Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay hướng tới “chất lượng thật”, những thách thức và giải pháp
lượt xem 5
download
Bài viết "Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay hướng tới “chất lượng thật”, những thách thức và giải pháp" đề cập đến công cuộc đổi mới giáo dục bậc đại học ở Việt Nam hiện nay hướng tới “chất lượng thật”, và thông qua phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu, tác giả đã nêu ra thực trạng của bậc giáo dục đại học hiện nay, những thách thức như: bậc giáo dục đại học cần có những thay đổi tích cực kịp thời. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay hướng tới “chất lượng thật”, những thách thức và giải pháp
- ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY HƯỚNG TỚI “CHẤT LƯỢNG THẬT”, NHỮNG THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ThS. Nguyễn Tá Nam* 1 Tóm tắt: Bài viết đề cập đến công cuộc đổi mới giáo dục bậc đại học ở Việt Nam hiện nay hướng tới “chất lượng thật”, và thông qua phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu, tác giả đã nêu ra thực trạng của bậc giáo dục đại học hiện nay, những thách thức như: bậc giáo dục đại học cần có những thay đổi thích cực kịp thời, phù hợp trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp diễn hiện nay; làm sao để thực hiện tốt chủ trương “dạy thật, học thật, nhân tài thật”; thách thức về tiêu chuẩn chung cho chuẩn đầu vào và đầu ra hệ đại học giữa các cơ sở đào tạo đại học; và tăng khả năng cạnh tranh với hệ thống các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã đưa ra một vài những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học như: xây dựng một hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục kịp thời; tăng cường, giao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo đại học nhiều hơn; tham chiếu khung chương trình Chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo đại học trong nước với các nước tiên tiến trong khung vực và quốc tế; cho phép các doanh nghiệp hợp tác, tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực cần thực tiễn cao. Từ khóa: Đổi mới giáo dục đại học, chất lượng giáo dục, Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay ở nước ta, ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục đại học nói riêng đang được cả nước quan tâm và mong đợi có những cải cách đột phá để nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo được chất lượng giáo dục đầu ra. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra vấn đề và chỉ đạo ngành giáo dục phải trả lại giá trị “thật” về chất lượng đào tạo. Chủ trương “học thật, thi thật, nhân tài thật” của Thủ tướng là một điều hoàn toàn đúng đắn và vô cùng kịp thời. Theo số liệu thống kê giáo dục đại học Việt Nam năm học 2019-2020, nước ta có 237 trường đại học, trong đó có 172 trường công lập và 65 trường ngoài công lập. Tổng số sinh viên tuyển mới đại học là: 447.483 sinh viên. Giáo dục đại học là bậc đào tạo trực tiếp nguồn nhân lực trẻ cho xã hội ở mọi các lĩnh vực ngành nghề. Tuy nhiên cho đến nay, chất lượng giáo dục đại học của nước ta liệu đã thật sự đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội phục vụ cho sự phát triển của đất nước trên các lĩnh vực khác nhau, để ngày càng nâng tầm vị thế trong khu vực, và trên thế giới hay chưa? Và làm thế nào để có thể thực hiện được chủ trương “học thật, thi thật, nhân tài thật” mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đặt ra? Bài viết của tác giả * Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
- 136 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP tập trung nêu một phần lên thực trạng của nền giáo dục đại học nước ta, những thách thức và một vài giải pháp gợi ý. 2. NỘI DUNG 2.1. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Thông qua hai phương pháp nghiên cứu này tác giả đã tổng hợp những văn bản, chính sách có liên quan đến giáo dục và sự đổi mới giáo dục của nước ta để phân tích, tìm ra thực trạng, những thách thức của bậc giáo dục đại học ở nước ta hiện nay và đưa ra một số giải pháp cải thiện. 2.2. Thực trạng giáo dục đại học ở nước ta hiện nay Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2019-2020 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) phối hợp cùng với Trường Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á của Singaporere (ACI) thì họ có nhận xét giáo dục đại học của nước ta như sau: “Hệ thống giáo dục được mở rộng nhưng không đáp ứng được về mặt chất lượng, không gắn với thị trường, dẫn tới thiếu hụt nghiêm trọng lao động có kỹ năng”. Như vậy, việc tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo đại học, để nâng tầm năng lực cạnh tranh chất lượng đào tạo, chất lượng sinh viên đại học ra trường là vô cùng cấp bách. Theo số liệu khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo, báo cáo năm 2019 của 181/240 cơ sở giáo dục đại học đối với sinh viên tốt nghiệp năm 20181 thì tỉ lệ sinh viên có việc làm/tổng số sinh viên phản hồi: 91,6%; Tỉ lệ sinh viên có việc làm/ tổng số sinh viên tốt nghiệp: 65,5%. Như vậy, chúng ta có thể thấy được mối liên quan giữa đào tạo và việc làm: số sinh viên tốt nghiệp làm việc đúng ngành được đào tạo: 66.877 (tương đương 57%); liên quan đến ngành đào tạo: 26.250 (23%); không liên quan đến ngành đào tạo: 23.251 (20%). Trong báo cáo năm 2020 tổng hợp tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp của 220/236 cơ sở giáo dục đại học đối với những sinh viên tốt nghiệp năm 2019 cho thấy: tỉ lệ sinh viên có việc làm/ tổng số sinh viên phản hồi: 89,5%; tỉ lệ sinh viên có việc làm/ tổng số sinh viên tốt nghiệp: 68,0%. Về mối liên quan giữa đào tạo và việc làm: số sinh viên tốt nghiệp làm việc đúng ngành được đào tạo: 97.219 (tương đương 56%); liên quan đến ngành đào tạo: 44.055 (25%); không liên quan đến ngành đào tạo: 32.748 (19%). Như vậy, rõ ràng tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học còn khá thấp, và tỉ lệ sinh viên ra http://tsc.edu.vn/tin-tuc/tin-nhan-luc-viec-lam/-/content/1046433/gan-70-sinh-vien-co-viec- 1 lam-sau-1-nam-tot-nghiep.html
- Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 137 trường phải làm trái nghề là khá cao. Điều này cũng phản ánh một phần chất lượng giáo dục đại học hiện nay còn nhiều vấn đề. Tính đến ngày 9 tháng 6 năm 2022, Việt Nam mới chỉ có 4 trường đại học lọt vào bảng xếp hạng đại học thế giới 2022: QS World University Rankings 2022 (QS WUR 2022) do tổ chức Quacquarelli Symonds của Anh công bố. Đó là trường ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Tôn Đức Thắng, và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.1 Trong khi đó, cùng trong khu vực với nước ta, Thái Lan có 10 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng (tăng 2 so với QS WUR 2021), nổi bật là Đại học Chulalongkorn có thứ hạng tốt nhất là 215. Tổ chức QS WUR xếp hạng các trường đại học dựa vào 6 tiêu chí, bao gồm: đánh giá của học giả (40%), đánh giá của nhà tuyển dụng, số trích dẫn/ giảng viên, tỉ lệ giảng viên/ sinh viên, tỷ lệ giảng viên quốc tế và tỷ lệ sinh viên quốc tế. Ngoài ra, tiêu chí xếp hạng của họ cũng nhấn mạnh vào những đóng góp và tác động của chất lượng đào tạo và nghiên cứu của trường đại học đối với xã hội (thông qua đánh giá của doanh nghiệp, học giả trong và ngoài nước) và các đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học (thông qua số trích dẫn/ giảng viên). Đây cũng là những kinh nghiệm, những tiêu chí mà chúng ta cần phải cân nhắc để ngày càng có nhiều trường đại học được nâng cao chất lượng lọt vào bảng xếp hạng này nói riêng, cũng như khẳng định được vị trí trên thế giới nói chung. Trên trang web zingnew.vn ngày 20/5/2021 có đăng bài “Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn “Học thật, thi thật, nhân tài thật” có viết: “Số đông, rất đông đang dạy thật, học 1 https://www.topuniversities.com/university-rankings/world-university-rankings/2022.
- 138 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP thật, năng lực thật. Nhưng vẫn còn đó nhiều ngành nghề, nhiều trường, nhiều người học có danh mà không có thực, có bằng mà không có chất,” “thực không xứng danh, danh không xứng thực”.1 Qua đó, chúng ta có thể thấy được các nhà quản lý giáo dục, các cấp lãnh đạo, cần phải trung thực, thẳng thắn nhìn vào thực trạng nền giáo dục nước ta vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng, nhiều yếu kém, bất cập, chất lượng giáo dục, quản lý còn chậm được cải tiến nâng cao. Như vậy, bậc giáo dục đại học ở nước ra hiện nay đang còn còn tồn tại một số vấn đề nổi trội như: chất lượng giáo dục chưa được đảm bảo, chưa được đồng đều. Số lượng các trường đại học có chất lượng được xếp hạng trong khu vực và trên thế giới còn rất khiêm tốn. Ngoài ra công việc giảng dạy, giáo trình, các thủ tục hành chính, cơ sở vật chất giáo dục cũng đang cần được cải thiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. 2.3. Những thách thức đối với giáo dục đại học Việt Nam hiện nay 2.3.1. Giáo dục đại học cần có những thay đổi thích cực kịp thời, phù hợp trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp diễn hiện nay Tính đến tháng 7 năm 2021, Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng nổ dịch Covid-19, và điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống giáo dục nói chung, cũng như hệ thống giáo dục đại học. Tuy chúng ta đã rất nỗ lực chuyển đổi từ hình thức học trực tiếp sang hình thức học trực tuyến online. Giáo viên, giảng viên được trao nhiều quyền tự chủ hơn, nhưng rõ ràng, chất lượng đào tạo, chất lượng dạy và học trực tuyến không phải lúc nào cũng được theo dõi, kiểm định liên tục để đảm bảo được chất lượng. Tình trạng học viên học online, chỉ online mà lúc gọi phát biểu thì không thấy đâu. Tình trạng học online hộ, tình trạng sinh viên mạng kém không đủ trang thiết bị, điều kiện để học online. Những điều này là rất khó tránh, dù cho giáo viên có tìm đủ mọi cách để kiểm soát, để đảm bảo chất lượng buổi dạy hơn. Học trực tuyến, thi cử hết môn cũng gặp nhiều khó khăn hơn, có những môn thực hành, cần thi trực tiếp, như các môn nghiệp vụ khách sạn, nghiệp vụ lữ hành… khi chuyển đổi sang thi trực tuyến cũng gặp khá nhiều bối rối. Như vậy, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 còn đang tiếp diễn không biết cho đến khi nào mới kết thúc, thì việc ban quản lý, ban lãnh đạo có những chính sách thay đổi, hướng dẫn, chỉ đạo rõ ràng, hợp lý là vô cùng cần thiết. 2.3.2. Thực hiện tốt chủ trương “Dạy thật, học thật, nhân tài thật” Chủ trương “Dạy thật, học thật, nhân tài thật” của Thủ tướng Phạm Minh Chính chính là một thách thức lớn đối với bậc giáo dục đại học ở nước ta hiện nay bởi sự https://zingnews.vn/bo-truong-nguyen-kim-son-hoc-that-thi-that-nhan-tai-that-post1217448.html. 1
- Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 139 thật là có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến chất lượng đào tạo bậc đào tạo này ví như số lượng các cơ sở đào tạo bậc đại học ngày càng tăng, số lượng sinh viên tuyển vào một số trường còn không đủ chỉ tiêu, nên đầu vào bậc đại học đã có những bất cập đáng kể. Đặc biệt, việc xét tuyển học bạ vào đại học để đảm bảo tính an toàn trong việc việc tuyển sinh cũng đang còn nhiều tranh cãi. Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia năm 2018 là minh chứng cho tình trạng gian lận thi cử ở quy mô chưa từng có tại Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La. Như vậy, việc gian lận ở bậc THPT để có được một bộ học bạ đẹp, điểm số cao là khó tránh khỏi. Trong buổi trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận1, theo ông Trần Trung Dũng ở Hà Tĩnh, muốn học thật, thi thật thì cần siết chặt việc đào tạo, cấp bằng. Ông cũng thể hiện sự lo lắng về chất lượng đầu ra nhiều trường đại học không tương xứng với văn bằng. Học tại chức, chuyên tu, từ xa đầu vào thì thấp, thời gian học ngắn nhưng bằng cấp lại có kết quả cao. Cách cấp bằng như vậy không thể nói “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Ông Trần Trung Dũng cho rằng, bậc đại học mới là điều ông cảm thấy lo lắng nhất vì bằng cử nhân hiện nay được cấp quá dễ dàng. Chủ trương “học thật, thi thật, nhân tài thật” cũng được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” rằng: “Toàn ngành giáo dục từ trung ương đến địa phương cần tiếp tục đổi mới, gạt bỏ những gì hình thức, không thực chất”2. 2.3.3. Thách thức về việc cần đưa ra một khung hệ thống chuẩn đầu vào và đầu ra chung cho các cơ sở giáo dục đại học Để có một đầu ra tốt nghiệp đại học có chất lượng, đạt chuẩn đầu ra, ngoài việc đảm bảo chuẩn chất lượng đào tạo, giáo viên, thì chuẩn sinh viên đầu vào đủ điều kiện, trình độ nhất định cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, để đảm bảo được số lượng tuyển sinh của mình mà có những trường đã hạ chuẩn đầu vào, xét tuyển học bạ. Như vậy, thật sự chưa thỏa đáng để có được một đầu vào chất lượng, để đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp đại học có chất lượng. Ngoài ra, chất lượng đào tạo và chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo đại học là không đồng đều, chúng ta đều biết rõ, chất lượng đầu ra của hệ chính quy sẽ khác với chất lượng đầu ra của hệ vừa học vừa làm, hay hệ đào tạo từ xa. Như vậy, việc đưa ra 1 https://congluan.vn/chu-truong-hoc-that-thi-that-nhan-tai-that-can-giai-phap-tong-the- post136911.html. 2 http://tsc.edu.vn/tin-tuc/tin-nhan-luc-viec-lam/-/content/1046433/-toan-nganh-giao-duc-can- gat-bo-nhung-gi-hinh-thuc-khong-thuc-chat-.html.
- 140 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP một khung quy định chuẩn ra, tối thiểu áp dụng chặt chẽ hơn cho các cơ sở đại học là rất cần thiết. 2.3.4. Tăng khả năng cạnh tranh với hệ thống các trường đại học trong khu vực và trên thế giới Thị trường lao động xuyên biên giới đang ngày một phát triển, có nhiều khởi đầu tốt và việc các cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng cũng làm ảnh hưởng đến thị trường lao động của Việt Nam, nguồn nhân lực của Việt Nam. Trên thực tế, các cơ sở đào tạo đại học đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện để đào tạo nguồn lực lao động này ở nước ta còn hạn chế. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ của đa số sinh viên còn rất yếu kém, mà ngoại ngữ là yếu tố, là điều kiện không thể thiếu khi đi thực tập hay lao động ở nước ngoài. Tình trạng thực tế học ngoại ngữ ở nước ta từ trước đến nay vẫn luôn là một vấn đề lớn. Hầu hết các em học sinh sinh viên đều được tiếp cận với những giờ học ngoại ngữ từ rất sớm, cấp I, cấp II, thậm chí nhiều năm gần đây là từ mầm non. Nhưng, thực tế, chúng ta phải nhìn nhận lại về cách thức, và phương pháp giáo dục ngoại ngữ của chúng ta còn có vấn đề, sau rất nhiều năm học mà hầu hết các em vẫn không tự tin giao tiếp được trong những tình huống thậm chí là rất cơ bản. Có nhiều em thấy sợ học ngoại ngữ, thấy áp lực. Thậm chí, thi đầu vào ngoại ngữ Tiếng Anh bậc A2 thôi mà có nhiều em còn thi đến vài lần mà không qua. 2.4. Một số giải pháp phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam Để nền giáo dục đại học Việt Nam phát triển, và có thể cạnh tranh, nâng tầm uy tín tham gia vào chương trình hội nhập giáo dục toàn cầu, tác giả xin mạo phép đưa ra một vài giải pháp sau: 2.4.1. Xây dựng một hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục kịp thời Ngày 11/6/2021, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì Hội nghị triển khai thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học (GDĐH), giai đoạn 2020-20251. Việc xây dựng và ban hành chuẩn chương trình đào tạo (CTĐT) cho các ngành/ khối ngành sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì thực hiện, Bộ GD&ĐT cũng bảy tỏ mong muốn các bộ ngành liên quan sẽ tham gia sâu vào triển khai thực hiện nhiệm vụ này. Vụ Giáo dục đại học là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng và triển khai Khung trình độ quốc gia. Đó là một tín hiệu mừng và là một bước đi đúng đắn. Tuy nhiên, để có thể kiểm định, tác giả gợi ý nên có một bên cơ quan thứ 3 độc lập với Bộ Giáo dục và Đào tạo để kiểm định chất lượng một cách khách quan, đảm bảo được tính khách quan. https://moet.gov.vn/pages/tim-kiem.aspx?ItemID=6716. 1
- Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 141 2.4.2. Giao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo đại học nhiều hơn Trong bài trả lời phỏng vấn báo Vietnamnet.vn1, ông Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ mối tương quan giữa tự chủ đại học và vị trí trên các bảng xếp hạng. Trường đại học càng có vị trí cao trên các bảng xếp hạng thì có nhiều quyền tự chủ hơn về quản trị và tổ chức bộ máy, về tài chính và về học thuật”. Theo ông, “Tự chủ về về quản trị và tổ chức bộ máy sẽ giúp cho trường đại học chủ động tuyển dụng được những giảng viên giỏi, nhà khoa học xuất sắc, xây dựng và vận hành được hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động (KPI). Tự chủ về tài chính giúp đa dạng hóa nguồn thu: từ việc khai thác tài sản trí tuệ, cơ sở vật chất, đến việc chủ động hợp tác với các doanh nghiệp, hình thành và vận hành các quỹ tài trợ, chủ động quyết định các khoản chi. Tự chủ về “học thuật” là nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo trường đại học thực sự trở thành nơi sáng tạo ra tri thức mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Do đó, các trường đại học cần được trao quyền quyết định các vấn đề học thuật như tuyển sinh, đào tạo, mở ngành mới, quyết định về phương pháp, ngôn ngữ giảng dạy, các vấn đề về đảm bảo và kiểm định chất lượng…” Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều cơ sở đào tạo đại học còn đang lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự chủ. Việc có những văn bản hướng dẫn, những buổi tập huấn, chỉ đạo trực tiếp, hay những buổi chia sẻ kinh nghiệm tự chủ của các trường đã tự chủ thành công là vô cùng cần thiết và hữu ích. 2.4.3. Tham chiếu khung chương trình chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo đại học trong nước với các nước tiên tiến trong khung vực và quốc tế Đảm bảo chất lượng đào tạo giáo dục cũng có nghĩa là cần nâng cao chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo đại học trong nước nhằm cải cách, thay đổi những chuẩn đầu ra đó sao cho đạt gần hoặc giống với mức chuẩn của các trường đại học có uy tín, được xếp hạng trong khu vực và trên thế giới. Như thế, chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo đại học ở Việt Nam sẽ ngày một phát triển và nâng cao, có thể hội nhập với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Nếu chúng ta thực hiện được chủ trương “Học thật, thi thật, nhân tài thật” thì chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được việc đó. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục đại học trong nước cần chủ động, tự thay đổi, tự tìm những đối tác là các trường ở nước ngoài để liên kết, trao đổi sinh viên, có những buổi tọa đàm về chương trình dạy học, chia sẻ những kinh nghiệm, giúp đỡ nhau tháo gỡ những khúc mắc, hay những yếu kém còn tồn đọng. 1 https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/truong-cang-tu-chu-xep-hang-cang-cao-694154.html
- 142 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 2.4.4. Cho phép các doanh nghiệp hợp tác, tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực cần thực tiễn cao Cho phép các doanh nghiệp hợp tác, tham gia vào quá trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục đào tạo là một chính sách vô cùng đúng đắn và cần được phát huy hơn nữa. Sinh viên cũng muốn được học thực tế nhiều hơn là chỉ ngồi trên lớp nghe giáo viên giảng bài. Nhiều trường đại học tập chung cho sinh viên học các môn chung, những môn lý luận, không liên quan nhiều đến chuyên ngành của sinh viên, đã khiến cho sinh viên cảm thấy chán nản, muốn bỏ học, hay mất dần hứng thú học tập trong cả một năm đầu. Nếu các cơ sở đào tạo đại học cho sinh viên đi học tại các doanh nghiệp, sinh viên sẽ được va chạm thực tế, phải đối mặt với những tình huống thực tế hàng ngày sẽ giúp sinh viên trưởng thành nhanh hơn, có kinh nghiệm thực tế nhiều hơn, sau này ra trường không gặp phải nhiều bỡ ngỡ, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, và xã hội. Ngoài ra, liên kết với các doanh nghiệp trong việc đào tạo, cũng là giúp sinh viên có thêm khả năng tìm được việc làm, vì sau khi tham gia học tập tại các cơ sở doanh nghiệp đó, họ thấy được tiềm năng, năng lực làm việc của các em, họ sẽ sẵn sàng nhận các em vào làm việc ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Các em sẽ không còn phải mất thời gian thực tập 1 tháng, 2 tháng hay thậm chí nhiều hơn như khi đi xin việc ở các doanh nghiệp khác ở bên ngoài. 3. KẾT LUẬN Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết và cấp bách. Bài viết đã nêu rõ thực trạng của bậc giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay và việc đổi mới bậc giáo dục này hiện đang phải đối mặt với khá nhiều thách thức như: Giáo dục đại học cần có những thay đổi thích cực kịp thời, phù hợp trong tình hình dịch bệnh Covid- 19 vẫn đang tiếp diễn hiện nay; làm sao để thực hiện tốt chủ trương “Dạy thật, học thật, nhân tài thật”; thách thức về tiêu chuẩn chung cho chuẩn đầu vào và đầu ra hệ đại học giữa các cơ sở đào tạo đại học; và tăng khả năng cạnh tranh với hệ thống các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra bài viết cũng đã nêu ra một vài những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học như: xây dựng một hệ thống kiểm định Chất lượng giáo dục kịp thời; tăng cường, giao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo đại học nhiều hơn; tham chiếu khung chương trình chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo đại học trong nước với các nước tiên tiến trong khung vực và quốc tế; cho phép các doanh nghiệp hợp tác, tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực cần thực tiễn cao.
- Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đề án xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011-2020. Kèm theo Quyết định số 4138/ QĐ BGDĐT ngày 20 tháng 9 năm 2010. 3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Số liệu thống kê giáo dục đại học năm 2019-2020. 4 Trần Thị Bảo Khanh (2014), “Phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế”, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, số 10(83). 5 Tsc.edu.vn (2021), Gần 70% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp. Trích xuất từ: http:// tsc.edu.vn/tin-tuc/tin-nhan-luc-viec-lam/-/content/1046433/gan-70-sinh-vien-co-viec-lam- sau-1-nam-tot-nghiep.html. 6 Topunivesities.com (2022), “QS World university Ranking 2022”. Trích xuất từ: https:// www.topuniversities.com/university-rankings/world-university-rankings/2022. 7 Zing News.vn (2021), “Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Học thật, thi thật, nhân tài thật””. Trích xuất từ: https://zingnews.vn/bo-truong-nguyen-kim-son-hoc-that-thi-that-nhan-tai- that-post1217448.html.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam (giai đoạn 2006 - 2020)
131 p | 351 | 80
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Tác động của chính sách đổi mới giáo dục đại học đối với sự phát triển quy mô của hệ thống giáo dục đại học
139 p | 162 | 42
-
Những trăn trở cho đổi mới giáo dục đại học Việt Nam
10 p | 125 | 19
-
Mấy suy nghĩ về định hướng đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn 2011-2020
7 p | 90 | 14
-
Đổi mới giáo dục đại học trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 45 | 11
-
Hoạt động khoa học công nghệ và công tác đổi mới giáo dục Đại học: Phần 1
192 p | 66 | 8
-
Hoạt động khoa học công nghệ và công tác đổi mới giáo dục Đại học: Phần 3
104 p | 64 | 7
-
Một số vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng đổi mới giáo dục đại học
6 p | 11 | 6
-
Một số giải pháp đổi mới giáo dục đại học Việt Nam
87 p | 51 | 6
-
Một số quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đại học và vận dụng trong việc đổi mới giáo dục đại học hiện nay
9 p | 56 | 4
-
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức hành chính tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học
10 p | 17 | 4
-
Tự chủ tài chính để thực hiện đổi mới giáo dục đại học
8 p | 5 | 3
-
Một số giải pháp đổi mới giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực số
9 p | 8 | 2
-
ChatGPT sẽ là tác nhân chính thúc đẩy đổi mới giáo dục đại học trong thời đại 4.0
9 p | 10 | 2
-
Đổi mới giáo dục đại học và một số vấn đề pháp lý đặt ra ở Việt Nam hiện nay
3 p | 6 | 2
-
Đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
8 p | 5 | 2
-
Xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học nước ta
5 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn