phát quang ở thiết bị phát có thể sử dụng đi-ốt phát quang hoặc laser bán dẫn. Cả hai loại nguồn phát này đều phù hợp cho các hệ thống thông tin quang, thiết bị này sẽ thực hiện biến đổi tín hiệu thành tín hiệu quang tương ứng và công suất quang đầu ra sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của cường độ dòng điều biến. Tín hiệu ánh sáng đã được điều chế tại nguồn phát quang sẽ lan truyền dọc theo sợi quang để tới bộ thu quang. Khi truyền trên sợi quang, tín hiệu ánh sáng thường bị SVTH: Hoàng Công Minh_Lớp CCVT03B 6
- Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang suy hao và méo do các yếu tố hấp thụ, tán xạ, tán sắc gây nên. Bộ tách sóng ở phần thu thực hiện tiếp nhận ánh sáng và tách lấy tín hiệu từ hướng phát tới. Tín hiệu quang được biến đổi trực tiếp trở lại thành tín hiệu điện. Yếu tố quan trọng nhất phản ánh hiệu suất làm việc của thiết bị thu quang là độ nhạy thu quang, nó mô tả công suất quang nhỏ nhất có thể thu được ở một tốc độ truyền dẫn nào đó ứng với tỷ lệ lỗi bit của hệ thống. Khi khoảng cách truyền dẫn khá dài, tín hiệu quang trong sợi quang bị suy hao khá nhiều thì cần thiết phải có trạm lặp quang đặt trên tuyến. Cấu trúc của thiết bị trạm lặp quang gồm có thiết bị phát và thiết bị thu ghép quay phần điện vào nhau. Thiết bị thu ở trạm lặp sẽ thu tín hiệu quang yếu rồi tiến hành biến đổi thành tín hiệu điện, khuếch đại tín hiệu, sửa dạng và đưa vào đầu vào thiết bị phát quang. Thiết bị phát quang thực hiện biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang rồi lại phát tiếp vào đường truyền. 1.3.2.2 Kỹ thuật truyền dẫn đồng bộ (SDH) Bản chất của truyền dẫn đông bộ SDH là thực hiện ghép các tín hiệu có tốc độ thấp thành tín hiệu có tốc độ cao hơn để truyền dẫn. Các ưu điểm cơ bản của SDH: Đến năm 1990, ITU-T đã chính thức ban hành tiêu chuẩn của SDH, so với PDH thì SDH có ưu điểm cơ bản sau: - Giao diện đồng bộ, thống nhất nhờ vậy mà trên mạng SDH có thể sử dụng các chủng loại thiết bị của nhiều nhà cung cấp khác nhau. - Nhờ việc sử dụng các con trỏ mà việc tách/ghép các luồng nhánh từ/thành tín hiệu STM-N đơn giản và dễ dàng. - Có thể ghép được các loại tín hiệu khác nhau một cách linh hoạt, không chỉ tín hiệu thoại mà các tín hiệu khác như tế bào ATM, dữ liệu,… đều có thể ghép vào khung SDH. - Dung lượng các byte dành cho quản lý và bảo dưỡng lớn, do đó tăng khả năng quản lý mạng, độ tin cậy cao. 1.3.2.3 Kỹ thuật truyền dẫn không đồng bộ (ATM) Trong năm 1980, các tiêu chuẩn được các công ty điện thoại và các nhà sản xuất phát triển thành một lớp linh hoạt ở trên cung của SONET/SDH để có thêm sự mềm dẻo trong việc phân bổ băng thông và làm tăng thêm thành quả cho các dịch vụ. Công nghệ mới ATM làm việc với các khe cận đồng bộ gọi là tế bào, nhưng tế bào đó không SVTH: Hoàng Công Minh_Lớp CCVT03B 7
- Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang có việc gửi định kỳ như trong khe thời gian của mạng TDM. Thay vào đó, có nhiều dịch vụ được định nghĩa chỉ gửi khi có yêu cầu. Một lợi điểm quan trọng của ATM là tích hợp lưu lượng số liệu và thoại một cách hiệu quả hơn so với SONET/SDH. Một mạng ATM cơ bản gồm các mạng lưới của bộ chuyển mạch ATM kết nối với nhau bằng các liên kết ATM điểm-nối-điểm hoặc các giao diện. Bộ truyền dẫn hoặc bộ chuyển mạch của ATM là nhỏ, gói số liệu có độ dài cố định và được gọi là tế bào cỡ khoảng 53 byte, vì vậy có thể gọi là chuyển mạch tế bào. Bởi vì tế bào nhỏ và có cỡ cố định, bộ chuyển mạch ATM có thể chuyển các tế bào từ một giao diện này tới các giao diện khác một cách nhanh chóng. ATM cho phép truyền dẫn lưu lượng qua kết nối đầ cuối tới đầu cuối dọc theo mạng ATM với sự dự báo trước và độ trễ rất nhỏ, điều này là chìa khóa để mở ra cho việc phân phối thoại và dịch vụ số liệu với một QoS chắc chắn trong điều kiện của băng thông, trễ, trượt của mạng. Nguyên lý cơ bản của ATM là kết hợp các ưu điểm của chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói, truyền không đồng bộ và ghép kênh thống kê ATDM. Trong công nghệ chuyển mạch gói, ví dụ như trong giao thức X.25 các gói tin có phần tiêu đề khá phức tạp, kích thước gói khá lớn và có độ dài không chuẩn hóa. Như vậy việc xử lý ở chuyển mạch gói tương đối khó, kích thước lớn nên độ trễ sẽ lớn, xử lý truyền dẫn chậm đồng thời khó quản lý trong quá trình truyền. Khắc phục nhược điểm này của chuyển mạch gói, ở ATM tạo ra các gói tin có kích thước và khuôn dạng được chuẩn hóa sao cho dễ dàng quản lý nhất và truyền dẫn hiệu quả nhất, các gói tin đó được gọi là các tế bào ATM. Tế bào gồm có trường thông tin mang thông tin của người dung và phần tiêu đề mang thông tin điều khiển của mạng để định tuyến bản tin đích. Mặt khác, vì trên cùng một đường truyền có thể có nhiều tế bào từ các nguồn tín hiệu ghép lại với nhau nên cần phải có biện pháp phân biệt các tế bào của các nguồn khác nhau, biện pháp này được thực hiện bằng thông tin mang trong tiêu đề tế bào. Trường thông tin được truyền tải trong suốt qua mạng ATM và không bị xử lý trong quá trình vận chuyển. Trong mạng ATM sử dụng khái niệm đường ảo và kênh ảo nên thứ tự các tế bào ở phía thu có thứ tự như ở phía phát. Trong công nghệ chuyển mạch kênh, mỗi một cuộc gọi được gán một kênh vật lý nhất định tương ứng với một khe thời gian và kênh này tồn tại trong suốt thời gian như cuộc gọi. Như vậy tốc độ truyền dẫn sẽ được đảm bảo nhưng nhược điểm là hiệu suất sử dụng kênh rất thấp, mặt khác nó không đáp ứng được nhu cầu thay đổi độ rộng băng tần của người sử dụng một cách linh hoạt. SVTH: Hoàng Công Minh_Lớp CCVT03B 8
- Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang Để phát huy những ưu điểm và khắc phục nhược điểm của chuyển mạch kênh, thì ATM cũng là kỹ thuật có tính chất hướng kết nối, trong đó đường truyền được thiết lập trước khi người dung trao đổi thông tin với nhau. Điều này được thực hiện bởi thủ tục thiết lập kết nối tại thời điểm bắt đầu và thủ tục giải phóng cuộc gọi tại thời điểm kết thúc. Tuy nhiên, do thông tin được truyền dưới dạng gói và sử dụng ghép kênh thống kê nên hiệu suất sử dụng băng tần là rất cao. Sử dụng chuyển nhãn đa giao thức cho phân phối dịch vụ IP + Các vấn đề liên quan đến giao thức định tuyến IP chuẩn Định tuyến IP thông thường dựa trên trao đổi thông tin có được của mạng thông qua giao thức định tuyến, như OSPF hoặc các loại khác. Các bộ định tuyến sẽ xem xét địa chỉ IP đích trong phần mào đầuIP đối với gói đến và sử dụng thông tin có được của mạng để chuyển tiếp gói tin. Quá trình này được gọi là xem xét bảng định tuyến được thực hiện độc lập tại mỗi chặng của bộ định tuyến trong suốt đường truyền của gói tin. Mạng IP được triển khai điển hình tại tầng trên của cấu trúc ATM. Mạng lớp 2 hoàn toàn độc lập với mạng IP. Điều này dẫn đến các vấn đề sau: Vấn đề đầu tiên đưa ra định tuyến tối ưu trong mạng IP, các kết nối đa điểm-đến- đa điểm giữa các bộ định tuyến mong muốn. Điều này dẫn tới n * (n-1)/2 kết nối áo trong mạng ATM. Do vậy, mỗi khi một bộ định tuyến kết nối vào mạng các kết nối ảo được tao ra đến mỗi bộ định tuyến trong mạng. Vấn đề thứ hai, lỗi mạng hoặc thay đổi cấu hình mạng làm thay đổi lớn lưu lượng giao thức mạng. Mối bộ định tuyến phải gởi thông tin cập nhập định tuyến đến các kết nối ảo đang kết nối để thông báo với các bộ định tuyến bên cạnh trạng thái có được của mạng IP mới. Đứng trên quan điểm thiết kế định tuyến, một vấn đề khác có thể nhận thấy. Một ví dụ, xem xét mạng của nhà cung cấp dịch vụ Internet trong đó có rất nhiều bộ định tuyến tại biên của mạng có mối quan hệ ngang hàng với bộ định tuyến của các ISP khác để trao đổi thông tin định tuyến và có kết hợp với IP toàn cầu. Để tìm được đường đi ngắn nhất tới bất cứ điểm đích của mạng ISP bên ngoài, các bộ định tuyến trong lõi của mạng ISP phải có được toàn bộ thông tin có được trong mạng, do vậy các bộ định tuyến tại biên mạng hiểu được từ các bộ định tuyến ngang hàng. Do vậy, toàn bộ định tuyến của ISP phải duy trì toàn bộ bảng định tuyến Internet để dẫn tới cần lượng lớn bộ nhớ và sử dụng CPU cao. Giải pháp này dẫn tới vấn đề là một kỹ thuật SVTH: Hoàng Công Minh_Lớp CCVT03B 9
- Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang chuyển tiếp tại đó các thông tin có được của mạng toàn cầu được xử lý tại biên mạng và các gói chuyển tiếp được truyền trong lõi. + Khái niệm: sử dụng nhãn như thông tin chuyển tiếp MPLS dự định đánh địa chỉ theo các vấn đề đưa ra. MPLS đã được chuẩn hóa bằng IETF trong vài năm qua. MPLS giới thiệu một vài cách tiếp cận việc triển khai mạng IP. Nó tách rời cơ chế điều khiển từ cơ chế chuyển tiếp và đưa ra một nhãn “label” sử dụng cho chuyển tiếp gói. MPLS được triển khai ở các mạng chỉ có bộ định tuyến để đánh địa chỉ các vấn đè thiết kế giao thức định tuyến hoặc được triển khai trong môi trường ATM tích hợp cơ chế cả hai lớp (lớp 2) và (lớp 3) thành mạng IP + ATM. Một mạng MPLS bao gồm bộ định tuyến chuyển mạch nhãn (LSR) tại lõi của mạng và bộ định tuyến chuyển mạch nhãn tại biên (Edge - LSR) đặt xung quanh LSR. Bên trong mạng MPLS, lưu lượng được chuyển đi nhờ các nhãn. Các bộ định tuyến Edge-LSR tại lối vào của mạng MPLS có nhiệm vụ gán nhãn và chuyển tiếp gói tin tới LSR tiếp theo theo tuyến đường mà lưu lượng truyền qua mạng MPLS. Toàn bộ LSR trên tuyến được sử dụng nhãn như một tham số của bảng lưu giữ thông tin chặng tiếp theo và nhãn mới. Nhãn cũ được thay đổi bằng nhãn mới trong bảng này và gói tin được chuyển tiếp tới chặng tiếp theo. Sử dụng phương thức này ngầm định rằng giá trị nhãn chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với 2 LSR. Tại bên kia điểm vào của mạng, nhãn được bỏ và lưu lượng được chuyển tiếp và sử dụng cơ chế định tuyến IP thông thường. MPLS đưa ra khái niệm Lớp chuyển tiếp tương đương. Một FEC là tập hợp các gói chia sẻ cùng một đặc tính khi gói tin đi qua miền MPLS. Những đặc tính này có thể cùng địa chỉ IP đích, cùng chất lượng của lớp dịch vụ, cùng mạng riêng ảo VPN. Một FEC có thể kết hợp với một vài đặc tính. Một nhãn được gán cho FEC, do vậy toàn bộ gói thuộc cùng FEC sẽ có cùng nhãn gán cho LSR. Cấu trúc MPLS cho phép nhiều nhãn tạo nên một ngăn xếp nhãn (label stack) gán cho gói thông tin. Điều này có thể cho giám sát lượng lượng, tại đây một nhãn có thể dùng đại diện cho một đường hầm trong khi nhãn khác có thể đại diện cho một FEC. Một khả năng khác có thể là một nhãn được sử dụng gán cho một VPN xác định, và nhãn khác là FEC sử dụng chuyển tiếp lưu lượng thông qua mạng cung cấp. Để phân biệt ngăn xếp nhãn sử dụng bit S nằm trong mỗi nhãn. Thiết lập “1” cho phần cuối của ngăn xếp nhãn và “0” cho các phần còn lại của ngăn xếp. SVTH: Hoàng Công Minh_Lớp CCVT03B 10
- Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang Mỗi gói IP có một trường TTL để ngăn trạng thái tồn tai quá lâu của gói trên mạng. Trường TTL duy trì một biến đếm giảm dần tới 0, khi TTL = 0 thì gói này sẽ bị loại bỏ. Trường TTL 8 bit cũng tồn tại trong nhã MPLS, chủ yếu giải quyết các lỗi phát sinh. Một trường 3 bit đầu dùng cho mục đích thử nghiệm. Các bit này đã thực sự được, dùng trong một vài ứng dụng để xác định mức độ ưu tiên mạng và được sử dụng đưa ra mức độ chất lượng dịch vụ Qos của mạng MPLS. Phần còn lại của nhãn được sử dụng cho các giá trị của nhãn. 20 bit này chứa các thông tin thực sự của nhãn. Phần thứ 2 cơ sở dữ liệu gọi là cơ sở thông tin nhãn. LSR cần thiết trao đổi thông tin nhãn kết hợp với FEC. Những giao thức tồn tại khác nhau này thực hiện nhiệm vụ này. Một giao thức gọi là giao thức phân phối nhãn được sử dụng trao đổi thông tin trong đó phần đầu kết hợp với nhãn. Để trao đổi thông tin trong đó VPN được kết hợp với nhãn bằng BGP đa giao thức chung nhất. Tuy nhiên, có một vài loại giao thức khác nhau cho phép trao đổi nhãn gán giữa các LSR. Xem xét LDP như một giao thức được sử dụng, các thông tin nhãn đuợc trao đổi. LDP sử dụng vị trí nhãn luồng phía dưới. Điều này có nghĩa là một LRS được chuyển xuống bên cạnh nó, tại đó nhãn được sử dụng chuyển tiếp gói dữ liệu theo một FEC ngoài giao tiếp mong muốn. Nếu chuyển xuống LSR yêu cầu một nhãn kết hợp với một FEC và LSR chuyển xuống trả lời một thông điệp gán nhãn, điều này gọi là truyền xuống theo yêu cầu. Nếu chuyển lên của LRS không được yêu cầu của một gán nhãn, và chuyển xuống LSR đưa ra một thông điệp gán nhãn, cái này gọi là chuyển xuống không chắc chắn hoặc đơn giản phân bố nhãn chuyển xuống. Kết hợp các giá trị nhãn đến thực hiện nội bộ. Mặt phẳng chuyển tiếp bao gồm một cấu trúc thông tin, nó là một nơi lưu giữ gọi là cơ sở thông tin chuyển mạch nhãn (LFIB: Label Forwarding Information Base). LFIB xử lý các quá trình chuyển tiếp gói thực sự. Nó bao gồm các thông tin giá trị nhãn đến, giá trị nhãn đi, tiền tố FEC, giao tiếp ra (và đóng gói kiểu giao tiếp này) và địa chỉ chặng tiếp theo. Trong quá trình chuyển gói dữ liệu, nơi lưu trữ này bao gồm toàn bộ thông tin cần thiết cho mạch chuyển gói hoặc các tế bào qua LSR. SVTH: Hoàng Công Minh_Lớp CCVT03B 11
- Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang 1.4. MẠNG TRUYỀN TẢI THẾ HỆ SAU Mạng truyền tải thế hệ sau là một lớp quan trọng của mạng NGN. Mạng NGN là mạng được hình thành sau khi chuyển đổi, nâng cấp, thay thế mạng PSTN/ISDN lên mạng mới dựa trên công nghệ gói, tách biệt giữa truyền tải và dịch vụ, có khả năng đa truy nhập băng rộng mọi lúc, mọi nơi với chất lượng dịch vụ đảm bảo và quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ của người dùng. Mạng NGN là một xu hướng hội tụ tất yếu của các dịch vụ thoại, dữ liệu, truyền thanh và truyền hình, hội tụ của các mạng thoại và dữ liệu, cố định và di động, giữa truyền tải và tính toán,… và nó đang triển khai nhiều nước trên thế giới. 1.4.1 Tổng quan về NGN 1.4.1.1 Cấu trúc cơ bản của mạng NGN Như đã biết, việc chuyển đổi từ mạng PSTN lên mạng NGN là bước phát triển tất yếu của mạng viễn thông các nước. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi diễn ra theo nhiều giai đoạn với những quy mô khác nhau. Ở giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu, các hãng sản xuất đưa ra cấu trúc mạng NGN gồm 5 lớp chính: Lớp dịch vụ và ứng dụng, Lớp điều khiển, Lớp truyền tải, Lớp mạng truy nhập và Lớp quản lý. Hiện tại, sự phát triển công nghệ của mạng NGN theo hướng toàn IP. Cùng với các hoạt động của các tổ chức viễn thông thế giớ và khu vực, các hãng cung cấp thiết bị cũng tham gia xây dựng tiêu chuẩn, đề xuất các giải pháp khoa học-công nghệ để triển khai mạng NGN với các quy mô khác nhau. Hiện nay, các tổ chức viễn thông quốc tế đã đưa ra cấu trúc mạng NGN sẽ còn 2 lớp chính: Lớp dịch vụ và Lớp truyền tải. LỚP DỊCH VỤ LỚP ĐIỀU KHIỂN Hình 1.3 Mô hình cấu trúc mạng NGN toàn IP Lớp dịch vụ có chức năng cung cấp dịch vụ có phiên, dịch vụ không phiên và toàn bộ dịc vụ PSTN/ISDN hiện thời, bao gồm một số chức năng sau: SVTH: Hoàng Công Minh_Lớp CCVT03B 12
- Tìm hiểu phương pháp điều khiển IP trên mạng thông tin quang - Chức năng điều khiển dịch vụ (Service and control Function) bao gồm các chức năng điều khiển phiên, chức năng đăng kí, xác thực và cấp phép tại mức dịch vụ. Chúng có thể có các chức năng điều khiển tài nguyên phương tiện. - Chức năng quản lý hồ sơ người dung dịch vụ (Service User Profile Function): Khối chức năng này xử lý thông tin và các hoạt động của người sử dụng liên quan đến tầng dịch vụ và lưu trữ trong “user profile”. - Chức năng ứng dụng (Application Function): NGN hỗ trợ các giao diện API mở, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ thứ ba sử dụng năng lực của mạng NGN để kiến tạo và phát triển các dịch vụ mới cho người sử dụng. Lớp truyền tải thực hiện các chức năng kết nối các thành phần trong mạng. Các thành phần ở đây bao gồm các thiết bị (thường nằm trong máy chủ trong mạng) và các thiết bị của người sử dụng. Lớp truyền tải phải có khả năng cung cấp QoS toàn trình. 1.4.1.2 Các đặc trưng cơ bản của mạng NGN Mạng NGN là một mạng có các đặc trưng cơ bản sau: - Sự truyền dẫn trên cơ sở công nghệ gói - Hội tụ các dịch vụ và tạo ra dịch vụ hợp nhất - Hội tụ giữa cố định và di động - Tách phần cung cấp dịch vụ ứng dụng ra khỏi mạng, cung cấp các giao diện mở API (Giao diện lập trình ứng dụng – Application Program Interface) - Người sử dụng không bị hạn chế truy cập tới nhà cung cấp dịch vụ khác nhau - Tính độc lập dịch vụ trên cơ sở chức năng nhìn từ phía công nghệ mạng truyền tải - Cung cấp nhiều dịch vụ, các ứng dụng và các cơ chế đa dạng trên cơ sở khối tạo dịch vụ bao gồm các dịch vụ thời gian thực, luồng, các dịch vụ phi thời gian thực và các dịch vụ đa phương tiện. - Các tính năng băng rộng với chất lượng dịch vụ được coi như trong suốt từ đầu cuối-tới-đầu cuối. - Khả năng tương tác với các mạng truyền thống thông qua các giao diện mở - Các yêu cầu điều chỉnh dễ dàng, ví dụ các vấn đề liên quan tới việc thông tin khẩn cấp, chế độ riêng tư, bảo mật,… SVTH: Hoàng Công Minh_Lớp CCVT03B 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về động cơ điện một chiều
91 p | 2276 | 836
-
Đồ án tốt nghiệp - tìm hiểu về virut máy tính và cách phòng chống
248 p | 796 | 225
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về rong câu và nghiên cứu sản xuất thạch rau câu
99 p | 932 | 219
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về HACCP và nghiên cứu ứng dụng HACCP vào công nghệ sản xuất trà sữa
113 p | 476 | 140
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu việc xây dựng một số văn bản cho hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP đối với dây chuyền sản xuất giò lụa tại công ty thực phẩm dinh dưỡng Sài Gòn
181 p | 370 | 135
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về sen và các sản phẩm từ sen
73 p | 3776 | 114
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu công nghệ thực tế ảo và ứng dụng
48 p | 592 | 105
-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - TÌM HIỂU VỀ TẤN CÔNG TRÊN MẠNG DÙNG KỸ THUẬT DOS DDOS
15 p | 562 | 89
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu, thử nghiệm hệ thống VPN dựa trên OpenSwan
69 p | 96 | 71
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về trái bơ và sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm từ phần nạc của bơ
70 p | 326 | 71
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về hàm băm Ripemd và ứng dụng trong chữ ký số
58 p | 59 | 50
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về Vmware esx server
84 p | 342 | 44
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về WiMAX 2 (IEEE 802.16m)
95 p | 213 | 29
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu prebiotic trong các sản phẩm sữa
89 p | 139 | 21
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu hệ thống vận chuyển tro đáy của công ty Nhiệt điện Cao Ngạn - Thái Nguyên
21 p | 132 | 19
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về mạng máy tính và giải pháp bảo mật thông tin cho mạng máy tính của Công ty CMC
81 p | 27 | 14
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu, triển khai một số cơ chế mã hóa dữ liệu trong HQTCSDL PostgreSQL
65 p | 21 | 11
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu giao thức xác thực và thỏa thuận khóa trong mạng di động 5G
76 p | 18 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn