Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 1: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
lượt xem 5
download
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 1: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức bao gồm: tổng quan về hỗ trợ phát triển chính thức; vai trò của ODA đối với tăng trưởng và phát triển; những chỉ trích đối với ODA; tình hình tiếp nhận ODA của Việt Nam trong những năm gần đây;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 1: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
- Chương 1: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 7
- 8 Nội dung chương 1 1.1 Tổng quan về hỗ trợ phát triển chính thức 1.2 Vai trò của ODA đối với tăng trưởng và phát triển 1.3 Những chỉ trích đối với ODA 1.4 Tình hình tiếp nhận ODA của Việt Nam trong những năm gần đây
- 9 1.1 Tổng quan về hỗ trợ phát triển chính thức 1.1.1 Khái niệm hỗ trợ phát triển chính thức 1.1.2 Đặc điểm hỗ trợ phát triển chính thức 1.1.3 Phân loại hỗ trợ phát triển chính thức
- 10 1.1.1 Khái niệm hỗ trợ phát triển chính thức (tiếp) Khái niệm ODA ´ ODA – OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE, bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội. • Official: chính thức à được cung cấp bởi các cơ quan chính thức của chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế. • Development: phát triển à mục đích đi vay là để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao phúc lợi ở các nước đang và kém phát triển. • Assistance: hỗ trợ/viện trợ à cho không hoặc cho vay với lãi suất thấp, trong khoảng thời gian dài.
- 11 1.1.1 Khái niệm hỗ trợ phát triển chính thức (tiếp) Theo World Bank: ´ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại cộng với các khoản vay ưu đãi có thời gian dài và lãi suất thấp hơn so với mức lãi suất thị trường tài chính quốc tế. ´ Mức độ ưu đãi của một khoản vay được đo lường bằng yếu tố cho không. Một khoản tài trợ không phải hoàn trả sẽ có yếu tố cho không là 100% (gọi là khoản viện trợ không hoàn lại). Một khoản vay ưu đãi được coi là ODA phải có yếu tố cho không thấp nhất là 25% khoản vay.
- 12 1.1.1 Khái niệm hỗ trợ phát triển chính thức (tiếp) ´ Nghị định số 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. Điều 3, khoản 19: Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm: a) Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài; b) Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc [...] c) Vốn vay ưu đãi là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA [...]
- 13 1.1.2 Đặc điểm hỗ trợ phát triển chính thức Tính ưu đãi Khả năng Tính ràng gây nợ ODA buộc Lợi cho đôi bên
- 14 1.1.2 Đặc điểm hỗ trợ phát triển chính thức (tiếp) (1) Tính ưu đãi (concessional) ´ Cho vay ưu đãi = cho vay “mềm” (soft loans) • Thời gian cho vay dài • Thời gian ân hạn dài • Mức lãi suất thấp (thấp hơn so với mức lãi suất thị trường tài chính quốc tế) ´ Tỷ lệ cho không GE (thành tố ưu đãi) chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại.
- 15 1.1.2 Đặc điểm hỗ trợ phát triển chính thức (tiếp) (1) Tính ưu đãi (concessional) (tiếp) Theo DAC (2020), tính ưu đãi của ODA hàm ý rằng GE tối thiểu: ´ 45% đối với các khoản vay song phương cho các LDCs ´ 15% đối với các khoản vay song phương cho các LMICs ´ 10% đối với các khoản vay song phương cho các UMICs ´ 10% đối với các khoản vay cho các tổ chức đa phương Nguồn: https://www.oecd.org/dac/financing-sustainable-development/development-finance- standards/officialdevelopmentassistancedefinitionandcoverage.htm
- 16 1.1.2 Đặc điểm hỗ trợ phát triển chính thức (tiếp) (2) Tính ràng buộc (tied) Dòng vốn ODA có thể ràng buộc một phần hoặc toàn bộ. - Ràng buộc bởi nguồn sử dụng: sử dụng vốn ODA để mua sắm hàng hoá, trang thiết bị, dịch vụ của một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương) hoặc từ các công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương). Ví dụ: 50% viện trợ phải mua hàng hoá và dịch vụ của nước cấp viện trợ (Bỉ, Đức, Đan Mạch...) - Ràng buộc bởi mục đích sử dụng: chỉ được sử dụng nguồn vốn ODA cho một số mục đích nhất định hoặc một số dự án cụ thể.
- 17 1.1.2 Đặc điểm hỗ trợ phát triển chính thức (tiếp) (3) Lợi cho đôi bên ´ ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích cho nước viện trợ. ´ Viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tại song song: • Thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở những nước đang phát triển. • Lợi ích của nước tài trợ: tăng cường vị thế chính trị và lợi ích kinh tế (mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tư vấn và thị trường đầu tư...) cho các nước tài trợ.
- 18 1.1.2 Đặc điểm hỗ trợ phát triển chính thức (tiếp) (4) Khả năng gây nợ ´ Với mỗi khoản viện trợ, nhà tài trợ thì “cho và được” còn nước nhận tài trợ thì “được và nợ” à cần thận trọng mỗi khi nhận một khoản ODA. ´ Sử dụng kém hiệu quả ODA à tăng trưởng nhất thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ.
- 19 1.1.3 Phân loại hỗ trợ phát triển chính thức ´ Phân loại theo phương thức hoàn trả ´ Phân loại theo nguồn cung cấp ´ Phân loại theo mục tiêu sử dụng ´ Phân loại theo điều kiện ràng buộc
- 20 1.1.3 Phân loại hỗ trợ phát triển chính thức (tiếp) ´ Phân loại theo phương thức hoàn trả ü ODA không hoàn lại: là các khoản cho không, nước nhận viện trợ không có nghĩa vụ hoàn trả ü ODA có hoàn lại: là các khoản vay ưu đãi (tín dụng ưu đãi) ü ODA hỗn hợp: gồm một phần cho không, phần còn lại theo hình thức tín dụng (có thể là tín dụng ưu đãi hoặc tín dụng thương mại)
- 21 1.1.3 Phân loại hỗ trợ phát triển chính thức (tiếp) ´ Phân loại theo nguồn cung cấp ü ODA song phương: là ODA của một quốc gia (chính phủ) tài trợ trực tiếp cho một quốc gia (chính phủ) khác ü ODA đa phương: là ODA của nhiều quốc gia (chính phủ) tài trợ cho một quốc gia (chính phủ), thường được thực hiện thông qua các tổ chức quốc tế và liên chính phủ (WB, IMF, ADB, Uỷ ban Châu âu EU, các tổ chức thuộc LHQ...) Nguồn: Aid at a glance charts, oecd.org
- 22 1.1.3 Phân loại hỗ trợ phát triển chính thức (tiếp) ´ Phân loại theo mục tiêu sử dụng ü Viện trợ dự án - Hỗ trợ cơ bản: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và môi trường. - Hỗ trợ kỹ thuật: chuyển giao tri thức, công nghệ, xây dựng năng lực... ü Viện trợ phi dự án - Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp, hoặc hỗ trợ hàng hoá, hỗ trợ qua nhập khẩu. - Hỗ trợ trả nợ: giúp thanh toán các khoản nợ quốc tế đến hạn. - Viện trợ chương trình: là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát với thời gian ấn định mà không yêu cầu phải xác định ngay một cách cụ thể, chi tiết nó sẽ được sử dụng như thế nào. Thường gồm nhiều dự án.
- 23 1.1.3 Phân loại hỗ trợ phát triển chính thức (tiếp) ´ Phân loại theo điều kiện ràng buộc ü ODA không ràng buộc nước nhận (untied aid): việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng nào. ü ODA có ràng buộc nước nhận (tied aid): việc sử dụng nguồn tài trợ bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng và/hoặc mục đích sử dụng. ü ODA có ràng buộc một phần (partial tied aid): một phần chịu ràng buộc, phần còn lại không phải chịu bất kỳ ràng buộc nào.
- 24 1.2 Vai trò của ODA đối với tăng trưởng và phát triển 1.2.1 Vai trò của ODA đối với nước cung cấp vốn 1.2.2 Vai trò của ODA đối với nước tiếp nhận vốn
- 25 1.2.1 Vai trò của ODA đối với nước cung cấp vốn (1) Lợi ích kinh tế Đem lại lợi nhuận cho hàng hoá, dịch vụ và tư vấn trong nước; Mở đường cho việc tiếp cận thị trường; Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư; Tiếp cận nguồn nguyên liệu. (2) Lợi ích ngoại giao và chính trị Tăng cường ảnh hưởng chính trị của nước tài trợ tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA; Bình thường hoá mối quan hệ ngoại giao.
- 26 1.2.2 Vai trò của ODA đối với nước tiếp nhận vốn (1) Bổ sung nguồn vốn khan hiếm trong nước (2) Hỗ trợ cán cân thương mại và cán cân thanh toán (3) Cân đối ngân sách nhà nước (4) Cung cấp các hàng hoá công cộng (5) Chuyển giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (6) Thu hút các nguồn lực khác (FDI) và thúc đẩy đầu tư trong nước (7) Các vai trò khác
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Đầu tư quốc tế
12 p | 613 | 224
-
Bài giảng: Đầu tư quốc tế - GS.TS Võ Thanh Thu
16 p | 586 | 168
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 1: Đầu tư gián tiếp nước ngoài
6 p | 600 | 52
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
12 p | 303 | 34
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - TS. Ngô Công Khánh
20 p | 177 | 30
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 7: Tác động của FDI đối với nước đầu tư
9 p | 242 | 29
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 6: Quản lý nhà nước trong KCN, KCX, khu công nghệ cao
8 p | 162 | 28
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 4: Hỗ trợ phát triển chính thức ODA
12 p | 354 | 27
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 6 - Huỳnh Thị Thúy Giang
17 p | 170 | 23
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 3 - ThS. Phạm Thành Hiền Thục
11 p | 141 | 16
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 6 - ThS. Phạm Thành Hiền Thục
13 p | 98 | 12
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 3: Hình thành, thẩm định, cấp giấy phép đầu tư
13 p | 96 | 12
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
53 p | 27 | 8
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 4: Mua lại và sáp nhập (M&A) trong hoạt động đầu tư quốc tế
18 p | 33 | 7
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 3: Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và các hình thức đầu tư quốc tế khác
18 p | 24 | 5
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 5: Xúc tiến đầu tư nước ngoài
23 p | 32 | 5
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 0: Giới thiệu học phần
6 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn