Cao Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/1: 111 - 116<br />
<br />
ĐỖ LAI THÚY VÀ VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG PHÂN TÂM HỌC<br />
TRONG BÚT PHÁP CỦA HAM MUỐN<br />
Cao Hồng*<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt trong bối cảnh hiện nay của nghiên cứu phê bình văn học ở Việt Nam, khi mà cách tiếp cận<br />
văn học còn nhiều giới hạn so với mặt bằng thế giới thì sự ra mắt Bút pháp của ham muốn đáng<br />
được coi là một hiện tượng thành công mới. Bài viết cho thấy trong Bút pháp của ham muốn tác<br />
giả Đỗ Lai Thúy đã nhất quán một cách thức ứng dụng lý thuyết phân tâm để khám phá các hiện<br />
tượng văn học: nhà phê bình luôn cố gắng tìm ra một kiểu ứng chiếu sao cho phù hợp giữa mô<br />
hình lý thuyết phân tâm học và tác giả, tác phẩm để đi sâu giải mã thế giới nghệ thuật.<br />
Từ khóa: Đổi mới, phân tâm học, phê bình, ứng dụng, nguyên lý, giải mã.<br />
<br />
1. Phân tâm học (Psychanalysis) là một<br />
trường phái triết học Tây phương mà ông tổ<br />
của nó là Sigmund Freud - một bác sĩ người<br />
Áo gốc Do Thái. Phân tâm học đạt được một<br />
số thành tựu nhất định trong việc góp phần<br />
cắt nghĩa các hoạt động của năng lực tính<br />
dục; cắt nghĩa Ngã (Moi), Đại Ngã (Grand<br />
Moi) và Siêu Ngã (Surmoi); thế giới của ý<br />
thức, vô thức và tiềm thức… sau này học<br />
thuyết được tiếp nối và phát triển phong phú<br />
hơn bởi nhà tâm lý học phân tích người Thụy<br />
Sĩ là Carl Gustav Jung và nhiều nhà khoa học<br />
khác. Sự ra đời của phân tâm học được coi là<br />
bước ngoặt tiến bộ quan trọng của tư duy<br />
nhân loại thế kỷ XIX trong việc khám phá,<br />
nhận thức những vấn đề thầm kín, vi diệu<br />
nhất của tâm sinh lý con người. Nó dần trở<br />
thành khoa học phân tích tâm lý chiều sâu của<br />
mọi hành vi trong đời sống ý thức và vô thức<br />
của mỗi cá thể người. Phân tâm học được coi<br />
là khoa học nhân văn góp phần làm phong<br />
phú thêm văn hóa nhân loại. *<br />
Vào nửa đầu thế kỷ XX, hơn hẳn các phương<br />
pháp phê bình khác, làn sóng phê bình phân<br />
tâm học rất thịnh hành và có một sự ảnh<br />
hưởng lớn đối với nền phê bình văn học<br />
phương Tây đương thời. Có thể kể đến những<br />
tên tuổi nổi tiếng như Ch.Mauron,<br />
Ch.Baudoin,<br />
P.Guiraud,<br />
G.Bachelard,<br />
L.Spizetre,… có thể thấy “không một nhà phê<br />
*<br />
<br />
ĐT: 0974088979 ; Email: caohong5668@gmail.com<br />
<br />
bình văn học nào hay nghiên cứu phong cách<br />
hiện đại nào có tầm cỡ mà không chịu ảnh<br />
hưởng của phân tâm học” (P.Guiraud). Mặc<br />
dù cũng có nhiều ý kiến phê phán hạn chế của<br />
phương pháp này nhưng qua thời gian, phê<br />
bình phân tâm học đã chứng tỏ ýu thế ðặc biệt<br />
của mình. Nó đã mở ra cho nghiên cứu văn<br />
học của nhân loại nhiều tiềm năng mới.<br />
Những thủ thuật của phân tâm học, các khám<br />
phá và sự giải mã của nó đối với tác phẩm<br />
văn học nhiều khi đã đem lại không ít bất<br />
ngờ, thú vị, mở rộng không gian cảm thụ<br />
nghệ thuật.<br />
2. Ở Việt Nam, phê bình phân tâm học đã<br />
được giới thiệu ở nước ta từ những năm 30<br />
của thế kỷ XX trong phê bình của Nguyễn<br />
Văn Hanh và Trương Tửu. Nhưng đáng tiếc,<br />
sau 1954 do bị kỳ thị nặng nề từ nhiều phía<br />
nên phương pháp này hầu như không thấy<br />
xuất hiện trên văn đàn miền Bắc. Ngược lại,<br />
trong đời sống văn chương ở miền Nam, giai<br />
đoạn 1954 - 1975, phê bình phân tâm học có<br />
điều kiện để phát triển hơn, xuất hiện nhiều<br />
công trình dịch thuật, giới thiệu và ứng dụng<br />
phân tâm học vào sáng tác lẫn phê bình văn<br />
học [1]. Từ khi đất nước thống nhất (1975)<br />
cho đến 1986, phân tâm học vẫn bị xem như<br />
một thứ dị thuyết tư sản phản động, nhục mạ<br />
con người, phê bình phân tâm học là lối phê<br />
bình kỳ quặc, thoát ly đời sống xã hội, lịch sử,<br />
chỉ đi tìm dấu ấn của bản năng tính dục, một<br />
thứ bản năng đáng xấu hổ, phải che giấu, và<br />
có lẽ vì vậy nên ít người dám tìm đến với<br />
111<br />
<br />
Cao Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
phân tâm học, lĩnh vực nghiên cứu này trở<br />
nên vắng bóng trong đời sống văn học.<br />
Từ sau 1986 đến nay, ở nước ta nhiều cấm kị<br />
được tháo gỡ, phê bình phân tâm học đã có cơ<br />
hội được phục hồi và phát triển. Xuất hiện<br />
một số tác giả giới thiệu phân tâm học và vận<br />
dụng phân tâm học vào nghiên cứu phê bình<br />
văn học nghệ thuật. Có thể kể đến: S.Freud và<br />
phân tâm học (2004) của Phạm Minh Lăng;<br />
Học thuyết S.Freud và sự thể hiện của nó<br />
trong văn học Việt Nam (2008) của Trần<br />
Thanh Hà; Từ cái nhìn tham chiếu phân tâm<br />
học qua một số truyện ngắn hiện đại Việt<br />
Nam (2008) của Hồ Thế Hà; Phê bình mẫu cổ<br />
và mẫu nước trong văn chương Việt Nam<br />
(2009) của Nguyễn Thị Thanh Xuân; Diễn<br />
ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt<br />
Nam (từ đầu thế kỷ XX đến 1945) (2009) của<br />
Trần Văn Toàn; Thơ Bùi Giáng dưới lăng<br />
kính phê bình cổ mẫu của Trần Nữ Phương<br />
Nhi trong Bùi Giáng trong cõi người ta<br />
(2012)… Đặc biệt là Đỗ Lai Thúy với các<br />
công trình biên soạn, giới thiệu: Phân tâm học<br />
và văn hóa nghệ thuật (2000); Phân tâm học<br />
và văn hóa tâm linh (2002); Phân tâm học và<br />
tình yêu (2003); Phân tâm học và tính cách<br />
dân tộc (2007); Gần đây nhất là Phân tâm<br />
học và phê bình văn học của Liễu Trương<br />
(2011) và Phân tâm học & tôn giáo (2012)<br />
của E. Fromm do Lưu Văn Huy dịch;<br />
3. Đỗ Lai Thúy không chỉ giới thiệu phân tâm<br />
học một cách có hệ thống mà ông còn soi<br />
chiếu nhiều hiện tượng văn học Việt Nam từ<br />
lý thuyết này. Cùng với chuyên luận Hồ Xuân<br />
Hương hoài niệm phồn thực (Nxb.Văn hóa<br />
thông tin, Hà Nội 1999), tập tiểu luận Bút<br />
pháp của ham muốn (Nxb.Tri thức, Hà Nội<br />
2009) được đánh giá là những công trình<br />
mang tính đột mở quan trọng, “đánh dấu sự<br />
trở lại của phân tâm học với nghiên cứu văn<br />
học Việt Nam… giúp đông đảo bạn đọc biết<br />
thế nào là phân tâm học, góp phần xua tan<br />
những định kiến lâu dài về hướng tiếp cận<br />
này” [4/11]. Có thể nói đặt trong bối cảnh<br />
hiện nay của nghiên cứu phê bình văn học<br />
Việt Nam, khi mà cách tiếp cận văn học còn<br />
nhiều giới hạn so với mặt bằng thế giới thì sự<br />
112<br />
<br />
112(12)/1: 111 - 116<br />
<br />
ra mắt Bút pháp của ham muốn đáng được coi<br />
là một hiện tượng thành công mới. Nó minh<br />
chứng sức sống lâu bền của một phương pháp<br />
nghiên cứu có nhiều thăng trầm nhất trong<br />
lịch sử phê bình văn học ở Việt Nam, đồng<br />
thời cũng là mở đầu cho sự hồi sinh của<br />
phương pháp phê bình phân tâm học – một<br />
phương pháp dường như đã không được nói<br />
đến ở giai đoạn tiền đổi mới. Sở dĩ Đỗ Lai<br />
Thúy có những thành công được bạn đọc trân<br />
trọng ghi nhận là bởi ông luôn có ý thức sáng<br />
tạo, tìm ra được nguyên tắc ứng dụng phân<br />
tâm học hợp lý nhất để giải mã các hiện<br />
tượng văn học.<br />
Tác giả Bút pháp của ham muốn đã xuất phát<br />
từ sự gợi dẫn của J.Lacan (1901 - 1981) người kế tục S.Freud, coi vô thức được cấu<br />
trúc như một ngôn ngữ để trực tiếp khảo sát<br />
vô thức tiềm ẩn trong văn bản, tìm ra thông<br />
điệp của tác phẩm (chứ không phải dựa vào<br />
tiểu sử tác giả). Đúng như tên gọi của tập<br />
sách, Đỗ Lai Thúy đã đi từ những ham muốn<br />
để đến với bút pháp của những tài năng nghệ<br />
thuật, xuất phát từ những bí ẩn chìm sâu trong<br />
tâm lý, khám phá sự biến dị về bút pháp của<br />
hai nhóm nhà văn Việt Nam cổ điển và hiện<br />
đại - đó là sáu nghệ sĩ có dấu ấn phân tâm tiêu<br />
biểu: Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh<br />
Quan, Nguyễn Gia Thiều, Hoàng Cầm, Chế<br />
Lan Viên, Xuân Diệu. Vận dụng lý thuyết<br />
phân tâm học kết hợp cùng bộ công cụ thao<br />
tác ngôn ngữ của các nhà hình thức luận Nga,<br />
trường phái ngôn ngữ Praha và phê bình mới<br />
Anh - Mỹ, nhà phê bình hướng đến một ham<br />
muốn: vừa lý giải vừa sáng tạo văn bản, nhà<br />
phê bình vừa là nhà khoa học văn học vừa là<br />
nghệ sĩ của ngôn từ. Đỗ Lai Thúy tiếp nối con<br />
đường của một số cây bút đi theo hướng phê<br />
bình phân tâm học, tuy nhiên sự khác biệt của<br />
ông so với những người đi trước là rất rõ bởi<br />
lẽ ông không lặp lại lối mà người đi trước đã<br />
khuôn định.<br />
Trong nghiên cứu phân tâm học, nếu S.Freud<br />
chú trọng vào vô thức cá nhân, C.G.Jung<br />
xoáy vào vô thức cộng đồng thì G.Bachelar<br />
tập trung vào vấn đề bản chất và hoạt động<br />
tưởng tượng trong văn học.<br />
<br />
Cao Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Theo G.Bachelar: “Bản thân con người thuộc<br />
về một chất liệu và những giấc mơ của họ<br />
mang tính chất của chất liệu ấy, trước khi nó<br />
mang dáng vẻ của những cái mà họ chiêm<br />
ngưỡng được” [3/ 176]. Thuyết tưởng tượng<br />
của G.Bachelar cho rằng hoạt động tưởng<br />
tượng của con người phát triển trên hai trục<br />
cơ bản: tưởng tượng hình thức và tưởng<br />
tượng vật liệu. Ông chú trọng nghiên cứu<br />
tưởng tượng vật liệu trên bốn yếu tố chính của<br />
vũ trụ theo triết học cổ đại: Nước - Đất - Lửa<br />
- Không khí, và coi đây như là chất liệu của<br />
giấc mơ con người. Người nghệ sĩ chìm trong<br />
mơ mộng về bốn yếu tố vật chất ấy và sáng<br />
tạo ra những hình tượng. Mơ mộng, tưởng<br />
tượng bao giờ cũng mang nghĩa và đa nghĩa,<br />
là vô tận và nguồn gốc của thơ. Tiếp cận<br />
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều một trong những nhà nho tài tử tiêu biểu nhất<br />
của văn học trung đại Việt Nam, Đỗ Lai Thúy<br />
vận dụng lý thuyết tưởng tượng của<br />
G.Bachelar, thoát ra khỏi sự cứng nhắc của<br />
những thói quen suy nghĩ được hình thành<br />
qua tiếp xúc với những kinh nghiệm quen<br />
thuộc để thấu cảm và suy ngẫm về những triết<br />
lý thông qua tam giác hình tượng: Bóng nguồn sáng (lửa) - hình.<br />
Quan điểm phân tích tâm lý của C.G.Jung cho<br />
rằng trong tâm thức của mình ai cũng có một<br />
cái bóng (bóng âm), một thực thể tâm lý tâm<br />
linh, tồn tại một cách vô thức, cái bóng là ảnh<br />
xạ của một bản ngã vô thức. Cái bóng ấy làm<br />
ta nhạy cảm hơn với những ảnh hưởng của<br />
cuộc sống, làm thức dậy trong con người<br />
những khuynh hướng tiềm sinh, khuất lấp. Từ<br />
quan niệm này Đỗ Lai Thúy đọc thấy: “Người<br />
cung nữ, bởi vậy, chỉ là cái bóng của Nguyễn<br />
Gia Thiều. Trong cô đơn ông tự tạo ra để đối<br />
thoại” [4/100]. Thế giới bóng của Nguyễn Gia<br />
Thiều được cảm nhận một cách sinh động, đa<br />
hình đầy biến điệu và mới mẻ qua tưởng<br />
tượng bay bổng của Đỗ Lai Thúy. Lối phê<br />
bình kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp<br />
nghiên cứu phân tâm học và thi pháp học của<br />
Đỗ Lai Thúy đã mang lại sức gợi lớn để<br />
người đọc tiếp tục hành trình khám phá thông<br />
điệp của hình ảnh nghệ thuật. Tự phân thân<br />
<br />
112(12)/1: 111 - 116<br />
<br />
mình để mơ tưởng, để đối thoại với chính<br />
mình phải chăng con người ấy đang ở tận<br />
cùng của trạng thái cô đơn? Và phải chăng<br />
nỗi cô đơn của Nguyễn Gia Thiều là nỗi cô<br />
đơn bất tận, tầng tầng, lớp lớp khôn nguôi của<br />
con người sống trong một thế giới đầy bi<br />
kịch, bất trắc và biến ảo? Nhân vật bóng xuất<br />
hiện trùng trùng điệp điệp trong không gian<br />
nghệ thuật có phải minh chứng chứng tỏ thế<br />
giới này đang bị bao phủ bởi ảo giác? Đó là<br />
một thế giới ảo - cuộc đời là một tấn “tuồng<br />
ảo hóa”? Quan niệm hư vô về cuộc đời của<br />
Nguyễn Gia Thiều cho thấy sự hoang mang<br />
trước thế sự của trí thức thời Lê - Trịnh?,…<br />
Tiếp tục mạch tưởng tượng và suy ngẫm về<br />
ba yếu tố khác liên quan chặt chẽ với bóng là<br />
nguồn sáng, hình và nền, Đỗ Lai Thúy đã<br />
phát hiện ra nhiều suy tưởng triết học của<br />
Nguyễn Gia Thiều được thể hiện qua cấu trúc<br />
“tam vị nhất thể”. Chính tài năng sắp đặt của<br />
Nguyễn Gia Thiều đã tạo nên một “cấu trúc<br />
song song và đối ứng” cho thi phẩm, thế giới<br />
hình và thế giới bóng, thế giới thực và thế<br />
giới ảo lồng vào nhau, soi chiếu nhau, cấu<br />
trúc đối ứng này được thể hiện “xuyên suốt<br />
tác phẩm, cả ở tư tưởng lẫn nghệ thuật, từ<br />
diện vi mô đến vĩ mô” [4/112]. Đó là đối cực<br />
trong kết cấu của tác phẩm, đối ứng giữa thi<br />
ca và triết học, đối ngẫu trong ngôn ngữ của<br />
thi phẩm, thông qua những hình thức đối<br />
mang tính nội dung người ta có thể mặc sức<br />
bay bổng cùng những thông điệp tầng tầng<br />
lớp lớp ẩn chìm.<br />
Đúng như phân tâm học của G.Bachelar đã<br />
khẳng định, sự suy ngẫm về một chất liệu đều<br />
rèn luyện được trí tưởng tượng mở, cấu trúc<br />
đối ứng của thi phẩm cho phép người đọc<br />
hình dung sự hô ứng với tài năng đa dạng và<br />
khối mâu thuẫn lớn tồn tại trong con người<br />
tác giả Cung oán ngâm khúc. Có lẽ dưới ánh<br />
sáng thuyết Phân tâm học về Lửa của<br />
Bachelard, nhà nghiên cứu đã thấu tỏ sâu sắc<br />
tiếng vọng từ những câu thơ tha thiết như có<br />
lửa của Nguyễn Gia Thiều. Nó ẩn chứa bao<br />
thông điệp, thấm đượm vẻ thiêng liêng của<br />
triết lý cõi người. Trải nghiệm sau bao khổ<br />
đau, dâu bể của cuộc đời Nguyễn Gia Thiều<br />
113<br />
<br />
Cao Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đã tìm đến với một quan điểm nhân sinh: dẫu<br />
buồn bực oán thán, kết án về cuộc đời phù du,<br />
hư vô, đau khổ nhưng cuộc đời vẫn đáng để<br />
cho con người sống và tham dự hết mình.<br />
Trong Hồ Xuân Hương cọ tình vào đá Đỗ Lai<br />
Thúy đã nhờ đến phương pháp tâm lý học<br />
phân tích (tâm lý học các chiều sâu), lý thuyết<br />
siêu mẫu (archetype) của C.G.Jung (1876 1961) kết hợp với tín ngưỡng phồn thực. Nhìn<br />
dưới góc độ văn hóa học, ông xây dựng một<br />
hệ pháp nghiên cứu: Thơ Hồ Xuân Hương văn hóa dâm tục - tục thờ cúng phồn thực tín ngưỡng phồn thực. Xuất phát từ mô hình<br />
này nhà phê bình đã giải mã biểu tượng và<br />
bút pháp nghệ thuật thơ nữ sĩ qua ba phương<br />
diện cơ bản: 1/ Những biểu tượng ám ảnh; 2/<br />
Sự lấp lửng hai mặt; 3/ Triết lý phồn thực.<br />
Với cách tiến hành trên, nhà phê bình đã<br />
ngược dòng thời gian để đưa cái dâm và cái<br />
tục trong thơ Hồ Xuân Hương trở về với ngọn<br />
nguồn của nó: Tín ngưỡng phồn thực - một tín<br />
ngưỡng ra đời khi nhân loại bước vào thời kỳ<br />
trồng trọt và chăn nuôi, nảy sinh mơ ước, cầu<br />
mong cuộc sống nhiều sinh sôi, nảy nở.<br />
Nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương từ tín<br />
ngưỡng phồn thực, từ góc độ văn hóa nên<br />
mặc dù cũng bàn về những biểu tượng “ám<br />
ảnh” trong thơ Hồ Xuân Hương nhưng Đỗ<br />
Lai Thúy có một nhãn quan tiến bộ, mới mẻ<br />
và nhân văn hơn so với các nhà nghiên cứu<br />
trước đây. Ông phát hiện thêm nhiều ý nghĩa,<br />
giá trị nhân văn từ thơ Hồ Xuân Hương. Có<br />
thể coi Hồ Xuân Hương cọ tình vào đá là sự<br />
sáng tạo trên nền của một sáng tạo - sự cộng<br />
hưởng của những giá trị sáng tạo này mang<br />
đến cho người thưởng thức những giá trị tinh<br />
thần vượt mọi giới hạn thời gian.<br />
Nếu Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia<br />
Thiều được soi chiếu từ thuyết tưởng tượng<br />
(phân tâm học về lửa) của G.Bachelard, thơ<br />
Hồ Xuân Hương được thấu thị từ lý thuyết<br />
siêu mẫu (archetype) của C.G.Jung kết hợp<br />
với tín ngưỡng phồn thực thì những ám ảnh<br />
thơ của Bà Huyện Thanh Quan được Đỗ Lai<br />
Thúy giải mã từ “bản năng chết” (thanatos)<br />
của S.Freud.<br />
114<br />
<br />
112(12)/1: 111 - 116<br />
<br />
Từ thuyết bản năng chết kết hợp thi pháp học<br />
hiện đại Đỗ Lai Thúy khẳng định thơ Bà<br />
Huyện Thanh Quan: “Không chỉ bị cuốn hút<br />
bởi sự suy tàn, mà còn thấy vẻ đẹp của suy<br />
tàn. Điều “nghịch dị” này thường trực trong<br />
thi phẩm của bà đến mức thành ám ảnh. Ám<br />
ảnh đó ẩn chứa một xung năng vô thức mạnh<br />
mẽ mà phâm tâm học gọi là bản năng chết<br />
(thanatos)” [4/136, 137]. Phát hiện này của<br />
Đỗ Lai Thúy cho thấy nỗi nhớ về nỗi nhớ - sự<br />
ám ảnh sâu sắc về vẻ đẹp của sự suy tàn mới<br />
là cội nguồn tạo thành “nội dung sống” trong<br />
những vần thơ trác việt của Bà Huyện Thanh<br />
Quan, chứ không phải như xưa nay người ta<br />
thường cho rằng tâm sự Hoài Lê là tư tưởng<br />
chủ đạo chi phối sáng tác của bà.<br />
Hành trình đi vào miền thơ của Hoàng Cầm là<br />
điều không mấy dễ dàng, bởi lẽ những gì ban<br />
đầu Đỗ Lai Thúy cảm được chỉ là trong thơ<br />
Hoàng Cầm có “một ma lực khó giải thích<br />
(…) một quyến rũ khó hiểu” [4/146]. Vậy<br />
chìa khóa nào đã giúp nhà phê bình thám mã<br />
để mở cánh cửa thế giới nghệ thuật thơ đầy<br />
“ma lực” khó hiểu của Hoàng Cầm? Đỗ Lai<br />
Thúy bộc bạch, ông đã “mang Freud đi trồng”<br />
trên mảnh đất thơ Hoàng Cầm với tập Về<br />
Kinh Bắc. Sở dĩ ông chọn tập thơ này để gieo<br />
mùa đơn giản chỉ bởi vì: “Về Kinh Bắc là tập<br />
thơ hay nhất của Hoàng Cầm và là một trong<br />
vài tập thơ hay nhất của Việt Nam đương đại”<br />
[3/ 90]. Cái hay của tập thơ “trầm đầy một nỗi<br />
phương Đông” (Nguyễn Thụy Kha), đã nhận<br />
được không ít lời tán thưởng, đặc biệt sự phát<br />
hiện ra những ám ảnh tính dục, “những ẩn ức,<br />
những giấc mơ yêu đầy khắc khoải” [2/ 201],<br />
“những khát khao mang màu sắc libido” [2/<br />
207] đã được nhiều người nhận ra. Tuy nhiên,<br />
để cắt nghĩa thấu đáo cội nguồn của nó thì<br />
phải đợi sau bao trăn trở, đến khi Đỗ Lai<br />
Thúy bỗng “mặc khải” bởi sự gặp gỡ của vô<br />
thức người đọc và vô thức của tác phẩm. Nhà<br />
phê bình phát hiện giá trị thơ Hoàng Cầm<br />
được làm nên bởi một kỹ thuật căn bản nhất:<br />
lối viết tự động theo sự mách bảo của cảm<br />
hứng, chìm vào trong tiềm thức đã hồn nhiên<br />
bộc bạch những điều tinh vi nhất, sâu kín<br />
nhất, mong manh nhất, mơ hồ nhất trong tâm<br />
<br />
Cao Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
hồn con người. Quay về với cội nguồn, đào<br />
sâu vào bản thể hồn mình là một ứng xử nghệ<br />
thuật nhất quán trong thơ Hoàng Cầm, đúng<br />
như Đỗ Lai Thúy viết: “Về Kinh Bắc là một<br />
vũ hội hóa trang của các hình ảnh, màu sắc,<br />
âm thanh, nhịp điệu tưởng như hỗn độn,<br />
nhưng thực ra được gắn kết nhau bởi một ẩn<br />
ngữ - mặc cảm Oedipe - và được viết ra bằng<br />
bút pháp của sự ham muốn (écriture du<br />
désir)” [4/167, 168].<br />
Triệt để soi chiếu thơ Hoàng Cầm dưới ánh<br />
sáng của lý thuyết phân tâm học, Đỗ Lai Thúy<br />
đã “bóc ra”[4/196] đúng con người thầm kín<br />
nhất ở trong Hoàng Cầm, “nói toạc”[4/ 196 ]<br />
ra những giấc mơ hoa tình ái, những khát<br />
khao đầy ẩn ức của thi nhân. Tài năng và bút<br />
pháp phê bình phân tâm học của Đỗ Lai Thúy<br />
đã khơi mở, nói hộ Hoàng Cầm nhiều điều<br />
còn mơ hồ chìm sâu trong vô thức, tôn vinh<br />
thơ của nhà thơ số một xứ Kinh Bắc lên một<br />
cấp độ mới: Thơ Hoàng Cầm - Thơ của<br />
những khát khao “nhục cảm lành mạnh”<br />
(Ph.Ăng - ghen), một thứ thơ tiềm tàng những<br />
giá trị nhân bản vững bền.<br />
Vận dụng phân tâm học vào nghiên cứu văn<br />
học là một công việc không đơn giản, nó đòi<br />
hỏi nhà nghiên cứu phải vượt qua những<br />
thách thức lớn. Khác với các phương pháp<br />
nghiên cứu khác, phân tâm học là một<br />
phương pháp kén đối tượng. Phân tâm học chỉ<br />
dành cho một số lượng hữu hạn tác phẩm mà<br />
ngay từ đầu bằng trình độ, kinh nghiệm thậm<br />
chí cả cảm quan của mình, nhà phân tâm nhận<br />
ra một vài dấu hiệu của vô thức dẫu còn lờ<br />
mờ để từ đó khảo cứu khám phá những góc<br />
sâu và khuất lấp trong tâm hồn con người. Ý<br />
thức rõ giới hạn nhưng đồng thời cũng là<br />
điểm đặc biệt, là lợi thế của phương pháp<br />
nghiên cứu này nên Đỗ Lai Thúy còn dựng<br />
nên một chân dung tinh thần đầy phức tạp của<br />
Chế Lan Viên với Tháp Chàm bốn mặt, hoặc<br />
tìm cách Đáp lời con quái Sphinx hay cội<br />
nguồn sáng tạo thơ Xuân Diệu. Với cái nhìn<br />
mạnh dạn và thành thực của mình, ông đã<br />
khơi mở giúp người đọc tiếp cận được “bản<br />
thể thơ” của những thi nhân từng xuất hiện<br />
trên văn đàn Việt Nam như những ngôi sao<br />
sáng nhất.<br />
<br />
112(12)/1: 111 - 116<br />
<br />
Như vậy có thể thấy trong Bút pháp của ham<br />
muốn Đỗ Lai Thúy đã nhất quán một cách<br />
thức ứng dụng lý thuyết phân tâm để khám<br />
phá các hiện tượng văn học: ông luôn cố<br />
gắng tìm ra một kiểu ứng chiếu phù hợp giữa<br />
mô hình lý thuyết phân tâm học và tác giả, tác<br />
phẩm để giải mã thế giới nghệ thuật. Với<br />
cách nghiên cứu sáng tạo, linh hoạt, những<br />
trang viết của Đỗ Lai Thúy đã vượt qua lối<br />
phê bình đơn điệu, cũ kỹ chỉ đáp ứng lối đọc<br />
truyền thống theo cảm tính, thụ động, nhà phê<br />
bình đã trở thành người đọc tích cực, đối sánh<br />
kinh nghiệm của bản thân với kinh nghiệm<br />
của tác giả từ đó không những tự tìm thấy mà<br />
còn giúp người đọc tìm thấy ý nghĩa phong<br />
phú của tác phẩm văn học vốn mang tính đa<br />
nghĩa, mơ hồ.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Xin xem thêm Trần Hoài Anh, (2009), Lý<br />
luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam<br />
1954 – 1975, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.<br />
[2]. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ,<br />
Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.<br />
[3]. Nhiều tác giả (2009), Nghiên cứu văn học<br />
Việt Nam những khả năng và thách thức,<br />
Nxb Thế Giới, Hà Nội.<br />
[4]. Đỗ Lai Thúy(2009), Bút pháp của ham<br />
muốn, Nxb Tri thức, Hà Nội.<br />
<br />
115<br />
<br />