intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Doanh nghiệp học tập được gì từ Toyota

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

219
lượt xem
120
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Doanh nghiệp học tập được gì từ Toyota Toyota đã thành công và hầu như chiếm lĩnh được tất cả các thị trường trên thế giới. Không những thế, Toyota còn là một trong những công ty được nói tới nhiều nhất trên thế giới từ trước đến nay. Hiện hãng đang đứng đầu về doanh số bán xe, hơn thế nữa, trong năm ngoái, Toyota đã vượt qua Ford và nay chỉ sau có GM của Mỹ. Về mặt lợi nhuận và giá trị trên thị trường chứng khoán, Toyota bỏ xa tất cả các đối thủ của họ. Đây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Doanh nghiệp học tập được gì từ Toyota

  1. Doanh nghiệp học tập được gì từ Toyota Toyota đã thành công và hầu như chiếm lĩnh được tất cả các thị trường trên thế giới. Không những thế, Toyota còn là một trong những công ty được nói tới nhiều nhất trên thế giới từ trước đến nay. Hiện hãng đang đứng đầu về doanh số bán xe, hơn thế nữa, trong năm ngoái, Toyota đã vượt qua Ford và nay chỉ sau có GM của Mỹ. Về mặt lợi nhuận và giá trị trên thị trường chứng khoán, Toyota bỏ xa tất cả các đối thủ của họ. Đây cũng là lý do mà tạp chí Havard Business Review quay trở lại vấn đề tại sao rất nhiều công ty muốn giải mã gien của Toyota để sao chép những bí quyết thành công. Theo đó, có bốn nguyên tắc để đảm bảo rằng những công ty muốn học tập
  2. Toyota nếu không thành công bằng họ, ít nhất cũng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và cải thiện chất lượng sản phẩm. Nhiều công ty đã sai lầm khi chỉ chú ý tới các công cụ và chiến thuật của Toyota mà quên đi những nguyên tắc căn bản vốn là mấu chốt của hệ thống sản xuất Toyota. Thành công thực sự của Toyota không phải là tạo ra và sử dụng các công cụ và quy trình sản xuất. Bốn nguyên tắc sao chép: - Quan sát trực tiếp là điều bắt buộc. - Các thay đổi đề ra phải luôn được coi là thử nghiệm. - Công nhân và người quản lý phải thử nghiệm càng nhiều càng tốt. - Người quản lý phải đóng vai trò huấn luyện viên . Trên thực tế, gốc rễ của thành công chính là ở chỗ họ biến công việc thành một chuỗi các thực nghiệm đan xen và diễn ra cùng một lúc. Tại Toyota, mọi người đều biết họ cần phải làm công việc của họ ra sao trước khi bắt tay vào việc. Khi công việc đang diễn ra, các nhân viên vừa là một phần của dây chuyền sản xuất, vừa có thể coi là một nhân viên của phòng thí nghiệm. Họ quan sát xem có thể cải thiện quy trình làm việc hiện nay như thế nào, tại sao máy móc bị hỏng, do con người hay do máy móc hoạt động quá tải.
  3. Một lãnh đạo cao cấp người Mỹ của Toyota phải trải qua 12 tuần thực nghiệm tại chính cơ sở sản xuất với nhiều thách thức lớn. Toyota coi việc quan sát quá trình sản xuất sản phẩm và phát triển ra các cải thiện có thể có hoặc những lỗi phát sinh quan trọng hơn là giải quyết các sai lầm khi chúng đã xảy ra. Một ví dụ điển hình là vị lãnh đạo mới người Mỹ đã phải ngồi quan sát một dây chuyền làm việc để tìm hiểu xem tại sao máy móc hay bị hỏng. Những thay đổi đưa ra có thể chỉ là đơn giản là đổi vị trí của một nút bật để công nhân trong dây chuyền sản xuất khó có thể vô tình chạm phải làm cho máy chạy trong điều kiện không an toàn, hay thay đổi vị trí các giá để linh kiện nhằm giảm thời đi lại và mang vác nặng cho công nhân. Năm ngoái, Toyota đã bỏ xa Ford về doanh số xe bán ra trên toàn thế giới. Bài học cho những công ty muốn áp dụng hệ thống sản xuất Toyota là rất quan trọng. Nguyên tắc thứ nhất: Quan sát trực tiếp công việc của người công nhân là rất quan trọng để tránh trường hợp có thể coi như là một thám tử phải giải quyết một tội phạm khi nó đã xảy ra. Theo nguyên tắc của Toyota, thám tử này phải quan sát xem tội phạm đó diễn ra như thế nào để có thể có ngay giải pháp khắc phục mà không tốn thời gian.
  4. Nguyên tắc thứ hai: Các thay đổi mà lãnh đạo muốn đưa ra phải luôn được coi là thử nghiệm. Nguyên tắc này sẽ giúp cho những người liên quan hiểu được cả ảnh hưởng của vấn đề và ảnh hưởng của giải pháp đưa ra cho vấn đề đó và liệu có còn có giải pháp nào tốt hơn giải pháp hiện có hay không. Nguyên tắc thứ ba: Người công nhân và quản lý phải tiến hành các thử nghiệm càng nhiều càng tốt. Toyota muốn tiến hành nhiều thí nghiệm nhỏ để học hỏi dần trước khi bắt tay vào các thí nghiệm lớn hơn để đảm bảo các sai lầm nếu có xảy ra cũng không lớn quá so mức có thể chấp nhận được. Nguyên tắc thứ tư: Những người quản lý chỉ đóng vai trò như các huấn luyện viên và để cho nhân viên tiến hành các công việc cụ thể và thực hiện những thay đổi cần thiết. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng các công ty phải thực sự trải nghiệm hệ thống sản xuất Toyota mới có thể thực sự hiểu biết về hệ thống này. Không ai có thể đồng hoá hay tái tạo được hệ thống này nhưng nếu các công ty áp dụng theo bốn
  5. nguyên tắc thì chắc chắn sẽ có sự khởi đầu tốt trong quá trình sao chép AND của hệ thống sản xuất Toyota.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2