Đồ án tốt nghiệp: Trang bị điện tàu 53000 tấn – đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển Diezel máy phát
lượt xem 30
download
Đồ án tốt nghiệp với đề tài "Trang bị điện tàu 53000 tấn – đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển Diezel máy phát" có kết cấu nội dung gồm 4 chương và chia làm 2 phần chính: phần 1 tổng quan về tàu 53000 tấn với 3 chương đầu, phần 2 đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển Diesel–máy phát tàu 53000 tấn với chương tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Trang bị điện tàu 53000 tấn – đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển Diezel máy phát
- …………..o0o………….. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRANG BỊ ĐIỆN TÀU 53000 TẤN – ĐI SÂU NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐIEZEL MÁY PHÁT
- LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một quốc gia nằm ở ven biển, có bờ biển dài 3260 Km. Từ xa xưa nhân dân ta đã biết sử dụng bờ biển để vận chuyển hàng hoá. Ngày nay vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong giao thông vận tải. Nó chiếm ưu thế về khối lượng hàng hoá và cả khoảng cách vận chuyển, chính vì vậy mà ngày nay trong công cuộc đổi mới, hội nhập và mở cửa thì vận tải đường biển đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng hội nhập. Để đáp ứng và khai thác triệt để những lợi thế trên, chúng ta cần có một nền công nghiệp tàu thuỷ hiện đại với những công nghệ đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ bắt kịp với trình độ phát triển của thế giới, ngoài ra cần phải đào tạo đội ngũ kỹ sư, thuyền viên có trình độ kiến thức phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Là một sinh viên học tập tại khoa điện - điện tử tàu biển của trường đại học Hàng Hải Việt Nam. Sau hơn 4 năm học tập và rèn luyện, em đã được trang bị tương đối đầy đủ các kiến thức cơ bản về những hệ thống điện năng trên tàu thuỷ và còn được tiếp cận với những trang thiết bị, công nghệ điều khiển hiện đại đã và đang được áp dụng trên nhiều con tàu vận tải hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Sau khi thực tập tại công ty đóng tàu Nam Triệu, em đã tìm hiểu và thu thập được tài liệu tàu ASL - ALBATROSS thuộc series tàu chở hàng 53000 tấn. Được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa, em được giao đề tài thiết kế tốt nghiệp: “Trang bị điện tàu 53000 tấn, đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển Diesel – Máy phát.” Qua quá trình tổng hợp, nghiên cứu tài liệu thu thập được với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân cùng sự giúp đỡ của các bạn, các thầy giáo trong khoa Điện - Điện Tử Tàu Biển trường đại học Hàng Hải Việt Nam, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Th.s Kiều Đình Bình, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế, nên đồ án tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được được sự chỉ bảo của các thầy để đồ án của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Kiều Đình Bình, cùng các thầy cô và các bạn đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 16 tháng 01 năm 2009 Sinh viên thực hiện Hoàng Văn Thi 1
- PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TÀU 53000T. 2
- Giới thiệu chung về tàu 53000T: Tàu ASL - ALBATROSS trọng tải 53000T do tổng công ty đóng tàu Nam Triệu đóng theo đơn đặt hàng của Anh. Là series tàu lớn nhất từ trước tới nay do hai công ty đóng tàu Nam Triệu và Hạ Long thi công. 1. Kích thước chính: Chiều dài toàn tàu: 190.00m Chiều dài giữa 2 đường nước vuông góc: 183.25m Bề rộng thiết kế: 32.26m Cao mạn chính đến boong: 10.90m Mớn nước mô hình: 12.60m Chiều cao boong chính (tại đường tâm): - Từ boong chính – boong dâng lái 1 1.00m - Từ boong dâng lái chính – boong dâng lái 5,mỗi boong 2.8.m - Từ boong dâng lái 5 - đỉnh cabin (buồng lái ) 3.00m - Các boong ở 2.60m Độ cong ngang tại boong chính từ mạn tới 5.6mm trên đường chuẩn 0.60m. Trên các boong khác không có độ cong ngang và dọc boong. 2. Trọng tải và mớn nước: Các thông số dưới đây được đo bằng đơn vị tấn (theo hệ mét ) trong nước biển với trọng lượng riêng là 1.025 t/m3. Mớn nước mẫu thử lý thuyết : 12.60m. Tải trọng tương ứng 53000T. Mớn nước hàng nhẹ : 10.90m Tải trọng tương ứng 44000T. 3. Dung tích các khoang hàng tính cả miệng khoang: Hầm hàng số 1: 12m3 Hầm hàng số 2: 13m3 Hầm hàng số 3: 13m3 Hầm hàng số 4: 13m3 Hầm hàng số 5: 13m3 4. Tốc độ và công suất: Tốc độ khai thác theo mớn nước mẫu thử 12.60m. Ở trạng thái ky bằng , có tính đến 15% dung sai khác ( Trạng thái dự phòng ) 14.0 hải lý. Tốc độ khai thác tại mớn nước chở hàng nhẹ 10.9m ở trạng thái k bằng có tính đến 15% dung sai khai thác ( Trạng thái dự phòng ) 14.2 hải lý. Công suất máy tương ứng tại 82% MCR (vòng tua tối đa liên tục và tốc độ chân vịt 118 vòng / phút ≈ 7.780 KW. 3
