Đề cương chính trị học
lượt xem 444
download
‘Khi xã hội cộng sản nguyên thủy phát triển, từ thị tộc hình thành bộ lạc nhưng vẫn giữ mối quan hệ cộng đồng, hôn nhân huyết thống. Cuối thời kỳ này xuất hiện đồ đồng làm năng suất lao động tăng, của cải dư thừa, xuất hiên gia đình. Những người đứng đầu thị tộc bộ lạc đã chiếm hữu của cải dư thừa làm của riêng và họ có tư liệu sản xuất. Bộ phận còn lại không có tư liệu sản xuất và tù binh chiến tranh mâu thuẫn với bộ phận có tư liệu sản xuất. Từ đó nhà nước...
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương chính trị học
- Câu 1- Chính trị là gì? Tại sao nói cái căn bản nhất của chính trị là tổ chức chính quyền nhà nước? Trả lời: ‘Khi xã hội cộng sản nguyên thủy phát triển, từ thị tộc hình thành bộ lạc nhưng vẫn giữ mối quan hệ cộng đồng, hôn nhân huyết thống. Cuối thời kỳ này xuất hiện đồ đồng làm năng suất lao động tăng, của cải dư thừa, xuất hiên gia đình. Những người đứng đầu thị tộc bộ lạc đã chiếm hữu của cải dư thừa làm của riêng và họ có tư liệu sản xuất. Bộ phận còn lại không có tư liệu sản xuất và tù binh chiến tranh mâu thuẫn với bộ phận có tư liệu sản xuất. Từ đó nhà nước ra đời để duy trì mâu thuẫn và đời sống chính trị cũng theo đó mà hình thành. Trong lịch sử phát triển của xã hội, chính trị đã từng là lĩnh vực hoạt động, là công cụ đặc quyền của những nhóm xã hội thống trị để buộc những người bị trị phải phục tùng và thực hiện lợi ích của họ. Nhưng cùng với sự phát triển của tư tưởng dân chủ, chính trị dần trở thành công việc của đông đảo quần chúng. Là lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm nhất, có vai trò ngày càng tăng, từ lâu chính trị đã được nhiều nhà tư tưởng quan tâm nghiên cứu: * Thời cổ đại: - Theo Platon, một nhà triết học cổ đại Hy lạp, chính trị là nghệ thuật cai trị, cai trị bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính trị. - Aristos: chính trị là khoa học lãnh đạo con người, khoa học kiến trúc của mọi công dân - Theo Khổng Tử, nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại, chính trị là làm cho chính đạo chính danh - Hàn Phi Tử: Chính trị là quản lý xã hội bằng pháp luật Các tư tưởng thời cổ đại cho chính trị là cai trị, vận động, thuyết phục * Thời trung đại: Chính trị là sự cai trị của nhà nước phong kiến dưới sự điều hành của giáo hội. Giáo hội thay mặt thượng đế, chúa trời. Bao trùm cả thời kỳ này là giáo lý của đạo Kito (ra đời vào thế kỷ I). Giáo lý này được nói đến trong 2 tập kinh cơ bản: Cựu ước và Tân ước * Thời phục hưng: Chính trị là sự điều tiết hoạt động của các cá nhân. Chính trị có nhiệm vụ xây dựng “khế ước” xã hội. Chính trị xây dựng nên xã hội dân sự để mọi người cùng chung sống. * Thời cận đại:
- Chính trị nhằm điều tiết hoạt động của các cá nhân, chính trị là hoạt động “khế ước” để mọi người sống trong xã hội nề nếp ổn định * Thời hiện đại: - Theo Mac Wayber, nhà xã hội học người Đức, chính trị là khát vọng tham gia vào quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia, bên trong quốc gia, giữa các tập đoàn người trong một quốc gia - Các nhà chính trị học Mỹ: chính trị là tìm kiếm các giải pháp để thực hiện phân phối các lợi ích - Các nhà chính trị học Trung Quốc (Tôn Trung Sơn): chính trị là “chính” và “trị”. “Chính” là việc của dân chúng còn “trị” là quản lý . chính trị là quản lý việc của dân chúng. - Các nhà chính trị học Nhật Bản: chính trị là khát vọng, là hoạt động tìm kiếm khả năng áp đặt quyền lực chính trị Có rất nhiều quan niệm như vậy nhưng chưa có quan niệm nào đưa ra được nội dung cơ bản nhất của phạm trù chính trị: chính trị là một thực thể tồn tại trong đời sống với những cấp độ khác nhau (cá nhân, cộng đồng, giai cấp, nhân loại) liên quan đến công việc của nhà nước.`Lê Nin đã đưa ra những quan điểm có giá trị cho việc xác định đúng đắn về chính trị: - Chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp trước hết vì lợi ích giai cấp - Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức chính quyền, quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào công việc nhà nước, định hướng cho nhà nước, xác định hình thức, nội dung, nhiệm vụ của nhà nước. - Chính trị là biểu hiện tập chung của kinh tế, là việc xây dựng nhà nước về kinh tế. Đồng thời chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế - Chính trị là lĩnh vực phức tạp nhất, nhạy cảm nhất liên quan đến vận mệnh hàng triệu người. Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Từ tất cả các quan niệm trên có thể đưa ra khái niệm chính trị sau: “ Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như giữa các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội; là hoạt động chính trị thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.”‘ * Cái căn bản nhất của chính trị là tổ chức quyền lực nhà nước vì: Chính trị là hoạt động giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Muốn giữ và thực thi được quyền lực nhà nước thì phải thiết lập được tổ chức chính quyền nhà nước. Tổ chức chính quyền nhà nước bao gồm : đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà nước. Đảng luôn mang lợi ích giai cấp, lãnh đạo toàn diện nhà nước bằng đường lối, chủ trương. Nhà nước hoạt động nhằm duy trì sự lãnh đạo của nhà nước mang bản chất giai cấp mình, hoạt động để duy trì sự tồn tại, phát triển của xã hội, trấn áp sự phản kháng của lực lượng thù địch. Các tổ chức xã hội ngoài nhà nước thì tập hợp cá‘c thành viên tham gia vào đời sống chính trị của đất nước, bảo vệ lợi ích của các thành viên trong
- quan hệ với nhà nước. Việc tổ chức chính quyền nhà nước còn hình thành các thiết chế vật chất để bảo vệ chính quyền đó là: công an, quân đội, nhà tù. Như vậy, tổ chức quyền lực nhà nước là khâu căn bản nhất để thực hiện tất cả các khâu còn lại trong hoạt động chính trị. Thực hiện tốt việc tổ chức chính quyền nhà nước là làm cho nhà nước hình thành và tồn tại, `sau đó giúp việc giữ và thực thi quyền lực nhà nước được thực hiện tốt.
- Câu 2 –Chính trị học là gì? Trình bày chức năng, nhiệm vụ và đối tượng của chính trị học? 1. Khái niệm: Chính trị học là khoa học nghiên cứu đời sống chính trị của xã hội với tư cách là một chỉnh thể nhằm làm sáng tỏ những qui luật và tính qui luật chung nhất của chính trị; nghiên cứu cơ chế tác động và những phương thức, thủ thuật chính trị để hiện thực hoá tính qui luật và những qui luật đó trong xh được tổ chức thành nhà nước. Theo Lênin: cái quan trọng nhất trong chính trị là “ tổ chức cơ quan nhà nước”. Chính trị là: + Sự tham gia của nhân dân vào các việc của nhà nước, các định hướng của nhà nước, xác định hình thức, nhiệm vụ, nhân dân hoạt động của nhà nước. +Bất kỳ vấn đề xh nào cũng mang tính chính trị vì việc giải quyết nó trực tiếp hoặc gián tiếp đều gắn với lợi ích của giai cấp, với vấn đề quyền lực. Vậy quan điểm trên đòi hỏi ta phải tiếp cận chính trị với tư cách: - Là một hình thức hoạt đông xh đặc biệt. - Là một loạt quan hệ xh đặc thù. 2. Đối tượng: - Chính trị có đối tượng nghiên cứu là những tính quy luật, quy luật chung nhất trong lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội. - Ngoài ra chính trị học cũng nghiên cứu cơ chế tác động, thủ thuật vận dụng những quy luật đó trong đời sống chính trị. - Mọi hình thức hoạt động xh đặc biệt có liên quan đến vấn đề nhà nước như: + Hoạt động xác định mục tiêu chính trị trước mắt, mục tiêu triển vọng dưới dạng khả năng và hiện thực, cũng như những con đường giải quyết các mục tiêu đó có tính đến tương quan lực lượng xã hội, khả năng xã hội ở giai đoạn phát triển tương ứng của nó. + Hoạt động tìm kiếm, thực thi các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật, những hình thức tổ chức có hiệu quả đạt mục tiêu đã đề ra. + Việc lựa chọn, tổ chức, sắp xếp những cán bộ thích hợp nhằm hiện thực hóa có hiệu quả mục tiêu. Ngoài ra chính trị học nghiên cứu các quan hệ giữa các chủ thể chính trị:
- + Quan hệ giữa các giai cấp, thực chất là quan hệ giữa các lợi ích chính trị và các giai cấp theo đuổi để hình thành lý luận về liên minh giai cấp, đấu tranh và hợp tác các giai cấp vì yêu cầu chính trị. + Quan hệ giữa chủ thể trong hệ thống tổ chức quyền lực: Đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội để hình thành lý luận về đảng chính trị , nhà nước pháp quyền và về hệ thống chính trị và chế thế thực thi quyền lực chính trị. + Quan hệ giữa các dân tộc để hình thành lý luận chính trị về vấn đề dân tộc trong sự vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc. + Quan hệ giữa các quốc gia để hình thành học thuyết về chính trị quốc tế trong thời đại quốc tế hóa hiện nay. 3. Chức năng và nhiệm vụ của Chính trị học Với tư cách là một môn khoa học, Chính trị học có chức năng tổng quát là: + Phát hiện, dự báo những quy luật, tính quy luật cơ bản nhất của đời sống chính trị trong phạm vi mỗi quốc gia cũng như quốc tế. + Hình thành hệ thống tri thức có tính lý luận, có căn cứ khoa học và thực tiễn: lý luận về tổ chức chính trị và cơ chế vận dụng những quy luật, tính quy luật của đời sống chính trị, lý luận về công nghệ chính trị, nghệ thuật tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, phục vụ sự nghiệp xây dựng chế độ chính trị tiến bộ. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Chính trị học Từ những chức năng tổng quát trên, Chính trị học có những chức năng nhiệm vụ cụ thể sau: + Trang bị cho những nhà lãnh đạo chính trị những tri thức, những kinh nghiệm cần thiết giúp cho hoạt động của họ phù hợp với quy luật khách quan, tránh được những sai lầm như: giáo điều, chủ quan, duy ý chí… + Trang bị cho mỗi công dân những cơ sở khoa học để họ có thể nhận thức về các sự kiện chính trị, trên cơ sở đó xây dựng thái độ, động cơ đúng đắn phù hợp với khả năng trong sự phát triển chung mà mỗi công dân tham gia như một chủ thể. + Góp phần hình thành cơ sở khoa học cho các chương trình chính trị, cho việc hoạch định chiến lược với những mục tiêu đối nội, đối ngoại, cùng với các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật chính trị nhằm đạt mục tiêu chính trị đã đề ra. + Phân tích các thể chế chính trị và mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng, xây dựng học thuyết, lý luận chính trị, làm rõ sự phát triển của nền dân chủ.
- CÂU 3 -: Trình bày tư tưởng chính trị của phái Nho gia? Phân tích mặt tích cực và hạn chế của nó?Liên hệ với Việt Nam? Bài làm: Tư tưởng chính trị của phái Nho gia Tư tưởng Nho gia chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Tư tưởng Nho gia ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc và các nước láng giềng trong đó có Việt Nam. Hai đại diện tiêu biễu cho phái Nho gia là Khổng Tử và Mạnh Tử. Khổng Tử(551- 479 TCN) Nội dung của tư tưởng chính trị Khổng Tử là người sáng lập ra trường phái Nho gia _Tư tưởng chính trị của Khổng Tử là vì sự bình ổn của xã hội- một xã hội thái bình thịnh trị. Theo Khổng Tử là chính đạo, đạo người làm chính trị là phải ngay thẳng, lấy chính trị để dẫn dắt dân. Để thiên hạ có đạo, quay về lễ, phải củng cố điều Nhân, coi trọng lễ nghĩa thì xã hội sẽ ổn định. _ Khổng Tử đề ra thuyết : “ Nhân – Lễ- Chính danh”. +Nhân là phạm trù trung tâm trong học thuyết chính trị của Khổng Tử. Nhân là thước đo quyết định thành bại, tốt xấu của chính trị. Nội dung của Nhân bao hàm các vấn đề đạo đức, luân lí của xã hội. Biểu hiện trong chính trị như sau: . Thương yêu con người . Tu dưỡng bản thân, sửa mình theo lễ là nhân . Tôn trọng và sử dụng người hiền Nội dung của Nhân là nhân đạo, thương yêu con người, giúp đỡ lẫn nhau. + Lễ: Là qui định, nghi thức trong cúng tế. Khổng Tử lí luận hóa biến Lễ thành những qui định, trật tự phân chia thứ bậc trong xã hội, thể hiện trong sinh hoạt: hành vi, ngôn ngữ…. Ai ở địa vị nào thì sử dụng lễ ấy, lễ là bộ phận của Nhân Lẽ là ngọn, Nhân là gốc. Lễ qui định chuẩn mực cho các đối tượng quan hệ: vua- tôi, cha- con, chồng- vợ, chúng có quan hệ 2 chiều, phụ thuộc nhau. + Chính danh là danh phận đúng đắn, ngay thẳng. Là phạm trù cơ bản trong thuyết chính trị của Khổng Tử. Phải xác định danh phận, đẳng cấp, vị trí của từng các nhân, tầng lớp trong xã hội. Danh phải phù hợp với thực, nội dung phải phù hợp với hình thức. Đặt con người vào đúng vị trí, chức năng, phải xác định danh trước khi có thực
- Chính danh và Lễ có mối quan hệ chặt chẽ: muốn danh được chính thì phải thực hiện lễ, chính danh là điều kiện để trau dồi lễ. Học thuyết của Khổng Tử xây dựng trên 3 phạm trù cơ bản: Nhân- Lễ- Chính danh. Nhân là cốt lõi vấn đề, vừa là điểm xuất phát cũng là mục đích cuối cùng của hệ thống. Học thuyết của Khổng Tử là “đức trị” vì lấy đạo đức làm gốc.Điều Nhân được biểu hiện qua Lễ, chính danh là con đường để đạt tới điều Nhân. Ba yếu tố có quan hệ biện chứng tạo nên sự chặt chẽ của học thuyết. b. Nội dung tư tưởng chính trị của Khổng Tử cũng chính là những mặt tích cực của trường phái Nho gia. Tuy nhiên, Về bản chất, học thuyết chính trị của Khổng Tử là duy tâm và phản động.Vì nó không tính đến các yếu tố vật chất của xã hội mà chỉ khai thác yếu tố tinh thần. Mục đích của học thuyết này là bảo vệ chế độ, đẳng cấp, củng cố địa vị thống trị của giai cấp quí tộc đã lỗi thời, đưa xã hội Trung Quốc trở về thời Tây chu. _ Theo Khổng Tử, đạo Nhân không phải để cho tất cả mọi người mà chỉ có ở những người quân tử( quí tộc, trí thức thuộc tầng lớp thống trị), còn kẻ tiểu nhân( người lao động, tầng lớp bị trị) thì không bao giờ có. _ Lễ không phải dùng cho tất cả mọi người mà nó chỉ đem áp dụng cho những người có Nhân vì: “không có nhân thì giữ lễ làm sao được”. “Kẻ tiểu nhân mà có lễ lá điều chưa từng có”. Mạnh Tử( 372- 298 TCN) Mạnh Tử đã kế thừa và phát triển những tư tưởng của Khổng Tử, xây dựng học thuyết “ Nhân chính”. Tư tưởng chính trị bao gồm những nội dung sau: _ Thuyết tính thiện: theo Mạnh Tử, bản tính tự nhiên của con người là thiện( nhân chi sơ tính bản thiện). Con người có lòng trắc ẩn thì tự nhiên có lòng tu ố, từ nhượng, thị phi. Lòng trắc ẩn là nhân, lòng tu ố là nghĩa, lòng từ nhượng là lễ, lòng thị phi là trí _ Quan niệm về vua- tôi- dân: Thiên tử là do trời trao cho thánh nhân, vận mệnh trời nhất trí với ý dân. Quan hệ vua- tôi là quan hệ 2 chiều. Tiến thêm 1 bước ông cho rằng: nếu vua không ra vua thì phải loại bỏ, vua tàn ác thì phải gọi là thằng. Mạnh Tử là người đầ tiên đưa ra tư tưởng trọng dân: dân là quí nhất, quốc gia thứ hai, vua không đáng trọng. _ Quan niệm quân tử- tiểu nhân: Quân tử là người lao tâm,cai trị người và được cung phụng. Tiểu nhân là người lao lực, bị cai trị và phải cung phụng người. Mạnh tử đề xuất chủ trương “ thượng hiền” dùng người hiền tài để thực hành nhân chính. _ Chủ trương vương đạo: Mạnh Tử kịch liệt phản đối “bá đạo”, nguồn gốc của mọi rối ren loạn lạc. Chính trị “vương đạo” là nhân chính lấy dân làm gốc. Học thuyết nhân chính của Mạnh Tử có nhiều tiến bộ so với Khổng Tử. Tuy vẫn đứng trên lập trường của giai cấp thống trị nhưng ông đã nhìn thấp được sức mạnh của nhân dân, chủ trương thi
- hành nhân chính, vương đạo. Đây là những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo. Tuy nhiên, điểm hạn chế của ông là còn tin vào mệnh trời và tính thần bí trong việc giải quyết vấn đề quyền lực. Mạnh Tử đưa ra luận điểm coi trọng dân chỉ là thủ đoạn chính trị đẻ thống trị tốt hơn mà thôi. Liên hệ với Việt Nam Việt nam là nước láng giềng của Trung Quốc lại nằm dưới ách 1000 năm bắc thuộc nên chịu ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng chính trị của trường phái Nho giáo. Nho giáo vào Việt Nam đã được Việt hóa nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước đã khi thác những mặt tích cực của nho giáo để khẳng định giá trị truyền thống của dân tộc. Điều đó được thể hiện như sau: Nho giáo ảnh hưởng tới nền giáo dục nước ta( tiên học lễ hậu học văn),. Các kiến trúc đát, đền thờ, văn miếu thờ Khổng Tử cũng đều mang đậm nét tư tưởng của Nho giáo. Có thể nói Nho giáo ở Việt nam được sử dụng như hệ tư tưởng chính thống. Nho giáo trở thành tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người. Truyền thống quan hệ cha con và anh em đến nay trong gia đình Việt Nam vẫn giữ được tư tưởng của Nho giáo, là nét đẹp trong quan hệ văn hóa xã hội. Nho giáo đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình và dòng họ. Những nghi thức hằng ngày, những lời răn dạy của ông cha được lưu truyền cho đến đời con cháu. Tuy nhiên, Nho giáo cũng có những mặt tiêu cục là xem nhẹ dân, không phát huy sức sáng tạo của dân. Tư tưởng coi thường phụ nữ ăn sâu vào đầu óc người Việt Nam từ xưa đến nay, lấy tiêu chuẩn tứ đức làm đầu” công, dung, ngôn, hạnh”. Điều đó khiến người phụ nữ bị dồn nén trong vòng tứ đức mà không phát huy hết được năng lực của mình. Về kinh tế: Nho giáo cũng khuyên người ta nên làm giàu, tạo ra của cải vật chất cho xã hội “dân giàu, nước mạnh”
- Câu 4 - Trình bày tư tưởng chính trị của phái Pháp gia. Liên hệ với Việt Nam? Bài làm Hoàn cảnh ra đời: Vào thời chiến quốc, quá trình phát triển kinh tế xã hội ngày càng mạnh mẽ. Phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc dẫn đến giai cấp địa chủ mới và thương nhân ra đời. Do áp dụng phương thức sản xuất tiến bộ và chính sách kinh tế phù hợp nên tầng lớp này đã nắm giữ và chi phối toàn bộ đời sống kinh tế xã hội đất nước. Trong khi quyền lực chính trị vẫn do tầng lớp quý tộc cũ nắm giữ, trở thành vật cản của phát triển xã hội. Yêu cầu kết thúc tình trạng phân tranh cát cứ, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Tư tưởng Pháp gia được áp dụng thành công và đưa nước Tần trở thành bá chủ, thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN. Phái Pháp gia gồm nhiều nhà tư tưởng, nhiều trường phái khác nhau như + Phái trọng pháp: Quản Trọng, Thương Ưởng. +Phái trọng thuật: Thân Bất Hại. + Phái trọng thế: Thận Đáo. Hàn Phi tử là người tổng kết và phát triển học thuyết này Hàn Phi Tử và tư tưởng chính trị của phái Pháp gia: Hàn Phi Tử (280 – 233) Là nhà tư tưởng cuối cùng của thời Tiên Tần, con vua nước Hàn. Là học trò của Tuân Tử - nhà tư tưởng lướn nhất đương thời. Tác phẩm kinh điển “Hàn Phi Tử” của ông nổi bật cho tư tưởng Pháp gia. Tư tưởng chính trị của phái Pháp gia: Hàn Phi Tử cho rằng: + Xã hội loài người luôn luôn biến đổi, phát triển theo hướng đi lên. Bản tính con người ta là ham lợi. ĐIều lwoij ảnh hưởng và chi phối các mối quan hệ trong xã hội. + Chính trị đương thời không nên bàn chuyện nhân nghĩa cao xa mà cần có biện pháp cụ thể cứng rắn, kiên quyết. Từ nhận thức đó, học thuyết chính trị của ông được xây dựng trên cơ sở thống nhất pháp – thuật – thể.
- Pháp luật là những quy ước, chuẩn mực khuôn mẫu do vua ban ra, được phổ biến rộng rãi để nhân dân thực hiện. + Pháp luật phải hợp thời, đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển xã hội. Pháp luật pahir rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với trình độ của dân chúng. Pháp luật phải công bằng để kẻ mạnh không lấn át kẻ yếu. + Quyền lực phải tập trung vào một người là vua. Vua dề ra pháp luật, quan lại thneo dõi việc thực hiện, dân là người thi hành. Thuật là thủ đọan hay thuật cai trị của người làm vua để kiểm tra, giám sât hay điều khiển bầy tôi. + Thuật là phương pháp tuyển chọn, sử dụng người đúng chức năng. Như vậy, thuật là yếu tố cần thiết, bổ trợ và làm cho pháp luật được thi hành. + Thuật phải được giữ bí mật , kín đáo không được tiết lộ với bất cứ ai. + Vua không được để lộ sự yêu ghét của mình đề phòng quần thần lợi dụng . Thế là uy thế, quyền lực của người cầm quyền. Quần thần phục tùng nhà vua, chịu theo sự ràng buộc bởi quyền uy của nhà vua. Quyền lực đảm bảo cho sự thi hành pháp luật. + Thế phải tuân thủ theo nguyên tắc tập trung, không được chia sẻ, không được để rơi vào tay người khác. Vua phải nắm chắc hai phương tiện cưỡng chế, đó là “nhị bính” (thưởng và phạt). Thưởng phạt phải căn cứ trên cơ sở pháp luật chứ không thể tùy tiện. Vua cũng phải phục tùng pháp luật. Hàn Phi Tử cho rằng, “pháp”, “thuật”, “thế” cần phải kết hợp làm một, trong đó “pháp” là trung tâm, “thuật” và “thế” là những điều kiện tất yếu trong việc thi hành pháp luật. Pháp luật phải phục vụ lợi ích chung. Ý nghĩa: Đứng lên lập trường của giai cấp địa chủ mới, tư tưởng Pháp gia đã khai thông các bế tắc xã hội, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Tư tưởng Pháp gia đã phục vụ đắc lực cho chế độ phong kiến trung ương tập quyền, góp phần không nhỏ cho việc củng cố chế độ phong kiến đời Tần. Tuy còn mang tính sơ khai nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển của các luồng tư tưởng sau này. Tính đa dạng của các học thuyết nói lên tính phức tạp của thức tiễn chính trị , sự khốc liệt trong thời kỳ hình thành và phát triển các chế độ phong kiến. Cuộc đấu tranh giữa hai phái Pháp gia và Nho gia phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp quý tộc và giai cấp địa chủ mới do có tư tưởng cấp tiến. Phái Pháp gia đã tích cực thúc đẩy lịch sử phát triển và có cong tgrong việc thống nhất đất nước. Liên hệ với Việt Nam:
- Điểm chung nhất của các học thuyết chính trị là muốn cho xã hội ổn định và phát triển nên những tri thức chính trị có giá trị chung cho mọi thời đại. Việc kế thừa chọn lọc những tri thức đó là cần thiết cho thực tiễn chính trị hôm nay. Đối với Việt Nam, tư tưởng Pháp gia của Hàn Phi Tử chiếm một ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị. Từ thời phong kiến, các vua chúa đã biết đề ra các quy tắc, chuẩn mực xã hội buộc mọi người phải tuân theo. Những quy tắc dù đôi chỗ có thể thiếu hợp lý, phần lớn lại đảm bảo cho quyền lực của giai cấp thống trị nhưng điều quan trọng là “phép tắc xã hội đã duy trì được ổn định xã hội”. Tùy từng thời đại, tùy từng con người mà những quy chuẩn xã hội đó có thể được thay đổi nhưng mục đích cuối cùng vẫn là duy trì quyền lực của giai cấp thống trị và duy trì sự phát triển bền vững của xã hội. Biểu hiện ở thời hiện đại: Trước hết đó là việc xây dựng hệ thống pháp luật để quản lý và duy trì sự phát triển bền vững của đất nước. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước ta giành được độc lập, với tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực chính trị, chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã chỉ đạo sự ra đời của Hiến Pháp đầu tiên năm 1946, đánh dấu sự tồn tại và phát triển của một quốc gia độc lập. Hiến pháp năm 1946 dần dần được sửa đổi và hoàn thiện để ngày càng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cho đến hôm nay, nhờ sự có mặt của luật pháp mà nước ta đã duy trì được chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, duy trì được sự ổn định chính trị tạo đà cho kinh tế phát triển. Nhờ đó, Việt Nam được đánh giá là một trrong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất khu vực và thế giới. Nhờ pháp luật vì lẽ phải và phục vụ lợi ích chung mà trong những năm qua công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Đó là thành tựu trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng,… Nhân dân ta đoàn kết một lòng, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nếp sống tốt đẹp. Trong lĩnh vực chính trị, dân chủ hóa xã hội được mở rộng. Nhân dân là người bỏ phiếu để bầu ra lực lượng đại diện cho mình. Sự công bằng của pháp luật đã đảm bảo cho việc thực hiện nó một cách nghiêm túc. Đó là điểm được áp dụng ở mọi quốc gia, không riêng gì Việt Nam. Trong môi trường công bằng của pháp luật, mọi người dân đều có quyền phát triển tự do và bình đẳng. Yếu tố này không những duy trì sự ổn định chế độ mà còn kích thích việc tìm ra nhân tài cho đất nước. Tư tưởng Pháp gia là một trong những tư tưởng chủ yếu và chi phối đời sống chính trị nước ta. Nhờ kế thừa và phát huy học thuyết chính trị của Hàn Phi Tử mà mỗi quốc gia đã xây dựng cho mình một chế độ độc lập, tự chủ. Riêng với Việt Nam, đó còn là chế độ của một xã hội nhân văn.
- Câu 5 –: Trình bày tư tưởng chính trị Hi Lạp La Mã cổ đại Lịch sử tư tưởng chính trị trước chủ nghĩa Mác nghiên cứu các quan điểm tư tưởng học thuyết chính trị được hình thành và phát triển trong lịch sử khi xã hội có giai cấp đến đầu thế kỉ 19, trước khi chủ nghĩa Mác ra đời. Xét lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây: Thời kì Hi Lạp La Mã( Hi- La): Vào khoảng cuối thế kỉ 3, đế chế La Mã phân chia thành 2 phần: phía Đông và phía Tây. Hi Lạp trở thành một phần của đế chế Đông La Mã. Văn minh Hi Lạp La Mã cổ đại đã tạo tiền đề hình thành và phát triển khá sớm nhhững tư tưởng chính trị của nhân loại. Ngay ở thời kì này những vấn đề căn bản của chính trị, những tư duy về chính trị đã được đặt ra và luận giải trên những nét chính yếu. Trong quá tình phát triển từ chế độ cộng sản Nguyên thuỷ sang chiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp đã xuất hiện các quốc gia thành thị chiếm hữu nô lệ. Ở thời kì này đồ sắt xuất hiện rất phổ biến, sản xuất hàng hoá ra đời, quan hệ tiền hàng xuất hiện và đặc biệt chữ viết được ra đời và phát triển. Xã hội có sự phân hoá sâu sắc giữa giàu và nghèo, có sự phân công lao đọng xã hội giữa trí óc và chân tay. Ở thì kì này mâu thuẫn xã hội giữa các tập đoàn trong giai cấp chủ nô nhằm tranh giành quyền lực và mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ và tầng lớp thị dân tự do ngày càng gay gắt dẫn đến hình thành các phe phái chính trị. Các khoa học có sự ra đời và phát triển: toán học, thiên văn học, y học…Chính vì vậy mà xuất hiện những người chuyên sống bằng lao động trí óc, từ đây hình thành các nhà tư tưởng. Họ đứng trên các lập trường khác nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp, tầng lớp mình. Dưới đây là tư tưởng chính trị của một số nhà tư tưởng lớn: Hêrôđôt( 484- 425 TCN): Hêrôđôt được coi là người cha của chính trị học. Ông đưa ra các loại hình thể chế chính trị và chỉ ra ưu điểm cũng như hạn chế cuả từng loại hình. Đó là: quân chủ, quý tộc, vá dân chủ.
- Quân chủ: là thể chế độc quyền của một người là vua. Vua có công lập quốc vì nước vì dân. Cho nên vua có quyền cấm tất cả những ý kiến phản biện, phản kháng. Chính những đặc quyền và quá lạm dụng khiến vua dễ trở thành tội lỗi. Quý tộc: là thể chế đuơc xây dựng trên cơ sở cầm quyền của một nhóm người ưu tú nhất của đất nước vì lợi ích chung. Tuy nhiên thể chế này dễ có sự khác biệt bất hoà, chia bè phái dẫn đến tranh dành tàn sát lẫn nhau. Dân chủ: là thể chế mà quyền lực do đông đảo nhân dân nắm bằng con đường bỏ phiếu để bầu ra những chức vụ công cộng một cách đúng đắn, xây dựng nhà nước trên nguyên tắc cơ bản: tất cả cả đều bình đẳng trước pháp luật. nhưng hạn chế là ở những dân số có trình độ thấp thì rất có thể họ bầu ra những lãnh đạo kém hiểu biết, dễ bị kích động, từ đó xảy ra tình trạng vô chính phủ. Hêrôđôt thiên về loại hình thể chế quân chủ. Song ông cho rằng thể chế chính trị tốt nhất là thể chế hỗn hợp những đặc trưng tốt nhất của 3 loại hình nói trên. Xenophôn( 427- 355 TCN) Ông thuộc tầng lớp quý tộc. Tư tưởng chính trị của ông thể hiên ở quan niệm về thủ lĩnh chính trị. Bàn về thủ lĩnh chính trị, ông cho rằng: thủ lĩnh chính trị là người biết chỉ huy, giỏi kĩ thuật, giỏi thuyết phục, biết cảm hoá người khác. Nhưng người thủ lĩnh phải có những phẩm chất đặc biệt như biết bảo vệ lợi ích chung, có khả năng tập hợp sức mạnh của quần chúng. Platôn (428-347 TCN) Ông là người đầu tiên đạt tới quan niệm giá trị phổ biến, tầm vĩ mô của chính trị, tiêu chuẩn của nền chính trị đích thực. Ông cho rằng chính trị là nghệ thuật cai trị, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính trị. Chính trị phải là sự chuyên chế, tất cả các cá nhân phải phục tùng quyền uy. Tự do chỉ dẫn đến hỗn loạn gây tai hoạ cho đới sống công dân. Ông chia xã hội thành 3 hạng người: Các nhà triết học thông thái đảm nhận vai trò lãnh đạo, cai quản nhà nước. Tầng lớp chiến binh bảo vệ an ninh xã hội. Tầng lớp nông dân, thợ thủ công làm ra của cải vật chất đảm bảo cuộc sống cho xã hội. Ông chủ chương xoá sở hữu cá nhân vì một xã hội lý tưởng. Đó là khởi nguồn của chủ nghĩa cộng sản không tưởng.
- Quan điểm chính trị của Platon có nhiều mâu thuẫn: vừa đòi hỏi xoá bỏ tư hữu vừa muốn duy trì chế độ xã hội đẳng cấp. Ông đưa ra mô hình xã hội lý tưởng nhưng lại bảo vệ tầng lớp quý tộc, chủ nô. Tuy vậy, ông đã có những quan điểm cụ thể và hệ thống chính trị, sự phát triển của xã hôi nói chung. Aritxtot ( 384- 322 TCN) Theo Aritxtot, nhà nước xuất hiện tự nhiên, được hình thành do lịch sử. Con người là động vật chính trị. Như vậy nhà nước xuất hiện khách quan. Nhà nước ra đời trên cơ sở gia đình, chính quyền nhà nước là sự tiếp tục chính quyền trong gia đình. Thể chế chính trị là trật tự làm cơ sở để phân bố chính quyền nhà nước. Thể chế chính trị điều hành và quản lý xã hội về 3 phương diện: Lập pháp, hành pháp và phân xử. Sứ mạng của nhà nước là lãnh đạo tập thể các công dân, quan tâm đến các quyền chung của công dân làm cho mọi người sống hạnh phúc. Đó chính là bản chất và chức năng của pháp luật. Pháp luật chính là quy tắc mang tính khách quan và chia làm 2 loại: pháp luật chung và pháp luật riêng. Pháp luật chung là pháp luật tự nhiên hay con gọi là pháp quyền tự nhiên. Pháp luật riêng là pháp luật được xác lập bởi con người. Aritxtot cũng chỉ ra các loại hình chính phủ. Chính phủ chân chính là: quân chủ, quý tộc, cộng hoà và loại chính phủ biến chất là: độc tài, quả đầu, dân trị. Ông ủng hộ chế độ quân chủ và coi đó như hình thức ưu việt nhất. Tư tưởng chính trị của Aritxtot chứa đựng những giá trị tích cực: Con người có khuynh hướng tự nhiên gắn bó với nhau thành xã hội. Do đó con người là động vật chính trị, sống có trách nhiệm với cộng đồng. Chính trị là làm sao cho đời sống cộng đồng, cái chung cao hơn cái cá nhân riêng biệt, con người sống ngày càng tốt hơn. Chính tri phải giáo dục đạo đức và phẩm hạnh cao đẹp cho công dân. Chính trị là khoa học lãnh đạo con người, khoa học kiến trúc xã hội của mọi công dân. Chế độ dân chủ sẽ chuyển thành chế độ mị dân hoặc độc tài nếu: ý chí cá nhân thay thế pháp luật, chế độ bị trao cho những tên nịnh bợ ham quyền lực… Chế độ quân chủ là hình thức sơ khai vì không có ai uy tín bằng lãnh tụ chiến thắng, nhưng khi xã hội phát triển người tốt, có trình độ có nhiều thì chế độ chính trị phải thay đổi. Có thể nói với nhãn quan uyên thâm và sâu sắc tư tưởng chính trị của Aritxtot có ý nghĩa là sự tổng hợp và khái quát hoá những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị Hi Lạp cổ đại.
- Polybe ( 201- 120 TCN) Polybe có tư tưởng chính trị có nhiều nét giống với Hêrôđôt. Ông cũng cho rằng thể chế chính trị hỗn hợp( Quân chủ, quý tộc và dân chủ) là tốt nhất, tránh được sự suy đồi, phát triển trì trệ của xã hội. Và thể chế này được đế chế La Mã vận dụng.
- Câu 6 –Trình bày sự hình thành và phát triển của thuyết “ Tam quyền phân lập” Thuyết tam quyền phân lập hay còn hiểu theo nghĩa là Thuyết phân chia quyền lực đã được biết đến từ lâu nhờ sự xuất hiện của các hiến pháp tư sản trong đó nổi bật là hiến pháp Hoa Kỳ. Qúa trình hình thành và phát triển Thuyết tam quyền phân lập xuất hiện lần đầu tiên, mầm mống bởi nhà bác học vĩ đại của Hi Lạp Aritxtot. Theo Ảritxtot , nhà nước quản lý xã hội bằng 3 phương pháp: Luật pháp, hành pháp và phân xử. Ông cho rằng, không có loại hình chính phủ nào la duy nhất có thể phù hợp với tất cả mọi thời đại và các quốc gia. Ông chỉ ra các loại hình chính phủ. Chính trị chân chính là: Quân chủ, quý tộc, cộng hoà và loại chính phủ biến chất là: độc tài , quả đầu, dân trị. Bên cạnh Aritxtot, bàn về thuyết Tam quyền phân lập còn có John Locke. Theo ông, quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân nhường một phần quyền lực của mình cho nhà nước qua khế ước. Và để chống độc tài phải thực hiện sự phân quyền. Kế thừa tư tưởng phân quyền của Aritxtot, J.Locke cho rằng quyền lực phải phân chia theo 3 lĩnh vực: Lập pháp, hành pháp và liên hợp. Từ thế kỷ 18, nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp Môngtetkiơ đã phát triển thuyết Tam quyền phân lập trở thành một học thuyết độc lập. Tiếp thu và phát triển tư tưởng về thể chế trính trị tự do, chống chuyên chế Môngtetkiơ xây dựng học thuyết phân quyền với mục đích tạo dựng những thể chế chính trị đảm bạo tự do cho công dân. Theo ông tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật cho phép. Pháp luật chính là thước đo của tự do. Cũng như Aritxtot và J. Locke, Môngtetkiơ cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lập pháp: Biểu hiện ý chí chung của quốc gia. Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao đổi cho hội nghị đai biểu nhân dân- Quốc hội. Quyền hành pháp: là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập. Quyền này không thể được thực hiện bởi các thành viên của Quốc hôi. Quyền tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật. Với nghĩa này quyền tư pháp không phải là quyền lực. Thuyết phân quyền của Môngtetkiơ là đối thủ đáng sợ của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến, Nó mở đường cho thể chế lập hiến ở Pháp (1971) và nền cộng hoà tổng thống ở Mỹ.
- Câu 7- QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC- LÊNIN VỀ CHÍNH TRỊ Tử tưởng chính trị Mác – Lênin được xây dựng trên nền tảng thế giới quan duy vật biện chứng về lịch sử xã hội, trên những tiền đề khoa học, lí luận phát triền rực rỡ và trong điều kiện cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản đã phát triển đến độ chin muồi. chủ nghĩa Mác- Lênin đã đưa ra 5 quan điểm về chính trị : 1 . BẢN CHẤT CỦA CHÍNH TRỊ, ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ VÀ CÁCH MẠNG CHÍNH TRỊ Bản chất của chính trị : - chính trị luôn mang bản chất giai cấp : bản chất giai cấp của chính trị được quy định bởi lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế của giai cấp. chính trị ra đời và tồn tại gắn liền với xã hội có phân chia giai cấp. khi cơ sở kinh tế làm cho nhà nước mất đi, giai cấp không còn, khi đó chính trị cũng không còn cơ sở tồn tại. - chính trị mang tính dân tộc : trong chính trị, việc xử lí quan hệ giai cấp – dân tộc được đặt ra thường xuyên. Không thể tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp mà quên vấn đề dân tộc và ngược lại. nếu tuyết đối hóa vấn đề giai cấp sẽ dấn tới chủ nghĩa biệt phái, nếu tuyệt đối hóa vấn đề dân tộc sẽ rơi vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan. - Chính trị có tính nhân loại : vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc gắn liền với vấn đề nhân loại. giải phóng giai cấp, dân tộc xã hội là những vấn đề quan hệ gắn bó mật thiết với nhau của nền chính trị vô sản và trở thành xu hướng phát triển của chính trị nhân loại. Đấu tranh chính trị và cách mạng chính trị : - Đấu tranh chính trị là đỉnh cao của đâu tranh giai cấp. đấu tranh giai cấp là hiện tượng tất yếu của lịch sử. cuộc đấu tranh này trải qua ba giai đoạn, phản ánh trình độ phát triển khác nhau của đấu tranh
- giai cấp từ tự phát đến tự giác, từ sự thỏa mãn những như cầu sinh hoạt tức thời đến nhận thức và hiện thực hóa sứ mệnh lịch sử của giai cấp. - Trình độ thấp nhất của đấu tranh giai cấp là đấu tranh kinh tế. tuy là hình thức thấp nhất nhưng đấu tranh kinh tế lại quan trọng, nó tạo môi trường thực tiễn, giúp giai cấp công nhân giác ngộ vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình. giai đoạn thứ hai của đấu tranh giai cấp là đấu tranh tư tưởng lí luận. trong cuộc đấu tranh tư tưởng, giai cấp vô sản không những phải đấu tranh chống mọi thứ lí luận phản động của giai cấp tư sản, mà còn phải đấu tranh chống lại mọi trào lưu tư tưởng cơ hội của chủ nghĩa dưới mọi màu sắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. giai đoạn thứ ba ( cao nhất) của đấu tranh giai cấp là đấu tranh chính trị. Nhiệm vụ cơ bản của đấu tranh chính trị là thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thiết lập nền chuyên chính mới và sử dụng chính quyền đó để xây dựng xã hội mới. - Muốn đạt tới đấu tranh chính trị thì giai cấp vô sản phải có lí luận, có đội tiên phong của giai cấp mình – Đảng cộng sản. cách mạng vô sản thay thế chế tư sản bẳng thể chế vô sản ( chuyên chính vô sản). vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. - Theo C.Mác, bất cứ một cuộc cách mạng xã hội nào cũng có tính chất chính trị vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề quyền lực chính trị, trực tiếp tuyên chiến với chế độ cũ và bất cứ cuộc cách mạng chính trị nào cũng có tính chất xã hội. Như vậy, chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra ba hình thức đấu tranh giai cấp cơ bản và khẳng định rằng, các hình thức này có mối quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng và bổ sung cho nhau. Đấu tranh tư tưởng lí luận và đấu tranh kinh tế phục vụ đấu tranh chính trị. Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao nhất, quyết định thắng lợi cuối cùng và căn bản của giai cấp vô sản đối với giai cấp vô sản. 2. LÍ LUẬN VỀ TÌNH THẾ VÀ THỜI CƠ CÁCH MẠNG - Lênin đưa ra 3 dấu hiệu của tình thế cách mạng. một là, giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ, chính trị rơi vào khủng hoảng dường như không còn kiểm soát được xã hội. trong tình hình đó,giai cấp thống trị buộc phải áp dụng biện pháp đàn áp – đàn áp cách mạng, đẩy xã hội tới đối đầu. hai là, quần chúng bị áp bức rơi vào tình trạng bần cùng, sự chịu đựng đã đến giới hạn cuối cùng, không thể chịu đựng hơn nữa, buộc phải đi đến một hành động có tính thời sự.ba là, tầng lớp trung gian đã sẵn sàng ngả về phía quần chúng cách mạng, đứng về phía tiên tiến cách mạng. - khi xã hội xuất hiện 3 dấu hiệu tình thế cách mạng, nhưng cách mạng muốn nổ ra thì phải có thời cơ cách mạng. thời cơ cách mạng là sự phát triển logic của tình thế cách mạng, khi cả 3 dấu hiệu của tình thế cách mạng phát triển đến đỉnh điểm, xã hội khủng hoảng trầm trọng. - theo V.I.Lênin,tình thế cách mạng là khách quan, đòi hỏi sự nhạy bén, quyết đoán của chủ thế cách mạng. - thời cơ cách mạng gắn liền với các sự kiện, những tình huống trực tiếp có khả năng đẩy cách mạng đến bước ngoặt quyết định, nó gắn với thời điểm cụ thể, tức là gắn với không gian, thời gian chính
- trị. Thời cơ xuất hiện rất nhanh và trôi cũng rất mau.sau đó cách mạng nổ ra hay không và có thành công hay không sẽ phụ thuộc ở vai trò của chủ thể, ở sự chuẩn bị đầy đủ và toàn diện cho cách mạng. - ví dụ : thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga do Đảng Boonssevich và V.I.Lênin lãnh đạo và sự thành công của cách mạng tháng tám ở Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là những bài học thắng lợi điển hình của nghệ thuật xử lí tình thế và thời cơ cách mạng. 3.PHƯƠNG THỨC GIÀNH CHÍNH QUYỀN VÀ NGHỆ THUẬT THỎA HIỆP - Các nhà kinh điển macsxit chỉ ra hai phương thức ( hai khả năng) giành quyền lực chính trị : phương thức giành chính quyền bằng bạo lực và phương thức giành chính quyền bằng hòa bình. - Phương thức giành chính quyền bằng bạo lực là phương thức phổ biến trong lịch sử. cần lưu y rằng, quan điểm mác xít không đồng nhất bạo lực cách mạng với chiến tranh. Bạo lực ở đây bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, là gắn kết sức mạnh tinh thần với sức mạnh vật chất.. - Việc giành chính quyền bằng con đường hòa bình là rất quy’ và hiếm. rất quy’ vì không đổ máu, rất hiếm vì xưa nay nó chưa có tiền lệ và chưa từng xảy ra. Các nhà kinh điển cũng đồng thời đưa ra chỉ dẫn có tính phương pháp : nếu khả năng giành quyền lực bằng con đường hòa bình xuất hiện, dù là mầm mống, thì cũng hết sức tận dụng. còn khả năng ấy không còn nữa thì giai cấp vô sản không được mơ hồ, ảo tưởng, mà phải dứt khoát và nhanh chóng chuyển đổi phương thức đấu tranh. - Hiện nay phương thức đấu tranh giành quyền lực đang là tiêu điểm của cuộc đấu tranh tư tưởng giữa những người macsxit chân chính và những kẻ cơ hội mọi màu sắc. - Đây là một vấn đề khoa học, cũng đồng thời là nghệ thuật xử lí tình huống. việc lựa chọn phương pháp nảy sinh vẫn đề thỏa hiệp. Lênin đã chỉ ra có hai loại thỏa hiệp : thỏa hiệp có nguyên tắc và thỏa hiệp vô nguyên tắc. thỏa hiếp có nguyên tắc là loại thỏa hiệp không bao giờ xa rời mục tiêu, nhưng biện pháp, cách thức tiến hành có thể thay đổi, thậm chí trong những hoàn cảnh cụ thể có thể phải hi sinh một số lợi ích trước mắt để bảo vệ mục tiêu lâu dài . thỏa hiệp vô nguyên tắc về thực chất là sự đầu hàng, bán rẻ phong trào vì một lợi ích hẹp hòi trước mắt, sớm muộn sẽ rơi vào hàng ngũ kẻ thù của cách mạng 4. XÂY DỰNG THỂ CHẾ SAU THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG CHÍNH TRI Xây dựng thể chế sau thắng lợi cách mạng chính trị là một vấn đề rất lớn, cũng là trọng tâm tư tưởng chính trị của C.mác và Lênin, nó bao gồm một số nội dung sau : - Xác lập cơ sỏ kinh tế - xã hội của thế chế mới. đó là việc xác lập quan hệ sản xuất mới – thay sở hữa tư nhân tư bản chủ nghĩa bằng sở hữu xã hội, tạo cơ sỏ xóa bỏ mọi áp bức bóc lột, đồng thời phát triển lực lượng toàn xã hội.
- - Đấu tranh chống tệ quan lieu, tham nhũng hối lộ, thực hành dân chủ. Chủ nghĩa Mác – Lênin luôn coi quan lieu, tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm nhất của chủ nghĩa xã hội và không bao giờ được nương nhẹ cuộc đấu tranh chống quan lieu, hối lộ,thực hành dân chủ rộng rãi. 5. CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN LÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ QUÁ ĐỘ ĐI TỚI XÃ HỘI KHÔNG CÒN GIAI CẤP VÀ NHÀ NƯỚC - Một trong những tư tưởng chính trị cơ bản của toàn bộ học thuyết Mác – Lênin là đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản và bản thân nền chuyên chính này cũng là hình thức chính trị quá độ để đi đến xã hội không còn giai cấp và nhà nước - C.Mác – Lênin cho rằng “ mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác : tổ chức những người thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành chính quyền”. - Chuyên chính vô sản không chỉ là bạo lực, mà nhiệm vụ chủ yếu của nó – quyết định thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản, là tổ chức xây dựng. = Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự thống trị của giai cấp công nhân chính là giai cấp công nhân giành quyền lực chính trị về tay mình không phải để tiếp tục duy trì sự thống trị, thay thế áp bức này bằng một áp bức khác, mà sự thống trị ấy chỉ là một phương tiện, một điều kiện cần thiết để đi tới hủy bỏ sự thống tri, đi tới giải phóng con người.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tập bài giảng chính trị học đại cương: GV Bùi Trọng Tài - Lê Văn Cảnh
73 p | 1076 | 262
-
Đề cương môn khoa học chính trị
31 p | 492 | 160
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Chính trị 2012
0 p | 428 | 84
-
Tài liệu về chính trị học đại cương - GVCC. TS. Nguyễn Quốc Tuấn
71 p | 248 | 59
-
Nội dung ôn tập chính trị
38 p | 331 | 35
-
CHƯƠNG I - ĐẢNG CSVN VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
6 p | 214 | 30
-
300 câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Chính trị học đại cương có đáp án
26 p | 69 | 20
-
Đề cương ôn tập môn Chính trị học đại cương
38 p | 354 | 17
-
Đề cương chi tiết học phần: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM
17 p | 134 | 9
-
Đề cương chi tiết học phần: Chuyên đề Lý luận chính trị
19 p | 133 | 8
-
Đề cương bài giảng Kinh tế chính trị - Học viện Tài chính
57 p | 66 | 6
-
Đề cương ôn tập học phần Kinh tế chính trị Mác-LêNin
16 p | 23 | 3
-
Đề cương ôn tập học phần Chính trị và Chính sách công
25 p | 9 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế chính trị Mác Lênin (Mã học phần: LLNL1103)
16 p | 7 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế Chính trị Mác - Lênin (Mã học phần: 0101122792)
14 p | 34 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Mã học phần: EML0031)
14 p | 8 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế Chính trị Mác - Lênin (Mã học phần: 122792)
15 p | 78 | 1
-
Đề cương chi tiết học phần Văn hóa chính trị phương Đông – truyền thống và hiện đại (Mã học phần: 1001122871)
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn