Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo
lượt xem 3
download
Bài viết Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo được nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo là vấn đề quan trọng, cấp bách trước mắt cũng như lâu dài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo
- GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUYỄN THỊ DIỆP Khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Vinh Tóm tắt: Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo là vấn đề quan trọng, cấp bách trước mắt cũng như lâu dài. Để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, các trường đại học sư phạm cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao chất lượng tuyển sinh; đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên cho đến nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Từ khóa: giải pháp, chất lượng, giáo viên Trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm là vấn đề quan trọng, cấp bách trước mắt cũng như lâu dài. Yêu cầu về chất lượng giáo viên bao gồm cả đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm. Trong đó, năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm là yếu tố cần được thường xuyên quan tâm và bổ sung cho phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường đại học sư phạm cần tập trung vào những giải pháp cơ bản sau: 1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYỂN SINH CỦA CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM Chất lượng “đầu vào” của các ngành sư phạm đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng đội ngũ giáo viên các trường phổ thông. Trong thời gian gần đây, số lượng và chất lượng đầu vào của các ngành sư phạm khá thấp. Ngoại trừ ngành sư phạm Toán, Văn, thì các ngành còn lại điểm chuẩn chỉ khoảng từ 15 - 17 điểm. Thực trạng đáng báo động này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là do việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học của sinh viên sư phạm hết sức khó khăn. Mặt khác mức thu nhập của giáo viên ở các trường phổ thông còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Vì vậy, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm không còn sức thu hút đối với thí sinh khá, giỏi. Với “đầu vào” khá thấp như vậy, thì dù nội dung, chương trình đào tạo có tốt đến mấy cũng khó có thể có được sản phẩm “đầu ra” chất lượng cao. Đây là một vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài cho cả xã hội và các trường đại học sư phạm. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đầu vào của các trường sư phạm đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính chất đồng bộ, lâu dài. Thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các sở giáo dục ở các địa phương cần phải dự báo được nhu cầu tuyển dụng giáo viên ở các trường phổ thông, trên cơ sở đó xác 56
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường đại học sư phạm nhằm đảm bảo cân bằng cung - cầu, đảm bảo cơ hội tìm kiếm việc làm thuận lợi cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Giải quyết vấn đề này nằm trong tầm tay của Bộ và các sở giáo dục. Đối với sinh viên sư phạm đạt bằng giỏi, xuất sắc cần thực hiện chính sách thu hút nhân tài, phân công công tác ngay sau khi tốt nghiệp. Thực tiễn sự biến động trong việc lựa chọn ngành nghề của thí sinh trong thời gian vừa qua cho thấy: tìm kiếm việc làm dễ dàng sau khi ra trường là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu. Nếu thực hiện được, và thực hiện tốt vấn đề này sẽ tạo sức hút mạnh mẽ với học sinh khá giỏi lựa chọn ngành sư phạm. Thứ hai, cần tạo sự hấp dẫn đối với học sinh phổ thông khi lựa chọn ngành, nghề thông qua chế độ, chính sách đãi ngộ với giáo viên. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi Nhà nước cần phải có chính sách ưu đãi hơn nữa đối với sinh viên khối ngành sư phạm và đội ngũ giáo viên. Đối với sinh viên sư phạm, ngoài việc miễn học phí cần có chính sách học bổng phù hợp. Đối với giáo viên cần nâng mức lương, phụ cấp nghề nghiệp. Thiết nghĩ, với một mức thu nhập hợp lý, đảm bảo được cuộc sống thì mới có thể thu hút và “giữ chân” được những người tài trong ngành giáo dục. Các trường sư phạm cần có các chính sách ưu tiên đối với những thí sinh có điểm thi, điểm xét tuyển đại học cao về chỗ ở, học bổng, giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp. 2. ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Chất lượng đào tạo nói chung, đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chất lượng chương trình đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, chương trình đào tạo phổ thông được đổi mới theo hướng chuyển từ trang bị kiến thức sang hình thành năng lực cho học sinh, theo chương trình tích hợp. Do đó, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo ở các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một tất yếu khách quan, cấp thiết. Các trường đại học sư phạm phải tích cực đổi mới chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO để tạo ra sự chủ động trong hoạt động học tập của sinh vên, tạo tính mở trong hoạt động học tập, từ đó, giúp cho việc nhận thức - học tập trở nên linh hoạt, mềm dẻo hơn. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo các ngành sư phạm phải đảm bảo đạt được các tiêu chí về chuẩn đầu ra, chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Do đó, cần đưa chuẩn đầu ra, chuẩn nghề nghiệp giáo viên thành một nội dung trong chương trình đào tạo để sinh viên có ý thức phấn đấu, rèn luyện ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Trong quá trình đổi mới chương trình đào tạo, các trường cần giải quyết phù hợp mối quan hệ giữa khối kiến thức chung với khối kiến thức khoa học giáo dục. Xây dựng khung chương trình đào tạo phù hợp với Chuẩn đầu ra và năng lực sinh viên. Cần loại bỏ những môn học không phù hợp với chuẩn đầu ra và năng lực sinh viên và ưu tiên cho các môn học trực tiếp hình thành kỹ năng cho sinh viên 57
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Để phát triển được những năng lực nghề cho sinh viên sư phạm, đáp ứng thực tiễn phổ thông, chương trình đào tạo cần phải có sự gắn kết giữa lý thuyết với thực hành, thực tập sư phạm, giữa lý luận và thực tiễn. Vì vậy, cần phải tăng thời lượng cho học phần phương pháp dạy học, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Đồng thời, cần phải tăng cường các nội dung về giáo dục kỹ năng sống trên cơ sở thay thế các học phần tự chọn mang tính hàn lâm. 3. NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM Xu hướng chung của giáo dục đào tạo là lấy người học trung tâm, nhưng giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng giảng dạy trong các trường sư phạm. Vì vậy, bên cạnh việc đáp ứng những tiêu chuẩn về mặt đạo đức, tư tưởng, chính trị, đòi hỏi giảng viên các trường sư phạm cần phải có năng lực chuyên môn cao, nắm bắt được những phát triển mới nhất trong học thuật cũng như trong thực tiễn chuyên môn; có năng lực giảng dạy phù hợp với chuyên môn sâu của mình và năng lực nghiên cứu khoa học. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, năng lực chuyên môn đã được giảng viên chú trọng đầu tư. Số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc học tập, nâng cao trình độ và tự trau dồi kiến thức của giảng viên đang chủ yếu tập trung vào nội dung tri thức chuyên môn sâu của từng bộ môn; kiến thức liên môn, liên ngành đang còn thiếu. Đây là một hạn chế của giảng viên các trường sư phạm trước yêu cầu dạy tích hợp ở bậc phổ thông. Về phương pháp giảng dạy, giảng viên phần lớn sử dụng phương pháp thuyết trình, “thầy đọc, trò ghi”; hoặc “thầy chiếu, trò chép” với sự hỗ trợ của máy chiếu. Điều này đã làm hạn chế năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên. Về năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên hiện đang còn hạn chế, nhất là đội ngũ giảng viên trẻ. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, các trường sư phạm cần thực hiện những giải pháp cụ thể sau: - Nâng cao năng lực chuyên môn: Trước hết, bản thân mỗi giảng viên cần phải ý thức được vai trò trách nhiệm của mình, tầm quan trọng của công tác tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, giảng viên phải không ngừng tự học nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của bản thân bằng cách tích cực tham gia dự giờ đồng nghiệp; chủ động tìm kiếm các thông tin có liên quan trên các phương tiên thông tin để kịp thời cập nhật những kiến thức cần thiết cho bản thân. Trong thời kỳ hội nhập thế giới, thời kỳ phát triển rất nhanh của khoa học và công nghệ, nhà trường cần khuyến khích và tạo điều kiện để giảng viên tự bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học, giúp họ tiếp cận nhanh những thành tựu mới của khoa học và lý luận, nắm bắt kịp thời những thông tin cần thiết để vừa nâng cao trình độ chuyên môn, vừa có khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học. Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tham gia các lớp tập huấn chuyên môn, các hội thảo khoa học về chuyên môn để giảng viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 58
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 - Nâng cao năng lực giảng dạy cho giảng viên theo hướng: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Mỗi giảng viên cần có ý thức cao trong việc đổi mới phương pháp dạy học và phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mình trước yêu cầu phát triển của thực tiễn giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên. Theo G.Hêghen, Phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động nội tại của bản thân nội dung” 1. Như vậy, tương ứng với nội dung dạy học cần có phương pháp phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất; không thể vận dụng hay thay thế phương pháp này bằng phương pháp khác một cách tùy tiện. Để xác định và sử dụng phương pháp dạy học tối ưu, trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần phải trả lời được câu hỏi: Dạy cái gì? (Nội dung gì?) trước khi xác định Dạy như thế nào? (Bằng phương pháp nào?). Do đó, để lựa chọn và sử dụng phương pháp phù hợp, nâng cao chất lượng giảng dạy, trước hết đòi hỏi giảng viên phải hiểu, nắm vững nội dung của bài giảng, nếu không thì tình trạng “đọc - chép” như “ông đồ ngồi trên phản” là tất yếu. Một trong những yêu cầu cơ bản của đại học nói chung, ngành sư phạm nói riêng là phải rèn luyện cho sinh viên khả năng tự học, tự nghiên cứu. Muốn vậy, giảng viên cần phải tạo cho họ cảm hứng học tập, sự say mê nghiên cứu, thậm chí cần phải tạo sự áp lực học tập, nghiên cứu. Với mỗi môn học, mỗi nội dung, giảng viên cần phải đưa ra những yêu cầu học tập cụ thể, hướng dẫn, giới thiệu các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong tài liệu và định hướng những kiến thức cần tiếp cận. Bên cạnh đó, giảng viên cần tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên xây dựng kế hoạch tự học khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện của mình để đạt tới đích một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, cần khuyến khích sinh viên trình bày các ý kiến độc lập, nhiều chiều để đi đến các kết luận khoa học. Quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đòi hỏi các trường sư phạm cần phải đảm bảo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất như phòng học, phòng học chức năng, hệ thống tài liệu tham khảo, phương tiện, thiết bị dạy học như máy chiếu đa năng, máy vi tính, băng đĩa, biểu đồ, tranh ảnh,… Cùng với đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá cũng cần được thực hiện theo hướng chú trọng kiểm tra năng lực chứ không phải nội dung. Về nội dung thi, kiểm tra không chỉ đơn thuần là những kiến thức mà sinh viên đã được học tập trong tài liệu, giáo trình mà còn phải kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; nội dung thi, kiểm tra phải chính xác, khoa học, toàn diện, bao quát chương trình và phân loại được đối tượng. Cần kết hợp nhiều hình thức thi, kiểm tra vì mỗi hình thức đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định; đồng thời các hình thức đó có thể bổ sung và hỗ trợ cho nhau. 1 V.I.Lênin: Toàn tập, t.29, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2006, tr. 105. 59
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 - Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên: Đây là nhân tố cơ bản, quan trọng trong phát triển năng lực của giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo. Nghiên cứu khoa học, một mặt, hỗ trợ cho giảng viên củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn, mở rộng phạm vi hiểu biết, cập nhật cái mới. Mặt khác, yêu cầu đổi mới giáo dục đại học cũng đòi hỏi người giảng viên phải nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học vì họ không chỉ đơn thuần là truyền giảng kiến thức mà quan trọng hơn là hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp cận những tri thức mới. Để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, trước tiên bản thân các giảng viên cần tự giác nhận thức trách nhiệm của mình trong thực hiện hoạt động này, từ đó mới có thể có sự nỗ lực thực hiện có chất lượng các đề tài khoa học. Cần phải có sự gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học với hoạt động giảng dạy. Giảng viên cần tiến hành nghiên cứu khoa học theo hướng phục vụ nội dung giảng dạy chuyên môn; đồng thời thường xuyên cập nhật, sử dụng các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, làm cho bài giảng phong phú sinh động hơn. Bên cạnh đó, giảng viên, nhất là giảng viên trẻ cần tích cực tham gia hoạt động seminar khoa học, hội thảo đề tài khoa học của đồng nghiệp để học tập nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của mình. Các trường đại học sư phạm cần phải có sự phối hợp trao đổi nghiên cứu với nhau, tổ chức các hội thảo khoa học để giảng viên ở các trường học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên cùng tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của các trường, khoa, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học. Để khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học, các trường cần có cơ chế quy đổi giờ nghiên cứu khoa học vượt định mức thành giờ chuẩn giảng dạy theo một tỷ lệ nhất định nào đó, đồng thời có chế độ khen thưởng xứng đáng đối với giảng viên có nhiều công trình khoa học chất lượng cao. 4. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực nghề nghiệp cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên. Trong thời gian qua, các trường, các khoa sư phạm đã chú trọng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên và đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm chủ yếu tập trung hình thành các kỹ năng diễn đạt, xử lý các tình huống sư phạm, trình bày bảng; sinh viên còn thụ động trong tiếp thu kiến thức, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm chưa đầy đủ... Vì vậy, để nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục cần chú trọng giải quyết các vấn đề sau: 60
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 - Trên cơ sở tăng thời lượng cho học phần phương pháp dạy học, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm như đã nêu trên, cần đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng loại bỏ những kiến thức lý thuyết lạc hậu, mang tính hàn lâm, cập nhật bổ sung những tri thức mới sát thực trên cơ sở bám sát nội dung, chương trình sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015. Cần gắn kết giữa giảng dạy lý thuyết với rèn luyện các kỹ năng sư phạm cho sinh viên như: kỹ năng tổ chức tiết học, kỹ năng chủ nghiệm lớp, kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống... để sinh viên có thể thích ứng nhanh với thực tiễn ngay sau khi ra trường. Nhà trường cần có cơ chế, chính sách để giảng viên bộ môn Phương pháp dạy học tham gia giảng dạy ở các trường thực hành sư phạm, hoặc đi thực tế ở các trường phổ thông để cập nhật thông tin về nội dung, chương trình đào tạo phổ thông, về các nhiệm vụ của người giáo viên phổ thông, về kiểm tra đánh giá... từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp. - Thường xuyên đổi mới các hoạt động nghiệp vụ sư phạm với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng nhằm tạo điều kiện cho tất cả sinh viên tham gia rèn luyện kỹ năng sư phạm. Đồng thời, cần giáo dục cho sinh viên ngay từ khi bước vào trường đại học rằng họ học tập và rèn luyện là để trở thành giáo viên ở các trường phổ thông, phải nhận thức được tầm quan trọng của rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong quá trình học tập. Trên cơ sở đó sinh viên mới chủ động, tự giác tham gia vào các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. - Các trường sư phạm cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Mỗi khoa sư phạm cần phải có phòng học bộ môn với đầy đủ trang thiết bị cần thiết như bảng phấn, máy chiếu, các đồ dùng trực quan để sinh viên tập giảng. Sau 30 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam trong đó có hệ thống các trường sư phạm đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song cũng đang còn có nhiều vấn đề cần giải quyết. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về giáo dục và đào tạo các trường đại học sư phạm cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao chất lượng tuyển sinh; đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên cho đến nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Quốc Chung - Nguyễn Văn Khải, Tài liệu hướng dẫn tăng cường năng lực sư phạm cho giảng viên các trường đào tạo giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011. [2] Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005. [3] Trần Viết Quang, Tính đặc thù của lao động sư phạm và nhân cách người thầy giáo, Tạp chí Giáo dục, 9/2009. 61
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Title: SOLUTIONS IMPROVING THE QUALITY OF TEACHERS TRAINING AT PEDAGOGICAL UNIVERSITIES MEETING THE REQUIREMENTS OF EDUCAITON AND TRAINING INNOVATION Abstract: Improving the quality of teacher training in pedagogical universities meeting the requirements of education and training innovation is an important issue, urgent in the short ter, and long term. To improve the quality of teachers training, pedagogical universities need to implement synchronization solutions to enhance the quality of enrollment; innovative training programs meet the requirements of innovative general education programs; enhance the competence of teaching staff to improve the quality of pedagogical training for students. Keywords: solutions, quality, teachers ThS. NGUYỄN THỊ DIỆP Khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Vinh ĐT: 0914447188, Email: diepdhv@yahoo.com.vn 62
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Thực tiễn và giải pháp nâng cao chất lượng giai cấp công nhân Việt Nam
20 p | 929 | 252
-
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học theo hệ thống tín chỉ - ThS. Cao Thị Kim Thanh
181 p | 352 | 89
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định
9 p | 210 | 27
-
Giáo dục Đại học: Thành tựu và những giải pháp nâng cao chất lượng
3 p | 131 | 9
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ Học viện Tài chính giai đoạn hiện nay
7 p | 29 | 8
-
Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh yếu kém môn hóa học tại trường Trung học phổ thông huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
7 p | 120 | 8
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà nội
7 p | 32 | 5
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn “Tiếng Trung Quốc cổ đại” tại Học viện Khoa học Quân sự
9 p | 132 | 5
-
Các giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Tân Trào
5 p | 37 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học của trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội trong thời kỳ hội nhập quốc tế
5 p | 64 | 4
-
Chất lượng giáo dục thể chất và một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong giáo dục đại học
9 p | 12 | 4
-
Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tái định cư thuộc khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi
6 p | 77 | 4
-
Hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghệ cho các trường cao đẳng nghề trong giai đoạn hiện nay
5 p | 60 | 3
-
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục chính trị tại trường Trung cấp cảnh sát nhân dân VI (An Phước, Long Thành, Đồng Nai)
6 p | 83 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Hải Dương giai đoạn hiện nay
4 p | 8 | 2
-
Giải pháp nâng cao chất lượng sinh viên được đào tạo từ ngành Thông tin học trường Đại học Cần Thơ
7 p | 66 | 2
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tăng khả năng tìm việc cho sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 5 | 2
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Văn Hóa Hà Nội giai đoạn 2014-2020
11 p | 93 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn