ĐỘ SÂU THÍCH HỢP CỦA ỐNG NỘI KHÍ QUẢN QUA ĐƯỜNG MIỆNG<br />
Ở NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH<br />
Huỳnh Văn Ân*, Mai Trần Thị Bích Duyên*, Lê Kim Khánh*, Hoàng Thị Hương*, Dương Anh Phượng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định trên lâm sàng độ sâu thích hợp của ống Nội khí quản qua đường miệng ở<br />
người Việt Nam trưởng thành.<br />
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, tiền cứu. 50 bệnh nhân nữ, 48 bệnh nhân nam<br />
nhập Khoa Săn Sóc Đặc Biệt (ICU) Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh – từ 07/2006 đến<br />
12/2006, được đặt nội khí quản và sau đó chụp X quang ngực.<br />
Kết quả: Độ sâu thích hợp của ống Nội khí quản qua đường miệng ở người Việt Nam trưởng thành là<br />
23,9±0,6 cm ở nam và 21,5±0,6 cm ở nữ.<br />
Kết luận: Nên cố định ống Nội khí quản qua đường miệng ở người Việt Nam trưởng thành ở vị trí 23 cm<br />
đối với nam và 21 cm đối với nữ.<br />
Từ khóa: Độ sâu, Nội khí quản qua đường miệng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE PROPER DEPTH OF TUBE PLACEMENT IN OROTRACHEAL INTUBATION<br />
IN VIETNAMESE ADULTS<br />
Huynh Van An, Mai Tran Thi Bich Duyen, Le Kim Khanh, Hoang Thi Huong, Duong Anh Phuong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 134 – 136<br />
Purpose: Clinically determine the proper depth of tube placement in orotracheal intubation in Vietnamese<br />
adults.<br />
Materials and method: Cross sectional, Descriptive and Prospective Study. 50 women, 48 men were<br />
admitted ICU - Nhan Dan Gia Dinh Hospital, Hochiminh City - from July 2006 to December, 2006. They were<br />
intratubed and got the X Ray check thereafter.<br />
Results: The proper depth of tube placement in orotracheal intubation in Vietnamese adults is 23.9±0.6 cm<br />
in men and 21.5±0.6 cm in women.<br />
Conclusion: For the Vietnamese adults, the Tracheal Intratube should be placed at the position of 23 cm in<br />
men and 21 cm in women.<br />
Key words: Depth. Orotracheal intubation<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Giữ thông đường thở, Bảo đảm sự Oxy hoá, Thông khí, và Ngăn ngừa hít sặt là những phần chính<br />
trong điều trị cấp cứu đường thở. Đặt ống nội khí quản (NKQ) thường được xem như là phương tiện<br />
tốt nhất để kiểm soát đường thở trong cấp cứu.<br />
Trong hồi sức cấp cứu, đặt ống NKQ là kỹ thuật mà mọi Bác sĩ ở các chuyên khoa đều cần phải<br />
thông thạo. Là việc đầu tiên phải thực hiện tốt trong một quá trình hồi sức, đặt NKQ kịp thời,<br />
chính xác về mặt kỹ thuật sẽ góp phần rất lớn vào thành công trong việc hồi sức bệnh nhân.<br />
<br />
134<br />
<br />
Để thực hiện tốt việc đặt NKQ, chúng ta cần tuân theo nhiều tiêu chuẩn về kỹ thuật như<br />
đường vào: đặt NKQ qua đường miệng, đường mũi, đặt NKQ ngược dòng; kích thước ống<br />
(dựa vào đường kính trong của ống): tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, người trưởng thành thì<br />
tùy vào giới; độ sâu của ống NKQ.<br />
