Đổi mới quản trị nhà trường phổ thông đồng bộ với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
lượt xem 4
download
Bài viết nhận xét về việc thực hiện quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” của nước ta trong quá trình thực hiện các Chiến lược phát triển giáo dục gần 20 năm qua và thực hiện Nghị quyết 29 của TƯ Đảng; chỉ ra cần làm gì để giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đổi mới quản trị nhà trường phổ thông đồng bộ với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
- ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐỒNG BỘ VỚI ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Đặng Bá Lãm1 Tóm tắt Báo cáo nhận xét về việc thực hiện quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” của nước ta trong quá trình thực hiện các Chiến lược phát triển giáo dục gần 20 năm qua và thực hiện Nghị quyết 29 của TƯ Đảng; chỉ ra cần làm gì để giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu. Báo cáo nêu lên về phía ngành giáo dục cần thay đổi cơ bản và toàn diện như thế nào để giáo dục xứng đáng với vị trí quốc sách hàng đầu, thể hiện trước hết vào sự thay đổi chương trình giáo dục. Cần phân bố lại chương trình giáo dục phổ thông để giáo dục thực sự đa diện, theo thứ tự ưu tiên: thể, đức, trí, mỹ nghĩa là ưu tiên hàng đầu cho giáo dục sức khỏe. Sự thay đổi căn bản chương trình giáo dục phổ thông kéo theo sự thay đổi các điều kiện về trường, lớp, giáo viên, cách tổ chức quản lý nhà trường cũng phải thay đổi để thực hiện sự thay đổi cơ bản đó. Từ khóa: Quốc sách hàng đầu; Giáo dục đa diện; Chương trình giáo dục; Giáo dục sức khỏe; Quản trị nhà trường. 1. Đặt vấn đề Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 và Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo cần phải thay đổi cơ bản và toàn diện để xứng đáng với vị trí quốc sách hàng đầu. Điều này thể hiện trước hết vào sự thay đổi chương trình giáo dục. Để thực hiện được sự thay đổi lớn lao của chương trình giáo dục phổ thông cần thay đổi các điều kiện kéo theo là giáo viên, trường lớp và tổ chức, quản lý nhà trường. Do vậy cần đổi mới đồng bộ quản trị nhà trường phổ thông với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 2. Nội dung 2.1. Điều kiện đổi mới giáo dục - Làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu Hội nghị TƯ 8 (Khóa XI, tháng 11- 2013) ban hành Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước ta. Điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công chủ trương đó là thực sự đặt giáo dục ở vị trí quốc sách hàng đầu. 1 Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Điện thoại: 0913219403; Email: dangbalam@gmail.com.
- 426 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Về quan điểm phát triển, một lần nữa Nghị quyết nhắc lại điều đã nêu trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và được nhắc lại trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 “Giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu”. Còn 1 năm nữa để hoàn thành việc thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, đã đến lúc đánh giá một cách toàn diện việc thực hiện Chiến lược này, trong đó có việc đánh giá ở nước ta giáo dục đã thực sự là quốc sách hàng đầu hay chưa. Những biểu hiện trong thực tế cho phép nhận xét rằng giáo dục vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu. Trong phạm vi quốc gia chưa nhận thấy sự ưu tiên hàng đầu cho giáo dục. Trong thời kỳ chiến tranh ở nước ta, từ tuyên bố đến hành động, ai cũng đều thấy rõ “tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng”. Trong thời bình hiện nay, có thể nhận thấy rõ sự ưu tiên cho quốc phòng và an ninh, tiếp đến là cho phát triển kinh tế. Vì thế trong xã hội ta hiện nay các ngành quân đội, công an, dầu khí, tài chính,… đang ở vị thế rất cao, giáo dục còn chưa đạt được “hàng đầu”. Nhiều người nghĩ rằng điều đó là đương nhiên: chăm lo cho quân đội để bảo vệ đất nước, xây dựng lực lượng công an để trị an, còn dầu khí là nguồn ngoại tệ chủ yếu của nhà nước. Cách nghĩ như thế vẫn là theo nếp cũ. Lịch sử cho thấy đến những năm cuối cùng trước khi sụp đổ (1991), Liên Xô vẫn có lực lượng quân đội, công an vào loại hùng hậu nhất thế giới, sản lượng dầu mỏ cũng đứng hàng đầu trong các nước sản xuất mặt hàng này. Thế mà nhà nước đã tan rã rất nhanh như là “người khổng lồ chân đất sét”.Thụy Sỹ là nước có quân đội nhỏ nhưng lại là nước có nền an ninh vững chắc, cũng là nước đứng ở tốp đầu trên các mặt GDP theo đầu người, số bằng phát minh khoa học, số lượng sáng chế công nghệ, HDI, xếp hạng hạnh phúc người dân... Như vậy an toàn của đất nước không chỉ nằm ở số lượng và chất lượng vũ khí và phát triển đất nước không chỉ quyết định ở tài nguyên mà an ninh mà phát triển đất nước được quyết định ở chất lượng con người. Phẩm chất của con người, lòng yêu nước, lòng quý trọng, chăm chỉ, sáng tạo làm giàu đẹp cho quê hương do giáo dục mà có. Vì vậy trong chiến lược phát triển đất nước ở thời bình như hiện nay phải nêu khẩu hiệu, phương châm: Giáo dục, giáo dục và giáo dục. 2.2. Cách thực hiện quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu Giáo dục là quốc sách hàng đầu phải thực sự được thể hiện trong sự ưu tiên hàng đầu cho giáo dục trên các phương diện lãnh đạo, quản lí, đầu tư nhân tài, vật lực. Về mặt nhận thức, giáo dục phải được xem là lực lượng hàng đầu trong xã hội, giáo dục quyết định sự lành mạnh, an toàn của xã hội hiện tại và sự phát triển của xã hội trong tương lai. Giáo dục trong thời bình phải được quan tâm như quân đội trong thời chiến. Giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lí giáo dục trong thời bình phải được đối xử, được quan tâm huấn luyện và chỉ huy như chiến sỹ, sỹ quan trong thời chiến. Về mặt tổ chức, lực lượng tham gia giáo dục phải được bố trí hợp lý để gánh vác trách nhiệm quyết định đối với sự ổn định và phát triển đất nước. Về mặt hoạt động, giáo dục phải được thiết kế và thực thi một cách đồng bộ, nhất quán từ giáo dục mầm non đến đại học.
- Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 427 Khởi đầu quá trình giáo dục, cần quan tâm đến thai giáo. Trong thời mình, nhằm mục đích làm cho nước Nga nhanh chóng hưng thịnh, tiến kịp các nước Tây Âu, Lômônôxôp đã yêu cầu xã hội quan tâm đến từng phụ nữ mang thai. Ngay khi họ mang thai lần đầu cần chuẩn bị cho họ về tâm lí, về hiểu biết cách chăm sóc và dạy trẻ khi trẻ mới ra đờì. Khi trẻ bắt đầu đến trường mầm non thì cũng bắt đầu trách nhiệm của hệ thống giáo dục đối với công dân tương lai của đất nước. Theo các nhà sinh lý thần kinh thì về mặt tinh thần, trí tuệ những gì trẻ học được trong những năm đầu quyết định phần lớn sự phát triển cả đời sau này. Vì vậy phải suy ngẫm lại câu của cha ông ta “Dạy con từ thuở còn thơ”. Từ lúc trẻ vào lớp 1 cho đến hết giáo dục phổ thông học sinh sống phần lớn thời gian ở trường. Sự phát triển của các em về mọi mặt: về sức khỏe thể chất và tinh thần, về thái độ sống và làm việc, về quan hệ với thiên nhiên và xã hội, về thành công và hạnh phúc trong cuộc sống phần lớn đều do giáo dục nhà trường vun đắp. 2.3. Thay đổi cơ bản chương trình giáo dục phổ thông - Ưu tiên hàng đầu cho giáo dục sức khỏe Thiết kế quá trình giáo dục thể hiện trong chương trình giáo dục. Nước ta vừa ban hành dự kiến thay đổi cơ bản Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, thực hiện chương trình tổng thể mới. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một việc làm lớn lao, ảnh hưởng đến toàn xã hội: trước hết đó là lực lượng học sinh đông đảo, chiếm một phần tư dân số; lôi cuốn vào cuộc tất cả mọi gia đình có con, cháu đi học. Hầu như toàn bộ dân cư đều liên quan đến giáo dục. Chi phí cho việc thay đổi chương trình rất lớn, ngoài đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, soạn lại tài liệu, sách học, sách dạy, trang bị giáo dục,... là những cái có thể tính bằng tiền, còn có chi phí cơ hội không thể tính bằng tiền. Đó là cơ hội phát triển của đất nước để sánh bước với các nước khác trên thế giới, là cơ hội thành công hay thất bại của hàng chục triệu thanh thiếu niên các thế hệ nước ta. Vì vậy cần suy tính thật kỹ càng trước khi thực hiện việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông. Phải suy tính vì tương lai của đất nước, vì cuộc sống của toàn bộ dân cư chứ không phải để tính điểm, ghi thành tích trong nhiệm kỳ cho bất cứ ai. Chi phí thì rất cao như thế nhưng Chương trình dự kiến đem ra áp dụng sắp tới chưa có có ý tưởng mới, chưa đáp ứng sự thay đổi của thời đại và đòi hỏi của đất nước, không tương xứng với chi phí bỏ ra. Sau đây là một số ý tưởng về sự những thay đổi căn bản trong giáo dục phổ thông cần thực hiện. Giáo dục phổ thông phải thực sự đa diện. Xưa nay trong giáo dục người ta vẫn dùng từ “toàn diện”, nhưng từ này không diễn đạt chính xác nội dung, toàn diện gồm bao nhiêu mặt? Vì vậy nên thay từ “toàn diện” bằng từ “đa diện”. Luật Giáo dục 2019, Điều 29 nêu: Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Như vậy giáo dục chủ yếu bao gồm 4 mặt đức, trí, thể, mỹ tức là giáo dục tứ diện, nói mềm dẻo hơn là giáo dục đa diện. Tôi đề nghị thay đổi cách sắp xếp các mặt giáo dục với thứ tự ưu tiên theo tầm quan trọng là: Thể, Đức, Trí, Mỹ. Nghĩa là: Sức khỏe (cả thể chất và tinh thần), quan hệ xã hội, hiểu biết thế giới, thẩm mỹ (cả cảm xúc và hành vi).
- 428 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Vì sao phải đặt giáo dục sức khỏe (cả thể chất và tinh thần) lên hàng đầu? Vì rằng đó là đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Đây là mặt cần nhất cho cuộc sống, quyết định các mặt còn lại và vì vậy được mọi người quan tâm hơn hết. Phải có sức khỏe thì mới học tập và làm việc được, mới có thể rèn luyện đạo đức, trí tuệ, cảm xúc thẩm mỹ. Nếu không có sức khỏe, không có cuộc sống ở trạng thái “thoải mái” (WHO) thì không thể đạt được các mục tiêu khác của cuộc sống, không thể sống hạnh phúc. Từ trẻ đến già, ai cũng đặt sức khỏe lên trên hết. Gặp gỡ nhau câu đầu tiên là hỏi thăm sức khỏe. Thế mà xưa nay trong giáo dục nhà trường, sức khỏe chỉ được quan tâm sau các mặt khác. Người ta chỉ cân nhắc “Đức, trí, thể, mỹ” hay “Trí đức thể mỹ”, đắn đo đặt đức trước trí hay trí trước đức mà thôi. Mặc nhiên coi thể, mỹ là phụ, và phải đành phận đứng sau. Lập ra trường, lớp thì trước hết là lo có giáo viên dạy các môn “văn hóa”, thực chất là dạy các kiến thức, tức là “dạy chữ”, qua đó mà phần nào “dạy người”, tức là nhà trường trước tiên chỉ quan tâm là 2 mặt trí và đức. Giáo dục giáo dục thẩm mỹ thì lúc nào “sang” mới nghĩ đến, giáo dục sức khỏe nhà trường còn quan tâm ít hơn. Điều này hoàn toàn trái ngược với thực tiễn cuộc sống, cần phải thay đổi nhanh chóng và triệt để. Để thực hiện sự thay đổi lớn lao, đưa giáo dục sức khỏe lên vị trí hàng đầu thì nhà trường, từ nhà quản lí đến các nhà giáo, từ xây dựng chương trình đến thực hiện chương trình ở đâu cũng phải đặt giáo dục sức khỏe lên trên hết. Quá trình trẻ em học ở trường phổ thông (từ 6 đến 18 tuổi) cũng là quá trình trẻ trưởng thành, trở thành công dân của xã hội. Trong thời kỳ này phần lớn thời gian trẻ em sống ở trường, mỗi tuần 5/7 ngày, mỗi ngày 8/16 giờ, tức chiếm gần một nửa thời gian sống động (không kể thời gian ngủ). Có nghĩa là các gia đình đã phó thác gần toàn bộ cuộc sống của con mình từ trẻ thơ đến tuổi trưởng thành cho nhà trường. Vì vậy nếu coi sức khỏe là yếu tố quyết định trong cuộc sống con người thì trước hết nhà trường phải giáo dục cho trẻ cách chăm sóc sức khỏe một cách khoa học, rèn luyện cách ăn, cách mặc, cách nghỉ ngơi, cách vui chơi giải trí, cách rèn luyện thân thể, cách sử dụng thời gian có lợi, cách chống lại các tác động có hại cho sức khỏe. Nhà trường, từ mầm non đến đại học cần hướng dẫn và tổ chức cho học sinh hứng thú ăn uống, cách ăn thế nào cho đủ chất, không thiếu năng lượng để bị còi cọc mà cũng không béo phì, cần hướng dẫn và theo dõi bữa ăn hằng ngày cho học sinh như theo dõi tiến độ các môn học hằng ngày, hằng tuần theo thời biểu. Cần theo dõi tiến bộ về thể chất học sinh hằng tháng, hằng năm của học sinh như theo dõi kết quả các môn học xưa nay. Cuối mỗi năm đánh giá học sinh biến đổi về thể chất như thế nào, đối chiếu với tiêu chuẩn theo lứa tuổi thì ở tình trạng nào, có gì bất thường không, cần có giải pháp gì để can thiệp. Nhà trường, nhà nước theo dõi diễn biến sức khỏe của học sinh qua các năm, qua các thế hệ để đánh giá động thái của quá trình đó và có giải pháp thích hợp để cải thiện tình hình sức khỏe, chiều cao, cân nặng của thiếu niên, thanh niên. Hiện nay so với dân các nước trên thế giới về thể chất người Việt có lẽ xếp cuối cùng. Các cơ quan truyền thông ít đưa các thông tin so sánh tình trạng thể chất của dân ta so với thông tin về GDP/đầu người, HDI, chỉ số hạnh phúc, chỉ số tham nhũng,… Điều đó cũng chứng tỏ thêm rằng xã hội ta ít quan tâm đến tình trạng thể chất, chỉ lo lắng về an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái khi tác hại cho sức khỏe đã nhãn tiền. Để mau
- Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 429 chóng cải thiện tình trạng thể chất của dân ta, đầu tư của nhà nước cho hoạt động thể dục, thể thao chủ yếu nên đưa vào trường học (từ tiểu học đến đại học). Trong 3 bộ phận thành phần của thể thao là thể thao nhà trường, thể thao phong trào, thể thao đỉnh cao thì nên lấy thể thao nhà trường làm nền tảng và là bộ phận được ưu tiên phát triển. Sinh thời Tôn Trung Sơn khuyên dân chúng ăn đậu phụ (vì vừa rẻ tiền, vừa đủ dinh dưỡng), mùa đông mặc áo khoác ngoài cao cổ (áo Tôn Trung Sơn) để chống rét, thường xuyên chơi bóng rổ để nâng cao sức khỏe. Như vậy, Ông không quên chăm lo cho sức khỏe của dân cư khi nêu khẩu hiệu “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. 2.4. Phân bố thời gian của chương trình cho các mặt giáo dục Việc thực sự coi trọng đầy đủ các mặt giáo dục, trong đó ưu tiên cho giáo dục sức khỏe trước hết phải thể hiện vào phân bố thời gian trong chương trình cho các mặt giáo dục.Ví dụ chương trình giáo dục tiểu học, các lớp 1, 2, 3, với việc học 2 buổi, 7 tiết /ngày, 31 tiết/ tuần, thì cho mỗi mặt của “giáo dục tứ diện” hằng tuần phải được dành 8 tiết: Sức khỏe 8 tiết, quan hệ xã hội 8 tiết, hiểu biết thế giới 8 tiết, năng lực thẩm mỹ 8 tiết. Hằng ngày ngày nào học sinh phải được học về các mặt đó dưới các hình thức khác nhau với thời lượng hơn gần 2 tiết/ngày. Cách thay đổi đó trong phân bố thời gian của chương trình sẽ là sự giảm một cách căn bản, triệt để việc nhồi nhét kiến thức môn học của chương trình hiện hành. Những người xưa nay quen nghĩ rằng học sinh đến trường để học các kiến thức môn học sẽ cho rằng như thế thì học sinh học được ít quá. Cần quan niệm rằng học sinh đến trường để sống và sẽ học qua cuộc sống đó chứ không phải chỉ học trong giờ dành cho kiến thức về môn học. Lúc các em rèn luyện sức khỏe, học cách ứng xử xã hội, học đàn, học hát, học nhảy, học múa… là các em đang học và đang sống, chứ không phải chỉ học toán, học văn mới là học. Hơn nữa trong lúc các em học về sức khỏe, ứng xử, thẩm mỹ cũng đồng thời là học cách tư duy (trước nay là độc diễn của môn toán) và học cách sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp (trước nay là độc diễn của môn Văn-Tiếng Việt). Chương trình các cấp bậc học trên tiểu học là trung học cơ sở, trung học phổ thông cũng phải thay đổi triệt để theo quan niệm đó. 2.5. Thay đổi cấu trúc nhà trường phổ thông Để thực hiện được sự thay đổi lớn lao của Chương trình giáo dục phổ thông cần thay đổi các điều kiện kéo theo là giáo viên, trường lớp và tổ chức, quản lý nhà trường. Từ trước đến nay nói đến giáo dục người ta chỉ nghĩ đến truyền thụ kiến thức nên chỉ chuẩn bị các điều kiện về giáo viên và trường lớp để làm việc đó. Từ nay nếu thay đổi quan niệm, thực sự thực hiện giáo dục đa diện thì tất yếu là phải thực hiện những thay đổi lớn trong đội ngũ giáo viên và các điều kiện trường, lớp. Các trường phải có đủ người để thực hiện các mặt giáo dục về sức khỏe, giáo dục thẩm mỹ, phải có chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia tâm lí, sức khỏe tinh thần, giáo viên dạy múa, hát, vẽ,… Các điều kiện vật chất của nhà trường cũng phải được bổ sung như: Sân chơi, bể bơi, phòng thi đấu, phòng hát, múa, phòng vẽ,
- 430 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN phòng tư vấn… Hiện nay một số trường tư phần nào nắm bắt được các nhu cầu đó và đã đầu tư phát triển theo hướng này, do đó đã thu hút nhiều học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng đó và thay đổi kịp thời để có những hướng dẫn về thiết kế và thực hiện Chương trình giáo dục 2018. Cũng cần thay đổi quan niệm cho rằng mọi tri thức cần cung cấp cho học sinh đều phải đem hết vào chương trình và thực hiện tại lớp học. Trong thực tế, học sinh tích lũy tri thức từ nhiều môi trường hoạt động. Chương trình và giáo viên chỉ cần hướng dẫn cho học sinh những phương hướng chính. Chương trình tiểu học và trung học cơ sở không cần quá chặt chẽ, quá logic và đòi hỏi mọi học sinh phải nắm vững như nhau, theo cùng tiến độ. Chỉ cần đến cuối năm, cuối cấp học sinh đạt được các yêu cầu nêu ra. Chương trình trung học phổ thông có tính chặt chẽ, tính logic cao hơn các cấp học dưới. Nhưng ngay ở trung học phổ thông cũng phải đảm bảo tính cân đổi giữa các nội dung giáo dục thể, đức, trí, mỹ nghĩa là trí dục chỉ chiếm 1/4 thời lượng của chương trình.Với thời lượng như vậy về trí dục phải cắt giảm đến khoảng 2/3 khối lượng xưa nay. Trên thế giới cũng như ở nước ta đa số đều nhận xét rằng chương trình trí dục xưa nay học nhiều nhưng áp dụng rất ít, chương trình rất nặng nề nhưng ít thiết thực. Cần thay đổi cơ bản chương trình để giảm phần lớn gánh nặng kiến thức cố nhồi nhét cho học sinh. 2.6. Đào tạo giáo viên nhà trường phổ thông Để thay đổi chương trình lớn lao như vậy đội ngũ giáo viên hay nói đúng hơn là những người giáo dục phải thay đổi cơ bản về số lượng, cơ cấu thành phần và chất lượng. Giáo viên phải là những người tốt nhất trong những người cùng lứa trong xã hội. Về mặt thể chất, tâm hồn và trí tuệ giáo viên xứng đáng được xã hội giao cho trọng trách chăm lo cho thế hệ tương lai, cũng là đảm bảo cho sự an toàn và phồn vinh của đất nước. Khi vị trí giáo dục được xác định lại, thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, hệ thống giáo dục được tổ chức lại, chương trình giáo dục được thiết kế lại, thì đội ngũ các nhà giáo dục sẽ thu hút thanh niên, ít nhất là như các trường sỹ quan quân đội và ngành công an hiện nay. Nghị quyết 29 đề ra từ năm 2020 giáo viên tất cả các cấp bậc học của giáo dục phổ thông phải được đào tạo từ trình độ đại học trở lên. Đó là một ý tưởng rất mới mẻ và tiến bộ, thay đổi hẳn quan niệm trước đây cho rằng phải ở các cấp bậc học trên mới cần giáo viên trình độ học vấn cao. Ngược lại càng bé thì càng khó dạy, càng cần người thầy có hiểu biết và phương pháp thành thục. Tôi muốn đề nghị thêm rằng không chỉ giáo viên phổ thông mà cả giáo viên mầm non cũng phải được đào tạo ở trình độ cao như vậy. Để thực hiện sự thay đổi cơ bản giáo dục phổ thông như đã đề xuất trên, hệ thống đào tạo giáo viên phải thay đổi về cả tổ chức, cấu trúc, nội dung và phương pháp. Khi giáo dục có vị trí xứng đáng trong xã hội, đội ngũ giáo viên thu hút được những người xuất sắc nhất trong những người cùng trang lứa thì sẽ có điều kiện đề để đào tạo họ thành những nhà giáo dục. Những nhà giáo dục tương lai có nền tảng học vấn phổ thông tốt, được đào tạo ở trình độ đại học, được rèn luyện các nền tảng tâm lý học, giáo dục học,
- Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 431 quản lý giáo dục sẽ dễ dàng thích nghi với các thay đổi trong giáo dục, trong khoa học và đời sống xã hội, không để xảy ra tình trạng cứ mỗi lần có sự thay đổi đều phải đào tạo lại giáo viên. Khi đã tổ chức lại để có lại để có nền giáo dục phổ thông tốt, thì giáo dục nghề nghiệp và đại học sẽ có điều kiện để có chất lượng tốt mà đặc trưng lớn nhất là người học dễ dàng thích nghi với các biến động về xã hội và công nghệ. 3. Kết luận Điều kiện tiên quyết để thực hiện thành đổi mới giáo dục đó là thực sự đặt giáo dục ở vị trí quốc sách hàng đầu. Giáo dục cần thay đổi cơ bản và toàn diện. Cần phân bố lại chương trình giáo dục phổ thông để thực sự giáo dục đa diện, theo thứ tự ưu tiên: thể, đức, trí, mỹ nghĩa là ưu tiên hàng đầu cho giáo dục sức khỏe. Sự thay đổi căn bản chương trình giáo dục phổ thông cũng phải thay đổi cách tổ chức quản lý nhà trường để thực hiện sự thay đổi cơ bản đó. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 2. Hiệp hội Các trường đại học cao đẳng Việt Nam (2017), Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và giáo dục, Kỉ yếu hội thảo. 3. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XXI-Chiến lược phát triển, NXB Giáo dục. 4. Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục (2002), Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI- Kinh nghiệm của các quốc gia, NXB Chính trị Quốc gia.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản trị trường học trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
8 p | 186 | 21
-
Tiếp cận vấn đề “quản lý/quản trị nhà trường” trong bối cảnh “giáo dục tiến vào cách mạng công nghiệp 4.0/thời đại tri thức”
11 p | 64 | 9
-
Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ hiệu trưởng trường phổ thông
5 p | 52 | 8
-
Biện pháp nâng cao năng lực quản trị nhà trường phổ thông trong bối cảnh hiện nay
10 p | 100 | 7
-
Đổi mới quản lý nhà nước, quản trị đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp
16 p | 50 | 6
-
Phát triển trí tuệ cảm xúc trong đổi mới giáo dục nhà trường
11 p | 22 | 5
-
Đổi mới quản trị trường tiểu học trong triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
6 p | 37 | 4
-
Mô hình quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
10 p | 69 | 4
-
Bàn về quản trị hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các trường đại học
4 p | 61 | 4
-
Quá trình chuyển đổi của các mô hình quản lý và quản trị trường đại học trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
14 p | 60 | 3
-
Thể chế phát triển giáo dục và định hướng quản trị nhà trường Việt Nam trong tương lai
9 p | 40 | 3
-
Quản trị đội ngũ giáo viên trong nhà trường thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới
5 p | 23 | 2
-
Đổi mới công tác quản trị nhà trường đối với các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Tài chính
3 p | 24 | 2
-
Quản trị trường mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục
6 p | 46 | 2
-
Phát triển năng lực quản trị cho cán bộ quản lý trường phổ thông để thực hiện đổi mới giáo dục
8 p | 51 | 2
-
Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực quản trị nhà trường cho cán bộ quản lí trường mầm non theo hướng cá nhân hóa
6 p | 3 | 2
-
Sự chuyển dịch theo xu hướng phân quyền trong quản trị đại học và thực trạng tự chủ của các cơ sở GDĐH Việt Nam hiện nay
16 p | 37 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn