intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Doanh nghiệp trốn nợ

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

52
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lãi mẹ đẻ lãi con DN tư nhân ĐB chuyên sản xuất ván ép gỗ xuất khẩu ở Khu công nghiệp Biên Hòa 2 (Đồng Nai) từ nhiều ngày nay đã không còn... giám đốc. Gần 100 công nhân rơi vào tình trạng nợ lương, đi không đành ở cũng chẳng được. Ông V., em trai giám đốc B. đồng thời là quản lý hiện tại của công ty này, cho biết giữa năm 2011 DN quyết định mở thêm hai nhà xưởng để tăng công suất. Vay ngân hàng không được, DN quyết định vay “nóng” bên ngoài số...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Doanh nghiệp trốn nợ

  1. Doanh nghiệp trốn nợ Lãi mẹ đẻ lãi con DN tư nhân ĐB chuyên sản xuất ván ép gỗ xuất khẩu ở Khu công nghiệp Biên Hòa 2 (Đồng Nai) từ nhiều ngày nay đã không còn... giám đốc. Gần 100 công nhân rơi vào tình trạng nợ lương, đi không đành ở cũng chẳng được. Ông V., em trai giám đốc B. đồng thời là quản lý hiện tại của công ty này, cho biết giữa năm 2011 DN quyết định mở thêm hai nhà xưởng để tăng công suất. Vay ngân hàng không được, DN quyết định vay “nóng” bên ngoài số tiền 1,6 tỉ đồng với lãi suất 7%/tháng để mở xưởng và mua thêm may móc. Thế nhưng điều DN này không ngờ là đơn hàng ngày càng thưa thớt, lãi mẹ đẻ lãi con khiến chủ DN phải cầm cố hai chiếc ôtô để trả nợ dần. Nợ chồng nợ, chủ nợ lại siết li ên tục nên ông B. bỏ trốn cách đây ít ngày để lại khoản nợ ngày càng phình ra, còn tài sản đã cạn kiệt, máy móc “trùm mền”. “Bây giờ chỉ còn biết sản xuất cầm chừng để lo ăn qua ngày chứ chưa biết tính cách gì?”- quản lý DN rầu rĩ nói. Còn tại Công ty may mặc TT (huyện Hóc Môn, TP.HCM) chiều 9/4, một số công nhân phát hiện công ty có dấu hiệu di dời máy móc, kể cả hàng hóa thành phẩm đi nơi khác nhưng chưa thanh toán lương tháng 3/2012. Một số công nhân đã thay nhau đặt ghế bố nằm trước cổng ra vào công ty canh chừng không cho di chuyển tài sản. Bà Bùi Thị Tuyết Nhung - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Hóc Môn - cho biết: “Do tình hình sản xuất khó khăn dẫn đến nợ nần, nhiều công nhân phát h iện chủ công ty có dấu hiệu di chuyển tài sản dù số tiền nợ lương công nhân hơn 400 triệu đồng vẫn chưa trả. Tuy nhiên, sau khi liên đoàn vào cuộc, chủ DN đã trả toàn
  2. bộ tiền nợ lương công nhân. Riêng khoản nợ ngân hàng hay nợ bên ngoài của DN này bao nhiêu thì liên đoàn chưa nắm được do người đứng tên chủ DN không tiếp xúc”. Chiều 13/4, khi chúng tôi trở lại trụ sở công ty này thì nơi đây chỉ còn “vườn không nhà trống”, những chuyến xe ba gác cuối cùng đã chở máy móc trong nhà xưởng đem đi bán. Tương tự, cơ sở sản xuất phế liệu XB (P.Tam Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai) mới đây đã bị hàng chục chủ nợ bao vây căn nhà đòi lấy tài sản. Đầu năm 2009, thấy nguồn thu lớn từ sản xuất phế liệu, ông T. - chủ cơ sở - đã vay mượn ngân hàng trên 1 tỉ đồng và hơn chục cá nhân bên ngoài hơn 500 triệu để đầu tư kinh doanh. Khoản nợ quá lớn, kinh doanh không thu lợi đã khiến cơ sở này vỡ nợ. Hiện căn nhà có giá khoảng 1,5 tỉ đồng của ông T đã bị ngân hàng xiết, tài sản còn sót lại duy nhất là chiếc ôtô cũng không “gánh” nổi khoản nợ chồng chất. Nợ chồng nợ Chủ một DN may tại TP.HCM cho biết để giải quyết nợ nần ngoài bán tháo máy móc, tình trạng cầm cố, thế chấp tài sản để vay tiền với lãi suất cao đang diễn ra rất phổ biến. Bị dồn đến đ ường cùng, nhiều DN buộc phải vay ngoài với lãi suất “cắt cổ”. Thủ tục đôi khi chỉ là... uy tín, không cần thế chấp tài sản, thậm chí không cần giấy tờ nhưng hầu hết sau khi vay thì số tiền lãi đội lên gấp đôi, gấp ba số tiền vay khiến nhiều người bị xiết nợ mất nhà cửa, thậm chí còn bị hăm dọa, đánh đập. Trường hợp của DN kinh doanh nh à hàng ăn uống ở quận 1, TP.HCM là một ví dụ. Trong thời điểm khó khăn DN này vay 3,7 tỉ đồng bên ngoài, sau một thời gian DN này đã trả được 726 triệu đồng tiền lãi. Nhưng việc kinh doanh ngày càng lún sâu vào khó khăn khiến DN này không có tiền trả. Sáu tháng sau chủ nợ đưa giấy nợ ép DN ký với mức nợ cả vốn lẫn lãi lên đến gần 8 tỉ đồng.
  3. Ông H.A., nhân viên tín dụng một ngân hàng thương mại tại TP.HCM, cho biết hiện nhiều DN sản xuất đình đốn, làm bao nhiêu cũng không đủ trả lãi. Trong hai năm qua, nhiều DN đã chịu đựng để cầm cự sản xuất vì họ không muốn mất sản nghiệp của mình. Không có tiền buộc họ phải đi vay tới vay lui. Đơn cử như một khách hàng kinh doanh sắt thép của ông H.A. đang vay bảy ngân hàng với số tiền tới 750 tỉ đồng, hiện DN này đang gom góp tất cả số tiền để trả cho ngân hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2