Về độ sâu lý tưởng ban đầu của ống NKQ, y văn nước ngoài đề nghị là Từ mép miệng,<br />
ống NKQ qua đường miệng phải sâu khoảng 23 cm ở nam và 21 cm ở nữ(2,3).<br />
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về độ sâu của ống NKQ đặt đường miệng trên<br />
người Việt Nam.<br />
Khuyến cáo về độ sâu của ống NKQ trên các hướng dẫn của y văn trong nước hoặc Hội<br />
Hồi sức cấp cứu thường dựa trên y văn nước ngoài, trong khi có sự khác biệt về thể chất<br />
giữa người Việt Nam và người da trắng Âu Mỹ.<br />
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định độ sâu thích hợp của ống NKQ đối với người<br />
Việt Nam trưởng thành khi đặt ống NKQ giúp thở trong Hồi sức cấp cứu.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Tiêu chuẩn nhận bệnh<br />
Bệnh nhân nam hay nữ, tuối từ 18 trở lên, nhập viện vào khoa Săn Sóc Đặc Biệt, Bệnh<br />
viện Nhân Dân Gia Định có được đặt NKQ đường miệng giúp thở và được chụp X quang<br />
ngực kiểm tra sau đó.<br />
Thời gian từ đầu tháng 7/2006 đến hết tháng 12/2006 (6 tháng).<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân bị gù, vẹo cột sống.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt ngang.<br />
<br />
Tiến hành<br />
Bệnh nhân hội đủ các tiêu chuẩn nhận bệnh và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào<br />
sẽ được thu nhận vào lô nghiên cứu.<br />
Bệnh nhân sẽ được ghi nhận mức độ sâu của ống NKQ ngang cung răng (tính bằng cm).<br />
Sau đó, bệnh nhân được chụp X quang ngực thẳng và đo khoảng cách từ đầu mút ống NKQ<br />
tới carena (tính bằng cm) trên phim X quang. Từ đó tính độ sâu thích hợp của ống NKQ cho<br />
từng bệnh nhân, sao cho đầu mút ống NKQ cách carena 2 cm.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Chúng tôi thu thập được 98 bệnh nhân, trong đó 48 nam, 50 nữ. Tỷ lệ nam/nữ: 1:1.<br />
<br />
Đặc tính dân số học<br />
Tuổi<br />
Chiều cao (cm)<br />
Độ sâu NKQ (cm)<br />
<br />
Nam (n=48)<br />
68,7±4,6<br />
160,8±1,8<br />
23,9±0,6<br />
<br />
Nữ (n=50)<br />
69,3±4,4<br />
149,8±1,8<br />
21,5±0,6<br />
<br />
Nhóm bệnh nhân nam có tuổi trung bình là 68,7±4,6 và nhóm bệnh nhân nữ có tuổi<br />
trung bình là 69,3±4,4.<br />
<br />
135<br />
<br />
Chiều cao trung bình của nhóm bệnh nhân của chúng tôi là 160,8±1,8 cm đối với nam và<br />
149,8±1,8 cm đối với nữ.<br />
Với mong muốn đầu mút ống NKQ cách carena 2 cm, chúng tôi thu được kết quả độ<br />
sâu trung bình của ống NKQ trong lô nghiên cứu là 23,9±0,6 cm ở nam và 21,5±0,6 cm ở nữ.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tuy nhiên, chiều cao trung bình của người Việt Nam trưởng thành hiện thấp hơn so với<br />
nhiều nước trong khu vực.<br />
Nửa thế kỷ trước, chiều cao của người dân Nhật Bản cũng chỉ ngang bằng chúng ta. Vậy<br />
mà năm 1999, chiều cao trung bình của thanh niên Nhật (ở lứa tuổi 18) đã là 171cm với nam,<br />
159cm với nữ.<br />
Trong khi theo số liệu dịch tễ nhân trắc học của Bộ Y tế, năm 2000 chiều cao trung bình<br />
của người Việt Nam trưởng thành (từ 26-40 tuổi) là 162,3cm với nam và 152,3 với nữ. Số liệu<br />
này phù hợp với chiều cao trung bình của nhóm bệnh nhân của chúng tôi là 160,8±1,8 cm<br />
đối với nam và 149,8±1,8 cm đối với nữ.<br />
Nghiên cứu năm 2003 trên 700 đàn ông Việt Nam cho thấy có chiều cao trung bình là<br />
164,3 cm(4).<br />
Một nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học thể dục thể thao cho biết đến thời điểm hiện<br />
nay chiều cao trung bình của thế hệ trẻ Việt Nam là thấp hơn khoảng 2-6cm so với một số<br />
nước lân cận như Singapore, Thái Lan.<br />
Trong khi đó, các hướng dẫn của y văn nước ngoài đều dựa trên các nghiên cứu ở<br />
người da trắng Âu Mỹ vốn có chiều cao vượt trội hơn chúng ta.<br />
Kỹ thuật đặt ống NKQ phải đạt yêu cầu tạo thông khí tốt cho 2 phổi và cũng phải tính<br />
đến sự dịch chuyển của ống khi gập và ngữa đầu. Vì cử động đầu có thể làm dịch chuyển<br />
ống NKQ từ 1 đến 2 cm, nên vị trí đúng của đầu ống NKQ phải cách carina tối thiểu là 2<br />
cm(2).<br />
Cũng có nghiên cứu cho rằng vì sự dịch chuyển của ống giữa tư thế gập và ngữa cổ là<br />
khoảng 2 cm, vị trí mong muốn của đầu ống NKQ là cách carina từ 3 đến 7 cm(2,3). Và trên<br />
phim X quang ngực, đầu ống nội khí quản lý tưởng nên ở cách carina khoảng 5±2 cm khi<br />
đầu và cổ ở vị trí trung gian(3).<br />
Với kết quả thu được trong lô nghiên cứu của chúng tôi là độ sâu của đầu mút ống<br />
NKQ cách carena 2 cm là 23,9±0,6 cm ở nhóm bệnh nhân nam và 21,5±0,6 cm ở nhóm bệnh<br />
nhân nữ.<br />
Như vậy để đầu mút của ống NKQ cách carena tối thiểu là 2 cm, chúng ta phải cố định<br />
ống NKQ ở vị trí cách cung răng 23 cm đối với nam và 21 cm đối với nữ.<br />
Điều này phù hợp với các hướng dẫn từ y văn nước ngoài Từ mép miệng, ống NKQ qua<br />
đường miệng phải sâu khoảng 23 cm ở nam và 21 cm ở nữ (2,3).<br />
Các hướng dẫn của Hội Gây Mê Hồi Sức Việt Nam, Hội Điều Dưỡng Nội Khoa cũng có<br />
thông số tương tự.<br />
<br />
136<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Như vậy dù thể hình người Việt Nam có thấp bé hơn các dân tộc khác, chúng ta vẫn nên<br />
cố định ống NKQ qua đường miệng ở người Việt Nam trưởng thành ở vị trí 23 cm đối với<br />
nam và 21 cm đối với nữ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
Conrardy PA, Goodman LR, Laing F, et al. Alteration of endotracheal tube position. Crit Care Med 4:8, 1976.<br />
Danzl DF., Vissers RJ.. Tracheal Intubation and Mechanical Ventilation. In: EMERGENCY MEDICINE: A comprehensive<br />
study guide. Judith E. Tintinalli, Gabor D. Kelen, J. Stephan Stapczynski. 6th ed. 2004; 108-19.<br />
McGill JW., Clinton JE.. Tracheal Intubation. In: Clinical procedures in Emergency Medicine. James R. Roberts, Jerris R.<br />
Hedges. 4th ed. 2004; 69-99.<br />
Thuy VT, et al. Assessment of low bone mass in Vietnamese: comparison of QUS calcaneal ultrasonometer and dataderived T-scores. J Bone Miner Metab 2003;21(2):114-9.<br />
<br />
137<br />
<br />