- 5. Tiêu hao nhiên liệu và tầm hoạt động: Lượng dầu nặng FO tiêu hao hằng ngày trên máy chính tại 82% vòng quay tối đa liên tục, công suất máy 7780KW và chân vịt đạt 118 vòng / phút ≈ 31.2 tấn. Lượng tiêu hao dầu nặng FO được tính dựa trên các điều kiện ISO. Tiêu hao nhiên liệu hàng ngày ≈ 33.6 tấn. Lượng tiêu hao được tính dựa trên điều kiện HFO, độ nhớt 380 CST tại 500C và giá trị hâm 42.70 KJ/KG, mớn nước mẫu thử và 15% dung sai khác. Thông số trên được xác nhận sau khi thử két mô hình. Tầm hoạt động ≈ 18.00N dặm. Dựa trên điều kiện 82% MCR (vòng cua tối đa liên tục) 199% dung tích các két HFO. Mớn nước mẫu thử , tốc độ 14 hải lý và 2 ngày dự trữ. Tương đương ≈ 55 ngày chạy HFO, mỗi ngày 336 hải lý. 6. Bố trí thuyền viên: Tổng Cấp Boong Máy Khác số Cấp thuyền Thuyền 1-Máy trưởng 2 trưởng trưởng 1- Đại phó 1-Máy I 2 Sĩ quan 1- MáyII 1- Máy III 1-Hoa tiêu 6 1-Điện trưởng Tổng số 2 5 1 10 1-Thuỷ thủ 1-Đầu bếp 3 trưởng 3- Thuỷ thủ 3- NV tra dầu 2-Phụ bếp 1- NV vệ sinh Tổng số 7 5 3 15 Tổng số thuyền viên 25 7. Nguyên lý thiết kế và mô phỏng chung: Tàu ASL - ALBATROSS là loại tàu viễn dương, 1 chân vịt lai bằng diesel phù hợp chuyên chở các loại hàng rời. Thông thường như than, quặng, ngũ cốc, xi măng, nhôm ôxit, thép cuộn, gỗ đóng kiện… Tầu được đóng và trang bị cho việc chuyên chở các loại hàng nguy hiểm trong phạm vi quy định. Tàu có mũi quả lê, 1 boong dâng mũi và 1 boong sống đuôi. Phần vỏ dưới boong chính được phân cách bằng các vành kín nước gồm: Két mũi, 5 hầm hàng, buồng máy và két lái 4
- CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TRẠM PHÁT ĐIỆN CHÍNH TÀU 53000T. 1.1. Giới thiệu về tổ hợp D – G. Trạm phát điện là tổ hợp các thiết bị biến đổi từ năng lượng cơ điện thành năng lượng điện và phân phối năng lượng điện cho tất cả các phụ tải sử dụng điện. Trạm phát điện tàu 53000 tấn được trang bị gồm có 4 tổ hợp diesel-máy phát (D-G), trong đó có 3 tổ hợp diesel-máy phát chính và một tổ hợp diesel máy phát sự cố. Ngoài ra còn có nguồn năng lượng điện ắc quy 24V. * Các thông số kĩ thuật của các diesel máy phát chính : - Điện áp định mức : 450V - Dòng điện định mức : 1091A - Công suất định mức : 680KW - Tần số định mức : 60Hz - Hệ số công suất cos : 0.8 - Số pha : 3 pha - TYPE : NTAKL - Điện áp mạch kích từ : 100V - Trọng lượng : 4250Kg * Các thông số kĩ thuật của máy phát sự cố: - Điện áp định mức : 450V - Tần số định mức : 60Hz - Công suất định mức : 320KW - Hệ số công suất cos : 0.8 - Số pha : 3 pha 1.2. Cấu tạo chung của bảng điện chính. Bảng điện chính tàu ASL - ALBATROSS bao gồm có 11 PANEL (page 060). Bao gồm 3 PANEL điều khiển máy phát và 3 PANEL phụ tải. Chi tiết như sau: - S1(PANEL SỐ 1): PANEL khởi động(No1 GROUP STARTER PANEL). - S2(PANEL SỐ2): PANEL khởi động và cung cấp điện áp 440V (No1 GROUP STARTER/440V FEEDER PANEL). - S3(PANEL SỐ3): PANEL cung cấp điện áp 440V (No1 440V FEEDER PANEL). - S4(PANEL SỐ4): PANEL phục vụ máy phát số 1 (No1 DIESEL GENERATOR PANEL). - S5(PANEL SỐ5): PANEL đồng bộ (SYNCHRO PANEL). - S6(PANEL SỐ6): PANEL phục vụ máy phát số 2 (No2 DIESEL GENERATOR PANEL). 5
- - S7(PANEL SỐ7): PANEL phục vụ máy phát số 3 (No3 DIESEL GENERATOR PANEL). - S8(PANEL SỐ8): PANEL cung cấp điện áp 440V số 2 (440V FEEDER PANEL). - S9(PANEL SỐ9): Nhóm PANEL khởi động và cung cấp điện áp 440V số 2 (No2 GROUP STARTER/440V FEEDER PANEL). - S10(PANEL SỐ 10): PANEL khởi động số 2 (No2 GROUP STARTER PANEL). - S11(PANEL SỐ 11): PANEL cấp điện áp 220V (220V FEEDER PANEL). Các PANEL của bảng điện chính tàu 53000 tấn được bố trí theo hình chữ L có chiều dài tổng cộng là 5.795m và có chiều cao là 2.100m. 1.3. Giới thiệu các phần tử trên bảng điện chính. 1.3.1. Panel số 1(S1): PANEL khởi động (No1 GROUP STARTER PANEL).(sơ đồ trang 062) gồm các phần tử như sau: *1-1:Bơm nước làm mát máy chính ở mức cao: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố. +H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động (STANDBY). + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. + S21: Nút ấn khởi động bơm. + S22: Nút dừng bơm. + S24: Nút ấn RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố. + S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU-AUTO- REMOTE. + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. *1-2: Quạt gió buồng máy: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo quạt gió đang hoạt động. + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H24: Đèn màu đỏ báo quạt gió bị quá tải. + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của quạt gió. + S21: Nút ấn khởi động quạt gió. + S22: Nút ấn dừng quạt gió. + S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ (LOCAL/REMOTE). + S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua quạt gió. *1-3: Bơm nước mặn làm mát: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố. 6
- + H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động (STANDBY). + S21: Nút ấn khởi động bơm. + S22: Nút ấn dừng bơm. + S24: Nút ấn RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố. + S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. + S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU-AUTO- REMOTE. + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. *1-4: Bơm BALLAST: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H24: Đèn màu đỏ báo bơm bị quá tải. + H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động (STANDBY). + S21: Nút ấn khởi động bơm. + S22: Nút ấn dừng bơm. + S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ (LOCAL/REMOTE). + S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. 1.3.2. Panel số 2(S2): PANEL khởi động và cung cấp điện áp 440V (No1 GROUP STARTER/440V FEEDER PANEL). (sơ đồ trang 062)gồm các phần tử chính như sau: *2-1:Bơm nước làm mát cho máy chính: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H24: Đèn màu đỏ báo bơm bị quá tải. + S21: Nút ấn có màu xanh lá cây;nút ấn khởi động bơm. + S22: Nút ấn dừng bơm. + S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ (LOCAL/REMOTE). + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. *2-2: Bơm cứu hoả chung: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H24: Đèn màu đỏ báo bơm bị quá tải. + S21: Nút ấn khởi động bơm. + S22: Nút ấn dừng bơm. 7
- + S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ (LOCAL/REMOTE). + S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. *2-3: Bơm nước làm mát máy chính mức thấp: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố. + H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động (STANDBY). + S21: Nút ấn khởi động bơm. + S22: Nút ấn dừng bơm. + S24: Nút ấn RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố. + S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. + S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU-AUTO- REMOTE. + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. *2-4: Bơm dầu LO cho máy chính: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố. + H25:Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động (STANDBY). + S21: Nút ấn khởi động bơm. + S22: Nút ấn dừng bơm. + S24: Nút ấn RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố. + S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. + S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU-AUTO- REMOTE. + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. *2-5: Aptomat khống chế bộ sấy nóng các tổ hợp diesel máy phát. *2-6: Aptomat khống chế bộ dự trữ. 1.3.3. Panel số 3(S3): PANEL cung cấp điện áp 440V (No1 440V FEEDER PANEL).(sơ đồ trang 062)gồm các phần tử chính như sau: + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện. + S43: Công tắc chọn vị trí để đo dòng điện của tời neo phải và tời chằng buộc phải có ba vị trí là: WIDS(S)-OFF-MOWH(S). 8
- + S44: Công tắc chọn vị trí để đo dòng điện của cẩu số một hoặc cẩu số hai, có ba vị trí là: CCR1-OFF-CCR2. *3-1: Aptomat khống chế tời neo trái. *3-2: Aptomat khống chế tời chằng buộc trái. *3-3: Aptomat khống chế máy lái trái. *3-4: Aptomat khống chế mạch tự động. *3-5: Aptomat khống chế thiết bị điều khiển tuyến tính. *3-6: Bộ phận thuỷ lực che phủ miệng khoang. *3-7: Aptomat khống chế quạt gió vùng cầu thang. *3-8: Aptomat khống chế bộ phận phun nước buồng máy. *3-9: Aptomat khống chế bảng khởi động máy nén khí. *3-10: Aptomat khống chế bảng điện phụ. *3-11: Aptomat khống chế tời thang dây và quạt gió. *3-12: Aptomat khống chế bộ lọc dầu và phân ly dầu buồng máy. *3-13: Aptomat khống chế hệ thống nồi hơi phụ. *3-14: Aptomat khống chế bơm cấp nước nồi hơi. *3-15: Aptomat khống chế máy biến áp chính số 1. *3-16: Aptomat khống chế máy móc dụng cụ xưởng. *3-17: Aptomat khống chế quạt gió phụ máy chính. *3-18: Aptomat khống chế bộ dự trữ. *CCR1: Aptomat khống chế cẩu hàng số1. *CCR2: Aptomat khống chế cẩu hàng số2. 1.3.4. Panel số 4(S4): là PANEL phục vụ máy phát số 1 (No1 DIESEL GENERATOR PANEL).(sơ đồ trang 063)gồm các phần tử chính như sau: + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện của máy phát. + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của máy phát. + F: Tần số kế, dùng để đo tần số của máy phát1. + V: Đồng hồ vôn kế dùng để đo điện áp của máy phát1. + S31: Công tắc chọn đo dòng các pha, có 4 vị trí (OFF-R-S-T). + S32: Công tắc chọn đo điện áp giữa các pha và thanh cái, có 5 vị trí (OFF-RS-ST- TR-BUS). + H2: Đèn màu trắng báo máy phát số 1 đang hoạt động. + H3: Đèn màu xanh báo aptomat chính của máy phát đang đóng. + H4: Đèn màu đỏ báo aptomat chính của máy phat đang mở. + H38: Đèn màu đỏ báo mức tải của máy phát thấp. + S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. + S6: Nút ấn có đèn dùng để reset aptomat chính. + S35: Công tắc chọn vị trí điều khiển có hai vị trí là tại chỗ và từ xa: (LOCAL- REMOTE). 9
- 1.3.5. Panel số 5(S5): PANEL đồng bộ (SYNCHRO PANEL).(page 063) gồm những phần tử chính như sau: + H11: Đèn màu trắng nối đất báo cách điện pha R. + H12: Đèn màu trắng nối đất báo cách điện pha S. + H13: Đèn màu trắng nối đất báo cách điện pha T. + BZ: Còi báo động khi có sự cố sảy ra. + KW: Đồng hồ đo công suất của máy phát. + SYN : Đồng bộ kế để kiểm tra điều kiện hoà đồng bộ. + H14: Hệ thống đèn quay để kiểm tra điều kiện hà đồng bộ. + IRM: Đồng hồ đo điện trở cách điện. + F/F: Đồng hồ tần số kế kép. + V/V: Đồng hồ vôn kế kép để đo điện áp của máy phát và của lưới. + S104: Nút ấn để hoà đồng bộ máy phát số 1. + S5: Nút ấn để thử đèn nối đất. + S4: Nút ấn dùng để thử đèn và còi. + S14: Nút ấn dừng chuông khi sảy ra sự cố. + S12: Công tắc có hai vị trí ON/OFF cấp điện cho PANEL đèn. + S8: Nút ấn reset đèn. + S9: Nút ấn dừng đèn FLICKER. + S204: Nút ấn có đèn màu trắng để hoà đồng bộ máy phát số 2. +S304: Nút ấn hoà đồng bộ máy phát số 3. + S102: Nút ấn đóng aptomat của máy phát số 1. + S103: Nút ấn mở aptomat của máy phát số 1. + S202: Nút ấn đóng aptomat của máy phát số 2. + S203: Nút ấn mở aptomat của máy phát số 2. + S302: Nút ấn đóng aptomat của máy phát số 3. + S303: Nút ấn mở aptomat của máy phát số 3. + S33: Công tắc điều khiển động cơ servo điều khiển tần số của máy phát chính có 3 vị trí là LOWER-OFF-RAISE. + S34: Công tắc lựa chọn máy phát định hoà có 5 vị trí là: OFF-DG1-DG2-DG3- OFF. + S39: Công tắc điều khiển động cơ diesel lai máy phát có 3 vị trí là STOP-O- START. 1.3.6. Panel số 6(S6) và số 7(S7) (page 063): Các PANEL phục phụ cho máy phát số 2 và máy phát số 3. Trên các PANEL này có các thiết bị: công tắc, đèn báo, nút ấn, aptomat chính giống với PANEL phục vụ cho máy phát số 1, chỉ khác về kí hiệu số 2 và số 3. 1.3.7. Panel số 8(S8): PANEL cung cấp điện áp 440V số 2 (No2 440V FEEDER PANEL).(sơ đồ trang 064) gồm có các phần tử chính như sau: + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện. 10
- + S43: Công tắc chọn chế độ đo dòng cho tời neo phải và tời chằng buộc phải có 3 vị trí là: WIDS(S)-OFF-MOWH(S). + S44: Công tắc chọn chế độ đo dòng của cẩu hàng số 3 và số 4 có 3 vị trí là: CCR1-OFF-CCR2. *8-1: Aptomat khống chế tời neo phải. *8-2: Aptomat khống chế tời chằng buộc phải. *8-3: Aptomat khống chế nguồn dự trữ cho cẩu xuồng. *8-4: Aptomat khống chế bộ điều tốc điện tử của máy chính. *8-5: Aptomat khống chế quạt thông gió trên boong. *8-6: Aptomat khống chế thiết bị nhà bếp. *8-7: Aptomat khống chế thiết bị buồng giặt. *8-9: Aptomat khống chế bảng khởi động máy nén khí số 2. *8-10: Aptomat khống chế bảng điện phụ. *8-11: Aptomat khống chế thiết bị trộn ở buồng máy. *8-12: Aptomat khống chế bơm lọc dầu và máy phân li dầu buồng máy. *8-13: Aptomat khống chế hệ thống lo đốt rác. *8-14: Aptomat khống chế bảng điện sự cố. *8-15: Aptomat khống chế biến áp số 2. *8-16: Aptomat khống chế bộ nạp ắc quy. *8-17: Aptomat khống chế quạt gió phụ máy chính. *8-18: Aptomat khống chế bộ dự trữ. *CCR3: Aptomat khống chế cẩu hàng số 3. *CCR4: Aptomat khống chế cẩu hàng số 4. 1.3.8. Panel số 9(S9): Nhóm PANEL khởi động và cung cấp điện áp 440V số 2 (No2 GROUP STARTER/440V FEEDER PANEL). (sơ đồ trang 064) gồm có các phần tử chính như sau: + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua các pha R-S-T. + V : Đồng hồ vôn kế dùng để đo điện áp của các pha. + S31: Công tắc chọn đo dòng cho các pha R-S-T có 4 vị trí là: OFF-R-S-T. + S42: Công tắc chọn vị trí đo điện áp cho các pha có 4 vị trí là: OFF-RS-ST-TR. + H4: Đèn màu đỏ báo aptomat đang mở. + H3: Đèn màu xanh báo aptomat đóng. *9-3: Bơm nước làm mát mức thấp gồm các thiết bị là: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố. + H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động (STANDBY). + S21: Nút ấn khởi động bơm. + S22: Nút ấn dừng bơm. + S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. 11
- + S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU-AUTO- REMOTE. + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. *9-2: Bơm cứu hoả chung: gồm có các phần tử như sau: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H24: Đèn màu đỏ báo bơm bị quá tải. + S21: Nút ấn khởi động bơm. + S22: Nút ấn dừng bơm. + S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ (LOCAL/REMOTE). + S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. *9-4: bơm dầu LO cho máy chính: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố. + H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động (STANDBY). + S21: Nút ấn khởi động bơm. + S22: Nút ấn dừng bơm. + S24: Nút ấn RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố. + S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. + S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU-AUTO- REMOTE. + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. *9-5: Aptomat khống chế bộ dự trữ. *9-6: Aptomat khống chế bộ dự trữ. *SCB: Aptomat khống chế hộp điện bờ. 1.3.9. Panel số 10(S10): PANEL khởi động số 2 (No2 GROUP STARTER PANEL).(sơ đồ trang 064) gồm có các phần tử như sau: *10-1: Bơm nước làm mát máy chính mức cao: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố. + H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động (STANDBY). + S21: Nút ấn khởi động bơm. 12
- + S22: Nút ấn dừng bơm. + S24: Nút ấn RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố. + S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU-AUTO- REMOTE. + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. *10-2: Quạt gió buồng máy: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo quạt gió đang hoạt động. + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H24: Đèn màu đỏ báo quạt gió bị quá tải. + S21: Nút ấn khởi động quạt gió. + S22: Nút ấn dừng quat gió. + S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ (LOCAL/REMOTE). + S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua quạt gió. + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của quạt gió. *10-3: Bơm nước mặn làm mát: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H23: Đèn màu đỏ báo bơm đang gặp sự cố. + H25: Đèn màu vàng báo bơm đang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động (STANDBY). + S21: Nút ấn khởi động bơm. + S22: Nút ấn dừng bơm. + S24: Nút ấn RESET lại hệ thống khi hệ thống gặp sự cố. + S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. + S52: Công tắc lựa chọn chế độ điều khiển gồm có ba vị trí MANU-AUTO- REMOTE. + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. *10-4: Bơm nước làm mát mức thấp: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H24: Đèn màu đỏ báo quạt gió bị quá tải. + S21: Nút ấn khởi động bơm. + S22: Nút ấn dừng bơm. + S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ (LOCAL/REMOTE). + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. 13
- + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. *10-5: Bơm nước BALLAST: + H21: Đèn màu xanh lá cây báo bơm đang hoạt động. + H22: Đèn màu trắng là đèn báo nguồn. + H24: Đèn màu đỏ báo bơm bị quá tải. + H26: Đèn màu trắng báo nguồn có sẵn. + HR: Đồng hồ đo thời gian hoạt động của bơm. + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện chạy qua bơm. + S21: Nút ấn khởi động bơm. + S22: Nút ấn dừng bơm. + S25: Công tắc chọn vị trí điều khiển gồm có hai vị trí là từ xa và tại chỗ (LOCAL/REMOTE). + S11: Công tắc khống chế điện trở sấy có hai vị trí ON/OFF. 1.3.10. Panel số 11(S11): PANEL cấp điện áp 220V (220V FEEDER PANEL). gồm các phần tử sau: + A: Đồng hồ ampe kế dùng để đo dòng điện. + V : Đồng hồ vôn kế dung để đo điện áp. + IRM: Đồng hồ đo điện trở cách điện. + S41: Công tắc chọn vị trí đo dòng các pha có 4 vị trí là: OFF-R-S-T. + S42: Công tắc chọn vị trí để đo điện áp các pha,có 4 vị trí là: OFF-RS-ST-TR. + H11 : Đèn màu trắng báo cách điện với đất của pha R. + H12 : Đèn màu trắng báo cách điện với đất của pha S. + H13 : Đèn màu trắng báo cách điện với đất của pha T. + S5: Nút ấn thử đèn nối đất. + H16: Đèn trắng báo biến áp 1 có nguồn. + H17: Đèn màu trắng báo biến áp 2 có nguồn. + H4: Đèn màu đỏ báo aptomat mở. + H3: Đèn màu xanh báo aptomat đóng. + S12: Công tắc khống chế bảng đèn có 2 vị trí ON/OFF. *11-5: Aptomat chính khống chế bảng điện đèn hàng hải. *11-6: Aptomat khống chế bảng phân phối đèn tín hiệu. *11-7: Aptomat khống chế thiết bị hàng hải 220V. *11-8: Aptomat khống chế bảng phân phối điện áp thấp. *11-9/11-10/11-11: Aptomat khống chế hệ thống đèn phòng ở. *11-12/11-13: Aptomat khống chế hệ thống đèn buồng máy. *11-14: Aptomat khống chế bảng phân phối điện áp thấp No6. *11-15: Aptomat khống chế thiết bị buồng máy. *11-16: Aptomat khống chế phụ tải điều khiển máy chính và máy phụ buồng máy. *11-17: Aptomat khống chế bộ dự trữ. 14
