intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đò ơi

Chia sẻ: E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

69
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Buổi chiều, trời thấp và nhiều mây. Mưa phùn bàng bạc, ẩm lạnh. Chiếc lò gạch giữa đồng giờ chỉ là một khối mờ mờ không rõ nét. Vùng này gần biển nên lắm sương mù, cả những ngày nơi khác trời quang mây tạnh Dòng sông Cấm cũng biến mất trong màn sương bàng bạc ấy, dù nó nằm đâu đó không xa trước mặt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đò ơi

  1. Đò ơi Buổi chiều, trời thấp và nhiều mây. Mưa phùn bàng bạc, ẩm lạnh. Chiếc lò gạch giữa đồng giờ chỉ là một khối mờ mờ không rõ nét. Vùng này gần biển nên lắm sương mù, cả những ngày nơi khác trời quang mây tạnh Dòng sông Cấm cũng biến mất trong màn sương bàng bạc ấy, dù nó nằm đâu đó không xa trước mặt. Tiếng gọi "đò ơi" chắc phải vất vả lắm mới vượt qua được khoảng cách từ người gọi đến người nghe. Phía dưới làng Vĩnh Lợi khoảng cây số có bến đò Ngự. Bến đò có từ ngày xa xưa, thời chiến tranh khá nhộn nhịp vì nhu cầu vận chuyển hàng và người ra tiền tuyến, thậm chí có cả chiếc phà con, giờ hết chiến tranh nó trở lại như cũ, buồn buồn và ngái ngủ. Chèo đò chở khách sang sông là cô Lành, con bà Thắm ở làng Mít bên kia sông, một cô gái ít nói, có nét mặt sạm nắng và khô ráp như chiếc đò của cô. Nhưng cô xinh, ít ra là ưa nhìn.
  2. Anh giáo làng Trần Văn An cứ cách một ngày đi đò của cô một lần. Anh người làng Vĩnh Lợi và là giáo viên trường tiểu học ở đó, nhưng bà con bên ngoại lại ở làng Mít. Thực ra anh không có nhu cầu thăm viếng họ hàng nhiều đến thế. Anh đi đò là cốt được nhìn cô Lành. Hình như anh mê cô từ lần đầu mới gặp, khi ngồi trên mép thuyền ngắm nhìn khuôn mặt trái xoan lấm tấm mồ hôi và các đường cong mềm mại trên cơ thể trẻ trung của cô. Vì nhút nhát và hay xấu hổ, anh không nhìn lên ngực cô nhưng vẫn đoán biết đôi vú của cô cũng rất đẹp. Thậm chí anh còn hình dung chúng khi cô tắm. Vì tính nhút nhát và hay xấu hổ ấy, ba tháng dài trôi qua mà anh giáo làng không dám, cũng không biết bày tỏ tình cảm của mình thế nào. Tháng thứ tư thì người ta xây chiếc cầu ximăng bắc qua sông và cô Lành hết việc. Tháng thứ năm cô lấy chồng, lấy một anh vừa đi lao động xuất khẩu bên Trung Đông về. Chính mắt anh nhìn thấy hôm cưới chú rể chở cô dâu về làng mình, cách làng Vĩnh Lợi hai làng nữa về phía tây, trên chiếc xe Suzuki đít vuông anh ta mới mua. Loại xe này trên thành phố người ta hay dùng để chở thịt lợn. Theo sau là rất nhiều xe máy của hai họ. Vậy là cô Lành đi lấy chồng, bỏ lại đằng sau bến đò Ngự cùng chiếc thuyền không và một anh giáo làng đã buồn càng buồn thêm. Chiếc cầu ximăng bị anh ghét oan. Không đâu anh ghét cả cái nước Nhật chi tiền tài trợ xây nó. Họ ngoại nhà anh bên làng Mít thì ngạc nhiên thấy anh lạnh nhạt hẳn vì chỉ sang thăm họ một năm vài lần vào dịp giỗ chạp.
  3. Những ngày xấu trời, vùng này vẫn nhiều mây mù như xưa. Chiếc lò gạch bị phá bỏ từ lâu trong một đợt ra quân bảo vệ môi trường do xã đoàn phát động. Bến đò bây giờ cỏ dại mọc gần kín, là chỗ thuận lợi cho trai gái làng đêm đêm tìm đến tình tự hay làm chuyện bậy bạ. Anh giáo làng Trần Văn An cũng đến đấy nhưng vào ban ngày và chỉ một mình. Anh thường ngồi rất lâu, có hôm không đâu cất tiếng gọi "đò ơi" nghe khá ai oán. Nhiều năm trôi qua. Một hôm, có một người đàn bà đến gặp anh, lúc này đã là hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Nam Diễn Châu 3. Người ấy đến theo yêu cầu của cô chủ nhiệm vì một chuyện nào đấy của cậu con trai bà. "Chào cô Lành", ông hiệu trưởng nói vì ngay cái nhìn đầu tiên đã nhận ra bà. Việc cậu con không có gì quan trọng và được giải quyết nhanh chóng. Ông hơi lạ khi thấy khách có ý dùng dằng chưa muốn về. "Cô và gia đình, mọi chuyện ổn thỏa cả chứ?", ông hỏi.
  4. "Cảm ơn thầy. Mọi chuyện đều tốt. Còn thầy?". "Tôi à?... Tôi thì vẫn thế". Dù đã cố giữ bình thản, giọng ông vẫn hơi chùng xuống và thoáng buồn. Nói "vẫn thế" là hàm ý ông sống độc thân và vẫn chưa quên mối tình ngày nào. Bất chợt, trái với sự nhút nhát thường ngày, ông nói: "Ngày xưa tôi yêu bà đấy. Yêu lắm, nhưng bà không biết". "Tôi biết". "Bà biết?". "Vâng. Và tôi đã chờ...". Ông hiệu trưởng đứng lặng, chẳng biết nói gì thêm.
  5. Đêm ấy ông lại ra ngồi bên bến đò xưa. Ngồi rất lâu, nhưng lạ là không một lần gọi "đò ơi". Hai tháng sau, ông xin chuyển công tác lên Kỳ Sơn, một huyện miền núi mà cánh giáo viên ai cũng sợ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2