Chương VII: Một số việc làm liên quan đến xây dựng những người hạnh<br />
phúc ở Việt Nam và một số kết quả<br />
<br />
141<br />
<br />
Chương VII: Một số việc l{m liên quan đến xây dựng<br />
những người hạnh phúc ở Việt Nam và một số kết<br />
quả<br />
VII.1.<br />
<br />
Du nhập, phổ biến và phát triển PPLSTVĐM (TRIZ)<br />
ở Việt Nam<br />
<br />
Có s|u người Việt Nam tốt nghiệp Học viện công cộng sáng tạo sáng chế (Public<br />
Institute of Inventive Creativity), thành phố Baku, nước cộng hòa Azerbaigian, Liên<br />
Xô.<br />
Đấy là các anh Nguyễn Văn Ch}n, Nguyễn Văn Thông v{ tôi l{ người viết (khóa<br />
1971-1973), Dương Xu}n Bảo, Thái Bá Cần và Nguyễn Văn Thọ (khóa 1973-1975).<br />
Nếu xét về nhiệm vụ chính trị được Đảng v{ Nh{ nước giao cho: anh Dương<br />
Xuân Bảo v{ tôi được phân công học vật lý, các anh Nguyễn Văn Ch}n, Nguyễn Văn<br />
Thông và Thái Bá Cần – học toán, anh Nguyễn Văn Thọ học địa chất tại Đại học tổng<br />
hợp quốc gia Azerbaigian chứ không phải học PPLSTVĐM. Việc học thêm Học viện<br />
công cộng sáng tạo sáng chế xuất phát từ ý thích, sự say mê cá nhân chứ không<br />
phải là nhiệm vụ bắt buộc. Do vậy, chúng tôi đ~ được nhắc nhở không xao nhãng<br />
nhiệm vụ chính trị. Rất may, chúng tôi đ~ ho{n th{nh tốt cả hai nhiệm vụ: nhiệm vụ<br />
chính trị và nhiệm vụ tự đề ra.<br />
Học viện tuyển sinh những người đ~ tốt nghiệp đại học (phần lớn là các kỹ sư),<br />
đ~ có những thành tích sáng tạo. Cùng học với chúng tôi có những người có trong<br />
tay cả chục patent. Chúng tôi lúc đó chỉ là những sinh viên, được nhận vào học như<br />
những trường hợp thử nghiệm, ngoại lệ. Còn khi vào học thì không có sự phân biệt<br />
đối xử nào.<br />
Học viện công cộng sáng tạo sáng chế không chỉ đ{o tạo các nhà sáng chế<br />
chuyên nghiệp, sáng tạo bằng các phương ph|p khoa học, m{ còn đ{o tạo các cán<br />
bộ giảng dạy, nghiên cứu PPLSTVĐM, c|c c|n bộ tổ chức các hoạt động sáng tạo,<br />
sáng chế.<br />
Ở Học viện công cộng sáng tạo sáng chế, chúng tôi được học lý thuyết giải các<br />
bài toán sáng chế (TRIZ), algôrit giải các bài toán sáng chế (ARIZ), hầu hết các<br />
phương ph|p s|ng tạo của phương T}y v{ nhiều môn học liên quan kh|c như<br />
patent học, lý thuyết thông tin, lý thuyết hệ thống, điều khiển học, lý thuyết ra<br />
quyết định, tâm lý học sáng tạo, môn học phát triển trí tưởng tượng sáng tạo…<br />
Triết học biện chứng được coi l{ đ~ học trong trường đại học nên không đưa v{o<br />
<br />
Giáo dục và đào tạo: xây dựng những người hạnh phúc<br />
<br />
142<br />
nữa.<br />
<br />
Chúng tôi đ~ vô cùng may mắn được học trực tiếp thầy G.S. Altshuller. Sự may<br />
mắn thể hiện ở chỗ thầy G.S. Altshuller là tác giả TRIZ, có nghĩa, chúng tôi được học<br />
với người sáng lập ra một lý thuyết rất mạnh trong PPLSTVĐM. Nói c|ch kh|c,<br />
chúng tôi được học với sư tổ, học tận gốc. Dễ dầu gì có ai được học cơ học cổ điển<br />
với Newton, thuyết tương đối với Einstein, tin học với những người sáng lập ra<br />
ngành tin học… Một số trong chúng tôi sau khi học còn giữ liên lạc, được thầy<br />
Altshuller cung cấp các sách, tài liệu TRIZ mới nhất cho đến khi thầy Altshuller bị<br />
bệnh nặng, rồi qua đời năm 1998.<br />
Một may mắn nữa cần nhấn mạnh l{, khi chúng tôi đi học thêm ở Học viện công<br />
cộng sáng tạo sáng chế, Liên Xô l{ nước xã hội chủ nghĩa v{ học không phải đóng<br />
học phí. Nếu bây giờ tôi mới đi học PPLSTVĐM thì cũng phải bó tay vì giá trung<br />
bình trên thế giới l{ v{i trăm USD cho một người, một ngày học.<br />
Nếu xem du nhập một khoa học, một môn học vào một đất nước không đơn<br />
giản chỉ là nhập khẩu sách, tài liệu v{o đất nước đó m{ phải là du nhập kiến thức,<br />
kỹ năng của khoa học, môn học đó v{o đầu và trở th{nh h{nh động của người bản<br />
xứ, thì thời điểm du nhập PPLSTVĐM v{o Việt Nam được tính l{ năm 1973,<br />
khi nhóm ba người đầu tiên tốt nghiệp khóa một Học viện công cộng sáng tạo sáng<br />
chế.<br />
1) Phổ biến và phát triển phương pháp luận sáng tạo và đổi mới<br />
(PPLSTVĐM) ở Việt Nam: các kịch bản<br />
Thông thường, sau giai đoạn du nhập một c|i gì đó từ nước ngoài về, người ta<br />
thực hiện c|c giai đoạn tiếp theo là nhân giống, truyền nghề, phổ biến và phát triển<br />
nó ở trong nước. Ví dụ, sau khi du nhập giống lúa mới, người ta tiến hành nhân<br />
giống, để khi có đủ số lượng thì phổ biến trồng đại tr{, đồng thời, người ta cải tiến,<br />
hoàn thiện việc gieo trồng, chăm sóc, cao hơn nữa, cải tiến chính giống lúa nhập về.<br />
Không ai nhập thóc giống về để ăn.<br />
Có thể có một số “kịch bản” liên quan đến việc phổ biến và phát triển<br />
PPLSTVĐM ở Việt Nam.<br />
Kịch bản 1<br />
PPLSTVĐM được du nhập thông qua s|u người Việt Nam đi học ở Liên Xô về.<br />
Giả sử, cả s|u người đều không có ý định phổ biến PPLSTVĐM ở Việt Nam mà chỉ<br />
dùng riêng cho mình. Điều này có thể hiểu được vì động cơ ban đầu đến với<br />
<br />
Chương VII: Một số việc làm liên quan đến xây dựng những người hạnh<br />
phúc ở Việt Nam và một số kết quả<br />
<br />
143<br />
<br />
PPLSTVĐM l{ do sự ham thích, say mê của từng cá nhân.<br />
Thêm nữa, lúc này, không ai, kể cả các cán bộ quản lý, l~nh đạo khoa học, giáo<br />
dục Việt Nam đặt vấn đề và tạo điều kiện để s|u người phổ biến kiến thức, kỹ năng<br />
môn học PPLSTVĐM cho nhiều người biết.<br />
Nếu kịch bản này xảy ra thì có chuyện du nhập PPLSTVĐM nhưng không có<br />
chuyện nhân giống, truyền nghề, phổ biến, lại càng không có chuyện phát triển<br />
PPLSTVĐM ở Việt Nam.<br />
Thực tế cho thấy, có anh Dương Xu}n Bảo ở Hà Nội và người viết ở TP. Hồ Chí<br />
Minh có ý định phổ biến PPLSTVĐM v{ triển khai nó trong xã hội.<br />
Kịch bản 2<br />
Năm 1975, ba người tốt nghiệp khóa hai Học viện công cộng sáng tạo sáng chế<br />
về nước. Lúc này, tất cả s|u người đ~ học PPLSTVĐM đều có mặt ở Việt Nam.<br />
Một hôm, những người quản lý chúng tôi mời chúng tôi lên và nói:<br />
“Trong lý lịch các anh có viết, các anh học thêm Học viện công cộng sáng tạo<br />
sáng chế, ở đó dạy môn khoa học PPLSTVĐM. Vậy các anh có thể làm một hoặc vài<br />
seminar để chúng tôi biết nó (PPLSTVĐM) l{ c|i gì không?”.<br />
Được lời như cởi tấm lòng vì cả s|u người chúng tôi đều có ý định phổ biến,<br />
phát triển PPLSTVĐM ở Việt Nam. Chúng tôi tích cực chuẩn bị và các buổi seminar<br />
đ~ diễn ra một cách tốt đẹp.<br />
Sau các seminar một thời gian ngắn, chúng tôi được thông b|o, c|c cơ quan có<br />
trách nhiệm thấy đ}y l{ khoa học cho tương lai nên quyết định đầu tư ở cấp nhà<br />
nước cho việc phổ biến và phát triển PPLSTVĐM ở nước ta.<br />
Công việc được triển khai, trước hết là nhân giống: từ chúng tôi, đ{o tạo ra<br />
những người có khả năng giảng dạy và nghiên cứu PPLSTVĐM. Những người này sẽ<br />
là các thầy, cô giáo dạy môn PPLSTVĐM khi PPLSTVĐM được đưa v{o trường học<br />
các cấp.<br />
Môn PPLSTVĐM đầu tiên sẽ đưa v{o c|c trường đại học. Khi chuẩn bị đầy đủ<br />
người dạy, giáo trình phù hợp với kiến thức, độ tuổi, môn học PPLSTVĐM sẽ đưa<br />
xuống trung học phổ thông (cấp 3), trung học cơ sở (cấp 2), tiểu học (cấp 1), thậm<br />
chí đến mẫu giáo.<br />
Bạn đọc thử tưởng tượng, nếu mọi c|i đi theo kịch bản n{y, PPLSTVĐM được<br />
đầu tư ngay từ năm 1975 đến nay (2017) thì 42 năm vừa qua PPLSTVĐM đ~ được<br />
<br />
144<br />
<br />
Giáo dục và đào tạo: xây dựng những người hạnh phúc<br />
<br />
phổ biến và phát triển đến đ}u?<br />
Nh}n đ}y, người viết nói về đầu tư cho PPLSTVĐM: chi phí đầu tư cho<br />
PPLSTVĐM chỉ tương đương với đầu tư cho môn Ngữ văn – tiếng Việt trong trường<br />
học các cấp. Nói c|ch kh|c, chi phí đầu tư rất ít. Bởi vì, PPLSTVĐM không cần trang<br />
thiết bị, máy móc, hóa chất, nguyên vật liệu, năng lượng, thậm chí, không cần mỗi<br />
người học phải có một máy tính. Chưa kể, PPLSTVĐM không có chất thải gây ô<br />
nhiễm môi trường. Người đi học mang máy tính (bộ óc) của mình đến lớp học. Dạy<br />
và học PPLSTVĐM l{ nạp phần mềm tiên tiến nhất về tư duy s|ng tạo vào máy tính<br />
(bộ óc) có sẵn, được cha mẹ cho không mất tiền mua.<br />
Còn ích lợi thì sao? Ích lợi vô cùng lớn. Người học, về nguyên tắc, chỉ học đầy<br />
đủ chương trình PPLSTVĐM một lần và dùng nó suốt cuộc đời để giải quyết tốt các<br />
vấn đề của mình và góp phần giải quyết tốt các vấn đề của cộng đồng, xã hội, hướng<br />
tới những người hạnh phúc, dân tộc hạnh phúc.<br />
Rất tiếc, kịch bản lý tưởng n{y đ~ không xảy ra.<br />
Kịch bản 3<br />
Một số trong chúng tôi có ý định phổ biến và phát triển PPLSTVĐM ở Việt Nam<br />
không chờ đợi hơn được nữa, quyết định tìm gặp các vị quản lý, l~nh đạo liên quan<br />
để chủ động trình b{y PPLSTVĐM l{ gì v{ đề nghị được giúp đỡ.<br />
Sau nhiều lần gặp, sau khi gặp được nhiều vị, cuối cùng, các vị quản lý, l~nh đạo<br />
có trách nhiệm bị thuyết phục và ra quyết định đầu tư nhân giống, truyền nghề,<br />
phổ biến và phát triển PPLSTVĐM ở cấp độ nh{ nước. Phần tiếp theo sẽ đi theo<br />
kịch bản 2, chỉ có khác, thời điểm ra quyết định ủng hộ không phải l{ năm 1975 m{<br />
muộn hơn.<br />
Rất tiếc kịch bản n{y đ~ không xảy ra, mặc dù tôi v{ anh Dương Xu}n Bảo đ~<br />
gặp nhiều vị quản lý, l~nh đạo chính quyền, khoa học-công nghệ, giáo dục-đ{o tạo ở<br />
địa phương cũng như ở trung ương.<br />
Kịch bản 4<br />
Nếu như chi phí đầu tư cho phổ biến, phát triển PPLSTVĐM ít thì tại sao chính<br />
chúng tôi không tự lực cánh sinh: tự đầu tư, tự trang trải về mặt tài chính mà không<br />
được nhận kinh phí của nh{ nước. Trong khi, là các viên chức nh{ nước, lương<br />
chúng tôi chỉ thuộc loại ba cọc ba đồng. Nếu l{m được như vậy thì bằng việc làm<br />
chứng minh được những điều sau:<br />
<br />
Chương VII: Một số việc làm liên quan đến xây dựng những người hạnh<br />
phúc ở Việt Nam và một số kết quả<br />
<br />
145<br />
<br />
Quả thật chi phí đầu tư cho phổ biến, phát triển PPLSTVĐM rất ít.<br />
Nhiều người thuộc mọi thành phần kinh tế, xã hội đi học chứng tỏ môn học<br />
này cần cho xã hội, suy rộng ra, cho đất nước, cho dân tộc.<br />
PPLSTVĐM mang lại nhiều ích lợi cho người học, cho cộng đồng, xã hội thể<br />
hiện qua các thu hoạch mà các học viên phản ánh lại.<br />
Tất cả những kết quả nói trên được chúng tôi gởi tới các vị quản lý, l~nh đạo<br />
liên quan, làm các vị “động lòng” v{ ra quyết định đầu tư ở cấp nh{ nước cho<br />
PPLSTVĐM.<br />
Kịch bản n{y đ~ v{ đang tiếp tục xảy ra phần đầu nhưng chưa đến được phần<br />
sau: đến nay vẫn không có quan chức n{o động lòng.<br />
Kịch bản 5<br />
Kịch bản 5 tương tự kịch bản 4 ở phần đầu còn phần sau (các quan chức “động<br />
lòng”) không bao giờ xảy ra.<br />
Lúc này, những người thực hiện việc phổ biến, phát triển PPLSTVĐM đều đ~<br />
già, rồi lần lượt ra đi theo quy luật tự nhiên. PPLSTVĐM dần quên lãng ở Việt Nam<br />
và tự khai tử. Tuy nhiên, trên con đường phát triển, Việt Nam không thể bỏ qua<br />
PPLSTVĐM. Đến một lúc n{o đó, Việt Nam sẽ phải bắt đầu lại PPLSTVĐM. Đ}y sẽ là<br />
điều vô cùng đ|ng tiếc.<br />
Đ}y l{ kịch bản xấu nhất, nhưng tôi có cảm giác xác suất xảy ra kịch bản 5 này<br />
không nhỏ.<br />
Ngoài ra còn có những kịch bản kh|c m{ tôi không đưa v{o đ}y.<br />
Dưới đ}y l{ những gì đ~ xảy ra trong thực tế 44 năm qua (từ năm 1973 đến<br />
năm 2017) liên quan đến phổ biến và phát triển PPLSTVĐM ở Việt Nam theo cách<br />
tự lực cánh sinh.<br />
2) Phổ biến và phát triển PPLSTVĐM ở Việt Nam trước và từ khi thành<br />
lập Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật (TSK)<br />
Trong thời gian học ở Học viện công cộng sáng tạo sáng chế, thấy được ích lợi<br />
to lớn của PPLSTVĐM đem đến cho những người học, người viết bắt đầu nung nấu<br />
ý định phổ biến những kiến thức học được cho càng nhiều người Việt Nam biết<br />
càng tốt. Bởi vì người viết nhận ra rằng, PPLSTVĐM thực sự cần cho sự<br />
phát triển của đất nước, của dân tộc. Trước khi về nước, người viết đem ý kiến<br />
n{y trao đổi với thầy G.S. Altshuller v{ được thầy ủng hộ, khuyến khích việc thực<br />
<br />