intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong thời gian gần đây?

Chia sẻ: Nguyễn Duy Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

127
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của Doanh nghiệp nhà nước với kinh tế - xã hội 1.1 Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong thời gian gần đây?

  1. Đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong thời gian gần đây?? 1 Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của Doanh nghiệp nhà nước với kinh tế - xã hội 1.1 Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Được hình thành trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, DNNN là n ền tảng đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Trong công cuộc đổi mới, h ệ th ống DNNN vừa được mở rộng, phát triển, vừa được đổi mới, sắp xếp, từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Nhìn tổng thể, vai trò của DNNN nói chung, các TĐKT, TCT nhà nước nói riêng trong thời gian qua là h ết s ức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các DNNN, mà trọng tâm là các TĐKT, TCT đã bảo đảm sản xuất, cung ứng các s ản ph ẩm, hàng hoá và dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế. Trong thời kỳ kh ủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, các TĐKT, TCT nhà n ước v ẫn duy trì đ ược hoạt động và có đóng góp quan trọng trong việc thực hiện nhi ệm v ụ đi ều ti ết vĩ mô của Nhà nước trong nhiều lĩnh vực nhằm ổn định kinh tế và đảm b ảo an sinh xã hội. 1.2 Đặc điểm: quyền của các doanh nghiệp nhà nước sử dụng và quản lý tài sản được nhà nước cấp phát là một vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức phức tạp, liên quan đến các quyền năng xuất phát từ sở hữu nhà nước trong chế độ xã hội chủ nghĩa, có khả năng hưởng các quyền và chịu các nghĩa vụ dân sự, t ự chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động kinh doanh của mình giới hạn vi tài s ản do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có quyền nâng nhất định đối với tài s ản thu ộc th ẩm quyền quản lý của mình.
  2. Doanh nghiệp có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn dó nhà nước giao. 1.3 Vai trò của DNNN 1.3.1 Lực lượng nòng cốt trong sản xuất, kinh doanh Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có doanh nghi ệp nhà n ước (DNNN), tuy nhiên do đặc thù lịch sử, trình độ và định hướng phát triển mà vai trò, tầm ảnh hưởng của DNNN ở mỗi quốc gia khác nhau. Tại Việt Nam, DNNN luôn t ạo ra hơn 30% tổng thu ngân sách (chưa tính thu từ dầu thô), g ần 30% GDP, t ạo ra hàng triệu việc làm, vừa là lực lượng sản xuất nòng cốt, vừa là công c ụ h ữu hiệu để điều tiết nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. 1.3.2 Góp phần chủ yếu làm đổi thay đất nước Trong số các doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp các năm 2010 và năm 2011 thì doanh nghiệp nhà nước chiếm 16/20 vị trí hàng đầu, trong đó cả 10 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất đều là DNNN. Năm 2012 vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh t ế th ế gi ới nói chung, nhưng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn đạt tổng doanh thu hơn 1.621.000 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2011. Lợi nhuận trước thuế đ ạt 127.510 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân đạt 17,4%. Tổng nộp ngân sách đạt 294.000 tỷ đồng 1.3.3 Là công cụ để điều tiết kinh tế-xã hội Có thể nhận ra rằng, ở các quốc gia đang phát triển, khi mà ngu ồn l ực v ật ch ất còn rất hạn chế, thì những nguồn lực quý giá cần được tập trung thành những lực lượng mạnh, đủ sức đáp ứng những mục đích phát triển thi ết y ếu. Đ ể th ực hiện điều tiết, tránh các tác động bất bình đẳng trong đầu tư xã hội, Nhà nước cần phải có các công cụ kinh tế-tài chính, công cụ sản xuất đủ năng lực. Các công cụ ấy vừa sản xuất ra của cải vật chất, cung cấp tài chính cho ngân quỹ quốc gia, vừa giúp Nhà nước có thể tác động trực ti ếp vào n ền kinh t ế – xã h ội
  3. nhằm mục đích điều tiết, hỗ trợ phát triển, nhân lên những tác động t ốt, h ạn chế những tác động xấu của cơ chế thị trường. Đối với những nhiệm vụ khó khăn nhất, trong những thời điểm nguy cấp nhất mà ch ẳng doanh nghi ệp nào muốn làm, muốn nhận thì DNNN sẽ là lực lượng gánh vác. Các DNNN chính là điểm tựa cho các chính sách xóa nghèo, h ỗ tr ợ đ ể cân b ằng phát triển giữa các vùng miền trong cả nước, mà nổi bật trong mấy năm g ần đây là chương trình hỗ trợ phát triển cho các huyện nghèo. 2 tình hình và yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước vừa qua 2.1 Tình hinh chung tình hình kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước luôn là tâm điểm chú ý trong nền kinh tế do vai trò quan trọng của khu vực doanh nghi ệp này. Dưới đây là tình hình hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước năm 2012 theo báo cáo của bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong tổng số 73 tập đoàn, tổng công ty có 46,5% doanh nghiệp đạt mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu dưới 10%; nhóm các tập đoàn lãi cao (trên 20%) chỉ chiếm 23%. Đặc biệt, ở khối tập đoàn, có 2 trong tổng số 9 tập đoàn bị thua lỗ nên bình quân tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chỉ đạt 5% ( An ninh thủ đô, 17-1). Theo báo cáo tài chính hợp nhất toàn tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì tổng số lỗ phát sinh khoảng 2.253 tỉ đồng; có 10 tập đoàn, tổng công ty có lỗ lũy kế với tổng số khoảng 17.730 tỉ đồng. Nợ nước ngoài của các công ty mẹ tập đoàn, tổng công ty là 158.865 tỉ đồng, bằng 21,5% tổng nợ phải trả, tăng 11% so với năm 2011 (VnEconomy, 16-1).
  4. Tổng nợ phải thu là 326.556 tỉ đồng, tăng 10% so với năm 2011 và chiếm 15% tổng tài sản, trong đó số nợ phải thu khó đòi là 5.280 t ỷ đ ồng, b ằng 1,64% t ổng số nợ phải thu (SGGP, 16-1) Hết năm 2012, số lao động làm việc tại 73 tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước đạt 1,043 triệu người, lương trung bình đạt 6,88 triệu/người/tháng. Năm 2013, số lượng lao động dự kiến là 1,058 triệu người, lương trung bình mỗi tháng sẽ tăng khoảng 7,77% lên 7,41 triệu người (VnEconomy, 17-1). 2.2 Những yếu kém Một là, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của DNNN còn hạn chế: Không kể các DN thực hiện nhiệm vụ điều tiết vĩ mô, chính trị - xã hội, thì hiệu quả và sức cạnh tranh của khu vực DNNN còn thấp mặc dù có nhi ều l ợi th ế v ề nguồn lực. DNNN phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2009, trong khi đó DN ngoài quốc doanh chỉ cần 1,2 đồng vốn và DN FDI là 1,3 đồng (mức trung bình của toàn bộ DN Việt Nam là 1,5 đồng); năm 2010, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu các TĐKT, TCT mới đạt 16,5% [1]. Một số TĐKT, TCT nhà nước có nhiều lợi thế kinh doanh, đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao. Nhưng trong 10 năm qua, tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn của khu vực DNNN chưa năm nào vượt quá 6%, trong khi các DN FDI luôn duy trì ở mức trên dưới 10%[2]. Hai là, thực trạng tài chính tại một số TĐKT, TCT, DNNN rất y ếu kém, thua l ỗ kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất cân đối tài chính. Việc th ực hiện vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với kinh tế của các TĐKT, TCT nhà n ước còn hạn chế. Nhiều TĐKT, TCT nhà nước chưa bắt kịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường; năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản trị DN còn yếu kém, bất cập. Các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp (nông, lâm trường quốc doanh)
  5. còn chậm được sắp xếp, đổi mới; và hoạt động của một bộ phận DNNN đã góp phần dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô.[3] 2.3 nguyên nhân Về khách quan, sự yếu kém của DNNN là do sự chậm chạp trong nhận thức về đổi mới; những hạn chế về lựa chọn, xây dựng, chiến lược, mô hình, cơ ch ế chính sách cho phát triển DN nói chung và DNNN nói riêng. Kh ủng ho ảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ra những khó khăn l ớn đ ến h ệ th ống DNNN trong bối cảnh nước ta đã hội nhập ngày càng sâu, rộng vào h ệ th ống kinh tế thế giới. Vê chủ quan, bắt nguồn từ mô hình phát triển kinh tế chung, DNNN nh ất là các TĐKT, TCT nhà nước đã quá thiên về mở rộng quy mô đầu tư, ch ưa chú trọng phát triển theo chiều sâu nên hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh th ấp. Chi ến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, s ản ph ẩm và c ủa t ừng TĐKT, TCT, DNNN còn bất cập và yếu kém. Việc thực hi ện s ắp x ếp, c ổ ph ần hóa DNNN còn chậm so với phương án được duyệt. Một nguyên nhân nữa là tình trạng nhiều TĐKT, TCT nhà nước đầu tư vào những ngành, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào vốn vay hoặc chi ếm d ụng; tình tr ạng đ ộc quyền hoặc thống lĩnh thị trường[4] trong một số lĩnh vực làm hạn chế động lực cạnh tranh và phát triển. Ngoài ra, cơ chế, chính sách về quản lý DNNN ch ưa theo k ịp với th ực ti ễn ho ạt động của các TĐKT, TCT; sự hạn chế trong phối hợp giữa các B ộ, Ngành trong quản lý, giám sát DNNN nhất là TĐKT, TCT nhà nước; s ự b ất c ập v ề mô hình, thể chế quản trị, đội ngũ cán bộ quản lý DN và quản lý nhà nước cũng là nh ững nguyên nhân chủ quan gây ra sự yếu kém của khu vực DNNN. 3.Quan điểm của Đảng về sắp xếp đổi mới lại các doanh nghiệp nhà nước
  6. Tại hội nghị TW 3 Khóa XI, Ban chấp hành TW Đảng đã xác định: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà trọng tâm là các t ập đoàn, t ổng công ty nhà nước là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm cấp bách trong quá trình tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế nước ta. Mục tiêu của tái cấu trúc DNNN là nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DNNN, tăng cường vai trò dẫn dắt nền kinh tế của DNNN, hình thành các DNNN vững mạnh đủ sức cạnh tranh trong bối c ảnh hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra sâu, rộng như hiện nay. Đây là yêu cầu tất yếu, phù hợp với tiến trình chuyển đổi từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, để DNNN thực sự khẳng định vai trò then chốt của khu vực kinh tế nhà nước; là quá trình tiếp tục của đối mới, sắp xếp DNNN đồng bộ, gắn với Chiến lược phát triển KT- XH2011 -2020 và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011 -2015. Năm 2012 được xác định là cột mốc thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ trên các lĩnh vực của nền kinh tế mà Chính phủ hoạch định. Với mục đích phác thảo những vấn đề chính của tái cấu trúc DNNN, bài tham luận bắt đầu bằng việc điểm lại thực trạng DNNN, nh ận th ức nh ững khó khăn thách thức và thuận lợi của quán trình tái cấu trúc; xác định các quan đi ểm đ ịnh hướng và mục tiêu tái cấu trúc DNNN. Bài viết cũng sẽ đề cập các nhóm giải pháp cũng như lộ trình và tổ chức thực hiện tái cấu trúc DNNN. Bộ trưởng Vương Đình Huệ: - Năm 2012, nền kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức do tác động không thuận từ bên ngoài và những yếu kém nội tại. Tăng trưởng kinh tế cả năm thấp nhiều so với dự báo và mục tiêu kế hoạch đề ra đầu năm; sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; sức mua thị trường giảm, tồn kho tăng lớn, thị trường bất động sản trầm lắng, nợ xấu tăng và đặc biệt áp lực lạm phát những tháng đầu năm còn lớn… Điều này không chỉ ảnh
  7. hưởng đến các doanh nghiệp mà còn tác động xấu đến đời sống của nhân dân, đặc biệt là NCT. Để chủ động ứng phó, Bộ Tài chính tham mưu với Chính phủ, Quốc hội ban hành các Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ, Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/01/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu... góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh gắn với hỗ trợ phát triển thị trường. Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012. Đề án đề ra những nhiệm vụ c ụ thể, đầu tiên là phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hi ện có theo ba nhóm: DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ; doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và nhóm các DNNN thua lỗ kéo dài, không có khả năng khắc phục. Với mỗi nhóm doanh nghiệp, đề án đưa ra quy ết sách cụ thể. Các DNNN sẽ phải thực hiện theo nguyên tắc th ị trường vi ệc thoái vốn nhà nước đã đầu tư vào ngành không ph ải kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan với ngành kinh doanh chính và hoàn thành trước 31/12/2015. Bộ trưởng Vương Đình Huệ trong cuộc Tọa đàm "Cơ cấu lại nền kinh tế” ngày 16/12/2011 đ ưa ra “Giải pháp chủ yếu nhằm tái cấu trúc Doanh nghiệp Nhà nước- Trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, TCT Nhà nước” trong đó đồng chí nói rằng
  8. Xuyên suốt quá trình cải cách, đổi mới DNNN từ trước đến nay và nhiệm vụ tái cấu trúc DNNN mà trọng tâm là các TĐKT, TCT nhà nước ph ải quán tri ệt các quan điểm chính sau: Thứ nhất: Chức năng của Nhà nước là điều tiết vĩ mô nền kinh t ế thông qua s ử dụng các công cụ điều tiết, trong đó công cụ quan trọng là DNNN (xu hướng lâu dài là nhà nước giảm điều hành quá trình kinh tế cụ thể, tập trung th ực hi ện chức năng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm dịch vụ công); Thứ hai: Tái cấu trúc không phải là hạn chế, làm giảm vai trò mà ph ải làm cho DNNN mạnh hơn, thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước, góp phần để kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quá trình tái cấu trúc p hải quán triệt thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng; Thứ ba: Tái cấu trúc DNNN phải thực hiện trên cả phương diện vĩ mô (điều chỉnh lại chính sách, khung pháp lý, phân bổ lại nguồn lực, cơ c ấu s ở h ữu, qu ản lý của khu vực DNNN) và cả phương diện vi mô (điều chỉnh lại sở h ữu, mô hình, cơ chế hoạt động, quản trị, bố trí lại nguồn lực ở từng TĐKT, TCT nhà nước), đồng thời phải gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020; Thứ tư: Vừa thực hiện tái cấu trúc hệ thống DNNN (trên 5 phương diện ch ủ yếu: ngành nghề; tài chính; quản trị DN; quản lý nhà n ước; h ệ th ống pháp lu ật) vừa thực hiện tái cấu trúc theo thực thể (tại mỗi TĐKT, TCT nhà n ước). Kiên quyết thực hiện tái cấu trúc DNNN theo ngành, lĩnh vực kinh doanh không phân biệt cấp, cơ quản quản lý, theo nguyên tắc giảm về số lượng, nâng cao ch ất lượng và hiệu quả hoạt động;
  9. Thứ năm: Đổi mới triệt để hệ thống nông, lâm trường quốc doanh gắn với giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và hiệu quả quản lý, sử dụng đất và các mục tiêu quản lý khai thác rừng của Nhà nước; Thứ sáu: Kiên định về mục tiêu và nguyên tắc, mềm dẻo trong hình th ức và ph ương th ức t ổ chức thực hiện; không tuyệt đối hóa, duy ý chí , không sử dụng mệnh lệnh hành chính trong quá trình tái cấu trúc trong bán, giải thể, sáp nhập, phá sản và thành lập mới DNNN. 4 Mục tiêu định hướng và giải pháp đ ổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước 4.1 Mục tiêu Trên cơ sở các mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011 -2020 và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011 -2015, tái c ấu trúc DNNN nhằm đạt các mục tiêu sau đây: 1. Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của khu vực DNNN và từng DNNN tương xứng với nguồn lực được giao; 2. Lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo c ơ c ấu tài chính h ợp lý cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của DNNN, nhất là TĐKT, TCT nhà nước; 3. Đảm bảo cho TĐKT, TCT nhà nước làm tốt vai trò công cụ đi ều ti ết vĩ mô, là đầu tàu định hướng sự phát triển, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy các DN thuộc thành phần khác cùng phát triển; 4. Đặt DNNN đặc biệt là TĐKT, TCT nhà nước trong môi trường c ạnh tranh bình đẳng với các DN khác; nhất quán và kiên trì thực hiện nguyên t ắc th ị trường trong hoạt động của DNNN;
  10. 5. Xây dựng các DNNN có quy mô lớn, hầu hết đa sở hữu; đến năm 2020 hình thành một số TĐKT nhà nước lớn nằm trong số những TĐKT trong khu vực, ở tầm quốc tế và 10 – 15 TĐKT, TCT hàng đầu có vai trò đầu tàu, dẫn dắt, đi ều tiết kinh tế trong phạm vi quốc gia. 4.2 Định hướng Để tái cấu trúc khu vực DNNN, những định hướng cơ bản đ ể xác đ ịnh các gi ải pháp, nhóm giải pháp là: 1. Tập trung phát triển DNNN trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân, chủ yếu thuộc các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế - xã h ội, đảm bảo cân đối lớn (tiền tệ, điện, lương thực, giao thông, vận tải hàng không, đ ường s ắt, vi ễn thông, dầu khí, xăng dầu, khai thác tài nguyên khoáng sản, xây lắp); ngành độc quyền tự nhiên...; dịch vụ công; ổn định kinh tế vĩ mô và quốc phòng, an ninh và trên một số địa bàn quan trọng. Hoạt động kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện thông qua đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch; 2. Thực hiện triệt để hơn phân định và tăng cường ch ức năng qu ản lý nhà n ước và chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu trên cơ sở hoàn thiện cơ ch ế phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo nguyên tắc phải có một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính theo dõi việc sử dụng vốn, tài sản nhà nước và phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh c ủa DNNN, k ể c ả TĐKT, TCT nhà nước đặc biệt. 3. Đổi mới cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với TĐKT, TCT nhà nước và cơ chế đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại DN; tách biệt thực hiện quyền chủ sở hữu đối với quyền chủ động sản xuất kinh doanh của DN; 4. Đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, chú trọng vào các TĐKT, TCT theo h ướng giảm số lượng DNNN và giảm vốn nhà nước tại DN; thực hiện đa d ạng hoá s ở
  11. hữu trong các DNNN, thu hút các nhà đầu tư chi ến l ược t ư nhân l ớn có năng l ực tài chính, quản trị trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào DNNN; 5. Đổi mới quản trị và cơ chế hoạt động của DNNN theo hướng chuy ển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty CP, hạn chế hoạt động theo hình th ức công ty TNHH; tuân thủ quy định của Luật DN, cạnh tranh bình đ ẳng trên th ị trường; 6. Thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của DNNN, đặc bi ệt là TĐKT, TCT Nhà nước trong những lĩnh vực, ngành nghề độc quyền tự nhiên; 7. Chuyển đổi các doanh nghiệp, ban quản lý rừng hoặc giải thể các nông, lâm trường, phù hợp với các chính sách về quản lý đất đai, về rừng đáp ứng yêu c ầu bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. 4.3 Các giải pháp chủ yếu thực hiện tái cấu trúc DNNN Thực hiện tái cấu trúc DNNN, nhất là TĐKT, TCT nhà nước theo các nhóm giải pháp sau đây: Nhóm giải pháp thứ nhất: Sớm hoàn thiện, ban hành tiêu chí phân loại DNNN theo ngành nghề, lĩnh vực. Thực hiện sắp xếp các DNNN hiện có thành các nhóm DN và có giải pháp tái cấu trúc đối với từng nhóm. (Nhóm 100 % vốn nhà nước; nhóm có trên 75 % vốn thuộc sở hữu Nhà nước; nhóm có t ừ 65-75 % v ốn thuộc sở hữu Nhà nước; nhóm nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối.) Nhóm giải pháp thứ hai: Thực hiện nhất quán, đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN theo hướng giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại DN. Có cơ chế thu hút mạnh hơn các nhà đầu tư chiến lược lớn trong và ngoài nước; có giải pháp đồng bộ phát triển thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán và thị trường mua bán nợ; hoàn thiện mô hình hoạt động, nâng cao năng lực quản lý đầu tư, tài chính của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC và Công ty mua bán nợ (DATC);
  12. Nhóm giải pháp thứ ba: Tổ chức sắp xếp và tái cấu trúc từng DN, TĐKT, TCT nhà nước; đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản trị DN. Trước hết cần điều chỉnh, xây dựng mô hình chiến lược phát triển cơ cấu lại vốn, phù hợp từng TĐKT, TCT nhà nước; chấm dứt tình trạng các TĐKT, TCT nhà nước đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính; hoàn thi ện cơ chế liên kết giữa các DN thành viên trong TĐKT, TCT nhà nước; giải quy ết tốt lao động dôi dư. Song song, cần nghiên cứu v ận dụng các quy tắc, thông lệ quản trị tốt nhất của thế giới (OECD) vào quản trị các DNNN; xây dựng và có chiến lược đào tạo bồi dưỡng bài bản đội ngũ lãnh đạo DN và các nhà quản lý nhà nước theo chuẩn mực quốc tế và văn hóa Việt Nam; xây dựng cơ chế lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ phù hợp; Nhóm giải pháp thứ tư: Đổi mới, tăng cường quản lý giám sát nhà nước đối v ới DNNN, TĐKT, TCT Nhà nước Đẩy nhanh quá trình phân định rõ chức năng quản lý NN v ới ch ức năng th ực hiện quyền chủ sở hữu DNNN; hoàn thiện cơ chế phân cấp thực hiện quy ền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo nguyên tắc có cơ quan đầu mối ch ịu trách nhiệm; Ban hành Quy chế giám sát đối với DNNN với các n ội dung; Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và minh bạch, công khai thông tin hoạt động của DNNN; Kiện toàn công tác xây dựng, phát huy vai trò giám sát của tổ chức Đảng và tổ chức đoàn thể trong DNNN. Bên cạnh đó, cần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực DN nhằm “tạo áp lực” làm cho các DNNN nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững. Nhóm giải pháp thứ năm: săp xếp, tái cấu trúc căn bản các công ty nông, lâm nghiệp (nông, lâm trường quốc doanh) Tiếp tục triển khai theo Nghị quyết của Trung ương [6] và các Nghị định của Chính phủ[7] về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh, các
  13. nông, lâm trường quốc doanh. Thực hiện việc chuyển đổi hoặc giải thể các đơn vị sản xuất, canh tác, quản lý rừng phù h ợp v ới m ục đích qu ản lý, hi ện trạng của từng đơn vị; xây dựng Đề án phù hợp với từng đ ịa bàn; đ ồng th ời đ ổi mới cơ chế quản lý về đất đai, khoán, tài chính và xây dựng mô hình liên k ết trong nông nghiệp. 5 Kết luận DNNN đã bộc lộ nhiều sự bất cập, yếu kém, thực trạng đó cho thấy đã đến thời điểm phải khẩn trương, tái cấu trúc toàn diện để thích ứng với nh ững điều kiện hoàn cảnh trong giai đoạn mới. Tái cấu trúc không ch ỉ cần thi ết đ ối v ới b ản thân khu vực DNNN mà còn trực tiếp phục vụ và hỗ trợ cho nhiệm vụ tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Tái cấu trúc DNNN cần có một quá trình, không thể chủ quan nóng vội nh ưng cũng không thể chậm chễ. Để thực hiện tái cấu trúc cần n ắm v ững ch ủ tr ương và đường lối của Đảng, Nhà nước với việc duy trì vai trò chủ đ ạo c ủa khu v ực kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, không nên hiểu ch ủ trương này m ột cách c ứng nhắc là duy trì một tỷ lệ lớn vốn Nhà nước ở mọi ngành, mọi lĩnh vực. Bài vi ết cũng phác thảo các giải pháp để tái cấu trúc lại DNNN. Có thể thấy rằng tái cấu trúc DNNN nói riêng và tái cấu trúc cả nền kinh tế nói chung c ần có s ự tham gia của cả hệ thống chính trị, của các DNNN và của toàn xã h ội. Dù có nhi ều thu ận lợi, bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ cần vượt qua nhiều thách thức, tái cấu trúc DNNN cũng không là ngoại lệ. Với sự đồng thuận của toàn Đảng, toàn xã h ội thì chắc chắn rằng Việt nam sẽ hoàn thành nhiệm vụ này./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2