Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
lượt xem 8
download
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức bao gồm: tổng quan về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); các lý thuyết về FDI; vai trò của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư; những chỉ trích về FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Chương 2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 33
- 34 Nội dung Chương 2 2.1 Tổng quan về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2.2 Các lý thuyết về FDI 2.3 Vai trò của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư 2.4 Những chỉ trích về FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư
- 35 2.1 Tổng quan về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2.1.1 Khái niệm FDI 2.1.2 Phân loại FDI 2.1.3 Các nhân tố thu hút dòng vốn FDI
- 36 2.1.1 Khái niệm FDI Trên thế giới có 4 tổ chức quốc tế (WTO, IMF, OECD, UNCTAD) đưa ra khái niệm được sử dụng phổ biến. Theo WTO (1996), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó”. à Quyền kiểm soát, phương thức quản lý là dấu hiệu để phân biệt FDI với các hoạt động đầu tư khác
- 37 2.1.1 Khái niệm FDI (tiếp) Theo IMF (1948/2009, Benchmark Definition of FDI, trang 100), “FDI Là hình thức đầu tư qua biên giới, trong đó một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế có quyền kiểm soát hoặc có được một mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý một doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh tế khác” với mục tiêu là thiết lập lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. ´ Lợi ích lâu dài: tồn tại mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp cũng như mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư lên các quyết định quản lý của doanh nghiệp. ´ IMF cũng cho rằng khoản đầu tư có giá trị từ 10% cổ phần của doanh nghiệp nhận đầu tư trở lên có thể được phân loại là vốn FDI.
- 38 2.1.1 Khái niệm FDI (tiếp) Theo OECD, Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư qua biên giới, được thực hiện bởi một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) với mục đích thiết lập lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp (doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp) cư trú tại một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư. Một doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp FDI nếu trong doanh nghiệp đó có một nhà đầu tư nước ngoài duy nhất, hoặc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 10% hoặc nhiều hơn cổ phần phổ thông hay cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp (trừ khi nó có thể được chứng minh rằng sở hữu 10% không cho phép nhà đầu tư có một tiếng nói hiệu quả trong quản lý hoặc sở hữu ít hơn 10% cổ phần phổ thông hoặc cổ phiếu có quyền biểu quyết của một doanh nghiệp, nhưng vẫn duy trì một tiếng nói có hiệu quả trong quản lý).
- 39 2.1.1 Khái niệm FDI (tiếp) ´ Một tiếng nói hiệu quả trong việc quản lý chỉ ngụ ý rằng các nhà đầu tư trực tiếp có thể ảnh hưởng đến sự quản lý của doanh nghiệp và không ngụ ý rằng họ có thể kiểm soát tuyệt đối. Đây là đặc tính quan trọng nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhằm phân biệt nó với đầu tư theo danh mục (đầu tư gián tiếp, FPI): FDI được thực hiện với ý định thực hiện kiểm soát doanh nghiệp. Ives14, p.5
- 40 2.1.1 Khái niệm FDI (tiếp) ´ OECD cũng chỉ ra các cách thức để nhà đầu tư tạo ảnh hưởng đối với hoạt động quản lý doanh nghiệp gồm: • Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư à Đầu tư mới (GI) • Hoặc Tham gia vào một doanh nghiệp mới à liên doanh • Hoặc Mua lại toàn bộ và một phần doanh nghiệp đã có à M&A • Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm): công ty mẹ cấp tín dụng cho công ty con với thời hạn lớn hơn 5 năm cũng được coi là hoạt động FDI
- 41 2.1.1 Khái niệm FDI (tiếp) ´ Theo UNCTAD (2007, World Investment Report, trang 245), Đầu tư trực tiếp nước ngoài là “Một khoản đầu tư liên quan đến mối quan hệ dài hạn và phản ánh lợi ích lâu dài và sự kiểm soát của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI, công ty con hoặc chi nhánh nước ngoài)”. Foreign direct investment (FDI) is defined as an investment involving a long-term relationship and reflecting a lasting interest and control by a resident entity in one economy (foreign direct investor or parent enterprise) in an enterprise resident in an economy other than that of the foreign direct investor (FDI enterprise or affiliate enterprise or foreign affiliate).
- 42 2.1.1 Khái niệm FDI (tiếp) Mặc dù có các sự khác biệt những các khái niệm đều có chung các nội dung: § Là một khoản đầu tư xuyên biên giới § Trực tiếp điều hành và quản lý doanh nghiệp § Sở hữu từ 10% cổ phần (có những quốc gia quy định tỷ lệ cao hơn như Anh 20%) § Gắn bó lợi ích lâu dài
- 43 2.1.1 Khái niệm FDI (tiếp) WTO, IMF, OECD chia vốn FDI thành 3 loại: Vốn FDI Vốn chủ sở hữu Thu nhập tái đầu tư Vốn khác (Equity) (Reinvested earnings) (loans) Đầu tư mới GI Lợi nhuận giữ lại vay vốn ngắn hạn, dài M&A (>10%) (không chia cổ hạn và cho vay của tức hay nộp về các quỹ giữa MNC và MNC) cty liên kết.
- 44 2.1.1 Khái niệm FDI (tiếp) ´ Theo Phạm Thị Tuệ (2004): FDI là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào vào một nước, được chính phủ nước đó chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cở sở hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ´ Trên thực tế, có nhiều cách khác để các nhà đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng tới quyết định quản lý của doanh nghiệp như: Hợp đồng quản lý, Hợp đồng thầu phụ, Thỏa thuận chìa khóa trao tay, Nhượng quyền (Franchising), Thuê mua, Cấp giấy phép (Licensing)... Các hình thức này không được coi là FDI vì nó không đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định.
- 45 2.1.1 Khái niệm FDI (tiếp) ´ Tóm lại FDI là một loại hình của đầu tư quốc tế, phản ánh sự di chuyển các loại tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý từ nước này sang nước khác trong một thời gian dài để kinh doanh với mục tiêu là lợi nhuận, trong đó người sở hữu vốn (cổ phần tại doanh nghiệp nhận đầu tư) trực tiếp điều hành các hoạt động tại doanh nghiệp nhận đầu tư.
- 46 2.1.1 Khái niệm FDI (tiếp) ´ Nhà đầu tư § Là cá nhân § Nhóm cá nhân § Một doanh nghiệp § Nhóm doanh nghiệp có liên quan § Một tổ chức / cơ quan chính phù § Các sự kết hợp của các thực thể nêu trên ´ Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
- 47 2.1.1 Khái niệm FDI (tiếp) ´ Doanh nghiệp FDI (OECD – 2008): • Nhà đầu tư sở hữu từ 10% trở lên (có nơi quy định cao hơn, Anh 20%). • Nếu không đủ 10% thì phải áp dụng thêm các tiêu chí khác ´ Tại VN, Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. (Luật Đầu tư 2020)
- 48 2.1.1 Khái niệm FDI (tiếp) ´ Đặc điểm FDI Hầu hết do MNCs thực hiện Thời gian dài Nhằm tìm và có tính ổn kiếm lợi định nhuận FDI Thường kèm Phải đóng theo chuyển góp một tỷ lệ giao công vốn tối thiểu nghệ Chủ đầu tư có quyền tự quyết
- 49 2.1.2 Phân loại FDI ´ Căn cứ theo liên kết đầu tư ´ Căn cứ theo cách thức thực hiện đầu tư ´ Căn cứ vào tính pháp lý của đầu tư trực tiếp nước ngoài ´ Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư ´ Căn cứ vào mục tiêu của chủ đầu tư
- 50 2.1.2 Phân loại FDI (tiếp) ´ Căn cứ theo liên kết đầu tư • FDI theo chiều ngang - Horizontal FDI: đầu tư nhằm sản xuất cùng loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước mình; đầu tư vào các công ty trong cùng ngành công nghiệp (các đối thủ cạnh tranh). • FDI theo chiều dọc - Vertical FDI: đầu tư được thực hiện trong chuỗi cung ứng (hay các khâu khác nhau trong cùng một ngành CN). Đầu tư lùi về phía cung cấp đầu vào cho sx (backward vertical FDI) hoặc tiến về phía thị trường tiêu thụ sp đầu ra (forward vertical FDI). • FDI hỗn hợp (conglomerate FDI): đầu tư vào một ngành hoàn toàn khác.
- 51 2.1.2 Phân loại FDI (tiếp) ´ Căn cứ theo cách thức thực hiện đầu tư • Đầu tư mới (Greenfield Investment): là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại. • Mua lại và sáp nhập (Merger and Acquisition), còn có thể gọi là mua lại và sát nhập qua biên giới (Cross-border Merger and Acquisition), nhằm phân biệt với hình thức M&A được thực hiện giữa các doanh nghiệp nội địa.
- 52 2.1.2 Phân loại FDI (tiếp) ´ Căn cứ vào tính pháp lý của đầu tư trực tiếp nước ngoài • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là loại hình doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam, thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà đầu tư nước ngoài. • Liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh (JVC): hợp đồng liên doanh có sự kí kết của một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước với một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài, hệ quả là một doanh nghiệp liên doanh ra đời. • Hợp tác kinh doanh trên cơ sở đồng hợp tác kinh doanh (BCC): hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư mà không thành lập pháp nhân. • Mua cổ phần hoặc phần vốn góp nhằm tham gia quản lý công ty.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Đầu tư quốc tế
12 p | 613 | 224
-
Bài giảng: Đầu tư quốc tế - GS.TS Võ Thanh Thu
16 p | 586 | 168
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 1: Đầu tư gián tiếp nước ngoài
6 p | 600 | 52
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
12 p | 303 | 34
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - TS. Ngô Công Khánh
20 p | 177 | 30
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 7: Tác động của FDI đối với nước đầu tư
9 p | 242 | 29
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 6: Quản lý nhà nước trong KCN, KCX, khu công nghệ cao
8 p | 162 | 28
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 6 - Huỳnh Thị Thúy Giang
17 p | 170 | 23
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 3 - ThS. Phạm Thành Hiền Thục
11 p | 141 | 16
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 6 - ThS. Phạm Thành Hiền Thục
13 p | 98 | 12
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 3: Hình thành, thẩm định, cấp giấy phép đầu tư
13 p | 96 | 12
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Nguyễn Duy Đạt
0 p | 145 | 11
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 4: Mua lại và sáp nhập (M&A) trong hoạt động đầu tư quốc tế
18 p | 33 | 7
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 1: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
26 p | 13 | 5
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 3: Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và các hình thức đầu tư quốc tế khác
18 p | 24 | 5
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 5: Xúc tiến đầu tư nước ngoài
23 p | 32 | 5
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 0: Giới thiệu học phần
6 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn