Đồ án Tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân Sài Gòn – Bình Phước tại xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước công suất 300 m3 /ngày.đêm
lượt xem 23
download
Mục tiêu của đề tài là tính toán thiết kế hệ thống XLNT sinh hoạt nhằm xử lý lượng nước thải ra hằng ngày từ Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân Sài Gòn – Bình Phước đạt quy chuẩn môi trường 14 : 2008/BTNMT, cột B, đáp ứng được yêu cầu của uỷ ban nhân dân Tỉnh Bình Phước về tình trạng nước thải hiện nay, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển chung của Tỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án Tốt nghiệp: Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân Sài Gòn – Bình Phước tại xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước công suất 300 m3 /ngày.đêm
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ – DỊCH VỤ – CƯ XÁ CÔNG NHÂN SÀI GÒN – BÌNH PHƯỚC Ở XÃ MINH HƯNG, HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC CÔNG SUẤT 300 M3/NGÀY.ĐÊM Ngành : MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN MINH THANH TÙNG MSSV: 1151080293 Lớp: 11DMT03 TP. Hồ Chí Minh, 2015
- LỜI CAM ĐOAN Sau thời gian theo học tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường, nay em đã hoàn thành Đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài “Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân Sài Gòn – Bình Phước tại xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước công suất 300 m3/ngày.đêm”. Các số liệu sử dụng trong Đồ án là số liệu thực được lấy từ Thuyết minh của Dự án; tài liệu tham khảo đều có trích dẫn nguồn một cách rõ ràng và cụ thể. Em xin cam đoan tự mình thực hiện Đồ án, không sao chép Đồ án, Luận văn của bất cứ ai dưới bất kỳ hình thức nào. Em xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan của mình. TP.HCM, ngày 20 tháng 08 năm 2015 SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN MINH THANH TÙNG
- LỜI CẢM ƠN Tính toán và thiết kế các quy trình hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, … là một trong những nhu cầu chính yếu, không thể thiếu được của sinh viên ngành kỹ thuật môi trường. Qua các môn học lý thuyết sinh viên đã được trang bị hệ thống kiến thức cần thiết. Tuy nhiên, để tiếp cận thực tế và nâng cao các kỹ năng này cần nối kết, cụ thể hoá các lý thuyết tính toán đã học. Điều này là mắc xích then chốt trong việc chuẩn bị kiến thức sinh viên, Đồ án tốt nghiệp đã đáp ứng tốt vai trò này. Chính vì lý do đó sinh viên ngành Kỹ thuật Môi trường cần hoàn thành tốt Đồ án tốt nghiệp. Trước tiên em xin chân thành cảm ơn đến Thầy Nguyễn Xuân Trường cùng toàn thể các Thầy Cô Khoa Môi Trường & Công Nghệ Sinh Học & Thực Phẩm Trường Đại Học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, đã giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt nguồn kiến thức và những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như thời gian làm Đồ án tốt nghiệp để em hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn gia đình em đã tạo điều kiện học hành, chăm sóc, thương yêu và giúp đỡ để em có thể hoàn thành được Đồ án. Xin cảm ơn đến toàn thể bạn bè cùng lớp đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và làm Đồ án tốt nghiệp. Mặc dù đã nổ lực hết mình, nhưng với khả năng, kiến thức và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện Đồ án này. Kính mong quý thầy cô chỉ dẫn, giúp đỡ để em ngày càng hoàn thiện vốn kiến thức của mình. Em chân thành cảm ơn !
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................1 CHƯƠNG 1: MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................2 1.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2 1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 2 1.4. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI........................................................................... 3 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................... 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG TẠI KHU DÂN CƯ – DỊCH VỤ – CƯ XÁ CÔNG NHÂN SÀI GÒN – BÌNH PHƯỚC (KHU DÂN CƯ “MINH HƯNG XANH”) .....................4 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ............. 4 2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 4 2.1.2. Điều kiện về địa hình, địa chất ............................................................... 5 2.1.3. Điều kiện về khí tượng .......................................................................... 5 2.1.4. Điều kiện thủy văn, hải văn ................................................................... 7 2.1.5. Sơ lược về điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................... 8 2.2. QUY HOẠCH TỔNG THỂ MẶT BẰNG KHU DÂN CƯ ..................... 9 2.2.1. Tính chất và chức năng .......................................................................... 9 2.2.2. Quy mô ................................................................................................. 10 2.2.3. Các hạng mục xây dựng của khu dân cư ............................................. 10 2.2.4. Nhu cầu cấp nước, cấp điện ................................................................. 17 2.2.5. Tiến độ thực hiện dự án ....................................................................... 18 2.3. ĐÁNH GIÁ LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG ............................................................................................................. 19 -i-
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2.3.1. Nước mưa chảy tràn ............................................................................. 19 2.3.2. Nước thải sinh hoạt ............................................................................. 20 2.3.3. Nước thải y tế ....................................................................................... 22 2.3.4. Nước rửa lọc từ trạm cấp nước ............................................................ 22 2.3.5. Nước thải từ các trạm rửa xe ................................................................ 22 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT.....24 3.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT .................................... 24 3.1.1. Nguồn gốc và phân loại ....................................................................... 24 3.1.2. Thành phần và tính chất của nước thải ................................................ 25 3.1.3. Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt ..................................................... 27 3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ............... 28 3.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học .......................................... 28 3.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý ........................................... 35 3.2.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học ........................................ 39 3.2.4. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học ....................................... 41 3.2.5. Xử lý cặn .............................................................................................. 52 3.3. SƠ LƯỢC VỀ CÁC VI SINH VẬT TRONG VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ......................................................................................... 52 3.3.1. Quá trình hiếu khí và hiếu khí không bắt buộc (tùy nghi) ................... 52 3.3.2. Quá trình yếm khí................................................................................. 55 CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN , ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÙ HỢP KHU DÂN CƯ – DỊCH VỤ – CƯ XÁ CÔNG NHÂN SÀI GÒN – BÌNH PHƯỚC .................................58 4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ....................................................... 58 4.2. TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO ................................................. 58 -ii-
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 4.3. TIÊU CHUẨN XẢ THẢI ....................................................................... 59 4.4. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ........................................................ 60 4.4.1. Phương án 1.......................................................................................... 61 4.4.2. Phương án 2.......................................................................................... 62 4.5. SO SÁNH ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ .... 62 4.6. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ LỰA CHỌN ....................................... 64 4.6.1. Phương án 2.......................................................................................... 64 4.6.2. Phương án 1.......................................................................................... 66 CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI KHU DÂN CƯ – DỊCH VỤ – CƯ XÁ CÔNG NHÂN SÀI GÒN – BÌNH PHƯỚC ......................... 67 5.1. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ CẦN XỬ LÝ VÀ THÔNG SỐ TÍNH TOÁN . 67 5.2. SONG CHẮN RÁC ................................................................................ 69 5.3. NGĂN TIẾP NHẬN ............................................................................... 74 5.4. BỂ TÁCH DẦU MỠ ............................................................................... 76 5.5. BỂ ĐIỀU HÒA ....................................................................................... 77 5.6. BỂ SBR (SEQUENCING BATCH REACTOR) ................................... 82 5.7. BỂ TRUNG GIAN .................................................................................. 94 5.8. BỒN LỌC ÁP LỰC ................................................................................ 95 5.9. BỂ KHỬ TRÙNG ................................................................................. 102 5.10. BỂ NÉN BÙN ..................................................................................... 104 5.11. SÂN PHƠI BÙN ................................................................................. 107 5.12. BỂ AEROTANK (PHƯƠNG ÁN 1) .................................................. 109 5.13. BỂ LẮNG ĐỨNG (PHƯƠNG ÁN 1) ................................................ 120 5.14. BỂ NÉN BÙN (PHƯƠNG ÁN 1)....................................................... 126 5.15. SÂN PHƠI BÙN (PHƯƠNG ÁN 1) .................................................. 129 -iii-
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 6: DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI HIỆU QUẢ ................... 131 6.1. DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ (PHƯƠNG ÁN 2) ........................... 131 6.1.1. Dự toán chi phí xây dựng (phương án 2) ........................................... 131 6.1.2. Dự toán chi phí phần thiết bị (phương án 2) ...................................... 131 6.1.3. Chi phí nhân công .............................................................................. 135 6.1.4. Chi phí điện năng (phương án 2) ....................................................... 135 6.1.5. Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng (phương án 2) .................................. 136 6.1.6. Chi phí hoá chất ................................................................................. 136 6.1.7. Chi phí khấu hao (phương án 2) ........................................................ 136 6.1.8. Chi phí xử lý 1 m3 nước thải (phương án 2) ...................................... 137 6.2. DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ (PHƯƠNG ÁN 1) ............................ 137 6.2.1. Dự toán chi phí xây dựng (phương án 1) ........................................... 137 6.2.2. Dự toán chi phí phần thiết bị (phương án 1) ...................................... 137 6.2.3. Chi phí điện năng (phương án 1) ....................................................... 141 6.2.4. Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng (phương án 1) .................................. 142 6.2.5. Chi phí khấu hao (phương án 1) ........................................................ 143 6.2.6. Chi phí xử lý 1 m3 nước thải (phương án 1) ...................................... 143 6.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ HIỆU QUẢ................................ 143 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................ 144 7.1. KẾT LUẬN ........................................................................................... 144 7.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 145 -iv-
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD : Biochemical oxygen demand - Nhu cầu oxy sinh hóa COD : Chemical oxygen demand - Nhu cầu oxy hoá học DO : Dissolved oxygen - Hàm lượng Oxy hoà tan F/M : Tỷ lệ thức ăn trên vi sinh vật. MLSS : Mixed liquor suspended solids - Nồng độ bùn hoạt tính tính theo SS MLVSS : Mixed liquor volatile spended solids - Nồng độ bùn hoạt tính tính theo VSS SS : Suspended solids - Chất rắn lơ lửng TSS : Total suspended solids - Chất rắn lơ lửng tổng cộng VSS : Volatile suspended solids - Chất rắn lơ lửng có khả năng hoá hơi. XLNT : Xử lý nước thải VSV : Vi sinh vật TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng Công ty TNHH NLSH : Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiên liệu sinh học Công ty TNHH MTV : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên -v-
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Bảng tổng hợp diện tích xây dựng nhà ở Bảng 2.2 Nhu cầu cấp nước cho dự án Bảng 2.3 Bảng tính toán phụ tải điện Bảng 2.4 Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn Bảng 2.5 Lưu lượng nước thải sinh hoạt của từng công trình chính Bảng 2.6 Ước tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Bảng 3.1 Thành phần đặc trưng NTSH chưa xử lý Bảng 3.2 Các giai đoạn của quá trình đông tụ , kết bông Bảng 3.3 .Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động của công trình xử lý nước thải hiếu khí Bảng 4.1 Thành phần nước thải sinh hoạt đặc trưng Bảng 4.2 So sánh 2 phương án xử lý Bảng 5.1 Hệ số không điều hòa chung của nước thải sinh hoạt Bảng 5.2 Hệ số để tính sức cản cục bộ của song chắn Bảng 5.3 Lượng rác tính trên đầu người trong năm Bảng 5.4 Thông số tính toán song chắn rác Bảng 5.5 Tổng hợp tính toán bể thu gom Bảng 5.6 Thông số thiết kế bể tách dầu Bảng 5.7 Bảng tóm tắt kết quả tính toán bể điều hòa Bảng 5.8 Hệ số động học bùn hoạt tính ở 20oC. Bảng 5.9 Công suất hòa tan oxy vào nước của thiết bị phân phối bọt khí nhỏ và mịn Bảng 5.10 Thông số tính toán kích thước bể SBR Bảng 5.11 Thông số tính toán thiết kế bể trung gian Bảng 5.12 Kích thước vật liệu lọc Bảng 5.13 Tốc độ rửa ngược bằng nước và khí đối với bể lọc cát một lớp và lọc Anthracite Bảng 5.14 Các thông số thiết kế bể lọc áp lực Bảng 5.15 Bảng tóm tắt các thông số thiết kế bể khử trùng -vi-
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 5.16 Tổng hợp thông số tính toán bể nén bùn Bảng 5.17 Tải trọng cặn trên 1 m2 sân phơi bùn Bảng 5.18 Thông số tính toán kích thước sân phơi bùn Bảng 5.19 Bảng tóm tắt các thông số thiết kế bể Aerotank (phương án 1) Bảng 5.20 Thông số tính toán bể lắng đứng (phương án 1) Bảng 5.21 Tổng hợp thông số tính toán bể nén bùn (phương án 1) Bảng 5.22 Thông số tính toán kích thước sân phơi bùn (phương án 1) Bảng 6.1 Bảng chi phí xây dựng trạm xử lý nước thải (phương án 2) Bảng 6.2 Bảng chi phí thiết bị trong trạm xử lý (phương án 2) Bảng 6.3 Bảng tiêu thụ điện năng trong ngày (phương án 2) Bảng 6.4 Bảng chi phí xây dựng trạm xử lý nước thải (phương án 1) Bảng 6.5 Bảng chi phí thiết bị trong trạm xử lý (phương án 1) Bảng 6.6 Bảng tiêu thụ điện năng trong ngày (phương án 1) -vii-
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Mặt bằng tổng thể dự án Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân Sài Gòn – Bình Phước Hình 3.1 Song chắn rác cơ giới Hình 3.2 Sơ đồ lắp đặt của một máy nghiền rác Hình 3.3 Bể lắng cát ngang Hình 3.4 Bể lắng cát thổi khí Hình 3.5 Sơ đồ bể lắng cát ly tâm với hệ thống cơ giới để lấy cặn Hình 3.6 Sơ đồ bể tách dầu mỡ lớp mỏng Hình 3.7 Bể lắng đứng Hình 3.8 Bể lắng li tâm Hình 3.9 Bể lọc Hình 3.10 Sơ đồ bể kết tủa bông cặn Hình 3.11 Bể tuyển nổi kết hợp với cô đặc bùn Hình 3.12 Xử lý nước thải bằng đất Hình 3.13 Sơ đồ công nghệ bể Aeroten truyền thống Hình 3.14 Sơ đồ làm việc của bể Aeroten có ngăn tiếp xúc Hình 3.15 Sơ đồ làm việc của bể Aeroten làm thoáng kéo dài Hình 3.16 Sơ đồ làm việc của bể Aeroten khuấy trộn hoàn chỉnh Hình 3.17 Bể Oxytank Hình 3.18 Bể lọc sinh học cao tải Hình 3.19 Đĩa quay sinh học RBC Hình 3.20 Quá trình vận hành bể SBR Hình 3.21 Bể UASB Hình 3.22 Đồ thị về sự tăng trưởng của các vi sinh vật trong xử lý nước thải Hình 4.1 Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phương án 1 Hình 4.2 Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phương án 2 Hình 5.2 Sơ đồ lắp đặt song chắn rác -viii-
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa không khí và đảm bảo sự sống cho trái đất. Nước là nguồn dinh dưỡng nuôi sống thế giới hữu sinh trên trái đất. Chúng ta không thể làm ngơ với lời cảnh báo : “Toàn cầu đang khát”, lý do của điều đó là vì nhu cầu về nước đang ngày càng gia tăng theo nhịp độ phát triển của đô thị và xã hội. Trong những năm gần đây, cùng với tiến độ tăng trưởng của các địa bàn kinh tế trọng điểm Phía Nam, tỉnh Bình Phước cũng đang bắt đầu phát triển mạnh, hình thành các khu công nghiệp và dân cư tập trung. Bên cạnh đó, nổi bật trong việc thu hút đầu tư còn có xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, nơi hiện có không ít doanh nghiệp chế biến điều nhân xuất khẩu và nhiều nông trường trồng cao su và gần đây nhất là sự thành lập và đi vào hoạt động của Nhà máy sản xuất Ethanol thuộc Công ty NLSH Phương Đông (OBF) với nhu cầu về tuyển dụng nhân sự và giữ chân lao động khá cao. Song song với các dự án phát triển công nghiệp, nông lâm nghiệp, tỉnh Bình Phước cũng đặc biệt quan tâm đến phát triển các khu đô thị, tạo nhiều quĩ đất ở cho người dân nhằm đón đầu các làn sóng nhập cư, cũng như vấn đề tăng dân số cơ học do tỉ lệ tăng trưởng công nghiệp. Từ thực tế đó, “Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân” của Công ty TNHH Sài Gòn – Bình Phước (còn được gọi tắt là Khu dân cư “Minh Hưng Xanh”) được đầu tư xây dựng theo quyết định phê duyệt số 2264/QĐ-UBND của chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước ngày 18/10/2011 với mục tiêu từng bước đáp ứng yêu cầu giải quyết nhu cầu nhà ở khang trang hiện đại cho người dân địa phương, tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa và công nhân lao động của Nhà máy sản xuất Ethanol và cho các đối tượng có nhu cầu tại khu vực. Dự án Khu dân cư “Minh Hưng Xanh” khi đưa vào sử dụng sẽ thải ra một lượng nước thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Vì vậy, việc cấp thiết là phải xử lý lượng nước thải này trước khi thải ra môi trường Trang 1
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1: MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tính toán thiết kế hệ thống XLNT sinh hoạt nhằm xử lý lượng nước thải ra hằng ngày từ Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân Sài Gòn – Bình Phước đạt quy chuẩn môi trường 14 : 2008/BTNMT, cột B, đáp ứng được yêu cầu của uỷ ban nhân dân Tỉnh Bình Phước về tình trạng nước thải hiện nay, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển chung của Tỉnh. 1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đánh giá tổng quan về dự án Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân Sài Gòn – Bình Phước, hiện trạng môi trường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án. Xác định đặc tính nước thải của khu dân cư : Lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải, khả năng gây ô nhiễm, nguồn xả thải… Đề xuất công nghệ và thiết kế hệ thống XLNT cho Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân Sài Gòn – Bình Phước dựa theo các số liệu thu thập được. Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý nước thải. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về nước thải sinh hoạt, tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt qua các tài liệu chuyên ngành. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Thống kê, tổng hợp số liệu thu thập được và đưa ra công nghệ xử lý phù hợp. Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của những công nghệ xử lý hiện có và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp. Trang 2
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý. Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải. 1.4. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được giới hạn trong phạm vi : Tính toán – thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho Khu dân cư “Minh Hưng Xanh” – xã Minh Hưng – huyện Bù Đăng – tỉnh Bình Phước. Thời gian bắt đầu từ ngày 25/05/2015 và kết thúc vào ngày 20/08/2015. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Xây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của khu dân cư. Góp phần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho người dân. Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các sinh viên tham quan, học tập. Đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo cho các khu dân cư sắp được xây dựng trên địa bàn và toàn quốc có mong muốn xây dựng trạm xử lý nước thải phù hợp. Trang 3
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG TẠI KHU DÂN CƯ – DỊCH VỤ – CƯ XÁ CÔNG NHÂN SÀI GÒN – BÌNH PHƯỚC (KHU DÂN CƯ “MINH HƯNG XANH”) 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 2.1.1. Vị trí địa lý Vị trí xây dựng dự án tại xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Khu đất hiện hữu nằm trong lô đất trồng cao su số 11 của Công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam quản lý, cách huyện Bù Đăng khoảng 10 km về phía Tây, cách nhà máy Ethanol khoảng 7 km về phía Nam theo quốc lộ 14. Phạm vi khu đất: Phía Bắc và Đông Bắc : Giáp đất trồng cao su và khu dân cư Phía Đông Nam : Giáp đường quốc lộ số 14 Phía Nam : Giáp đất trồng cao su Phía Tây : Giáp đường đất đỏ, đất trồng cao su Thuận lợi: Việc xây dựng Khu dân cư hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và địa phương, tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa, thu hút nguồn lao động nhập cư của nhà máy Ethanol và các đối tượng khác. Thuận lợi về mặt giao thông và sinh hoạt của dân cư khu vực do khu đất nằm ngay mặt tiền quốc lộ số 14. Đây là khu đất trồng cao su hiện hữu, nhà dân gồm 32 hộ nằm trên hành lang lộ giới quốc lộ 14 nên công tác đền bù giải tỏa sẽ tương đối thuận lợi. Khu đất cách Hồ chứa Hưng Phú khoảng 300 m và cách cầu 38 khoảng 7 km, thuận lợi cho việc cấp, thoát nước của khu dân cư. Hiện trạng khu đất cao và bằng phẳng thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện công tác qui hoạch. Khó khăn: Trang 4
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hiện trạng các công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng trong khu vực còn quá nghèo nàn nên Công ty phải đầu tư kinh phí tương đối. Giai đoạn đầu, nước thải sinh hoạt từ khu dân cư được thoát chung với cống thoát nước mưa dọc theo quốc lộ 14, cho nên giai đoạn lâu dài Chủ đầu tư phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài. 2.1.2. Điều kiện về địa hình, địa chất Địa hình: Toàn khu vực tương đối bằng phẳng, không bị ảnh hưởng ngập lụt. Khu vực dự án có cao độ tự nhiên biến đổi từ 49,00 m đến 49,20 m. Hướng dốc địa hình tự nhiên từ Đông sang Tây khoảng 1,2% - 1,5%. Địa hình khu vực dự án mang đặc điểm miền trung du. Địa chất: Mẫu đất khu vực dự án mang đặc tính đá bazan. Đá bazan được chia làm 2 loại: (1) Bazan Pliocen-Pleistocen sớm (N2-QI), được gọi là “bazan cổ”, (2) Bazan Pleistocen muộn-Holocen sớm (QII-IV), được gọi là “bazan trẻ”. Đặc điểm chung của đá bazan là hàm lượng oxyt sắt cao (10-11%), oxyt magie từ 7 – 10%, oxyt canxi từ 8 – 10%, oxyt photpho từ 0,5 – 0,8%, hàm lượng Natri cao hơn Kali một chút. Vì vậy, các đá bazan thường có màu đen và trong điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển một lớp vỏ phong hóa rất dày trung bình từ 20 – 30 m và có màu nâu đỏ rực rỡ. Từ đá này đã hình thành ra các loại đất đỏ bazan màu mỡ rất thích hợp với các cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu, điều, cây ăn quả,…Ngoài ra đá bazan còn là một nguồn vật liệu xây dựng rất quan trọng của khu vực. Đất tại khu vực dự án có cường độ chịu nén của đất ở Bù Đăng khoảng từ 2 đến 3 Kg/cm2. 2.1.3. Điều kiện về khí tượng Khí hậu của vùng thực hiện dự án cũng như khí hậu của xã Minh Hưng huyện Bù Đăng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa của tỉnh Trang 5
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bình Phước, khí hậu điều hòa và đồng nhất, mỗi năm có 2 mùa phân biệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ: Biên độ dao động giữa các tháng trong năm không lớn, nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8oC – 26,2oC. Nhiệt độ bình quân thấp nhất 21,5oC – 22oC. Nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7oC – 32,2oC. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, song chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thì khá lớn, khoảng 7 – 9oC nhất là vào các tháng mùa khô. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 3,4,5 (từ 37 – 37,2oC) và thấp nhất vào tháng 12 là 19oC. Số giờ nắng: Nằm trong vùng dồi dào nắng, tổng số giờ nắng trong năm từ 2400 – 2500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 – 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng 1,2,3,4 và thời gian ít nắng nhất vào tháng 7,8,9. Độ ẩm: Lượng nước bốc hơi và độ ẩm cũng như nhiệt độ của không khí là một trong những yếu tố cấu thành độ bền vững khí quyễn. Độ ẩm của không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, quá trình chuyển hóa của các chất ô nhiễm, mức độ bền vững của công trình. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khoảng 77,8% – 84,2%. Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 – 2325 mm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 85 – 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là 376 mm (tháng 7). Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 – 15% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2,3. Lượng mưa có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của dự án, quá trình phát tán, pha loãng và xử lý chất ô nhiễm. Việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu vực dự án cần quan tâm đến lượng mưa, xây dựng riêng biệt hệ thống tách nước mưa và nước thải sinh hoạt. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Trong các tháng mùa mưa, lượng mưa trung bình tương đối đều. Trong các tháng mùa khô, lượng mưa nhỏ hoặc hoàn toàn không mưa. Trang 6
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chế độ gió: Gió cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường của dự án, tốc độ gió càng lớn thì khả năng lan truyền và phát tán bụi, các chất ô nhiễm càng cao (do nồng độ các chất ô nhiễm được pha loãng và vận chuyển càng xa). Hướng gió chính ở khu vực dự án chi phối theo hướng gió ở huyện Bù Đăng, theo 2 mùa trong năm: hướng Đông Bắc vào mùa khô, hướng Tây Nam và Đông Nam vào mùa mưa. 2.1.4. Điều kiện thủy văn, hải văn Tài nguyên nước mặt: Tỉnh Bình Phước có mạng lưới sông suối khá phong phú. Trên địa bàn tỉnh có 3 con sông chính là sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn với tổng lượng dòng chảy trung bình khoảng 26 tỷ m3/năm. Tài nguyên nước mặt của tỉnh Bình Phước thuộc loại tương đối với mật độ 0,7 – 0,8 km/km2. Tuy nhiên, sông suối trong vùng có lồng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô. Vì thế, khả năng khai thác nguồn nước này cấp cho sản xuất nông nghiệp cần lượng vốn đầu tư cao. Đối với huyện Bù Đăng, nguồn nước mặt chủ yếu từ các nhánh sông suối cung cấp nước cho thủy điện Thác Mơ phân bố theo hướng Đông Nam với bề rộng từ 120 – 400 m như nhánh Đắk Quorre, Đắk Đồng Xoài, Đắk R’Lấp và bàu chứa nước Hưng Phú. Bàu chứa được kiến tạo từ hoạt động nâng lên và hạ xuống của lớp vỏ trái đất, có độ cao so với mặt nước biển thấp hơn 130 m. Các hệ suối chính tại huyện thường có nước vào mùa khô, còn phần thượng nguồn và các suối nhánh, một số suối nhỏ ngắn thường khô hạn. Mùa mưa nước dâng và ngập tràn trên diện tích khá lớn. Hiện tại Bàu Hưng Phú có diện tích nước ngập với diện tích 1,8 km2 vào mùa mưa. Có thể sử dụng nguồn nước được lấy từ hồ thủy lợi cách khu vực quy hoạch khoảng 3000 m. Tài nguyên nước ngầm: Tỉnh Bình Phước bao gồm các vùng thấp dọc theo các con sông và suối, nhất là phía Tây Nam tỉnh, nguồn nước khá phong phú có thể khai thác phục vụ phát Trang 7
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP triển kinh tế - xã hội. Tầng chứa nước bazal (QI-II) phân bố trên qui mô hơn 4000 km2, lưu lượng nước tương đối khá 0,5 – 16 l/s, tuy nhiên do biến động lớn về tính thấm nên tỉ lệ khoan khai thác thành công không cao. Tầng chứa nước Pleitocen (QI-III), đây là tầng chứa nước có trữ lượng lớn, chất lượng nước tốt, phân bố vùng huyện Bình Long và nam Đồng Phú. Tầng chứa nước Pleiocen (N2) lưu lượng 5 – 15 l/s, chất lượng nước tốt. Ngoài ra còn có tầng chứa nước Mezozol (M2) phân bố ở vùng đồi thấp (từ 100 – 250 m). Đặc trưng mực nước và diễn biến mực nước trong các tầng chứa nước tại huyện Bù Đăng như sau: Huyện Bù Đăng có cấu trúc của tầng chứa nước khe nứt thành tạo phun trào Bazan miocen trên, phủ trực tiếp trên tầng chứa nước khe nứt Jura dưới – giữa. Đây là tầng chứa nước không áp hoặc có áp lực yếu ở một số nơi, nguồn bổ cập chủ yếu là nước mưa và dòng mặt, miền thoát là các sông suối trong vùng. Mực nước dao động theo mùa, mực nước trung bình tháng cao nhất là -26,04 m xuất hiện vào tháng 11, mực nước trung bình tháng thấp nhất là -30,70 m xuất hiện trong tháng 6. Huyện Bù Đăng có nguồn nước ngầm tương đối tốt. Lưu lượng khoảng 20 – 30 m3/h. Chất lượng nước có thể chấp nhận dung cho sinh hoạt bình thường. Trên địa bàn xã Minh Hưng có sông, suối và hồ chứa Hưng Phú (với diện tích 1,8 km2). Dự án có thể sử dụng nguồn nước mặt được lấy từ hồ chứa Hưng Phú cách khu quy hoạch khoảng 300 m hoặc khai thác nguồn nước ngầm. Đồng thời, nước thải của khu vực dự án sau khi đã xử lý sẽ thoát chung với cống thoát nước mưa dọc tuyến quốc lộ 14 theo dự án BOT quốc lộ 14 (đoạn Đồng Xoài – Cay Chanh). 2.1.5. Sơ lược về điều kiện kinh tế - xã hội Đặc điểm kinh tế: Đa số dân trong xã Minh Hưng làm nông nghiệp và trồng cây công nghiệp Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm: 229,36 ha, đạt 134,9% so với chỉ tiêu huyện giao. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, heo, gia cầm. Chăn nuôi gia cầm tập trung theo phương thức bán công nghiệp. Trang 8
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Một số công ty trong nước và ngoài nước đã đầu tư hoạt động ở xã Minh Hưng, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người dân địa phương và các vùng lân cận như: Nhà máy sản xuất Ethanol của Công ty Phương Đông, Công ty Mai Hương về chế biến hạt điều, các trạm thu mua cacao của Công ty Cargill… Thương mại – dịch vụ – du lịch chưa thật sự phát triển mạnh. Cơ sở hạ tầng đang được chú trọng hoàn thiện: Huyện Bù Đăng đã chọn xã Minh Hưng để thực hiện xây dựng nông thôn mới, mở rộng đường xá, hệ thống cấp điện, cấp nước đang được triển khai, làng nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số,… Đặc điểm xã hội: Công tác giáo dục đang được chú trọng, toàn xã có 5 trường với tổng số 84 lớp. Tổng số giáo viên là 197 người, trong đó ngành mầm non 50 người, bậc tiểu học 83 người, bậc THCS 64 người. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, xã đã giảm được 17 hộ nghèo và 26 hộ cận nghèo. Ngành y tế ở xã tiếp tục chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác dự phòng, truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình, các dịch vụ y tế ngày một phát triển đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 2.2. QUY HOẠCH TỔNG THỂ MẶT BẰNG KHU DÂN CƯ 2.2.1. Tính chất và chức năng Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân Sài Gòn – Bình Phước (“Minh Hưng Xanh”) nằm trong khu đất nông trường cao su của Công ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng và gần nhà máy sản xuất Ethanol của Công ty TNHH NLSH Phương Đông. Do đó, khu dân cư ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của công nhân công ty cao su và nhà máy sản xuất ethanol. Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân Sài Gòn – Bình Phước bao gồm các thành phần chức năng sau: Nhà ở Công trình thương mại – dịch vụ Công trình phục vụ công cộng Trang 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư Hiệp Thành III cho 5000 dân
82 p | 963 | 377
-
Đồ án tốt nghiệp: Tính toán và thiết kế thiết bị sấy tinh bột sắn bằng phương pháp tầng sôi
108 p | 408 | 137
-
Đồ án tốt nghiệp: Tính toán lựa chọn công nghệ tối ưu và các thông số cơ bản của tháp tách Etan từ nguồn khí Nam Côn Sơn 2
120 p | 520 | 130
-
Đồ án tốt nghiệp Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin Hà Nội
85 p | 410 | 127
-
Đồ án tốt nghiệp Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại X í nghiệp chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc An Khánh_Hà Tây
56 p | 308 | 104
-
Đồ án tốt nghiệp Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty quy chế Từ Sơn
71 p | 261 | 90
-
Đồ án tốt nghiệp Hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
63 p | 263 | 89
-
Đồ án tốt nghiệp: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo
51 p | 358 | 89
-
Đồ án tốt nghiệp: Tính toán và thiết kế hệ thống máy sấy thùng quay của Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao
60 p | 370 | 86
-
Đồ án tốt nghiệp: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bình Minh”
78 p | 440 | 80
-
Đồ án tốt nghiệp: Tính toán thiết kế máy san loại 1×2×3 có trọng lượng 14 tấn
112 p | 285 | 68
-
Đồ án tốt nghiệp: Tính toán các thông số kỹ thuật cơ bản của tháp làm ngọt khí với nguồn nguyên liệu khí từ Bể Nam Côn Sơn
60 p | 195 | 54
-
Đồ án tốt nghiệp: Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý, thu hồi NH3 trong khí phóng không của nhà máy sản xuất Amoniac
101 p | 229 | 30
-
Đồ án tốt nghiệp: Tính toán thiết kế hệ thống sấy cá bằng phương pháp sấy lạnh kết hợp bức xạ hồng ngoại năng suất 100kg sản phẩm khô, mẻ sấy
91 p | 49 | 26
-
Đồ án tốt nghiệp: Tính toán thiết kế phân xưởng sản xuất phenol
91 p | 163 | 20
-
Đồ án tốt nghiệp: Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi
70 p | 140 | 16
-
Đồ án tốt nghiệp: Tính toán thiết kế công nghệ sấy khí bằng oxit nhôm
86 p | 119 | 9
-
Đồ án tốt nghiệp: Tính toán cung cấp điện và phân tích hoạt động hệ thống điều khiển cẩu trục Model CLS20-H12-MH
61 p | 8 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn