Đổi mới và phát triển Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam: Phần 1 - TS. Nguyễn Thị Minh
lượt xem 6
download
Đổi mới và phát triển Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam là một tài liệu quý, có giá trị, với hơn 300 trang nội dung được biên soạn công phu, kỹ lưỡng trên cơ sở chắt lọc, đúc kết từ nhiều nguồn tư liệu thành văn và các ý kiến đóng góp quý báu của các nhà quản lý, nhà khoa học và các chuyên gia hàng đầu qua các thời kỳ, ở hầu khắp các lĩnh vực. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đổi mới và phát triển Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam: Phần 1 - TS. Nguyễn Thị Minh
- Đổi mới & phát triển bảo hiểm xã hội ở việt nam 1
- 2
- ÀÖÍI MÚÁI & PHAÁT TRIÏÍN bảo hiểm xã hội ở việt Nam 3
- Chỉ đạo Biên soạn TS. Nguyễn Thị Minh Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Chủ Biên TS. Dương Văn Thắng Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội Thư ký Biên soạn và Tổ ChứC ThựC hiện nội dung ThS. Dương Ngọc Ánh Tham gia Biên soạn CN. Hoàng Phó Ưởng ThS. Nguyễn Hải Hồng CN. Hoàng Thu Trang CN. Nguyễn Thị Hương ThS. Lê Công Minh Đức CN. Nguyễn Thái Dương ThiếT kế Bìa & Trình Bày Trịnh Minh Quang 4
- LỜI GIỚI THIỆU Là chính sách xã hội quan trọng bậc nhất, an sinh xã hội là tiêu chí của tiến bộ, bình đẳng và công bằng xã hội, một trong những nhân tố cơ bản thể hiện sự văn minh và phát triển của quốc gia. đối với việt nam, từ nhiều năm qua, đảng và nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội hướng về con người, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, an sinh xã hội càng được coi trọng, trở thành một trong những nhân tố hàng đầu bảo đảm phát triển bền vững đất nước, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. ngành Bảo hiểm xã hội việt nam được chính thức thành lập từ năm 1995, đến nay đã tròn 20 năm, vinh dự được đảng và nhà nước giao trọng trách tổ chức thực hiện những chính sách trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Tuy nhiên, theo dòng lịch sử cách mạng, cội nguồn chính sách và các tổ chức tiền thân của Bảo hiểm xã hội ở nước ta đã hình thành từ rất sớm; song hành và phục vụ đắc lực yêu cầu của các cuộc kháng chiến vĩ đại, giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếc rằng, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ, hệ thống về quá trình ra đời, phát triển của chính sách và cơ quan tổ chức thực hiện Bảo hiểm xã hội ở việt nam. được sự chỉ đạo của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội việt nam, tập thể tác giả đã dày công sưu tầm, khảo cứu tư liệu lịch sử, 5
- biên soạn cuốn sách “Đổi mới và phát triển Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”. đây là một tài liệu quý, có giá trị, với hơn 300 trang nội dung được biên soạn công phu, kỹ lưỡng trên cơ sở chắt lọc, đúc kết từ nhiều nguồn tư liệu thành văn và các ý kiến đóng góp quý báu của các nhà quản lý, nhà khoa học và các chuyên gia hàng đầu qua các thời kỳ, ở hầu khắp các lĩnh vực. ngoài Lời giới thiệu, Lời mở đầu, Phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, cuốn sách được cấu trúc thành 05 chương, 28 mục chặt chẽ, mạch lạc, bao quát khá đầy đủ quá trình ra đời, đổi mới, phát triển Bảo hiểm xã hội ở việt nam. việc xuất bản cuốn sách trong dịp này có ý nghĩa thời sự, thiết thực góp phần vào việc đánh giá tổng kết lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016) theo tinh thần kết luận số 66-kL/TW, ngày 12/06/2013 của Bộ Chính trị và Quyết định số 207/Qđ/TW, ngày 29/10/2013 của Ban Bí thư Trung ương, đồng thời cung cấp thêm nguồn tư liệu mới trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc và hy vọng cuốn sách “Đổi mới và phát triển Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” sẽ được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Bảo hiểm xã hội và đông đảo bạn đọc hoan nghênh, đón nhận như một công cụ bổ ích, đáng tin cậy để tiếp cận, khai thác có hiệu quả, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác tham mưu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện và quản lý, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật an sinh xã hội, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế ở nước ta./. Hà Nội, ngày 08/11/2014 GS.TS Sử học PHùNG HữU PHú Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương 6
- LỜI NóI ĐầU Thiết thực kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam (16/02/1995-16/02/2015), ngay từ đầu năm 2014, Tạp chí Bảo hiểm xã hội đã mở chuyên mục riêng trên Tạp chí bản in và Trang thông tin điện tử tổng hợp trên Internet thường xuyên tuyên truyền về chủ đề này. Ban Biên tập Tạp chí đã xây dựng đề cương chi tiết cho từng số xuất bản và phân công cán bộ, phóng viên phụ trách việc tìm hiểu, sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn các bài viết có chất lượng đăng trên chuyên mục. Chúng tôi đã tìm gặp các nhân chứng lịch sử trò chuyện và ghi chép lại những câu chuyện về cội nguồn hình thành, phát triển chính sách và hệ thống tổ chức Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế ở nước ta. Để tìm kiếm và thu thập các tư liệu lịch sử, chúng tôi đã đến hầu khắp các Thư viện Quốc gia, Thư viện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Viện Khoa học Lao động Xã hội, Trung tâm Lưu trữ Bảo hiểm xã hội Việt Nam… Hồi âm từ bạn đọc khắp mọi miền đất nước đề nghị Ban Biên tập Tạp chí BHXH tập hợp, hệ thống các bài viết trên chuyên mục “Hướng tới kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam”, đầu tư, chỉnh lý, xuất bản một cuốn sách lịch sử về Ngành, khắc ghi đạo lý uống nước nhớ nguồn, ôn cố, tri tân. Dù biết rằng để xuất bản được một cuốn sách lịch sử về Ngành phải có một quá trình dày công chuẩn bị. Nhưng được sự tin tưởng, cổ vũ của đông đảo bạn đọc; với ý thức trách nhiệm, sự tâm huyết, yêu Ngành, yêu Nghề, tập thể lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên, nhân viên Tạp chí Bảo hiểm xã hội đã vượt lên những khó khăn, thách thức; tích cực, khẩn trương bắt tay bắt tay vào việc, với cảm nhận niềm vinh dự nghề nghiệp sâu sắc. 7
- Quyết tâm, nỗ lực được nhân lên khi Ban Biên soạn nhận được sự chia sẻ, ủng hộ, động viên và chỉ đạo kịp thời của TS.Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng các đồng chí Phó Tổng Giám đốc, giúp cho công việc tiến hành được nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả hơn. Càng phấn khởi, khi Dự thảo cuốn sách gửi đi xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ngành qua các thời kỳ; chúng tôi đã nhận nhiều lời động viên, khích lệ, biểu dương và mong muốn cuốn sách sớm ra mắt bạn đọc. Đồng chí Hồ Tế, Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 1997-1999 đánh giá: “Đây là một tài liệu tốt, rất có ích, cung cấp những dữ liệu, tài liệu ban đầu về quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở nước ta từ ngày có Đảng. Nên chuẩn bị cho ra đời sớm, kịp xuất bản vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì rất tốt!”. Là người theo sát chính sách Bảo hiểm xã hội từ những ngày đầu đổi mới và sau này là người lãnh đạo đứng đầu Ngành Bảo hiểm xã hội, TS.Nguyễn Huy Ban, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 1998-2009 nhấn mạnh: “Tôi đã đọc nhiều giáo trình giảng dạy ở các trường Đại học và nhiều đề tài luận văn thạc sĩ, tiến sĩ liên quan đến Bảo hiểm xã hội nhưng chưa thấy giáo trình, tài liệu, luận văn nào đề cập một cách toàn diện, có hệ thống về sự hình thành và phát triển của chính sách, pháp luật Bảo hiểm xã hội như cuốn sách “Đổi mới và phát triển Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” do Tạp chí Bảo hiểm xã hội biên soạn. Có thể nói đây là những trang sử về Bảo hiểm xã hội, mà đọc xong không ai là không thấy rõ sự tài tình, sáng suốt và những quan điểm luôn luôn vì cuộc sống của cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động của Đảng ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”. BS.Trần Khắc Lộng, Giám đốc Bảo hiểm y tế Việt 8
- Nam giai đoạn 1992 - 1997 động viên: “Các tác giả đã sưu tầm, tập hợp các sự kiện có giá trị, biên tập và hệ thống khá đầy đủ quá trình hình thành các chính sách An sinh xã hội của Việt Nam; cả về pháp lý cũng như thực tiễn phát triển của các chính sách An sinh xã hội hiện hành”. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014 Lê Bạch Hồng đánh giá: “Cuốn sách đã có sự chuẩn bị công phu, nêu được lịch sử của Ngành từ khi mới thành lập. Cảm ơn Ban Biên tập”. Cùng chung cảm xúc đó, TS.Phạm Thành, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 1995-2006 bày tỏ: “Bố cục các chương mục và nội dung cụ thể tôi thấy đều đầy đủ, phong phú, bổ ích, mỗi người được đọc sách sẽ thấy được hết quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế ở Việt Nam cũng như sự đổi mới và đi lên của Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam”. Đồng chí Nguyễn Thành Xuyên, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 1995-2008 biểu dương: “Hoan nghênh ý tưởng xuất bản cuốn sách để mọi người hiểu rõ hơn quá trình hình thành và phát triển sự nghiệp Bảo hiểm xã hội ở nước ta nói chung và Ngành ta nói riêng” và “mong cuốn sách sớm được xuất bản”. Đồng chí Chu Văn Tùy, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.Hà Nội giai đoạn 1990-2002, một trong 05 lãnh đạo của Bảo hiểm xã hội 05 địa phương của cả nước được chọn làm thí điểm Bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh đã ghi nhận: “Các tác giả đã có công sưu tầm đầy đủ các tư liệu có tính hệ thống, mang tính lịch sử, đó là một điều không dễ, điều đó còn nói lên tinh thần trách nhiệm của Ban Biên soạn đối với sự nghiệp Bảo hiểm xã hội, đối với lịch sử của một ngành mang đậm tính nhân văn. Tôi trân trọng điều đó!”… Cùng với sự động viên, khích lệ của Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh, các Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đình Khương, Nguyễn 9
- Minh Thảo, Đỗ Thị Xuân Phương đã đọc, đánh giá cao nội dung và quá trình triển khai sưu tầm tư liệu, biên soạn cuốn sách. Là người gắn bó với Ngành từ những ngày đầu, TS.Đỗ Văn Sinh, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng: “Cuốn sách được tập thể tác giả thực hiện hết sức công phu, trách nhiệm. Đây là tài liệu đầu tiên được thu thập và biên soạn rất hệ thống, khái quát được quá trình hình thành và phát triển chính sách và quá trình tổ chức thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế ở Việt Nam”. Ban Biên soạn trân trọng cảm ơn GS.TS Sử học Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương đã giành thời gian đọc cuốn sách, nhận xét, góp ý trực tiếp với Chủ biên và viết Lời giới thiệu tới bạn đọc. Bên cạnh các ý kiến đánh giá, nhận xét, động viên khích lệ; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chuyên gia sử học và lãnh đạo các Ban nghiệp vụ liên quan cũng dành cho chúng tôi những ý kiến tham gia hết sức bổ ích, xác đáng. Ban Biên soạn trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp, giúp cho cuốn sách càng thêm hoàn thiện. Tuy nhiên, do nội dung cuốn sách khá rộng, kinh nghiệm chưa nhiều, nên không tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Ban Biên soạn rất mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau, cuốn sách được hoàn thiện hơn./. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 11/11/2014 T/M Ban Biên soạn TS. DƯơNG VăN THắNG Tổng Biên tập Tạp chí BHXH 10
- Chương 1: TIềN Đề HìNH THàNH Và HoạT ĐộNG Bảo HIểM xã HộI TroNG Sự NGHIỆP ĐấU TraNH CÁCH MạNG, kHÁNG CHIếN kIếN QUốC 1. Bảo hiểm xã hội (BHxH) ở Việt Nam những năm trước Cách mạng Tháng Tám Ở việt nam, từ rất lâu đã xuất hiện các quỹ tương thân, tương ái, gắn liền với cộng đồng làng xã, nhằm cưu mang, giúp đỡ những người gặp phải rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống. hình thức hoạt động chủ yếu là lập các quỹ quản phụ điền, quỹ cô nhi điền… để giúp bà góa, con côi. một số địa phương lập ra quỹ nghĩa điền, quỹ nghĩa thương… do những người hảo tâm đóng góp để dùng vào việc trợ giúp người khó khăn. những loại quỹ này được người dân tự giác tham gia đóng góp và có sự giám sát của làng xã nên được sử dụng rất đúng mục đích. ngoài ra, ở các làng nghề có sự hình thành các phường hội nghề nghiệp để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau không chỉ trong nghề nghiệp mà cả trong cuộc sống, nếu không may gặp rủi ro. nhà nước phong kiến không những khuyến khích phát triển, mà còn dựa trên hoạt động này để đề ra những sắc luật phù hợp, áp dụng trong toàn quốc, như lập các quỹ dự phòng thông qua thuế để tổ chức khám, chữa bệnh cho dân khi có bệnh dịch, đói kém, mất mùa… 11
- ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM Trong thời kỳ Pháp thuộc, những người làm việc trong bộ máy cai trị của Pháp cũng được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (BhXh) như hưu bổng, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. dưới sự đấu tranh của giai cấp công nhân, đặc biệt là từ khi có đảng Cộng sản đông dương, người lao động trong các hầm mỏ, nhà máy của Pháp cũng được hưởng một số chế độ BhXh, mặc dù còn hết sức hạn chế. 19 tuổi, ra đi từ bến cảng nhà rồng với mong muốn “tìm đường đi cho dân tộc theo đi”, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, đem lại cơm no, áo ấm cho đồng bào, người thanh niên nguyễn Tất Thành - sau này là Chủ tịch hồ Chí minh đã tìm thấy ánh sáng của chủ nghĩa mác - Lênin và thấu hiểu giá trị của xã hội tiến bộ, công bằng, văn minh, an sinh, hạnh phúc. Chính vì vậy, ngay từ năm 1941, trong Chương trình của việt minh do người soạn thảo, các mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào đã được người khởi xướng. đây cũng là những tiền đề hết sức căn bản để xây dựng hệ thống chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) ở nước ta sau này. vấn đề BhXh đã được đảng ta quan tâm từ rất sớm. ngay từ khi thành lập năm 1929, trong Tuyên ngôn của đảng Cộng sản đông dương - tổ chức tiền thân của đảng Cộng sản việt nam - đã nêu: “Tổ chức tất cả vô sản giai cấp vào công hội, thực hành bảo hiểm cho thợ thuyền, giúp đỡ thợ thuyền thất nghiệp…”. sau đó, tại hội nghị Trung ương tháng 11/1940, đảng đã ra nghị quyết “sẽ đặt ra Luật BHXH” khi thiết lập được chính quyền cách mạng và tạo lập quỹ hưu bổng cho người già. đầu năm 1941, nguyễn Ái Quốc về Pác Bó (Cao Bằng) xây 12
- Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng... dựng các đoàn thể cứu quốc để tiến tới thành lập mặt trận việt minh. hội nghị cán bộ tỉnh Cao Bằng của đảng Cộng sản đông dương họp vào cuối tháng 04/1941, dưới sự chủ tọa của các đồng chí hoàng văn Thụ, vũ anh đã khẳng định công tác xây dựng các đoàn thể cứu quốc đạt kết quả tốt, chứng tỏ chủ trương thành lập mặt trận việt minh của nguyễn Ái Quốc là hoàn toàn đúng đắn. hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản đông dương, họp từ ngày 10 – 19/05/1941 trong rừng khuổi nậm (thuộc Pác Bó, huyện hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), dưới sự chủ tọa của nguyễn Ái Quốc, đã quyết định thành lập việt nam độc lập đồng minh, gọi tắt là việt minh. Các tổ chức quần chúng trong việt minh đều lấy tên là “hội cứu quốc” như hội Công nhân cứu quốc, hội nông dân cứu quốc, hội Phụ nữ cứu quốc, hội Quân nhân cứu quốc… mặt trận việt minh tuyên bố chủ trương gồm 02 điều: “Làm cho nước việt nam được hoàn toàn độc lập/Làm cho dân việt nam được sung sướng, tự do”. Chương trình việt minh được nguyễn Ái Quốc soạn thành 01 bài thơ dài theo thể song thất lục bát, gồm 212 câu, được Bộ Tuyên truyền việt minh xuất bản, trong đó có đoạn: “… Công nhân làm lụng gian nan Tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ Gặp khi tai nạn bất ngờ Thuốc thang Chính phủ bấy giờ giúp cho… …Nào là những kẻ chức viên Cải lương đãi ngộ cho yên tấm lòng… …Người tàn tật, kẻ lão niên Đều do Chính phủ cấp tiền ăn cho…”. 13
- ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM Tại Tuyên ngôn, Chương trình Việt Minh ngày 25/10/1941 tiếp tục khẳng định: “Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do quốc dân đại hội cử lên, sẽ thi hành những chính sách dưới đây: … c) Về mặt xã hội: 1. Thi hành luật ngày làm 08 giờ và các luật xã hội khác… thợ thuyền được tự do hưởng Luật lao động… thợ thuyền già có lương hưu trí”. Có thể thấy ngay từ buổi đầu cách mạng, đảng ta và Chủ tịch hồ Chí minh đã xác định, bản Chương trình việt minh cốt thực hiện 02 điều mà toàn thể đồng bào đang mong ước: “Làm cho nước việt nam được hoàn toàn độc lập. Làm cho dân việt nam được sung sướng, tự do”. và nội hàm của khái niệm “sung sướng, tự do” chính là được hưởng các chế độ đãi ngộ, phúc lợi xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Tháng Tám năm 1945, trước diễn biến hết sức sôi động của tình hình chính trị thế giới, việc quân đồng minh thắng phát xít đức, nhật đầu hàng hồng quân Liên Xô, đã tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, phát triển chế độ tân dân chủ ra khắp thế giới và là điều kiện để cách mạng XhCn nhanh chóng thành công. Tại nghị quyết của Toàn quốc hội nghị đảng Cộng sản đông dương diễn ra trong 02 ngày 14 - 15/08/1945 đã xác định, đây là cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập. Trong tình thế vô cùng khẩn cấp, xác định: “Tập trung - tập trung lực lượng vào những việc chính. Thống nhất - thống nhất về mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy. Kịp thời - kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội”, mục đích là giành quyền độc lập hoàn toàn. Bên cạnh đó, nghị quyết của Toàn quốc hội nghị tiếp tục nhấn mạnh, giành độc 14
- Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng... lập phải song hành với việc thi hành 10 chính sách việt minh. và cũng tại nghị quyết của Toàn quốc hội nghị này, khái niệm BhXh lần đầu tiên được đưa ra: “Thi hành luật ngày làm 08 giờ; đặt Luật BHXH; cứu tế nạn dân”. kỳ họp Quốc dân đại hội diễn ra ngày 16 - 17/08/1945, nghị quyết về giành chính quyền toàn quốc và thi hành 10 chính sách lớn của việt minh tiếp tục đưa ra lời kêu gọi: Quốc dân đại hội thiết tha hiệu triệu nhân dân toàn quốc, các đoàn thể cách mạng kịp thời đứng lên đoàn kết phấn đấu, để thi hành 10 điều, trong đó tại điều 7 có viết: “Ban bố Luật Lao động; ngày làm 08 giờ, định lương tối thiểu, đặt xã hội bảo hiểm”. đây chính là một trong những chủ trương thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu sắc của đảng ta đối với việc phát triển hệ thống chính sách xã hội, tạo nền tảng để xây dựng đất nước. 2. Chính sách và hoạt động BHxH trong kháng chiến chống Pháp Cách mạng Tháng Tám thành công, nước việt nam dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa XhCn việt nam) ra đời, mặc dù với một nền tài chính hết sức eo hẹp, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu nhưng ngày 03/11/1945, Chủ tịch hồ Chí minh đã thay mặt Chính phủ ký Sắc lệnh số 54-SL ấn định các điều kiện cho công chức về hưu trí. Trong bản sắc lệnh hết sức ngắn gọn, chỉ có 02 điều, nhà nước quy định: “Kể từ ngày 01/10/1945, những công chức thuộc tất cả các ngạch trong nước Việt Nam, tại chức hay đương nghỉ việc bất cứ ở vào trong trường hợp nào, đều phải về hưu mỗi khi có đủ 01 15
- ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM trong 02 điều kiện: hoặc đã làm việc được 30 năm, hoặc đã đến 55 tuổi”. Căn cứ sắc lệnh số 54-sL, sau khi có sự thỏa thuận, thống nhất giữa hai Bộ Tài chính - Bộ nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đề nghị Chủ tịch Chính phủ (khi đó là cụ huỳnh Thúc kháng được Chủ tịch hồ Chí minh ủy nhiệm làm Quyền Chủ tịch nước trong thời gian Bác đi công tác tại Pháp) ký ban hành Sắc lệnh số 105-SL ngày 14/06/1946 quy định về việc cấp hưu bổng và đóng BhXh đối với công chức. Theo đó, bắt đầu từ ngày 01/10/1945, công chức các ngạch việt nam về hưu trí theo sắc lệnh số 54 nếu đã làm được đủ 20 năm sẽ được hưởng lương hưu (từ nguyên văn trong sắc lệnh là “có đồng hưu liễm” - Tg), sẽ được cấp hưu bổng tính theo phần số hạng thâm niên, cứ mỗi năm được tính 1/60 lương bình quân về 03 năm làm việc sau cùng, không kể các phụ cấp. Trường hợp đã làm từ 20 - 25 năm sẽ được cấp hưu bổng tính theo phần số hạng tỷ lệ 1/75 lương bình quân về 03 năm làm việc sau cùng, không kể các phụ cấp. Trường hợp tự ý đệ đơn về hưu trí sau khi đã làm việc ít nhất 25 năm cũng được cấp hưu bổng theo số hạng thâm niên như trên. không chỉ quy định cấp hưu bổng cho những công chức của nhà nước việt nam dân chủ Cộng hòa, tại sắc lệnh này còn đặc biệt nhấn mạnh: “Các hưu bổng đã cấp rồi theo chế độ cũ cho những viên chức ở trong các trường hợp kể trên, sẽ được thanh toán lại và tăng cấp kể từ ngày về hưu”, nhằm đảm bảo quyền lợi cho công chức đã có thời gian làm việc trong bộ máy của chính quyền Pháp thuộc và sau này có cống hiến, đóng góp cho chính quyền cách mạng. Tại sắc lệnh số 105, quy định về mức đóng góp vào Quỹ hưu trí, bắt đầu từ ngày 01/01/1946, công 16
- Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng... chức có trách nhiệm đóng góp vào Quỹ hưu bổng 10% mức tiền lương thay vì 06% như trước đây và nhà nước trích từ công quỹ cấp cho Quỹ hưu bổng 10% thay vì mức 07% như trước đây. Có thể nói, nếu như Sắc lệnh số 54-SL là sắc lệnh đầu tiên của Chính phủ quy định về chế độ hưu trí với công chức; thì Sắc lệnh 105-SL chính là văn bản pháp luật đầu tiên quy định quyền lợi, mức hưởng hưu trí của công chức, khẳng định nguyên tắc đóng - hưởng của BHXH, đồng thời, cũng quy định trách nhiệm bảo hộ của Nhà nước đối với Quỹ BHXH. ngày 09/11/1946, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa i nước việt nam dân chủ Cộng hòa thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Chính quyền cách mạng non trẻ với 240 phiếu tán thành trên tổng số 242 phiếu. Tại điều 17 quy định về quyền cơ bản của công dân có nêu nguyên tắc: “Công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ, trẻ con được chăm sóc về mặt giáo dưỡng”. Tuy nhiên, ngày 19/12/1946, lệnh toàn quốc kháng chiến được phát đi, kháng chiến chống Pháp bùng nổ khiến cho việc tổng tuyển cử bầu nghị viện nhân dân không thể thực hiện. Bởi vậy, hiến pháp 1946 chưa được công bố và chưa từng có hiệu lực về phương diện pháp lý. nhưng những quan điểm tiến bộ về quyền con người, quyền công dân trong bản hiến pháp đầu tiên này đến nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử. mặc dù trong điều kiện chiến tranh, toàn dân, toàn quân dốc sức cho cuộc kháng chiến trường kỳ 09 năm gian khổ, đảng và nhà nước ta vẫn hết sức quan tâm chăm lo đến đời sống của người dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. ngày 12/03/1947, Chủ tịch hồ Chí minh ký ban hành Sắc 17
- ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM lệnh số 29-SL quy định về những giao dịch về việc làm công giữa chủ lao động, cả người việt nam và người nước ngoài, với công nhân việt nam làm tại các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ, thương điếm và các nhà làm nghề tự do. với nhiều chương mục quy định về phụ cấp gia đình, phụ cấp thâm niên và thủ tục trả phụ cấp; chế độ nghỉ đẻ và cho con bú đối với phụ nữ; chế độ nghỉ ốm đau cho công nhân và trách nhiệm của chủ; chế độ tai nạn lao động; hình thức xử phạt đối với chủ có hành vi vi phạm các quy định trên… Có thể nói, Sắc lệnh 29 chính là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về các chế độ BHXH đối với công nhân, có nhiều quy định hết sức ưu việt như quy định tất cả công nhân đều được phụ cấp gia đình để người công nhân đó nuôi các con của mình (kể cả con ruột và con nuôi được công nhận hợp pháp), cho đến khi đứa trẻ đủ 16 tuổi và được hưởng đến khi đủ 18 tuổi, đối với các con còn đi học hoặc bị tàn tật, mắc bệnh không thể tự kiếm sống. để trả phụ cấp gia đình, chủ lao động phải đóng tiền vào một quỹ do Chính phủ quy định, khoản này không được trừ vào lương của công nhân. đối với phụ cấp thâm niên (giống như trợ cấp thôi việc và là trợ cấp thất nghiệp sau này), mọi công nhân đều được hưởng phụ cấp thâm niên khi vì lý do nào đó mà nghỉ việc hoặc bị chủ sa thải, trừ trường hợp tự ý xin thôi để đi làm cho một cơ sở khác, ra kinh doanh để kiếm lợi riêng mình hoặc bị sa thải vì đã phạm một trọng tội về hình luật). Phụ cấp thâm niên được tính bằng 50 đồng tương ứng với mỗi năm có đủ 12 tháng làm việc. Trong trường hợp người công nhân mất, phụ cấp thâm niên sẽ được trả cho vợ (chồng) hoặc con của họ. về chế độ thai sản với nữ công nhân, sắc lệnh quy định “công nhân đàn bà” được nghỉ 08 tuần và hưởng 18
- Chương 1: Tiền đề hình Thành và hoạT động BhXh Trong sự nghiệp đấu Tranh CáCh mạng... một nửa số tiền công, kể cả phụ cấp, trong thời gian sinh nở; trong 01 năm kể từ ngày đẻ, được nghỉ 60 phút/ngày để cho con bú. Trong thời gian người phụ nữ mang thai và sinh đẻ, chủ không được phép sa thải hoặc chuyển việc nặng hơn hoặc đổi chỗ làm mà không được sự đồng ý của người lao động. về chế độ ốm đau, công nhân khi ốm đau muốn xin nghỉ ăn lương phải có giấy chứng nhận của bác sĩ và được nghỉ nhiều nhất là 20 ngày/năm. về chế độ tai nạn lao động, sắc lệnh số 29 cũng có quy định nhưng còn hết sức mờ nhạt: “Công nhân bị tai nạn lao động, dù lỗi tại mình hay không mà phải nghỉ việc quá 04 ngày thì phải được chủ bồi thường; nếu vì tai nạn ấy mà chết thì những người thừa kế được bồi thường. Số tiền bồi thường sẽ kể từ hôm sau ngày xảy ra tai nạn. Ngày xảy ra tai nạn coi như ngày công nhân vẫn làm việc, chủ phải trả cả lương”. đặc biệt, ngay từ thời kỳ này, sắc lệnh 29 đã ban hành được quy định về xử lý vi phạm đối với chủ không thực hiện đầy đủ các quyền cho công nhân. đối với những vi phạm về các chế độ BhXh kể trên, nếu vi phạm, người chủ có thể bị phạt từ 10 - 1.000 đồng, đối với chủ không chịu nộp tiền đóng góp vào quỹ phụ cấp gia đình cho công nhân sẽ phải phạt một số tiền gấp đôi số tiền phải góp. năm 1948, xét thấy sự cần thiết phải lập một chế độ mới cho công chức việt nam thích hợp với nền dân chủ Cộng hòa và công cuộc kháng chiến kiến quốc, nhằm cải thiện đời sống, đơn giản hóa chế độ công chức theo những nguyên tắc cơ bản như ấn định được mức sinh hoạt tối thiểu, trọng dụng thành tích, phát huy tài năng, chú ý đến tình trạng gia đình, nâng đỡ phụ nữ, đồng bào miền núi làm công chức và thống nhất ngạch, cấp bậc công chức, 19
- ĐổI MỚI & PHÁT TrIểN BHxH ở VIỆT NaM ngày 29/05/1948, Chủ tịch hồ Chí minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 188-SL quy định về phụ cấp gia đình, phụ cấp khu vực khí hậu xấu, phụ cấp khu vực tiền tuyến; chế độ thai sản cho công chức nữ. Theo đó, kể từ ngày 01/05/1948, các công chức chính ngạch ở mỗi ngành làm việc trong các cơ quan của Chính phủ, sẽ theo một thang lương chung gồm 25 bậc. Trong đó, sẽ có một số lương chính ngạch, làm căn cứ để tính 10% đóng góp vào Quỹ hưu bổng, một số lương phụ tạm thời quy định bằng 40% lương chính, được Chính phủ định theo thời gian sinh hoạt và có sự điều chỉnh cho phù hợp ở từng thời điểm. Cũng tại sắc lệnh này, lần đầu tiên đưa ra khái niệm mức thu nhập tối thiểu và quy định “nếu một công chức có mức lương chính và phụ cấp dưới 220 đồng/tháng thì được lĩnh bằng 220 đồng”. về phụ cấp gia đình, công chức cũng được hưởng gần như công nhân và có quy định thêm, phụ cấp đối với con thứ hai nhiều hơn con thứ nhất, con thứ ba nhiều hơn con thứ hai và con thứ tư nhiều hơn con thứ ba. Từ con thứ năm trở đi, mức phụ cấp bằng con thứ tư. điều này cũng là dễ hiểu khi nước nhà vừa trải qua cuộc chiến tranh giành độc lập, nạn đói năm 1945 đã làm trên 02 triệu người chết, cuộc kháng chiến kiến quốc còn dài, không biết trước sẽ còn phải chi viện bao nhiêu sức người, sức của cho mặt trận nên chế độ phụ cấp gia đình giai đoạn này thể hiện rõ sự khuyến khích đối với các gia đình đông con. ngoài phụ cấp gia đình, công chức - tùy theo vị trí, địa bàn công tác - còn được hưởng các loại phụ cấp như phụ cấp gạo đắt, phụ cấp khu vực khí hậu xấu, phụ cấp khu vực tiền tuyến, phụ cấp chức vụ hay phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chuyên môn… về chế độ thai sản với công chức nữ, sắc lệnh quy định, công chức phụ nữ sinh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển đô thị Tây Ninh
55 p | 1152 | 77
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Thực trạng tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây”
67 p | 139 | 30
-
Phát triển dịch vụ bancassurance tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
9 p | 89 | 17
-
Vai trò của ngành bảo hiểm đối với sự ổn định xã hội và phát triển nền kinh tế - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia
541 p | 23 | 8
-
Đổi mới và phát triển Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam: Phần 2 - TS. Nguyễn Thị Minh
204 p | 38 | 6
-
Báo cáo thường niên năm 2017 - Công ty cổ phần Hàng không Vietjet
79 p | 61 | 6
-
Cơ chế, chính sách tài chính đối với sự nghiệp quản lý và phát triển văn hoá, thể thao: Phần 2
106 p | 9 | 6
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 1: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
26 p | 13 | 5
-
Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
100 p | 51 | 4
-
Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ ngày 30/06/2018 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
71 p | 33 | 4
-
Vai trò của báo cáo phát triển bền vững đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
3 p | 85 | 4
-
Báo cáo tài chính riêng giữa niên độ đã được soát xét cho hoạt động 6 tháng kết thúc ngày 30/06/2019 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
66 p | 31 | 3
-
Báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán - Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Sacom
33 p | 56 | 3
-
Phát triển bảo hiểm vi mô nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam
6 p | 21 | 1
-
Giải pháp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam
6 p | 3 | 1
-
Kế toán xanh trong xu thế phát triển bền vững: Lợi ích và khó khăn đối với doanh nghiệp
9 p | 8 | 0
-
Kiểm toán báo cáo phát triển bền vững các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam - Rào cản và giải pháp
13 p | 7 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn