intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới biên soạn giáo trình môn học ở đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

21
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đổi mới biên soạn giáo trình môn học ở đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo đề xuất những thay đổi cần có trong việc biên soạn các giáo trình môn học ở đại học theo 3 hướng chính: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên trong học tập; Kết hợp đào tạo phương pháp dạy với đào tạo phương pháp học; Tích hợp đào tạo chuyên môn với đào tạo nghiệp vụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới biên soạn giáo trình môn học ở đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

  1. ĐỔI MỚI BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Ở ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÙI VĂN HẠT, TRẦN VIẾT CƯỜNG Trường Đại học Hà Tĩnh Tóm tắt: Xuất phát từ những yêu cầu về việc thể hiện nội dung, phương pháp dạy học hiện đại và những tồn tại trong các giáo trình đang sử dụng, nhóm tác giả đề xuất những thay đổi cần có trong việc biên soạn các giáo trình môn học ở đại học theo 3 hướng chính: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên trong học tập; Kết hợp đào tạo phương pháp dạy với đào tạo phương pháp học; Tích hợp đào tạo chuyên môn với đào tạo nghiệp vụ. Việc đánh giá giáo trình đạt chuẩn bao gồm: nội dung giáo trình, hình thức và cách trình bày, ý kiến phản hồi của giảng viên và ý kiến phản hồi của sinh viên. Từ khoá: biên soạn giáo trình, đổi mới biên soạn giáo trình, giáo trình môn học ở đại học. 1. MỞ ĐẦU Giáo trình môn học là một dạng đặc biệt của sách về các sự kiện được sử dụng để giảng dạy ở đại học, nó chứa đựng các vấn đề và tư liệu được chuẩn bị cho việc học, được thiết kế và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình môn học, đảm bảo tính hệ thống, tính ứng dụng, tính cơ bản, tính chính xác và tính cập nhập về nội dung khoa học của môn học. Hiện nay, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học công nghệ, sự toàn cầu hoá kinh tế và sự hoàn thiện dần dần nền kinh tế thị trường ở nước ta, một số tư tưởng truyền thống, một số nội dung trong các giáo trình môn học cũ không còn phù hợp, cần phải được biên soạn lại, cập nhật thêm nội dung cho phù hợp với phương thức đào tạo mới. Trong nội dung này tôi xin trao đổi về chủ đề: “Đổi mới biên soạn giáo trình môn học ở đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. 2. NỘI DUNG 2.1. Vì sao phải đổi mới việc biên soạn giáo trình môn học Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, giáo trình, tài liệu dạy học có vai trò hết sức quan trọng. Đặc điểm cơ bản của việc học tập theo hệ thống tín chỉ là sinh viên phải tự học nhiều. Giờ tín chỉ được tính ngoài giờ lên lớp, còn có giờ dự kiến làm bài tập và tự học, tự nghiên cứu tài liệu ở nhà. Giờ giảng của giảng viên ít hơn so với cách học truyền thống, giảng viên chủ yếu đóng vai trò là người hướng dẫn, cố vấn, thúc đẩy việc tự học của học viên, giúp học viên hình thành kỹ năng tự học. So sánh đơn vị học trình và tín chỉ, chúng ta dễ dàng nhận thấy: - Đơn vị học trình = 15 tiết lên lớp + 15 giờ làm việc cá nhân = 30 tiết/giờ. 169
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 - Tín chỉ = 15 tiết lên lớp + 30 giờ làm việc cá nhân = 45 tiết/giờ. Như vậy, 1 tín chỉ  1,5 đơn vị học trình. Do sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, điều kiện dạy và học đã có những thay đổi lớn. Ngày nay các phương tiện dạy học điện tử và phần mềm công nghệ thông tin truyền thông đã cung cấp cho giảng viên và sinh viên những khả năng mới trong việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin vào quá trình dạy học. Các thông tin trên Internet, CD ROM rất phong phú, đa dạng và hấp dẫn cho phép sinh viên nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận được nhiều hiện tượng, sự việc... Tuy nhiên, các nguồn thông tin này không phải lúc nào cũng là một hệ thống tri thức cơ bản, tinh giản thiết thực, được chọn lọc có mục đích, được xử lý cẩn thận về mặt sư phạm như ở giáo trình in. Chúng không thể thay thế hoàn toàn giáo trình in theo kiểu truyền thống. Chính vì thế mà UNESCO cũng phải thừa nhận sách giáo khoa, giáo trình là 1 trong 3 ba nhân tố tác động mạnh mẽ nhất, quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục. Ba nhân tố đó là: cơ cấu hệ thống giáo dục và hệ thống chương trình; hệ thống sách giáo khoa, giáo trình; đội ngũ giảng viên. Vì vậy, việc đổi mới biên soạn giáo trình thích ứng với đào tạo theo hệ thống tín chỉ là rất cấp thiết. Nhưng thực tế hiện nay một số giáo trình môn học được tái bản nhiều lần nhưng không được chỉnh lý và bổ sung, không được cập nhật, nhiều thông tin trong các giáo trình đã “lỗi thời”. Vì vậy, việc biên soạn lại một số giáo trình môn học thích ứng với sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ là rất cần thiết. 2.2. Vai trò của giáo trình môn học đối với sinh viên và giảng viên * Đối với sinh viên: Giáo trình môn học ở các trường đại học sư phạm có những vai trò chủ yếu: - Cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, hiện đại, thiết thực và có hệ thống theo chương trình của mỗi môn học đã được nhà trường phê duyệt. - Góp phần hình thành cho sinh viên phương pháp học tập tích cực, khả năng tự học, tự nghiên cứu môn học, tự tiếp thu tri thức cần thiết cho bản thân. - Tạo điều kiện cho sinh viên có thể tự kiểm tra, tự đánh giá, tự khẳng định khả năng của mình đối với môn học. - Góp phần chủ yếu trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và nhân cách cho sinh viên. - Chuẩn bị và tạo điều kiện cho sinh viên tiếp tục học lên hoặc tham gia vào các hoạt động của đời sống xã hội. * Đối với giảng viên: - Giáo trình môn học quy định phạm vi và mức độ kiến thức, kỹ năng mà giảng viên phải chuyển tải đến sinh viên. 170
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 - Giúp giảng viên có định hướng hành động thích hợp để cải tiến, đổi mới phương pháp dạy theo hướng phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. - Hỗ trợ cho giảng viên trong quá trình soạn giáo án, tiến hành bài giảng, tổ chức điều khiển lớp học, đánh giá học sinh. Như vậy, giáo trình môn học có tính đa năng, tác dụng nhiều mặt, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục thông qua mục tiêu môn học trong nhà trường đại học. 2.3. Chức năng và yêu cầu của giáo trình trong đào tạo Theo Richart Bamberger (1995), chức năng chính của giáo trình và sách giáo khoa là: - Truyền đạt, tái tạo thông tin. - Điều khiển hoạt động dạy và học (định hướng tổ chức, phối hợp dạy và học, học và tự học, thực hiện dạy học phân hoá). - Tạo động cơ hứng thú học tập, ôn tập, kiểm tra đánh giá. Năm 2003 Werner Wiater cho rằng sách giáo khoa, giáo trình không chỉ là công cụ sư phạm mà còn là một công cụ chính trị, có chức năng xã hội. Các yêu cầu cơ bản đối với giáo trình môn học: - Giáo trình phải tuân thủ các nguyên tắc dạy học và giúp người học đẩy mạnh khả năng quan sát một trình diễn, biết ứng dụng trí thức mới, kích hoạt được kiến thức và kinh nghiệm đã có giúp người học tích hợp được tri thức mới vào cuộc sống hàng ngày và đặc biệt giúp người học biết lấy nhiệm vụ học tập làm trung tâm. - Cấu trúc nội dung phải phù hợp với chương trình môn học. - Giáo trình môn học phải phục vụ mục tiêu đào tạo và thể hiện đặc trưng môn học. - Kiến thức đưa vào giáo trình phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn. - Giáo trình phải góp phần có hiệu quả vào việc đổi mới phương pháp đào tạo, phát triển phương pháp học tập của sinh viên, nâng cao năng lực tự học. - Ngôn ngữ trong giáo trình phải trong sáng, gọn gàng, mạch lạc, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. - Hình thức trình bày giáo trình phải có tính sư phạm cao, phối hợp hợp lý kênh chữ với kênh hình, tăng hứng thú, tăng hiệu suất học tập [1], [3]. 2.4. Phương hướng đổi mới biên soạn giáo trình môn học Trong điều kiện hiện nay việc đổi mới biên soạn các giáo trình môn học cần tập trung vào 3 hướng chính: - Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên trong học tập. 171
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 - Kết hợp đào tạo phương pháp dạy với đào tạo phương pháp học. - Tích hợp đào tạo chuyên môn với đào tạo nghiệp vụ. Để có được sự chuyển biến này, trước hết cần tạo ra sự thống nhất nhận thức trong lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa, phòng, giảng viên và sinh viên, cần chỉ đạo triển khai từng bước thích hợp. Giáo trình được biên soạn phải phù hợp chương trình đào tạo, phục vụ mục tiêu đào tạo, mang tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn và tính sư phạm. Một giáo trình đạt chuẩn là giáo trình có chức năng không chỉ truyền đạt và tái tạo thông tin, điều khiển hoạt động dạy và học, tạo động cơ hứng thú học tập, ôn tập, củng cố, kiểm tra, đánh giá mà còn là một công cụ dạy học đa chức năng. Về tính đổi mới: nội dung giáo trình cần được trình bày theo kiểu đặt và giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi kích thích suy nghĩ, đưa ra một số bài tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giảm tỉ lệ giờ giảng, tăng thời lượng tự học của sinh viên, công khai hoá mục tiêu đào tạo, thể hiện đậm nét mục tiêu “học để dạy”; công khai hoá yêu cầu kiểm tra đánh giá, tạo cơ hội cho sinh viên phát triển năng lực tự đánh giá, liên hệ thực tế, dạy và học ở trường phổ thông và phải tạo cơ hội cho sinh viên nắm chắc chương trình THPT. Về hình thức trình bày: phần đầu giáo trình có mục tiêu của chương trình môn học, có hướng dẫn cách sử dụng giáo trình, phần giữa có mục tiêu từng chương, tương quan giữa kênh chữ và kênh hình hợp lý, cuối mỗi chương có phần tóm tắt, câu hỏi, bài tập, cuối giáo trình có bảng trắc nghiệm khách quan giúp sinh viên tự kiểm tra hoặc có các câu hỏi hướng dẫn ôn tập toàn giáo trình và cần có bảng tra cứu, bảng tài liệu tham khảo của tác giả khi biên soạn, tài liệu đọc thêm cho sinh viên khi học giáo trình [1], [2]. 2.5. Thay đổi cách sử dụng giáo trình trong dạy học Theo chúng tôi, trước khi lên lớp giảng viên phải chuẩn bị: Một là, lập kế hoạch giảng dạy: Không chỉ chú ý đến nội dung giảng dạy và hoạt động của giảng viên mà phải chú ý đến hoạt động học tập của sinh viên; những gì sinh viên phải làm trước và sau khi nghe giảng trên lớp. Quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo là những gì sinh viên làm chứ không phải là những gì giảng viên làm. Hiện nay, đa số giảng viên khi xây dựng kế hoạch giảng dạy môn học thường chú ý nhiều về nội dung giảng dạy và hoạt động của giảng viên độc thoại trên lớp, hoặc trình chiếu Slide trên phần mềm Microsoft PowerPoint là phần quan trọng nhất, rất “khiêm tốn” thời lượng dành cho sinh viên thảo luận, làm bài tập, bài kiểm tra... Hai là, biên soạn tài liệu hướng dẫn học giáo trình môn học. Phần mục tiêu cần chỉ rõ những gì sinh viên phải đạt được, dựa vào đó để sinh viên tự kiểm tra, tự đánh giá mức độ đạt được mục tiêu. Phân bổ nội dung thời lượng các bài giảng lí thuyết, thực hành, seminar với chủ đề cần thảo luận, các bài tập... Đặc biệt cần lưu ý xác định giáo trình chính và các tài liệu tham khảo phải đọc. 172
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Lập kế hoạch thời gian học trên lớp để trang bị kiến thức mới, chỉ dẫn cách thực hiện có hiệu quả các hoạt động học trước và sau khi nghe giảng. Ba là, dạy cho sinh viên biết cách đọc giáo trình và tài liệu tham khảo. Hướng dẫn sinh viên nâng cao năng lực đọc: Tóm tắt đoạn đã đọc  tìm ý chính  so sánh các cách trình bày khác nhau về cùng một vấn đề  tổng hợp những nội dung đã đọc bằng một đoạn viết ngắn… 2.6. Các tiêu chí đánh giá giáo trình Trần Bá Hoành năm 2009 đã đề xuất bảng đánh giá giáo trình môn học gồm các tiêu chí [1]: Điểm Tiêu chí 1 2 3 4 Chưa có Kém Trung bình Khá Tốt (ghi 0 điểm) I. Chức năng 1. Định hướng và hỗ trợ phát triển bền vững. 2. Truyền đạt và tái tạo thông tin. 3. Điều khiển hoạt động dạy và học. 4. Tạo động cơ hứng thú học tập. 5. Ôn tập, củng cố, kiểm tra, đánh giá. II. Yêu cầu 6. Phù hợp chương trình đào tạo. 7. Phục vụ mục tiêu đào tạo. 8. Tính khoa học. 9. Tính tư tưởng. 10. Tính thực tiễn. 11. Tính sư phạm. III. Đổi mới 12. Trình bày nội dung theo kiểu đặt và giải quyết vấn đề. 13. Câu hỏi kích thích suy nghĩ. 14. Bài tập vận dụng kiến thức vào tực tiễn. 15. Giảm tỉ lệ giờ diễn giảng, tăng thời lượng tự học của sinh viên. 16. Công khai hoá mục tiêu đào tạo, thể hiện đậm nét mục tiêu “học để dạy”. 17. Công khai hoá yêu cầu kiểm tra đánh giá. 18.Tạo cơ hội cho sinh viên phát triển năng lực tự đánh giá. 19. Liên hệ thực tế, dạy và học ở trường phổ thông. 20. Tạo cơ hội cho sinh viên nắm chắc chương trình sách giáo khoa phổ thông. 173
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 IV. Hình thức trình bày 21. Đầu giáo trình có mục tiêu của chương trình môn học, có hướng dẫn cách sử dụng giáo trình. 22. Phần giữa có mục tiêu từng chương, tương quan giữa kênh chữ và kênh hình hợp lý. 23. Cuối mỗi chương có tóm tắt, câu hỏi, bài tập. 24. Cuối giáo trình có bảng trắc nghiệm khách quan giúp sinh viên tự kiểm tra hoặc có các câu hỏi lớn hướng dẫn ôn tập toàn giáo trình. 25. Cuối giáo trình có bảng tra cứu, bảng tài liệu tham khảo của tác giả khi biên soạn, tài liệu đọc thêm cho sinh viên khi học giáo trình. Cộng: Tổng số điểm: Kết luận: Theo nội dung bảng trên, mỗi giảng viên có thể tự đánh giá giáo trình mình đang dạy đạt chuẩn hay chưa? Tổng số điểm dưới 50 chắc chắn phải viết lại. Tuy nhiên, tác giả đánh giá giáo trình môn học chưa thể hiện được các tiêu chí về mối liên hệ giữa giáo trình, giảng viên, sinh viên và phương pháp dạy và học. Tác giả Trần Vui (2010) [4], viết giáo trình ở đại học đáp ứng các tiêu chí đánh giá. Tài liệu Hội thảo - Tấp huấn Biên soạn giáo trình, bài giảng đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã chỉ ra điểm khiếm khuyết trên. Chúng tôi tán đồng ý kiến cho rằng: Giáo trình có mối liên hệ mật thiết với giảng viên, sinh viên và phương pháp dạy và học. Các mối liên hệ đó được minh họa bằng sơ đồ: Giảng viên Giáo trình Phương pháp dạy và học Sinh viên Sơ đồ 1: Mối liên hệ giữa giáo trình, giảng viên, sinh viên và phương pháp dạy và học Do vậy, các tiêu chí đánh giá giáo trình bao gồm nội dung giáo trình, hình thức và cách trình bày, phản hồi của giảng viên, phản hồi của sinh viên [4]. 174
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 3.1. Kết luận 1) Trong bối cảnh hiện nay sách giáo khoa vẫn được UNESCO xem là một trong ba nhân tố tác động mạnh mẽ nhất, quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục. 2) Hiện nay phương thức đào tạo đã thay đổi từ niên chế sang tín chỉ, nhưng nhiều giảng viên vẫn đang sử dụng giáo trình cũ. Cần biên soạn lại một số giáo trình chưa đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục hiện nay. 3) Đổi mới biên soạn giáo trình nên tập trung vào 3 hướng chính: - Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên trong học tập. - Kết hợp đào tạo phương pháp dạy với đào tạo phương pháp học. - Tích hợp đào tạo chuyên môn với đào tạo nghiệp vụ. Để nâng cao hiệu quả dạy học trước khi lên lớp giảng viên cần phải chuẩn bị: lập kế hoạch giảng dạy, biên soạn tài liệu hướng dẫn học giáo trình và phải hướng dẫn cho sinh viên biết cách đọc giáo trình và tài liệu tham khảo. 4) Việc đánh giá giáo trình bao gồm: nội dung giáo trình, hình thức và cách trình bày, ý kiến phản hồi của giảng viên và ý kiến phản hồi của sinh viên. 3.2. Đề nghị 1) Cần xây dựng bản tiêu chí và thống nhất các tiêu chí đánh giá một giáo trình môn học phù hợp với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. 2) Cần có hội đồng thẩm định lại các giáo trình môn học, cho phép biên soạn lại một số giáo trình môn học chưa đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV THPT và TCCN (2009), Tài liệu Hội thảo - Tấp huấn: Mô hình đào tạo, chương trình đào tạo, quản lý đào tạo và biên soạn giáo trình trong đào tạo giáo viên, Hà Nội - 2009. [2] Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT...) [3] Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. NXB Đại học Sư phạm. [4] Trần Vui (2010), Viết giáo trình ở đại học đáp ứng các tiêu chí đánh giá. Tài liệu Hội thảo - Tấp huấn Biên soạn giáo trình, bài giảng đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. [5] Một số trang Web. 175
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Title: INNOVATION OF UNIVERSITY TEXTBOOKS COMPILATION TO MEET THE REQUIREMENTS OF THE RENOVATION OF EDUCATION AND TRAINING Abstract: From requirements of teaching contents, modern teaching methods and the limitation of current textbooks, we put forward three ways to innovate the compilation of course textbooks used in universities: bring into the activeness and creativity of students in study; combine the training of teaching and learning methods; integrate the specialist knowledge and pedagogy skills. The requirements of standard textbook include: content, form and display and the feedbacks from lecturers and students. Keywords: Textbook compilation, innovation of textbook compilation; course textbook in university. ThS.GVC. BÙI VĂN HẠT Khoa Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Hà Tĩnh ĐT: 0913397899, Email: hat.buivan@htu.edu.vn TS. TRẦN VIẾT CƯỜNG Khoa Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Hà Tĩnh ĐT: 0912921696, Email: cuong.tranviet@htu.edu.vn 176
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2