Ðoạn Tình<br />
Hồ Biểu Chánh<br />
Nguồn: VNthuquan<br />
Tạo lại: Văn Cường.<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
Mục lục<br />
Chương 1<br />
Chương 2<br />
Chương 3<br />
Chương 4<br />
Chương 5<br />
Chương 6<br />
Chương 7<br />
Chương 8<br />
Chương 9<br />
Chương 10<br />
Chương 11<br />
Chương 12<br />
Chương 13<br />
<br />
Tiểu thuyết gia Nam Bộ có nhiều tác phẩm nhất nước.<br />
Hồ Biểu Chánh (1885-1958), cũng được đưa vào sách Kỷ lục Việt Nam<br />
bởi vì cụ đã sáng tác một khối lượng lớn tác phẩm bao gồm 64 tiểu thuyết,<br />
12 truyện ngắn, 12 vở kịch kể cả tuồng hát, 5 tập thơ, 8 tập ký, 28 tập biên<br />
khảo phê bình, một số truyện dịch và phóng tác. Trước khi cụ mất, năm 1957<br />
có tới gần 10 cuốn tiểu thuyết của cụ được xuất bản và năm cụ qua đời lại có<br />
thêm một tác phẩm được in có tên “Lừng lẫy hào khí”. Tất cả tác phẩm của<br />
cụ khi xuất bản đều ghi nơi cư ngụ, có nghĩa là nơi cụ sáng tác nên ta thấy cụ<br />
có mặt gần như ở khắp các tỉnh Nam Bộ. Cuốn tiểu thuyết đầu tay có tựa đề<br />
“Ai làm được” ở Cà Mau, nơi cụ ngồi ghế quận trưởng nhưng phải tới 10<br />
năm sau cụ mới cho xuất bản.<br />
Cụ xứng danh là một tiểu thuyết gia có tầm cỡ. Thế nhưng, cụ lại là một<br />
nhà quản lý hành chính. Thuở nhỏ cụ học chữ Nho trường làng rồi chữ Pháp<br />
trường Tây. Sau đó, cụ thi đậu Tri huyện rồi thăng lên Tri phủ, làm Đốc phủ<br />
sứ, có lúc làm việc ở Tòa bố Gia Định, văn phòng Thống đốc Nam Kỳ làm<br />
Nghị viên Sài Gòn, Chánh văn phòng của Chính phủ thời Nguyễn Văn Thinh<br />
chóng vánh. Khi ông này tự tử thì cụ từ bỏ hẳn cuộc đời công chức (1946).<br />
Cụ Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung sinh trưởng trong một gia<br />
đình nghèo ở tỉnh Gò Công. Cụ đã từng làm quận trưởng ở nhiều quận,<br />
huyện thuộc các tỉnh Nam Bộ nên có nhiều cơ hội và điều kiện gần gũi<br />
người dân lao động, nông dân nghèo khổ bị nhiều tầng áp bức bóc lột vì cụ<br />
là một nhà Nho có Tây học, tuy là quan chức nhưng cụ sống thanh bạch,<br />
liêm chính quan tâm tới cuộc sống nghèo khổ (như lao động, tá điền), bị<br />
người giàu có, địa chủ cậy thế ỷ quyền hiếp đáp. Sách của cụ sáng tác bán rất<br />
chạy vì được mọi thành phần trong xã hội ưa thích. Nhà phê bình văn học<br />
Vũ Ngọc Phan từng nhận xét về cụ: “Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh lại là<br />
những tiểu thuyết có tính chất bình dân, bình dân cả từ nhân vật ông chọn<br />
đến những lời văn ông viết nữa. Hạng người ông tả là hạng tiểu công chức,<br />
tiểu phú hào hay hạng thuyền thợ, hạng dân quê.”<br />
Văn chương chữ nghĩa của Hồ Biểu Chánh câu chữ hết sức giản dị, đơn<br />
sơ, mộc mạc đến nỗi người đọc có cảm giác cụ viết như nói, kiểu nói bình<br />
dân của dân Nam Bộ xưa, nặng về mô tả điệu bộ, cử chỉ, phong cách của<br />
nhân vật.<br />
Một hội thảo khoa học về Hồ Biểu Chánh được Ban Tuyên huấn Tiền<br />
Giang tổ chức thu hút tới 30 tham luận của các giáo sư, nhà văn, nhà nghiên<br />
cứu, phê bình văn học. Tiến sĩ Lê Ngọc Trà cho rằng: “Cái độc đáo và giá trị<br />
<br />
nhất của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không phải ở chỗ nó mô tả phong tục<br />
hay tuyên truyền đạo lý mà ở chỗ nó mô tả phong tục, kết hợp tư tưởng là<br />
chủ nghĩa hiện thực…, văn học dễ biến thành dân tộc học. Ông nói chuyện<br />
đạo lý đi kèm với chuyện đời, kể lại những chuyện đời khác nhau có thể là<br />
không gắn gì với các biến động chính trị, kinh tế và xã hội nhưng lại gắn với<br />
đời người, lại là nội dung của cuộc sống hằng ngày”. Nhà nghiên cứu<br />
Nguyễn Ngọc Thạch viết: “Trên nửa thế kỷ trước, Hồ Biểu Chánh đã phác<br />
họa được bức tranh hiện thực về kiếp sống người bần cố nông dưới chế độ<br />
thực dân nửa phong kiến ở một vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông đã<br />
dựng lại cảnh sống vất vả, cực nhọc đói cơm, rách áo, bị đàn áp nhục mạ…<br />
của người nông dân nghèo”. Nhà nghiên cứu Trịnh Hoàng Mai viết: “Thế<br />
giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh bước cuối cùng bao giờ<br />
cũng trở về nhà sau một thời gian ba chìm bảy nổi. Nói rộng ra, cái thiện bao<br />
giờ cũng thắng. Đó là niềm mơ ước về một xã hội công bằng, một đạo lý,<br />
hơn nữa một niềm tin…”<br />
Cụ Hồ Biểu Chánh từ lúc nghỉ hưu tới ngày qua đời ở với 8 người con<br />
cùng sống trong ngôi nhà cạnh con đường nay được mang tên cụ thuộc quận<br />
Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Ở quận Gò Vấp, trong An Tất Viên,<br />
ngôi mộ của cụ đẹp và sạch được treo rất nhiều giò phong lan, chậu cảnh.<br />
Trên mộ có khắc 8 tựa đề tiểu thuyết của cụ và hai bên hông có tên 8 cuốn<br />
nữa. Dưới chân cụ có câu: “Treo tranh chìm nổi, nhắc chuyện xa gần”. Bên<br />
cạnh mộ cụ ông là mộ cụ bà. Nơi đây không xa với ngôi chùa và nghĩa trang<br />
nghệ sĩ thành phố, nhà lưu niệm của nhà thơ Nguyễn Bính <br />
<br />