- *11-18: Aptomat khống chế bộ dự trữ. *11-19: Aptomat khống chế aptomat, PANEL hoà đồng bộ. *11-20: Aptomat khống chế bộ dự trữ. *11-1: Aptomat khống chế hệ thống đèn bên ngoài. *11-2: Aptomat khống chế hệ thống đèn hành lang bên trái hầm hàng No1/2/3. *11-3: Aptomat khống chế hệ thống đèn hành lang bên trái hầm hàng No4/5. *11-4: Aptomat khống chế bảng điều khiển điện thuỷ lực. *TR1: Aptomat khống chế bảng biến áp 1. *TR2: Aptomat khống chế bảng biến áp 2. 1.4. Sơ đồ nguyên lý của bảng điện chính tàu 53000T. 1.4.1. Cấu tạo của sơ đồ. Trạm phát điện tàu 53000 tấn bao gồm có 4 máy phát, trong đó có 3 máy phát chính là D-G1, D-G2 và D-G3 có công suất như nhau 680KW phát ra điện áp 450V tần số 60Hz và 1 máy phát sự cố có công suất 320KW điện áp 450V tần số 60Hz. Trong sơ đồ có 3 máy phát giống hệt nhau vì vậy ở đây ta chỉ nghiên cứu sơ đồ nguyên lý của máy phát số 1. Các máy phát số 2 và máy phát số 3 hoàn toàn tương tự. 1.4.2. Mạch động lực của máy phát số 1. - Điện áp 3 pha từ máy phát được cấp lên thanh cái thông qua aptomat chính QFDG1. - Ba biến dòng TA81.21; TA81.22; TA81.23 cấp tín hiệu dòng của máy phát cho mạch đo và bảo vệ. - Biến dòng TA81.24 cấp tín hiệu dòng của máy phát cho mạch tự động điều chỉnh điện áp(AVR) của máy phát chính. - Ba biến dòng TA81.25, TA81.26, TA81.27 cấp tín hiệu dòng tới mạch đo dòng điện. - Tín hiệu áp của máy phát được đưa tới bộ AVR của máy phát, và các bộ biến năng của mạch đo công suất và tần số, mạch điều khiển áptomat chính. - TC81.78 biến áp biến đổi điện áp 440V/220V để đưa đến mạch đèn chỉ thị. - Biến áp TC81.77 biến đổi điện áp 440V/220V để đưa đến mạch điều khiển aptomat và mạch điều khiển role. - TP81.75/76 các biến áp 440V/200V 100VA để đưa tín hiệu áp của máy phát tới các thiết bị đo và các thiết bị hoà đồng bộ. - TP81.73/74 các biến áp 440V/220V 100VA để đưa tới các thiết bị đo, các thiết bị hoà đồng bộ và mạch chuyển đổi. - TC81.4 là biến áp 440V/220V 100VA. - FU81.4, FU81.63, FU81.64, FU81.66, Fu81.67, FU81.68 các cầu chì bảo vệ với trị số dòng 4A. - FU81.51, FU81.52, FU81.64 các cầu chì bảo vệ với trị số dòng 6A. - FU81.83, FU81.84, FU81.85, FU81.87 các cầu chì bảo vệ với trị số dòng 2A. 15
- - FU81.42 các cầu chì bảo vệ với trị số dòng 32A. 1.4.3. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp AVR (trang 091): Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp được lắp đặt trên tàu 53000 tấn áp dụng nguyên lý điều chỉnh điện áp theo nguyên tắc điều chỉnh theo độ lệch. Điện áp thực của máy phát sẽ được phản hồi lại để so sánh với điện áp chuẩn, từ đó đưa ra tín hiệu đến điều chỉnh tăng hoặc giảm dòng kích từ làm cho điện áp máy phát trở về định mức. Máy phát chính là loại máy phát không chổi than có máy kích từ lấy dòng kích từ từ bộ tự động điều chỉnh điện áp (bộ AVR). Ngoài ra hệ thống điều chỉnh điện áp còn thực hiện quá trình tự động phân bố tải vô công khi các máy phát công tác song song với nhau. A. Giới thiệu phần tử của hệ thống: Bộ AVR là bộ hiệu chỉnh điện áp của máy phát có các đầu vào ra như sau: - Đầu C1-C2 hai đầu lấy tín hiệu dòng tải của pha S đưa vào bộ hiệu chỉnh . - Các đầu U,V,W lấy tín hiệu điện áp ba pha của máy phát đưa vào bộ hiệu chỉnh. - Chân 1-3 các đầu đưa tới bộ chiết áp VOLTAGE TRIM POT. - Các chân U1,V1,W1 cấp điện áp làm nguồn nuôi cho bộ AVR. - Chân J-K của bộ AVR đưa tín hiệu điều chỉnh dòng kích từ xuống mạch kích từ của máy phát kích từ. - Chân C3-C4 được nối với các chân C3-C4 bộ AVR của các máy phát khác để thực hiện quá trình tự động phân bố tải vô công. - Bộ VOLTAGE TRIM POT là chiết áp để điều chỉnh điện áp ra của máy phát. - K85.21 tiếp điểm của rơle trung gian của áptomat chính DG1 để thực hiện phân bố tải vô công khi các máy phát công tác song song. - No1 D/G Static Exciter mạch kích từ của máy phát kích từ có các đầu vào ra như sau: - U1,V1,W1 các đầu đưa điện áp làm nguồn nuôi cho bộ AVR. - Chân J-K chân lấy tín hiệu điều chỉnh từ mạch AVR đưa tới. B. Nguyên lý hoạt động của hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: + Quá trình tự kích ban đầu: Khởi động động cơ Diesel truyền động cho máy phát đến tốc độ định mức, khi đó do có từ dư của máy phát kích từ lên ở cuộn dây phần ứng của máy phát chính sẽ cảm ứng được một tín hiệu điện áp có giá trị khoảng 2 ÷ 5% Uđm. Điện áp này sẽ được đưa tới bộ AVR, và đưa tới cuộn kích từ của máy phát kích từ, do đó sẽ làm tăng dòng kích từ và làm tăng điện áp của máy phát. Quá trình tiếp tục như vậy đến khi điện áp của máy phát đạt giá trị địng mức. Kết thúc quá trình tự kích của máy phát. + Quá trình tự động điều chỉnh điện áp của bộ AVR: Giả sử máy phát đang công tác với điện áp là định mức Uđm. Ta đột ngột đóng thêm tải cho máy phát thì điện áp của máy phát lập tức giảm xuống nhỏ hơn định mức. Khi đó tín hiệu điện áp và tín hiệu dòng điện của máy phát được đưa tới tác động vào bộ 16
- AVR tác động làm tăng dòng kích từ của máy phát lên vì vậy làm cho điện áp của máy phát tăng lên đến giá trị định mức. Quá trình ngắt bớt tải đột ngột cho máy phát cũng xảy ra tương tự như khi ta đóng thêm tải vào lưới. Ta đột ngột cắt bớt tải tải cho máy phát thì điện áp của máy phát lập tức tăng lên lớn hơn định mức. Khi đó tín hiệu điện áp và tín hiệu dòng điện của máy phát được đưa tới tác động vào bộ AVR tác động làm giảm dòng kích từ của máy phát xuống vì vậy làm cho điện áp của máy phát giảm xuống đến giá trị định mức. Tóm lại đây là một trong những hệ thống mới hiện đại được sử đụng nhiều trên các tàu đang đựơc đóng mới ở Việt Nam. Hệ thống có cấu trúc gọn nhẹ, có độ chính xác và độ ổn định cao, đáp ứng được các yêu cầu của đăng kiểm. + Chỉnh định hệ thống như sau: Khi điện áp của máy phát phát ra không đạt được giá trị định mức ta có thể điều chỉnh chiết áp VOLTAGE TRIM POT của bộ AVR để điều chỉnh lại giá trị điện áp phát ra của máy phát. 1.4.4. Mạch đóng aptomat chính của máy phát số 1(trang 084): A. Giới thiệu các phần tử của mạch: bao gồm các phần tử như sau: - M: Động cơ để đóng aptomat chính của máy phát vào lưới. - XF: Cuộn điều khiển cấp điện cho động cơ đóng aptomat chính vào lưới.. - MN: Cuộn giữ của aptomat chính. - SB84.4: Nút ấn có đèn dùng để điều khiển đóng aptomat chính vào lưới. - SB84.8: Nút ấn có đèn dùng để điều khiển mở aptomat chính của máy phát ra khỏi lưới. - PMS DG1(69-70): Tiếp điểm điều khiển của máy tính điều khiển đóng aptomat chính vào lưới. - SA84.3: Công tắc xoay để lựa chọn chế độ điều khiển đóng aptomat có hai vị trí là: LOCAL/REMOTE. B. Hoạt động của mạch điều khiển aptomat chính như sau: + Chế độ điều khiển bằng tay: Ta đưa công tắc lựa chọn SA84.3 về vị trí LOCAL. Lúc này khi các điều kiện để đóng máy phát lên lưới đã đủ ta ấn nút SB84.4 làm cho cuộn XF có điện điều khiển cấp điện cho động cơ M đóng aptomat chính của máy phát vào lưới. Lúc này cuộn giữ MN của aptomat đã có điện để giữ aptomat chính vẫn đóng, aptomat chính đóng ta có: - Khi áptomat chính đóng các tiếp điểm phụ của nó cũng đóng vào làm cho role trung gian K85.21 có điện. Tiếp điểm của K85.21(21-22) trang 091 mở ra đưa bộ AVR của máy phát số 1 sẵn sàng nối với bộ AVR của các máy phát khác để phục vụ cho quá trình tự động phân bố tải vô công khi các máy phát công tác song song với nhau. - Tiếp điểm K85.21(13-14) trang 085 đóng vào sẵn sàng cấp điện cho role K85.7. - Tiếp điểm phụ của aptomat chính đóng làm cho role K85.22 có điện. Tiếp điểm K85.22 (086) đảo trạng thái làm cho đèn H3 sáng báo aptomat chính đã được đóng vào 17
- lưới và đèn H4 tắt.(đèn H4 là đèn báo aptomat chưa được đóng lên lưới). - Tiếp điểm của K85.22(2-10) trang 090 mở ra cắt không cho phép điện trở sấy được đưa vào hoạt động. - Tiếp điểm của K85.22(7-11, 4-12) ở trang 093 đưa tín hiệu vào máy tính bào aptomat chính đang đóng hay mở. - Rơle trung gian K85.23 có điện làm cho. - Tiếp điểm của K85.23 trang 231 đảo trạng thái làm cho đèn ở nút ấn đóng aptomat sáng và đèn ở nút ấn mở aptomat tắt. - Tiếp điểm của K85.23 (4-12) trang 223 mở ra cắt điện cho cuộn giữ của aptomat lấy điện bờ. - Tiếp điểm của K85.23 (1-9) trang 170 mở ra làm cho các role trung gian K170.21, K170.22, K170.23 mất điện, các tiếp điểm của K170.21 ở trang 171 đóng vào sẵn sàng cấp điện cho mạch điều khiển hoà đồng bộ các máy phát số2, số3. Các tiếp điểm của K170.23 trang 084 mở ra làm cho cuộn điều khiển XF mất điện cắt điện cấp cho động cơ M. - Aptomat chính của máy phát đang đóng vào lưới ta muốn cắt máy phát ra khỏi lưới thì ta ấn nút SB84.8 làm cho cuộn giữ MN mất điện. Aptomat sẽ mở ra cắt máy phát ra khỏi lưới. - Aptomat chính mở ra làm cho các tiếp điểm phụ cũng mở ra khiến các rơle trung gian K85.21, K85.22, K85.23 đều mất điện. Tiếp điểm của chúng làm cho đèn báo aptomat chính đóng tắt và đèn báo áptomat chính mở sáng. - Tiếp điểm của K85.21 trang 091 đóng vào ngắn mạch chân 3-4 của bộ AVR máy phát số1. - Tiếp điểm của K85.22 trang 090 đóng vào sẵn sàng cấp nguồn cho điện trở sấy hoạt động. - Tiếp điểm của K85.23 trang 223 đóng vào sẵn sàng cấp điện cho cuộn hút của aptomat cấp điện từ bờ. - Tiếp điểm của K85.23 trang 170 đóng vào sẵn sàng cho mạch điều khiển hoà đồng bộ máy phát sô1 hoạt động. 1.4.5. Mạch hoà đồng bộ cho máy phát số 1 (trang 87,166,170): A. Giới thiệu phần tử của hệ thống: - SA84.3: Nút ấn dùng để đóng áptomát của máy phát số 1 vào lưới. - S34 : Công tắc chọn máy phát cần hoà vào lưới có 5 vị trí đó là: OFF-DG1-DG2- DG3-OFF. - K87.2,K87.4: Các role trung gian. - V/V: Đồng hồ đo điện áp kép để đo điện áp của máy phát cần hoà và điện áp của thanh cái. - F/F: Đồng hồ đo tần số kép để đo tần số của máy phát cần hoà và tần số của thanh cái. 18
- - SYN: Đồng bộ kế để kiểm tra điều kiện hoà đồng bộ. - SA84.3, SA101.3, SA121.3: Các công tắc lựa chọn vị trí điều khiển từ xa hoặc tại chỗ cho các máy phát. - SB170.2, SB170.4, SB170.6: Các công tắc hoà đồng bộ của các máy phát số 1,2,3. - PMSDG1, PMSDG2, PMSDG3 (page 170): Các tiếp điểm tự động hoà đồng bộ được điều khiển từ máy tính. - K170.21, K170.22, K170.23, K170.41, K170.42, K170.43, K170.61, K170.62, K170.63: Các rơle trung gian. B. Hoà đồng bộ bằng tay: Ta đưa công tắc lựa chọn SA84.3 sang vị trí LOCAL. Giả sử ta cần hoà máy phát số 1 vào lưới ta đưa công tắc lựa chọn máy phát cần hoà SA166.2 sang vị trí DG1 làm cho rơle trung gian K87.4 có điện. K87.4 có điện đóng tiếp điểm K87.4(43-44) trang 087 vào làm cho K87.2 có điện. Rơle trung gian K87.4 và K87.2 có điện đóng các tiếp điểm của chúng lại đưa điện áp từ thanh cái và từ máy phát số 1 vào các đồng hồ đo, hệ thống đèn và hệ thống đồng bộ kế. Tiếp điểm K87.2 trang 084 đóng sẵn sàng cấp cho mạch điều khiển đóng mở aptomat chính. Điện áp từ thanh cái và từ máy phát số 1 được đưa tới đồng hồ vol kế kép, đồng hồ đo tần số kép, đồng bộ kế, và hệ thống đèn để kiểm tra các điều kiện hoà đồng bộ. Khi các điều kiện hoà đồng bộ đã được thoả mãn thì: - Ta ấn nút ấn SB170.2 làm cho các rơle trung gian K170.21, K170.22, K170.23 có điện. - K170.21 có điện đóng tiếp điểm tự nuôi và mở các tiếp điểm của nó ở trang 170 ra khống chế hoà máy phát số 2 và số 3. - Các tiếp điểm của K170.22 và K170.23 đóng vào cấp điện cho khối DEIF HAS- 111DG (page 171). - K170.23 có điện đóng tiếp điểm thường mở của nó ở trang 084 sẵn sàng cấp điện cho mạch đóng aptomat lên lưới và cắt aptomat ra khỏi lưới. - Khi ta ấn nút SB84.4 do K170.23 đã đóng làm cho cuộn XF có điện điều khiển đóng aptomat chính vào lưới giống như mạch điều khiển aptomat chính. Khi ta cần dừng Diesel-máy phát số1, để cắt aptomat chính của máy phát số 1 ra khỏi lưới ta san tải của máy phát số 1 sang cho các máy phát khác và sau đó ấn nút SB84.8 (page 084) để mở aptomat ra khỏi lưới. quá trình hoạt động giống như ở mạch điều khiển aptomat chính. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu 22500 tấn – đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển từ xa Diesel và đo tốc độ máy chính
76 p | 207 | 46
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang bị điện tàu 53000 tấn - đi sâu nghiên cứu hệ thống lái
84 p | 156 | 34
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu San Felice 34000 tấn – đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển từ xa Diezel máy phát và bảo vệ trạm phát điện
78 p | 183 | 33
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Contatner 700 TEU – đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển từ xa Diesel máy chính và chân vịt biến trước
73 p | 164 | 31
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Container B170 – đi sâu nghiên cứu trạm phát điện chính
95 p | 135 | 31
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu 34000 tấn – đi sâu nghiên cứu tính toán công suất trạm phát điện bằng phương pháp bảng tải
87 p | 170 | 28
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu dầu 6500T – đi sâu tính toán ngắn mạch trạm phát điện
91 p | 151 | 26
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu Contatner B17 – đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển chân vịt mũi
88 p | 116 | 24
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu 6500 tấn – đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển từ xa Diezel máy chính
107 p | 173 | 23
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu dầu 6500 tấn – đi sâu nghiên cứu phân tích các hệ thống điều khiển bảng điện chính
76 p | 146 | 21
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Asl Albatross – đi sâu nghiên cứu phân tích các hệ thống tích hợp trên bảng điện chính
90 p | 149 | 19
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu chở nhựa đường 1700m3 – đi sâu nghiên cứu thiết kế bảng điện chính
88 p | 111 | 19
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu San Filice trọng tải 34000 tấn – đi sâu nghiên cứu trạm phát sự cố
86 p | 113 | 18
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Victory Leader – đi sâu nghiên cứu hệ thống tự động cân bằng tàu
87 p | 93 | 17
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu chở ôtô Victory Leader (4900 car) – đi sâu nghiên cứu và triển khai công nghệ lắp ráp hệ thống Diezel máy phát
82 p | 137 | 15
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị của Ụ FS05 – đi sâu nghiên cứu hệ thống nồi hơi của Ụ
86 p | 101 | 14
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu Victory Leader chở 4900 ô tô – đi sâu nghiên cứu hệ thống cầu dẫn mạn
114 p | 109 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn