intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đo lường tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút nguồn vốn FDI: Nghiên cứu tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

39
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đo lường tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút nguồn vốn FDI: Nghiên cứu tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ tập trung làm rõ những nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến ở khía cạnh thu hút vốn đầu tư du lịch mà rất nhiều nghiên cứu trước đây ở lĩnh vực du lịch chưa được làm rõ. Nghiên cứu này cũng làm rõ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI - Provincial Competitiveness Index) và nhân tố tài nguyên văn hóa đóng góp một phần trong việc tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đo lường tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút nguồn vốn FDI: Nghiên cứu tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ

  1. ĐO LƯỜNG TÍNH HẤP DẪN CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TRONG VIỆC THU HÚT NGUỒN VỐN FDI: NGHIÊN CỨU TẠI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ThS. Trần Thanh Phong Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt Nghiên cứu tập trung làm rõ những nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến ở khía cạnh thu hút vốn đầu tư du lịch mà rất nhiều nghiên cứu trước đây ở lĩnh vực du lịch chưa được làm rõ. Nghiên cứu này cũng làm rõ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI - Provincial Competitiveness Index) và nhân tố tài nguyên văn hóa đóng góp một phần trong việc tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến. Đây là nhân tố mà chưa có nghiên cứu nào đưa vào hoặc đề xuất một cách đầy đủ. Nghiên cứu chỉ ra có 3 nhóm động cơ chính của nhà đầu tư đó là: (1) tìm kiếm tài nguyên du lịch; (2) tìm kiếm thị trường; (3) tìm kiếm sự hiệu quả. Từ đó, chúng tôi chỉ ra được 5 nhóm nhân tố chính tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến đó là: Thị trường du lịch tiềm năng; Lợi thế tài nguyên du lịch; Lợi thế chi phí; Lợi thế cơ sở hạ tầng du lịch và Môi trường đầu tư (PCI). Từ khóa: thu hút vốn FDI; tính hấp dẫn điểm đến; địa điểm sản xuất quốc tế Abtracts The study focused on clarifying the factors that make up the attraction of the destination in terms of attracting tourism investment, but many previous studies in the field of tourism have not been clarified. The study also clarifies the provincial competitiveness index (PCI - Provincial Competitiveness Index) and the cultural resource factor contributing to the attraction of destinations. This is a factor that has not been included or proposed in any research. Research shows that there are three main groups of investors: (1) searching for tourism resources; (2) search for markets; (3) seeking efficiency. Since then, we have pointed out 5 main factors that make up the attraction of the destination: potential tourism market; Advantage of tourism resources; Cost advantage; Advantage of tourism infrastructure and Investment environment (PCI). Keywords: attracting FDI capital; destination attraction; international production location 1. GIỚI THIỆU Vùng đất Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh đều có lợi thế về phát triển du lịch nghĩ dưỡng và biển đảo. Tuy nhiên, có sự phát triển không đồng đều giữa các tỉnh, 223
  2. lượng khách và lượng vốn đầu tư tập trung ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự phân bố lượng vốn đầu tư không đồng đều này? Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả trước hết tìm hiểu và tổng quan các nghiên cứu trước đây, tác giả phát hiện ra rằng: Một là, hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút khách du lịch mà hầu như ít có nghiên cứu nào nghiên cứu về tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư. Hai là, tại Việt Nam có nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề đo lường các nhân tố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp - dịch vụ tại một tỉnh thành phố cụ thể mà chưa nghiên cứu, đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư cho riêng ngành du lịch nói chung, và cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng. Ba là, các nghiên cứu trước đây về các yếu tố thu hút vốn đầu tư hầu hết là nghiên cứu cho các ngành sản xuất, cho nên các nghiên cứu trước đây chưa chỉ ra được tầm quan trọng của nhân tố “tài nguyên du lịch” đặc biệt là nhân tố “tài nguyên văn hóa” hầu như chưa được đề cập. Bốn là, các nghiên cứu về “Đo lường tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư” hầu như các tác giả đề cập chưa đầy đủ nhân tố “Môi trường đầu tư” mà các tác giả trước đây chỉ đề cập đến một số khía cạnh về môi trường đầu tư nhưng chưa đầy đủ. Từ đây, tác giả đã tổng hợp và đề xuất thêm một nhân tố mới góp phần hình thành nên tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư đó là nhân tố “Môi trường đầu tư” xuất phát từ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chính vì các lý do quan trọng trên, cùng với tâm huyết nghiên cứu về vấn đề này đã lâu, cho nên tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề “Đo lường tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư” cho mỗi tỉnh thành Việt Nam tương tự như chỉ số PCI nhằm giúp các tỉnh đánh giá thực trạng hiện tại và có giải pháp khắc phục để thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh nhà. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm “Tính hấp dẫn đầu tư của điểm đến” Van de Ven and Walker (1984) “Tính hấp dẫn đầu tư của điểm đến là những lợi ích kinh tế vượt trội, hoặc quyền truy cập vào các nguồn lực tài nguyên để phát triển lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp” (Morgan, 2000). 2.2. Tổng quan nghiên cứu Có rất nhiều lý thuyết có thể giải thích về lựa chọn điểm đến của nhà đầu tư, có thể kể đến lý thuyết về lợi thế sở hữu Hymer (1976) cho rằng, lựa chọn dựa vào lợi thế chi phí và thị trường. Lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế Greenhut (1952) đề xuất về 224
  3. vị trí tạo ra lợi thế chi phí, thị trường tạo ra doanh thu cao, lợi nhuận cao, môi trường đầu tư tốt. Nghiên cứu thực nghiệm về lĩnh vực du lịch ứng dựa trên các lý thuyết này phải kể đến: Kundu and Contractor (1999) “Lựa chọn vị trí đầu tư của các công ty đa quốc gia về dịch vụ: Một nghiên cứu thực nghiệm về lĩnh vực khách sạn quốc tế”. Sử dụng bảng câu hỏi gửi đến cho 110 khách sạn ở 67 quốc gia để tìm các nhân tố ảnh hưởng. Sử dụng mô hình dữ liệu bảng với phương pháp hồi quy bình phương bé nhất. Có 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng gồm: Quy mô thị trường (GDP, số dân, doanh thu du lịch); tỷ lệ xuất khẩu/GDP; Rủi ro chính trị, kinh tế, tài chính; Lượng FDI ở quốc gia đó; môi trường kinh doanh. Kết quả Quy mô thị trường được đo bằng GDP và doanh thu du lịch có ảnh hưởng nhất đến lựa chọn địa điểm đầu tư khách sạn. Dunning (2002) “Lý thuyết và thực nghiệm hoạt động kinh doanh quốc tế”: Sử dụng phương pháp định lượng với 140 tập đoàn ở Mỹ và châu Âu. Đề xuất nhóm động cơ ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư gồm: Nhân tố tìm kiếm thị trường; Nhân tố rào cản thương mại; Nhân tố chi phí; Môi trường đầu tư và Yếu tố chung khác. Johnson and Vanetti (2005) “Chiến lược vị trí của chuỗi khách sạn quốc tế”: Phiếu khảo sát được thu hồi từ 41 công ty có nguồn gốc từ 13 quốc gia, quản lý 3.504.694 phòng khách sạn. Điều này đại diện cho 87,84% tổng số phòng. Nhóm tác giả sử dụng thang đô Likert 11 điểm từ - 5 đến +5 thể hiện cho sự bất lợi và lợi thế đáng kể. Sự gần gũi của đất nước, cơ sở hạ tầng và các điểm thu hút khách du lịch, quy mô thị trường và tăng trưởng, khuyến khích của Chính phủ để thu hút vốn đầu tư và danh tiếng của điểm đến hấp dẫn là những yếu tố chính thu hút FDI ở các thị trường mới nổi như ở Đông Âu. Snyman and Saayman (2009) “Những nhân tố chính ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp du lịch ở Nam Phi”: Nghiên cứu được thực hiện với 400 bản câu hỏi được gửi tới các nhà đầu tư, kết quả thu về được 115 phiếu hợp lệ, đại diện cho 42 quốc gia. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy được thực hiện bằng phần mềm SPSS 15.0. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Nhân tố nhận thức và cơ sở hạ tầng, chính sách của Chính phủ, quy mô thị trường, khả năng cạnh tranh và tài nguyên tự nhiên là những nhân tố ảnh hưởng chính đến thu hút vốn đầu tư ở Nam Phi. Kết quả cũng chỉ ra loại sản phẩm du lịch đặc trưng của mỗi quốc gia có tính thu hút vốn đầu tư. Polyzos and Minetos (2011) “Một phân tích hồi quy thứ tự về các quyết định vị trí đầu tư của các doanh nghiệp du lịch ở Hy Lạp”: Sử dụng phương pháp hồi quy phân vùng. Kết quả xác định được có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng chính đến sự lựa chọn địa phương đầu tư du lịch đó là: Nguồn lực địa phương gồm tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng; Quy mô cầu du lịch và môi trường kinh doanh ở địa phương là có ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào du lịch. 225
  4. Tomohara (2016) “Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch của Nhật Bản: Một nghiên cứu thực nghiệm”: Phân tích động dữ liệu bảng và hồi quy dữ liệu bảng từ năm 1996 đến 2011. Với 29 quốc gia đầu tư FDI vào ngành khách sạn và khách sạn ở Nhật Bản. Lượng khách du lịch inbound tăng, môi trường cạnh tranh công bằng, quy mô thị trường là những nhân tố có ảnh hưởng nhất đến quyết định đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và du lịch quốc tế ở Nhật Bản. X. Li, Huang, and Song (2017) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào du lịch”: Phân tích định lượng dữ liệu bảng với 21 quốc gia từ 2004 đến 2013 với phương pháp hồi quy nhị thức. Kết quả chỉ ra rằng môi trường đầu tư, quy mô thị trường du lịch, quy mô lượng khách du lịch là những yếu tố có tác động chính đến thu hút vốn đầu tư du lịch. Mức độ quan hệ thương mại và khả năng đổi mới ít có ảnh hưởng. T. Li, Liu, and Zhu (2018) “Đầu tư quốc tế vào các công viên giải trí: Cơ chế phân phối và ra quyết định lựa chọn vị trí, một nghiên cứu thực nghiệm cho Trung Quốc”: Phương pháp thống kê cơ bản (kiểm tra hồi quy tuyến tính và tương quan) và công cụ phân tích không gian (Phân tích dữ liệu không gian khám phá ESDA) phân tích 2000 công viên giải trí ở Trung Quốc. Công viên giải trí được phân cụm cao ở những nơi có nền kinh tế tiên tiến, giao thông thuận tiện và tiêu dùng du lịch mạnh mẽ; Là khu vực giàu có về kinh tế, có mật độ dân số lớn và nền kinh tế thị trường phát triển cao, có chính sách ưu đãi tốt và vị trí địa lý thuận lợi; Chỉ ra 3 môi trường ảnh hưởng: Môi trường thể chế, Môi trường chi phí (Chi phí đất đai, tài nguyên, con người, quản lý), Môi trường phát triển (Nhu cầu du lịch, thu nhập dân cư, thương mại quốc tế….). 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước nghiên cứu chính đó là: Nghiên cứu sơ bộ: Một là, tác giả tiến hành phòng vấn sâu các 8 chuyên gia trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư du lịch gồm: Trưởng phó phòng - Sở Kế hoạch và Đầu tư, các giáo sư, giảng viên trong lĩnh vực du lịch. Hai là, tác giả tiến hành khảo sát thử 150 phiếu khảo sát được gửi đến các nhà quản lý khách sạn và khu du lịch có quy mô 4 sao trở lên. Tác giả tiến hành kiểm định thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá, nhằm điều chỉnh thang đo cho phù hợp. Nghiên cứu chính thức: Tác giả tiến hành gửi 500 phiếu khảo sát được gửi đến các nhà quản lý khách sạn và khu du lịch có quy mô 4 sao trở lên, thuộc 8 tỉnh Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Kết quả thu được 312 phiếu hợp lệ, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phương pháp hồi quy gốc OLS. 226
  5. 4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THANG ĐO 4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Thị trường du lịch tiềm năng Lợi thế tài nguyên du lịch Tính hấp dẫn đầu tư tổng thể của điểm Cơ sở hạ tầng du lịch đến du lịch Môi trường đầu tư Lợi thế chi phí Lượng vốn đầu tư 4.2. Thang đo, biến số và chỉ báo Thang đo Lợi thế tài nguyên du lịch dựa vào thang đo của Ritchie and Crouch (2003) và Polyzos and Minetos (2011). Thang đo Thị trường du lịch tiềm năng dựa vào thang đo chủ yếu của Snyman and Saayman (2009) và Assaf, Josiassen, and Agbola (2015). Thang đo Lợi thế cơ sở hạ tầng dựa vào thang đo của Dunning (2002) và Artuğer, Çetinsöz, and Kiliç (2013) Thang đo Lợi thế chi phí dựa vào thang đo của Dunning (2002) và Puciato et al. (2017) Thang đo Môi trường đầu tư chủ yếu dựa vào chỉ số PCI 2018 Thang đo tính hấp dẫn của điểm đến được hiệu chỉnh từ thang đo của Đinh Phi Hổ (2012). 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha Bảng 1: Tổng hợp số liệu kiểm định thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha Corrected Item- Cronbach's Alpha if Số biến Cronbach’s Nhân tố Total Correlation Item Deleted quan sát Alpha (nhỏ nhất) (lớn nhất) Tài nguyên (TN) 7 0,754 0,454 0,736 Thị trường (KT) 6 0,792 0,547 0,781 Hạ tầng (HT) 4 0,880 0,628 0,867 Môi trường (MT) 7 0,805 0,51 0,824 (cần kiểm tra thêm EFA) Chi phí (CP) 4 0,854 0,569 0,788 Hấp dẫn (HD) 5 0,789 0,602 0,773 (Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 22.0) 227
  6. 5.2. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả kiểm định hệ số KMO = 0,921 thì chứng tỏ dữ liệu nghiên cứu này rất tốt, đạt yêu cầu để phân tích EFA (Kaiser, 1974; Kaiser & Rice, 1974). Kết quả kiểm định Bartlett có hệ số Sig =0,000 < 0,05, điều này có nghĩa các biến quan sát dùng để đo lường biến tổng có tương quan với nhau (Maurice Stevenson Bartlett, 1937; Maurice S Bartlett, 1950). Kết quả phân tích hệ số Total Variance Explained = 58,315% chứng tỏ 5 nhân tố biến độc lập giải thích được cho sự thay đổi của biến phụ thuộc được 58,315%. Chỉ số này như vậy là đạt yêu cầu (Hair, William, Barry, & Rolph, 2010). Bảng 2: Rotated Component Matrixa - Nghiên cứu chính thức Component 1 2 3 4 5 MT4 ,853 MT5 ,852 MT3 ,846 MT1 ,816 MT2 ,812 MT6 ,754 KT6 ,845 KT4 ,811 KT1 ,802 KT3 ,797 KT5 ,792 KT2 ,764 TN3 ,866 TN2 ,826 TN4 ,785 TN5 ,784 TN1 ,706 TN6 ,421 TN7 ,691 HT5 ,864 HT4 ,845 HT1 ,832 HT2 ,766 HT3 ,730 CP2 ,794 CP1 ,787 CP3 ,772 CP4 ,746 (Nguồn: Kết quả phân tích EFA bằng phần mềm SPSS 22.0) Kết quả cũng loại biến TN6: “Ẩm thực đa dạng và hấp dẫn thu hút nhiều du khách”. 228
  7. 5.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Kiểm định mức độ giải thích của mô hình: Kết quả chỉ ra hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,525 có nghĩa là các biến độc lập giải thích được 52,5% cho nhân tố phụ thuộc. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình: Kết quả chỉ ra hệ số Sig. = 0,000 < 0,05. Với kết quả này ta có thể khẳng các biến độc lập là có tương quan với biến phụ thuộc Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: Bảng 3: Coefficientsa - Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Unstandardized Standardized Collinearity Model Coefficients Coefficients T Sig. Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) -1,72 ,038 ,000 1,000 MT ,103 ,038 ,353 9,302 ,000 1,000 1,000 TN ,274 ,038 ,474 12,488 ,000 1,000 1,000 KT ,413 ,038 ,413 10,873 ,000 1,000 1,000 HT ,116 ,038 ,086 2,256 ,025 1,000 1,000 CP ,181 ,038 ,075 1,985 ,048 1,000 1,000 a. Dependent Variable: HD (Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS 22.0) Phương trình hồi quy có thể viết lại như sau: HD = -1,72 + 0,103*MT + 0,274*TN + 0,413*KT + 0,116*HT + 0,181*CP Tựu chung lại, ta có nói rằng các nhân tố TN, KT, HT, MT, CP có tác động cùng chiều đến nhân tố HD “Tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư du lịch thu hút các nhà đầu tư”. Trong đó, 3 nhân tố TN: “Lợi thế tài nguyên”, KT: “Tiềm năng thị trường du lịch” và CP: “Lợi thế chi phí” có tác động nhiều nhất đối với quyết định của các nhà đầu tư trong việc lựa chọn điểm đến đầu tư du lịch. 6. HÀM Ý CHÍNH SÁCH: XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG TÍNH HẤP DẪN CỦA ĐIỂM THU HÚT FDI Tác giả đề xuất cơ quan nhà nước nên cho tính điểm hấp dẫn tổng thể của địa phương về du lịch trong thu hút nhà đầu tư với cách tính điểm theo 5 bước như sau: 6.1. Tiến hành khảo sát các nhà đầu tư của từng tỉnh/thành trong cả nước Việc khảo sát này để xem mức độ đánh giá của họ về các nhân tố hấp dẫn có làm hài lòng nhà đầu tư du lịch tại địa phương với thang điểm từ 1 đến 10. Bảng khảo sát chính là kết quả công trình nghiên cứu của tác giả đã đề cập ở trên. 229
  8. Thang đo điểm đánh giá từ 1 đến 10 (Trong đó 1: là rất kém; 5 là trung bình; 10 là rất tốt). Ghi chú: Nhà đầu tư vui lòng tích vào ô có số điểm tương ứng mà nhà đầu tư cảm nhận nó là đúng với thực tế hiện tại doanh nghiệp đã đầu tư tại địa phương. Bảng 4: Biến số và chỉ báo đo lường tính hấp dẫn điểm đến thu hút nhà đầu tư Biến số và chỉ báo (items) Điểm số 1. Lợi thế tài nguyên du lịch tự nhiên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1. Vùng đất có hệ thống bờ biển và nhiều hòn đảo đẹp có tiềm năng phát triển du lịch biển đảo TN2. Hệ sinh thái rừng và động vật đa dạng có tiềm năng phát triển du lịch TN3. Vùng đất có khí hậu trong lành và mát mẻ thích hợp cho phát triển du lịch TN4. Di tích lịch sử, bảo tàng, tượng đài ấn tượng có khả năng thu hút và phát triển du lịch TN5. Các sự kiện văn hóa và lễ hội hấp dẫn, độc đáo thu hút nhiều du khách TN6. Hoạt động giải trí về đêm hấp dẫn thu hút nhiều du khách (cuộc sống về đêm, nhà hàng, sòng bạc, chợ đêm...) 2. Thị trường du lịch tiềm năng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 KT1. Lượng khách đến du lịch ở địa phương đó có quy mô lớn KT2. Khu vực đó có thống kê lợi nhuận về du lịch cao KT3. Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch cao KT4. Chi tiêu của Chính phủ và địa phương cho du lịch và các chương trình du lịch nhiều KT5. Sự chào đón của địa phương đối với khách du lịch và nhà đầu tư KT6. Mức độ cạnh tranh ở địa phương đó thấp và bình đẳng 3. Cơ sở hạ tầng du lịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 HT1. Hệ thống giao thông (cầu, bến, bãi, phương tiện ...) của địa phương đó thuận lợi cho phát triển du lịch 230
  9. HT2. Hệ thống giao thông kết nối địa phương đó với các khu vực khác thuận tiện cho phát triển du lịch (đường thủy, hàng không, đường sắt...) HT3. Thiết bị công cộng địa phương đó tốt (điện, nước, y tế, vệ sinh, dịch vụ công cộng, ATM...) HT4. Có nhiều ngân hàng tại địa phương cung cấp đầy đủ phương thức giao dịch và thanh toán quốc tế HT5. Địa phương có sẵn mặt bằng, đất đai và luôn tạo điều kiện giao đất cho doanh nghiệp thuê lâu dài. 4. Môi trường đầu tư du lịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 MT1. Chính quyền, tòa án địa phương giải quyết tranh chấp và xử lý khiếu nại nhanh chóng và công bằng MT2. Chính quyền địa phương năng động và linh hoạt trong các hoạt động pháp lý, thủ tục hành chính... nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh MT3. Các dịch vụ hỗ trợ của chính quyền tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch (tư vấn pháp luật, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ công nghệ, an ninh...) MT4. Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin về đầu tư, đất đai, chính sách, dịch vụ... tại địa phương đó rất dễ dàng MT5. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhà nước ngắn ngày (thủ tục hành chính, thanh kiểm tra...) MT6. Chi phí không chính thức ở khu vực này thấp 5. Lợi thế chi phí 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 CP1. Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ 231
  10. CP2. Địa phương có nhiều ưu đãi về ngân sách (thuế thu nhập, VAT, giải phóng mặt bằng…) CP3. Địa phương có ưu đãi tiền thuê đất đai và mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp là tốt hơn so với địa phương khác CP4. Chất lượng lao động địa phương được đào tạo tốt đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả) 6.2. Tính điểm trung bình cho biến quan sát và nhân tố Với kết quả khảo sát trên, cơ quan quản lý nhà nước nên tính điểm trung bình của từng biến đo lường cho nhân tố, sau đó là tính điểm trung bình cho nhân tố. Tính điểm trung bình cho biến quan sát: 𝑇ổ𝑛𝑔 đ𝑖ể𝑚 𝑠ố 𝑐ủ𝑎 𝑏𝑖ế𝑛 đó đượ𝑐 𝑘ℎả𝑜 𝑠á𝑡 𝑡ạ𝑖 𝑡ỉ𝑛ℎ Đ𝑇𝐵 𝑏𝑖ế𝑛 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑠á𝑡 = 𝑆ố 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑠á𝑡 𝑡ạ𝑖 𝑡ỉ𝑛ℎ đó (𝑚ẫ𝑢) Tính điểm trung bình nhân tố 𝑇ổ𝑛𝑔 đ𝑖ể𝑚 𝑐á𝑐 𝑏𝑖ế𝑛 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑠á𝑡 Đ𝑇𝐵 𝑛ℎâ𝑛 𝑡ố = 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑏𝑖ế𝑛 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑠á𝑡 × 𝑆ố 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑠á𝑡 𝑡ạ𝑖 𝑡ỉ𝑛ℎ đó (𝑚ẫ𝑢) Hay 𝑇ổ𝑛𝑔 đ𝑖ể𝑚 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑐ủ𝑎 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑏𝑖ế𝑛 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑠á𝑡 đ𝑜 𝑙ườ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑛ℎâ𝑛 𝑡ố đó = 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑏𝑖ế𝑛 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑠á𝑡 6.3. Tính điểm hấp dẫn tổng thể theo cảm nhận của nhà đầu tư du lịch Mô hình nghiên cứu chỉ ra 5 nhóm có tác động đến tính hấp dẫn tổng thể của điểm đến với mức tác động từ cao đến thấp lần lượt là: (1) thị trường du lịch tiềm năng; (2) lợi thế chi phí; (3) lợi thế tài nguyên du lịch; (4) cơ sở hạ tầng du lịch; (5) môi trường đầu tư. Như vậy, tỷ trọng trung bình trong 5 nhóm nhân tố sẽ là 0,2 hay 20%; lần lượt tỷ trọng cao sẽ là 25% - 30%; tỷ trọng thấp sẽ là 5 - 10%. Dựa vào kết quả SEM ở trên ta lần lượt xác định tỉnh trọng nhóm (1) thị trường du lịch tiềm năng; (2) lợi thế chi phí, sẽ có mức tỷ trọng cao là 30%; (3) lợi thế tài nguyên du lịch, sẽ có mức tỷ trọng trung bình là 20%; 2 nhóm còn lại có mức tỷ trọng thấp là 10%. Điểm hấp dẫn tổng thể là: 𝑛 Đ𝑖ể𝑚 ℎấ𝑝 𝑑ẫ𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡ℎể = ∑(𝑇ỷ 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑛ℎâ𝑛 𝑡ố 𝑖 × đ𝑖ể𝑚 𝑇𝐵 𝑛ℎâ𝑛 𝑡ố 𝑖) 𝑖=1 232
  11. Minh họa: Bảng 5: Minh họa cho việc tính điểm hấp dẫn tổng thể tại 1 tỉnh Nhân tố đo lường Tỷ trọng Điểm trung bình 1. Thị trường du lịch tiềm năng 0,3 7,9 2. Lợi thế chi phí 0,3 6,5 3. Lợi thế tài nguyên du lịch 0,2 8,3 4. Cơ sở hạ tầng du lịch 0,1 7,1 5. Môi trường đầu tư 0,1 8 Điểm hấp dẫn tổng thể 7,49 (Nguồn: Số liệu giả định để minh họa) Điểm hấp dẫn tổng thể có thể quy đổi sang thang điểm 1000 sẽ là 749 điểm. 6.4. Tính điểm hấp dẫn theo lượng vốn đầu tư du lịch thực tế Hệ số điều chỉnh ở đây chính là lượng vốn đầu tư vào du lịch của mỗi tỉnh do cơ quan nhà nước công bố. Minh họa 2: Bảng 6: Minh họa tính điểm hấp dẫn theo lượng vốn đầu tư thực tế Tỉnh thành Lượng vốn đầu tư vào du lịch năm 2019 Điểm lượng vốn 1. Hà Nội 7500 tỷ đồng (max) 1000 2. Hải Phòng 6400 744,186 3. Lào Cai 7200 930,2326 4. Quảng Ninh 7300 953,4884 . …… ……. 63. Cà Mau 3200 (min) 0 Tổng 300.000 tỷ đồng (Nguồn: Số liệu giả định để minh họa) Max – Min = 7500 – 3200 = 4300 𝑆ố 𝑣ố𝑛 𝑡ạ𝑖 𝑡ỉ𝑛ℎ 𝑖 − 𝑣ố𝑛 𝑡ỉ𝑛ℎ 𝑚𝑖𝑛 Đ𝑖ể𝑚 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 đầ𝑢 𝑡ư 𝑡ℎự𝑐 = ( ) × 1000 𝑚𝑎𝑥 − 𝑚𝑖𝑛 6.5. Tính điểm hấp dẫn tổng thể đã điều chỉnh Điểm hấp dẫn tổng thể đã điều chỉnh: = Đ𝑖ể𝑚 ℎấ𝑝 𝑑ẫ𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡ℎể × 0,5 + Đ𝑖ể𝑚 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 × 0,5 Minh họa cho điểm tổng thể đã điều chỉnh cho Hải Phòng với 749 = 749 * 0,5 + 744,186 * 0,5 = 746,593 điểm 233
  12. Minh họa cho điểm tổng thể đã điều chỉnh cho Cà Mau với 749 = 749 * 0,5 + 0 * 0,5 = 374,5 điểm Với chỉ số tính hấp dẫn của điểm đến tính cho 64 tỉnh thành Việt Nam tương tự chỉ số PCI từ đó giúp cho các địa phương có sự điều chỉnh, thay đổi nhằm thu hút hiệu quả hơn nguồn vốn FDI tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Artuğer, S., Çetinsöz, B., & Kiliç, I. (2013). The effect of destination image on destination loyalty: An application in Alanya. European Journal of Business and Management, 5(13), 124 - 136. 2. Assaf, A. G., Josiassen, A., & Agbola, F. W. (2015). Attracting international hotels: Locational factors that matter most. Tourism Management, 47(Supplement C), 329-340. doi:https://doi.org/10.1016/j.tourman.2014.10.005 3. Bartlett, M. S. (1937). Properties of sufficiency and statistical tests. Proc. R. Soc. Lond. A, 160(901), 268 - 282. 4. Bartlett, M. S. (1950). Tests of significance in factor analysis. British Journal of statistical psychology, 3(2), 77 - 85. 5. Dunning, J. H. (2002). Theories and paradigms of international business activity. Books. 6. Greenhut, M. L. (1952). Integrating the leading theories of plant location. Southern Economic Journal, 526 - 538. 7. Hair, J., William, B., Barry, B., & Rolph, A. (2010). Multivariate Data Analysis (7th ed.). Upper Saddle River: Prentice-Hall. 8. Hymer, S. H. (1976). International operations of national firms: MIT press. 9. Johnson, C., & Vanetti, M. (2005). Locational strategies of international hotel chains. Annals of Tourism Research, 32(4), 1077 - 1099. doi:https://doi.org/10.1016/j.annals.2005.03.003 10. Kaiser, H. F. (1974). An index of factorial simplicity. Psychometrika, 39(1), 31-36. 11. Kaiser, H. F., & Rice, J. (1974). Little jiffy, mark IV. Educational and psychological measurement, 34(1), 111 - 117. 12. Li, T., Liu, J., & Zhu, H. (2018). The international investment in theme parks: Spatial distribution and decision-making mechanism, an empirical study for China. Tourism Management, 67, 342 - 350. 13. Li, X., Huang, S., & Song, C. (2017). China's outward foreign direct investment in tourism. Tourism Management, 59, 1 - 6. doi:https://doi.org/10.1016/j.tourman.2016.07.007 234
  13. 14. Morgan, R. M. (2000). Relationship marketing and marketing strategy: The evolution of relationship marketing strategy within the organization. Handbook of relationship marketing, 481 - 504. 15. Polyzos, S., & Minetos, D. (2011). An ordinal regression analysis of tourism enterprises' location decisions in Greece. Anatolia–An International Journal of Tourism and Hospitality Research, 22(01), 102 - 119. 16. Puciato, D., Gawlik, A., Goranczewski, B., Olesniewicz, P., Wos, B., Jandová, S., . . . Soltysik, M. (2017). The factors influencing the decision on the location of hotels depending on their size in poland. E+M Ekonomie a Management, 20(2), 216 - 225. doi:http://dx.doi.org/10.15240/tul/001/2017-2-016 17. Ritchie, J., & Crouch, G. I. (2003). The competitive destination: a sustainable tourism perspective. CAB International: CABI Publishing. 18. Snyman, J. A., & Saayman, M. (2009). Key factors influencing foreign direct investment in the tourism industry in South Africa. Tourism Review of AIEST - International Association of Scientific Experts in Tourism, 64(3), 49-58. doi:http://dx.doi.org/10.1108/16605370910988827 19. Tomohara, A. (2016). Japan's tourism-led foreign direct investment inflows: An empirical study. Economic Modelling, 52, 435 - 441. 20. Van de Ven, A. H., & Walker, G. (1984). The dynamics of interorganizational coordination. Administrative Science Quarterly, 598 - 621. 235
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0