intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đo sáng và Tấm đo sáng xám

Chia sẻ: Nguyenhoang Phuonguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

216
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong chụp ảnh kỹ thuật số, một vấn đề nan giải nhất chính là đo sáng (metering). Tại sao nhiều khi chụp các chủ thể màu trắng (như tờ giấy trắng, người mặc váy trắng) khi xem ảnh, màu trắng lại chuyển thành màu xám? Máy ảnh KTS đo sáng theo cơ chế nào? Bài viết sau đây của VinaCamera.com sẽ giải quyết những thắc mắc này của nhiều người chơi ảnh số. Tại sao màu trắng lại chuyển thành xám như thế này? Hãy quan sát bức ảnh chụp một tờ giấy trắng lớn dưới đây theo chế độ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đo sáng và Tấm đo sáng xám

  1. Đo sáng và Tấm đo sáng xám | Metering and The Gray Card Trong chụp ảnh kỹ thuật số, một vấn đề nan giải nhất chính là đo sáng (metering). Tại sao nhiều khi chụp các chủ thể màu trắng (như tờ giấy trắng, người mặc váy trắng) khi xem ảnh, màu trắng lại chuyển thành màu xám? Máy ảnh KTS đo sáng theo cơ chế nào? Bài viết sau đây của VinaCamera.com sẽ giải quyết những thắc mắc này của nhiều người chơi ảnh số. Tại sao màu trắng lại chuyển thành xám như thế này? Hãy quan sát bức ảnh chụp một tờ giấy trắng lớn dưới đây theo chế độ đo sáng tự động của máy ảnh (Nikon), bạn sẽ thấy đó không phải là màu trắng mà là màu xám.
  2. Hình 1: Giấy trắng chụp theo chế độ đo sáng tự động Có phải do vấn đề cân bằng trắng (WB) trong môi trường ánh sáng yếu của đèn tuýp (neon) gây ra? Hay là do chụp thiếu sáng (under-exposure) nên màu trắng trở thành màu xám. Vấn đề không đơn giản như vậy.
  3. Hình 2: Đèn flash mạnh đã bật nhưng màu trắng vẫn thành màu xám
  4. Hình 3: Thay đổi chế độ cần bằng trắng sang đèn tuýp (WB: flourescent) nhưng không khắc phục vấn đề. Vấn đề ở đây là do cơ chế đo sáng của máy ảnh KTS gây ra. Nếu đo ánh sáng chính xác, dù đặt cân bằng trắng ở chế độ tự động (auto) là chế độ “ít được” tin cậy nhất - màu trắng sẽ được thể hiện đúng là trắng.
  5. Hình 4: Chế độ đo sáng chính xác sử dụng tấm đo sáng xám Vậy máy ảnh KTS đo sáng như thế nào? Cơ chế đo sáng của máy ảnh KTS được thiết kế để đo đạc và tính toán ánh sáng qui chiếu theo gam màu sáng với tỷ lệ sáng là 18% (nhiều chuyên gia cho rằng tỷ lệ thực sự là 12% hoặc 13%). Khi nhấn chụp một kiểu ảnh, máy ảnh sẽ tính toàn để đưa ra một giá trị phơi sáng phù hợp thông qua điều chỉnh khẩu độ mở và tốc độ cửa chập có tham chiếu độ nhạy ISO. Nếu chụp cảnh quá sáng, máy khép khẩu hoặc/và tăng tốc độ cửa chập; ngược lại, nếu tối quá, máy sẽ mở khẩu
  6. và giảm tốc độ cửa chập. Tất cả đều được tính toán dựa trên việc tham chiếu chương trình đã cài trong máy được thiết kế dựa trên thang ánh sáng xám 18%. Lưu ý, ở đây máy tính toán đo sáng theo cường độ ánh sáng (phản xạ từ chủ thể và cảnh chụp) chứ không đếm xỉa tới màu sắc. Dù màu sắc có là xanh đỏ tím vàng hay gì đi nữa, máy cũng đo sáng và qui về xám 18% để tính toán. Do vậy, khi chụp một tờ giấy trắng lớn chiếm toàn bộ khuôn hình, máy KTS cho rằng toàn bộ khuôn hình bị quá sáng nên qui về 18% xám như ta thấy trong các hình minh họa (Hình 1-3). Tuy nhiên, khi chuyển sang chế độ thủ công hoàn toàn, người chụp tự đặt phơi sáng chính xác (điều chỉnh khẩu độ mở và tốc độ cửa chập), màu trắng sẽ được thể hiện trung thực trong bức ảnh. Với chế độ đo sáng chính xác, màu sắc của chủ thể và cảnh vật sẽ được thể hiện trung thực nhất trong bức ảnh. Nhưng làm thế nào để biết được chính xác ánh sáng ở mức độ nào để đặt phơi sáng hợp lý? Các cách người chụp có thể xác định cường độ sáng: (1) Chụp nhiều có nhiều kinh nghiệm, nhìn qua là biết nên đặt phơi sáng là bao nhiêu. (2) Chụp nhiều kiểu liên tục rồi tìm ra kiểu có ánh sáng hợp lý nhất. (3) Dùng thiết bị là đồng hồ đo sáng chuyên nghiệp. (4) Sử dụng Tấm đo sáng xám 18% (18% Gray card) để đo sáng.
  7. Như ta thấy, cách (1) và (2) đều ít tính khả thi. Ngay cả các chuyên gia nhiếp ảnh chuyên nghiệp cũng ít khi dám tin cậy hoàn toàn vào đôi mắt nhà nghề của mình trong việc xác định ánh sáng, nhất là trong các trường hợp có ảnh sáng huyền ảo, nhiều nguồn sáng và không rõ ràng, mắt thường dễ bị lừa - trừ trường hợp bạn đã đạt trình độ siêu hạng và quen thuộc với môi trường ánh sáng và thể loại ảnh muốn chụp hoặc trong điều kiện kiểm soát được ánh sáng hoàn toàn. Cách (2), chụp nhiều kiểu thì vừa tốn kém, vừa không khả thi vì “khoảnh khắc” muốn chụp đầu có lặp đi lặp lại để ta chụp mãi. Cách thứ (3) rất tốn kém và lỉnh kỉnh khi thao tác, thường phải có người phụ việc hỗ trợ nên chỉ phù hợp với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, kiếm tiền bằng nghề ảnh. Vậy còn cách thứ (4) là lựa chọn cuối cùng. Nhưng Tấm đo sáng xám 18% là gì? Dùng như thế nào? Đây là một dụng cụ hết sức đơn giản để đo sáng thiết kế dựa theo nguyên tắc và cơ chế căn sáng của máy ảnh kỹ thuật số: Một tấm vải hay bìa màu xám tỷ lệ sáng 18% và không có độ bóng có bán tại các hiệu ảnh chuyên nghiệp hoặc có thể tự chế. Khi sử dụng tấm đo sáng xám 18%, máy ảnh KTS sẽ trả về kết quá đo sáng chính xác (tất nhiên không phải là tuyệt đối) giúp nhiếp ảnh gia chụp được bức ảnh thể hiện ánh sáng và màu sắc chính xác. Có nhiều mẫu tấm đo sáng xám 18%,
  8. có mẫu kết hợp với các tỷ lệ xám khác nhau, có mẫu kết hợp với các màu sắc khác nhau trong đó có màu trắng, có mẫu một mặt xám 18%, mặt kia là màu trắng để sử dụng cho cân bằng trắng. Hình 5: Các mẫu tấm đo sáng xám trên thị trường. CÁCH SỬ DỤNG TẤM ĐO SÁNG XÁM 18% Ghi chú: Ở minh họa này, tôi sử dụng một chiếc áo phông (T-shirt) cũ màu ghi xám có cường độ ánh sáng phản xạ gần tương đương với tấm xám bán ngoài hiệu thiết bị ảnh.
  9. Hình 6: Không dùng tấm đo sáng, máy KTS có thể bị đánh lừa; màu trắng chuyển thành xám. Bước 1: Đặt tấm đo sáng xám vào vị trí chủ thể cần chụp. Xoay mặt tấm xám để có ánh sáng phản xạ giống nhất với chủ thể (nhìn từ góc máy chụp). Không nên đế nghiêng tạo bóng trên tấm sáng. Sau đó, ngắm ống kính và cúp hình để tấm xám chiếm toàn bộ khung hình và nhấn chụp (hoặc nhấn nửa nút chụp và đọc thông số khẩu độ + cửa chập trên máy). Kiểm tra và ghi nhớ thông số phơi sáng (EV) theo khẩu độ và tốc độ cửa chập máy báo. Nếu ánh sáng thay đổi cần phải đo lại.
  10. Bước 2: Chụp chủ thể theo giá trị ánh sáng đã xác định. Bạn có thể sử dụng bảng giá trị phơi sáng EV (Xem tại đây) để điều chỉnh thêm bớt giữa 2 yếu tố khẩu độ mở và tốc độ cửa chập cho phù hợp với thông số đã đo và các hiệu ứng ảnh mong muốn khác. Trong ví dụ minh họa, tôi sử dụng chế độ Ưu tiên khẩu độ mở (Aperture priority) với khẩu độ mở đặt là F/1.4. Sau khi đo sáng, được kết quả tốc độ cửa chập là 1/8 giây (trong phòng tôi bật đèn neon bình thường hàng ngày).
  11. Hình 7: Chụp đo sáng bằng tấm đo sáng xám để xác định cường độ sáng phản xạ. Trong thực tế, tôi thường không chụp rồi đọc thông số khi xem ảnh mà đọc thông số trực tiếp máy báo trong ống ngắm. Ảnh chụp để minh họa cho bài viết. Với giá trị phơi sáng đã xác định, chuyển máy sang chế độ thủ công để hoàn toàn kiểm soát phơi sáng bằng điều chỉnh khẩu độ mở và cửa chập. Đôi khi, qua kinh nghiệm sử dụng, bạn có thể sẽ phải thêm hoặc bớt khẩu hay tốc độ với một tấm đo sáng xám thường sử dụng.
  12. Hình 8: Chụp thủ công kiểm soát phơi sáng theo thông số đã đo; màu trắng thể hiên đúng là trắng (Các góc ảnh bị tối xám do hiệu ứng vignetting và có bóng do đồ vật cản nguồn sáng) Bạn có thể tự chế một tấm đo sáng và thử nghiệm để rút ra kinh nghiệm sử dụng với tấm đo sáng tự tạo. Lưu ý: Không nhất thiết phải là màu xám mà chỉ cần sử dụng màu bất kỳ có tông màu trung bình (midtone); cũng có thể thêm vào tấm đo sáng “xám” tự chế một vệt trắng nhỏ và vài dòng chữ màu đen để sử dụng linh hoạt hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2